Chương Bốn: Cứu-Chuộc nhờ tình Thương-yêu Công-chính
(bài 23)
Phần 4: Ơn Cứu-Chuộc và tính-chất kinh-tế
Bài này, do Gs Kathryn Tanner, thuộc Đại-học Chicago từng diễn-giải.
Có hai “chuyên-đề” để dẫn-nhập vào nền thần-học nói chung, đó là mối tương-quan không mang tính đấu-tranh, giành-giật một vị-thế giữa Thiên-Chúa và thọ-tạo. Chuyên-đề thứ hai, là việc trở về để diễn-giải tính Siêu-việt của Thiên-Chúa.
Cách đây không lâu, tác-giả Kathryn Tanner là giáo-sư thần-học tại Đại-học-đường Yale, có cho ra đời cuốn sách mới của bà, với đề-tựa vỏn vẹn chỉ mấy câu: “Tính-chất rất kinh-tế nơi Ân-huệ”, do nhà Fortress xuất bản vào tháng 12/2005. Trong sách này, tác-giả suy-tư nhiều về sự phí-phạm nơi Ân-huệ. Điều đó có nghĩa: quà-tặng Chúa ban không khi nào lại bị bọc quanh bằng bất cứ đường ranh hạn-định nào hết. Bằng ánh mắt ta vẫn thường nhìn hôm nay, tưởng cũng nên nhận-định thêm lần nữa sự việc ta hay gọi là “đền bù tội-lỗi” và việc tái cấu-trúc toàn-bộ hệ-thống kinh-tế hiện-hành, của ta.
Giả như Thiên-Chúa không trừng-phạt con người theo nghĩa đối-đáp với lỗi/tội của họ, hẳn là Ngài cũng không bị phạt-vạ trên thập-giá để đền bù lỗi/tội thay cho ta, bao giờ. Thập-giá thật ra chẳng thể nào cứu ta khỏi các món nợ ta hằng có với Chúa bằng việc thanh-toán chúng. Thay vào đó, thập-giá cứu ta ra khỏi hệ-quả của toàn-bộ nền kinh-tế có nợ-nần. Kinh-tế nợ-nần luôn xung-đột với chính nền kinh-tế ân-huệ của Thiên-Chúa. Nợ-nần xoá bỏ mọi ân-lộc trời cho. Sự việc này đồng hàng với các truyền thống về ân-xá/đại-xá, tức là: nợ-nần được tha-thứ chứ không là thanh-toán. Vì, nếu là thanh-toán thì người mắc nợ được giải-thoát khỏi cảnh nô-lệ do không có khả-năng thanh-toán các món ấy. Không trả được nợ, người mắc nợ đành bị xiết bằng của-cải, hiện-vật.
Giả như ta không thể đáp lại ân-huệ Chúa ban cho đúng phép nữa, thì điều đó cũng không làm mất đi hoặc giảm-bớt tính-chất đặc-biệt của ân-huệ được. Ân-huệ ta nhận-lãnh, không ra điều-kiện nào hết. Thiên-Chúa vẫn cứ đổ tràn hồng-ân Ngài ban theo cung-cách tràn đầy như trước, cả vào khi gặp phải bức tường gạch tội/lỗi của ta đi chăng nữa.
Giả như Thiên-Chúa ra hạn-định giảm bớt ân-huệ Ngài ban cho ta, thì khi ấy Đức Giêsu không thể chiến-thắng được cái chết. Khi ấy, Ngài chỉ trở nên vinh-quang một số nỗi chết của những người từng theo chân Ngài, thôi. Và khi đó, Thiên-Chúa đổ tràn hồng-ân trên tạo-dựng từng bị bỏ bê...
Nên, không phải là ta đang đối-đầu với Hệ-thống Lớn lao về Tính-toán rất toàn-cầu. Vì, ta không thể trả nợ lại cho Chúa được. Thánh Ansêmô từng nói: Đức Kitô là “quà tặng vượt quá mọi nợ-nần” Ngài thăng-hoa nền kinh tế rất mắc nợ, là như thế.
Bởi thế nên, ở giữa nơi ta, đã có hệ-thống kinh-tế khác để thay thế, dựa vào đặc-ân, tha-thứ, cứu-chuộc, giải nguy. Hệ-thống này, phải được đóng dấu bằng thứ “tem” không tranh-giành và vô-điều-kiện. Đó, là thứ hệ-thống kinh-tế của lòng độ-lượng. Nó vốn dĩ nằm sẵn trong câu chuyện Tạo-dựng, và cả trong chuyện về Giao-ước, nữa. Sự sống và chất-liệu, sống-cho-ra-sống phải được phân-phát một cách không theo kiểu xuất-sắc, đáng được hưởng. Thiên-Chúa không ngừng ban phát ơn cứu-chuộc mà Ngài chẳng trông mong nhận lại thứ gì. Và, Ngài cũng chẳng đòi trừng-phạt một ai nếu có người sử-dụng ân-huệ cách sai trái, không đúng phép. Chẳng thể nào có thứ máy móc hoặc phương-án từ trời làm ngăn-chặn giòng chảy ân-huệ tuôn trào từ Thiên-Chúa, cả.
Đạo Chúa có tiềm-năng cống-hiến toàn-bộ thị-kiến mới về cuộc sống mang tính kinh-tế, rất như thế. Lại cũng có nhiều khả-năng mới đầy óc tưởng-tượng về việc tái tạo cuộc sống kinh-tế của chúng ta, nữa.
Sở-hữu ân-huệ và có được như thế, không thể do thi đua, giành giựt. Và, giữa việc tạo được và cho đi như thế, lại càng không do công lao hoặc nước mắt của ai hết.
Trong tạo-dựng, không ai lại chực sẵn ở nhà nằm chờ cho có người mang quà Chúa phú-ban đến tặng cho mình, cả. Mà, ta trồi lên như một thọ-tạo nổi-bật, không như một sao-bản của thần-thánh hoặc như một phản-ánh từ sự tốt lành Chúa giữ cho ta.
Một số câu hỏi để suy-tư thêm:
-Anh em thấy lối phê-bình sự hiểu-biết thông-thường về công-chính áp-dụng cho tội và ơn cứu-chuộc ở trên, như thế nào?
-Anh em diễn-tả thế nào về tình thương-yêu, lòng trắc-ẩn/độ-lượng, sự công-chính và thủy chung của Thiên-Chúa?
-Anh em có ý-định gì trong việc tạo sắc-thái cho dân con trong Đạo hiểu được điều mình muốn nhấn mạnh không?
-Diễn-giải như trên, có là cung-cách ta yểm-trợ hoặc phê-bình sự công-bằng xã hội hôm nay không? Hoặc, vừa yểm-trợ vừa phê-bình?
------------------------
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
(bài 23)
Phần 4: Ơn Cứu-Chuộc và tính-chất kinh-tế
Bài này, do Gs Kathryn Tanner, thuộc Đại-học Chicago từng diễn-giải.
Có hai “chuyên-đề” để dẫn-nhập vào nền thần-học nói chung, đó là mối tương-quan không mang tính đấu-tranh, giành-giật một vị-thế giữa Thiên-Chúa và thọ-tạo. Chuyên-đề thứ hai, là việc trở về để diễn-giải tính Siêu-việt của Thiên-Chúa.
Cách đây không lâu, tác-giả Kathryn Tanner là giáo-sư thần-học tại Đại-học-đường Yale, có cho ra đời cuốn sách mới của bà, với đề-tựa vỏn vẹn chỉ mấy câu: “Tính-chất rất kinh-tế nơi Ân-huệ”, do nhà Fortress xuất bản vào tháng 12/2005. Trong sách này, tác-giả suy-tư nhiều về sự phí-phạm nơi Ân-huệ. Điều đó có nghĩa: quà-tặng Chúa ban không khi nào lại bị bọc quanh bằng bất cứ đường ranh hạn-định nào hết. Bằng ánh mắt ta vẫn thường nhìn hôm nay, tưởng cũng nên nhận-định thêm lần nữa sự việc ta hay gọi là “đền bù tội-lỗi” và việc tái cấu-trúc toàn-bộ hệ-thống kinh-tế hiện-hành, của ta.
Giả như Thiên-Chúa không trừng-phạt con người theo nghĩa đối-đáp với lỗi/tội của họ, hẳn là Ngài cũng không bị phạt-vạ trên thập-giá để đền bù lỗi/tội thay cho ta, bao giờ. Thập-giá thật ra chẳng thể nào cứu ta khỏi các món nợ ta hằng có với Chúa bằng việc thanh-toán chúng. Thay vào đó, thập-giá cứu ta ra khỏi hệ-quả của toàn-bộ nền kinh-tế có nợ-nần. Kinh-tế nợ-nần luôn xung-đột với chính nền kinh-tế ân-huệ của Thiên-Chúa. Nợ-nần xoá bỏ mọi ân-lộc trời cho. Sự việc này đồng hàng với các truyền thống về ân-xá/đại-xá, tức là: nợ-nần được tha-thứ chứ không là thanh-toán. Vì, nếu là thanh-toán thì người mắc nợ được giải-thoát khỏi cảnh nô-lệ do không có khả-năng thanh-toán các món ấy. Không trả được nợ, người mắc nợ đành bị xiết bằng của-cải, hiện-vật.
Giả như ta không thể đáp lại ân-huệ Chúa ban cho đúng phép nữa, thì điều đó cũng không làm mất đi hoặc giảm-bớt tính-chất đặc-biệt của ân-huệ được. Ân-huệ ta nhận-lãnh, không ra điều-kiện nào hết. Thiên-Chúa vẫn cứ đổ tràn hồng-ân Ngài ban theo cung-cách tràn đầy như trước, cả vào khi gặp phải bức tường gạch tội/lỗi của ta đi chăng nữa.
Giả như Thiên-Chúa ra hạn-định giảm bớt ân-huệ Ngài ban cho ta, thì khi ấy Đức Giêsu không thể chiến-thắng được cái chết. Khi ấy, Ngài chỉ trở nên vinh-quang một số nỗi chết của những người từng theo chân Ngài, thôi. Và khi đó, Thiên-Chúa đổ tràn hồng-ân trên tạo-dựng từng bị bỏ bê...
Nên, không phải là ta đang đối-đầu với Hệ-thống Lớn lao về Tính-toán rất toàn-cầu. Vì, ta không thể trả nợ lại cho Chúa được. Thánh Ansêmô từng nói: Đức Kitô là “quà tặng vượt quá mọi nợ-nần” Ngài thăng-hoa nền kinh tế rất mắc nợ, là như thế.
Bởi thế nên, ở giữa nơi ta, đã có hệ-thống kinh-tế khác để thay thế, dựa vào đặc-ân, tha-thứ, cứu-chuộc, giải nguy. Hệ-thống này, phải được đóng dấu bằng thứ “tem” không tranh-giành và vô-điều-kiện. Đó, là thứ hệ-thống kinh-tế của lòng độ-lượng. Nó vốn dĩ nằm sẵn trong câu chuyện Tạo-dựng, và cả trong chuyện về Giao-ước, nữa. Sự sống và chất-liệu, sống-cho-ra-sống phải được phân-phát một cách không theo kiểu xuất-sắc, đáng được hưởng. Thiên-Chúa không ngừng ban phát ơn cứu-chuộc mà Ngài chẳng trông mong nhận lại thứ gì. Và, Ngài cũng chẳng đòi trừng-phạt một ai nếu có người sử-dụng ân-huệ cách sai trái, không đúng phép. Chẳng thể nào có thứ máy móc hoặc phương-án từ trời làm ngăn-chặn giòng chảy ân-huệ tuôn trào từ Thiên-Chúa, cả.
Đạo Chúa có tiềm-năng cống-hiến toàn-bộ thị-kiến mới về cuộc sống mang tính kinh-tế, rất như thế. Lại cũng có nhiều khả-năng mới đầy óc tưởng-tượng về việc tái tạo cuộc sống kinh-tế của chúng ta, nữa.
Sở-hữu ân-huệ và có được như thế, không thể do thi đua, giành giựt. Và, giữa việc tạo được và cho đi như thế, lại càng không do công lao hoặc nước mắt của ai hết.
Trong tạo-dựng, không ai lại chực sẵn ở nhà nằm chờ cho có người mang quà Chúa phú-ban đến tặng cho mình, cả. Mà, ta trồi lên như một thọ-tạo nổi-bật, không như một sao-bản của thần-thánh hoặc như một phản-ánh từ sự tốt lành Chúa giữ cho ta.
Một số câu hỏi để suy-tư thêm:
-Anh em thấy lối phê-bình sự hiểu-biết thông-thường về công-chính áp-dụng cho tội và ơn cứu-chuộc ở trên, như thế nào?
-Anh em diễn-tả thế nào về tình thương-yêu, lòng trắc-ẩn/độ-lượng, sự công-chính và thủy chung của Thiên-Chúa?
-Anh em có ý-định gì trong việc tạo sắc-thái cho dân con trong Đạo hiểu được điều mình muốn nhấn mạnh không?
-Diễn-giải như trên, có là cung-cách ta yểm-trợ hoặc phê-bình sự công-bằng xã hội hôm nay không? Hoặc, vừa yểm-trợ vừa phê-bình?
------------------------
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch