Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai: Ơn Cứu-chuộc, và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 14)
Phần 7: Ơn Cứu-chuộc, và khúc cuối một giòng suy-tư
Ở cuối bài viết, Lm John Flader có đề-cập đến tự-vựng “chén máu” trong Tiệc Tạ Từ khi Chúa nói: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội”. Lm John Flader trích câu này từ Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 26 câu 28. Trong Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ có mỗi thánh Mát-thêu là tác-giả duy-nhất sử-dụng thành-ngữ “muôn người được tha tội”, là ở đây.
Cũng thế, ở các buổi phụng-vụ Thánh Thể theo truyền-thống Lutêrô -chứ không riêng gì Công-giáo- điều này được nhấn mạnh cũng rất nhiều. Đi vào thảo-luận hôm nay, ta sẽ tìm-hiểu ý-nghĩa của sự-kiện cho ta thấy động-thái phản-bội nơi Giuđa Iscariốt; qua đó, ta thấy Chúa chọn đi vào lãnh-vực mới không mang sắc mầu quyền-lực nào hết. Đây là lãnh-vực mới giúp Ngài khám phá ra ơn cứu-chuộc cho chính Ngài và cho những ai được nâng-nhấc lên với Ngài để cùng Ngài đạt thành-tựu.
Bài viết trên tuần báo nói ở trên, Lm John Flader lại tiếp tục khẳng-định rằng: nhờ vào giáo-huấn rút ra từ văn-bản như thế, Hội-thánh của ta luôn chủ-trương rằng: Con-Thiên-Chúa-làm-người đã cứu-chuộc ta bằng cái chết khổ nhục trên thập-tự. Và, công-cuộc cứu-chuộc của Ngài tựa hồ như con đường tắt-ngang đưa dẫn người bị mờ-mắt vào với ý-nghĩa của văn-bản. Và, văn-bản đây có thể cũng cùng một ý-nghĩa ra như thế. Nói thế, tức: muốn hiểu sao lại thế, thì có lẽ, ta cũng nên tạo một thế quân-bình bằng động-thái quay về với công-việc của Ủy-Ban Thần-Học Quốc-Tế là cơ-quan từng đăng-tải vấn-đề này.
Đấng bậc phụ-trách dẫn dắt công việc này, khi ấy, là Hồng Y Ratzinger. Và, chính Hồng Y Ratzinger -sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16- đã có thẩm-định riêng của ngài ngang qua tư-cách của nhà thần-học chính-mạch. Có thể là: ngôn-từ diễn-tả nơi câu viết: “Máu Giao Ước đổ ra cho muôn người được tha tội”, nếu không giải-thích cho rõ, có thể sẽ khiến ta có cảm-tưởng rằng: tự nơi thâm-tâm của những người từng nghĩ đến, thì văn-bản đây không cố ý diễn-tả chỉ chuyện ấy theo nghĩa đen, thôi.
Cuối cùng thì, linh mục John Flader lại kết-thúc bài viết của ông bằng hai đoạn trích rút từ sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo để dẫn-chứng cho điều ông biện-minh trước đó. Hai đoạn trích này đều nói về việc Đức Giêsu là Đấng Bậc ở trên cao đã “kiến-tạo” nên tội “tổ-tông” để rồi hậu-quả của tội này lại sẽ đổ lên đầu cộng-đồng nhân-loại. Thật ra thì, sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo cũng để ra hai đoạn viết riêng-rẽ, tách-bạch cùng qui về tội “tổ-tông”, nhưng cả hai lại không ăn-khớp với nhau cách trọn-hảo, như ta tưởng. (Ở đây, xin mở thêm một dấu ngoặc để nhắn với anh em rằng: sau đây, ta sẽ dành ra nguyên một chương để bàn về tội “tổ-tông” cho ngọn ngành, ra nhẽ).
Tuy nhiên, cũng nên nói ngay ở đây rằng, thành-ngữ “kiến-tạo nên sự việc”, là ngôn-từ dù không do Lm John Flader chọn, nhưng cũng đã đề-nghị một quan-điểm thần-học riêng-tư mà Hội-thánh chưa từng dính-dự vào đó theo cung-cách biệt-lập, có một không hai.
Lạ thay, các đoạn trích mà Linh mục John Flader sử-dụng lại không phù-hợp với khuôn-khổ của bài giải-đáp thắc-mắc đăng trên báo, do không đủ chỗ, để người đọc có thể qui-chiếu số lượng khổng-lồ gồm các nghiên-cứu/học-hỏi nghiêm-túc về cuộc đời của Đức Giêsu trong vòng chỉ hơn một phần tư thế-kỷ, thôi. Bởi những điều như thế, đều dựa trên căn-bản chú-ý nhiều vào trọng-tâm của bản-văn đến độ có thể khiến người đọc thêm băn-khoăn/bối rối về văn-bản và về lời bình-giải nội-dung mang tính lịch-sử nơi các sự-kiện xảy đến với đời Ngài. Cũng từ đó, lại thấy xuất-hiện ảnh-hình đặc-trưng cho thấy cung-cách Đức Giêsu từng sống như thế nào và Ngài chết ra làm sao.
Quả là, Đức Giêsu đã sống kết-hợp với người nghèo hèn sống ở thời Ngài, từng bị ức-hiếp đến mức độ ra sao. Và, Ngài đã đứng lên bênh-vực họ để chống lại quyền-lực trần-thế và giới cầm-quyền từng áp-bức những người yếu thế. Ngài cũng đã khổ-sở vì hậu-quả các động-thái ấy khi giới có quyền và nắm trong tay quyền-lực đã loại bỏ Ngài rồi giết chết Ngài cách thảm-hại. Nhưng Ngài lại đã trỗi dậy từ cõi chết do Thiên-Chúa của những người nghèo hèn ấy đã nâng nhấc Ngài. Và, Thiên-Chúa đã thuỷ-chung ở với họ và với Đức Giêsu, cốt duy-trì công-việc của Chúa sống-động mãi, ngang qua động-thái giải-trừ mọi độc-hại của quyền-lực.
Động-thái giải-trừ, không là trò chơi được sử-dụng để thay cho quyền-lực; nhưng là để khước-từ mọi quyền-uy thế-lực đến từ bất cứ nơi đâu, chốn gian-trần. Và, đó lại là ý-nghĩa rất mới được Chúa đưa vào làm thành-phần ngôn-ngữ cũ/xưa của Kinh Sách, tựa hồ như tự-vựng “ơn cứu-chuộc”, ta thường dùng. Chúa đưa vào đó bằng cách-thế mới của sự sống không quyền-uy thế-lực nào hết.
Đến đây, tôi muốn trở về với các câu thắc-mắc ban đầu người đọc gửi đến nhờ linh mục John Flader giải-thích.
Đức Giêsu chết đi phải chăng là để chứng minh rằng Thiên-Chúa yêu thương loài người chúng ta không?
Vâng. Đúng thế. Nhưng, không theo cách rất chung chung như ta thường thấy. Đức Giêsu minh-chứng cho ta thấy tình-thương-yêu mà loài người không thể tưởng-tượng được của Thiên-Chúa với người nghèo hèn/bé nhỏ, bị áp-bức. Và, bằng vào tình thương-yêu thần thánh của Ngài, Thiên-Chúa luôn khước-từ mọi quyền-lực dù chỉ để chống lại những kẻ từng bức-bách đám “thân-cô thế cô”, đi nữa. Khi nói Đức Giêsu chết đi để chứng-tỏ tình-thương-yêu của Ngài với con người, nói như thế không làm giảm-suy những gì Ngài từng thực-hiện. Nếu so sánh với ý-tưởng về “tình yêu” thông-thường ở đời, thì Tình-thương-yêu của Ngài, ở đây, cần được thăng-hoa dàn trải thật lớn rộng.
Phải chăng Ngài chết cách đặc-biệt như thế là để cứu ta khỏi mọi tội của gian trần?
Ở đây, trước tiên, cần làm sáng-tỏ ngôn-từ ta sử-dụng, như câu nói: “Tội lỗi của chúng ta”. Chỉ nên hiều, là: tội và lỗi mà mọi người hằng phạm phải mỗi ngày, cả những hành-xử đầy tội-phạm theo nghĩa nặng, ở chốn riêng-tư và có thể cả cuộc sống hiện tại của ta ở nhà nữa, đều không dính-dự cách “đặc-trưng/đặc-thù”, nào hết. Chúng ta –hoặc các lỗi tội này/khác của ta trong hiện tại- đều không là những “cớ sự” để có thể giết được Chúa.
Mà, chính tính chuyên-quyền lộng-hành ở quyền-lực, trong hệ-thống toàn-trị chuyên hà-hiếp người khác, mới là những gì giết chết Ngài, như sử-sách còn ghi chép. Đó là ý-nghĩa diễn-lộ ra ngoài của lỗi-tội; và, đã tỏ-bày ngang qua cuộc sống và nỗi chết của Đức Giêsu. Lỗi tội của ta, là những tội và những lỗi thuộc loại-hình này, tức: đã dùng đến quyền-lực để hà-hiếp kẻ khác, cho đến nay, chỉ thấy hiển-hiện khi chúng diễn-bày quyền-lực ra bên ngoài, trên người khác.
Ở đây nữa, tôi lại cũng xin mở một dấu ngoặc nhỏ để giả-thiết rằng: đôi lúc và theo cách-thức nào đó, các lỗi và tội hằng ngày ta vi-phạm, nay có thể tham-gia vào thứ gì đó nơi ấy/chốn này, nhưng tôi không nghĩ như thế bao giờ, dù ở vào trường hợp nào đi nữa, cũng vẫn vậy.
Nói khác đi, nếu ai đó có phạm tội hay lỗi gì đi nữa, cũng chỉ là vi-phạm những điều chống lại tình thương-yêu, tức thể-loại Tình-yêu Chúa từng tỏ-bày cho người đó, qua Đức Giêsu. Tình-thương-yêu tỏ-lộ cho mọi người, chứng-tỏ Ngài sống và chết đi như thế nào, chỉ vậy thôi.
Ngài chết đi, hẳn cũng vì lý do chính-trị nào đó đấy chứ?
Đương nhiên, ở đây, chuyện chính-trị có dính-phần ở trong đó. Giới cầm-quyền thời đó đã ra quyết-định mang tính-cách chính-trị hoặc chiến-thuật, nhằm tạo điều lợi cho thể-chế cai-trị tạm-bợ, để rồi họ nhất-định loại-bỏ Ngài đi, vì họ vẫn coi Ngài như thế-lực tiềm-ẩn (chứ không thực-thụ) ngấm-ngầm đe-doạ thế-đứng của họ. Nhìn vào giới thẩm-quyền ở đời hoặc trong đạo, có thể cả hai đều có chung một phán-đoán tựa như thế. Và, nhiều giới-chức cầm-quyền ở các nơi, cả ở trong đạo lẫn ngoài đời, nay vẫn còn làm như thế, không ngừng nghỉ.
Thế nhưng, Đức Giêsu lại đã chết cho thứ gì đó còn sâu-sắc hơn cả chính-trị, rất nhiều. Ngài chết đi, vì Ngài quyết chung-thủy với thứ tình-thương-yêu không dựa vào quyền-lực mà Thiên-Chúa dành-để cho người hèn kém/bé nhỏ. Đó là điều mà thánh Phaolô khi xưa vẫn ưa gọi là sự “công chính của Thiên-Chúa” rất khác thường. Đó cũng không là chính-trị, mà là “hồi chuông báo tử” một lần cuối dành cho các tầm-kích quyền-lực của mọi chính-trị nơi loài người.
Phải chăng Ngài chết đi là để thách-thức giới cầm-quyền ở nhiều nơi mà thôi không?
Tôi không nghĩ như thế. Động-thái Ngài hành-xử, không hề mang tính thách-thức nào hết. Đó, là động-thái không chỉ chứng-tỏ cho họ mà thôi, nhưng còn đưa họ vào với tình-thương-yêu và tính-chất “vô quyền/bất-lực” mà họ không am hiểu nổi. Và, điều đó sẽ tẩy rửa họ cũng như toàn-thể thế-giới sạch khỏi các sự việc mang tính quyền-uy/thế-lực họ thực-thi.
Chết như thế, có phải là Ngài để lại cho ta một bài học khách quan và đơn giản?
Không. Những gì Ngài thực-hiện, có thể gọi đó như bài học đạo-đức cho tất cả chúng ta, nhưng thật ra, còn hơn thế nhiều. Ngài chết, là để lấy đi quyền-uy/thế-lực ngay trong ý-nghĩa đầy tính huỷ-hoại và bức-ép của nó, bằng cách dìm nó vào chính sự “vô-quyền/bất-lực”, là thế. Phục sinh/trỗi dậy, khiến Đức Giêsu có thể truyền-đạt khả-năng sống thực để những ai tin vào Ngài và những người thương-yêu kẻ hèn kém/bé nhỏ của Ngài. Khả-năng này không chỉ để khích-lệ một đạo-đức, mà đích-thực là năng-lực khiến cải-hoá được cuộc sống của mọi người, tự bên trong.
Phải chăng Ngài có chết, mới đem đến cho ta sự tha-thứ có từ Thiên-Chúa-là-Cha?
Vâng, đúng là thế và có thể cũng không thế. Đúng, là hiểu một cách chắc-chắn theo nghĩa: Ngài đã “cho đi chính mình Ngài”. Cho, tức là đã thứ-tha những người mà Ngài và Cha yêu-thương họ biết chừng nào; và cho như thế Ngài đã trừ khử được mọi tính-chất tiêu-cực cũng như trò chơi quyền-lực của thế-giới, bằng việc Ngài tự biến Mình Ngài thành hư-vô/trống-rỗng, không quyền-thế.
Trả lời là: “không”, tức: theo nghĩa bảo rằng: trước nhất Ngài ưu-tư đi thẳng vào động-thái “thứ tha”. Tha thứ, theo nghĩa nghi-thức hoà-giải mà ta đang thực-hiện, mãi đến hôm nay.
Việc Ngài chết đi có đủ nói lên quan-điểm/lập-trường nào đó không?
Câu trả lời là: Không! Không, ở đây, theo nghĩa của người đặt câu hỏi từng có dụng-đích/ý-đồ nào đó. Nhưng, câu trả lời thực ra là “Có”! Ngài có đưa ra một luận-điểm. Luận-điểm này, trước đây, chưa ai làm thế. Nhưng buồn thay! Luận-điểm này, cho đến nay, vẫn không được nhiều người chú ý nắm bắt.
Với tôi, vấn-đề thực-thụ xem ra có hai điều. Thực ra, Đức Giêsu đã làm những gì? Và, nói cho cùng, thì: lỗi và tội đích-thực ra sao?
Câu hỏi đầu, ta đã xem xét ở trên rồi. Và, ta sẽ còn tiếp tục xem xét giống như thế ngang qua truyền-thống cũng như phụng-vụ; và những gì đẹp đẽ/tốt lành của Hội-thánh, mà ta có dịp diễn-giải ở phần đầu của buổi hội-luận kỳ này. Sau đây, ta lại sẽ xét thêm đôi khái-niệm tội và lỗi, nữa.
Thư-tịch để đọc thêm:
-Xem Stanislas Lyonnet and Leopold Sabourin, Sin, Redemption and Sacrifice: a biblical and patristic study, Biblical Institute, Rome, 1970.
-Hans Spieckermann, God’s Steadfast Love. Towards a New Conception of Old Testament Theology, Biblica, 2000, 305-327.
-Richard Clifford, and Khaled Anatolis, Christian Salvation: biblical and theological perspectives, Theological Studies, 2005, 739-769
-Bernd Janowski and Peter Stuhlmacher, The Suffering Servant Song in the Jewish and Christian Sources, Eerdmans, Grand rapids, MI, 2004.
-Sean Freyne, Jesus the Martyr, Concilium 2003, n.1, which is entitled Rethinking Martyrdom, pp. 49-58.
-Henry Wansborough, The Saving Work of Christ and Cult, Proceedings of the Irish Biblical Association, 2004.
-Marie Ancilla, o.p. A note on sacrifice, Domuni (internet), 27.04.2004
-Scot McKnight, Jesus and his Death, Historiography, the Historical Jesus, and the Atonement (Baylor University Press, 2005, Sep. 30).
-Stephen Finlan, The Background and Content of Paul’s Cultic Atonement Metaphors, Society of Biblical Literature, Atlanta/Leiden, 2004.
-Stephen Finlam, Problems with Atonement: the origins of, and controversy about, the Atonement Doctrine, Liturgical Press, Collegeville, MN 2005.
-Alberto de Mingo Kaminouchi, But It Is Not So among You: Echoes of Power in Mark 10, 32-45, London, T and T Clark, 2003. [Originally a thesis at Jesuit School of Theology Berkeley, under direction of John Donohue.] Reviewed, Review of Biblical Literature, Brian Capper, Reciprocity and the Ethics of Acts, in I.Howard Marshall and David Peterson, Witness to the Gospel. The Theology of Acts, Grand Rapids, Michigan, Eerdmans, 1998.
-Jean Michel Maldame, La Trahison de Judas, psychologie, histoire, et théologie, Domuni, Avril 2006-04-17
-Jean Albert Harriel, Slaves in the New Testament: literary, social and moral dimensions, Fortress 2006. Reviewed by J. Pilch and B.Malina for Review of Biblical Literature, May, 2006.
Một số câu hỏi gợi ý:
-Điều gì anh em nghe nhiều nhất qua hội-luận Kinh thánh về Ơn Cứu Chuộc?
-Với anh em, những điều nêu ở đây có gì mới lạ không?
-Suy tư như thế có đem lại điều gì mới cho anh em không?
-Phản-ứng của anh em nói chung là tích-cực hoặc tiêu-cực?
-Những gì nêu ra ở đây, có bao giờ khiến anh em hỏi: tại sao thế, không?
-Những điều nêu ra đây có làm thay đổi ý-tưởng của anh em khi giảng không?
-Sau khi nghe bài này, anh em dự tính sẽ rao giảng ra sao, cho bổn đạo?
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
-Mai Tá lược dịch
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai: Ơn Cứu-chuộc, và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 14)
Phần 7: Ơn Cứu-chuộc, và khúc cuối một giòng suy-tư
Ở cuối bài viết, Lm John Flader có đề-cập đến tự-vựng “chén máu” trong Tiệc Tạ Từ khi Chúa nói: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội”. Lm John Flader trích câu này từ Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 26 câu 28. Trong Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ có mỗi thánh Mát-thêu là tác-giả duy-nhất sử-dụng thành-ngữ “muôn người được tha tội”, là ở đây.
Cũng thế, ở các buổi phụng-vụ Thánh Thể theo truyền-thống Lutêrô -chứ không riêng gì Công-giáo- điều này được nhấn mạnh cũng rất nhiều. Đi vào thảo-luận hôm nay, ta sẽ tìm-hiểu ý-nghĩa của sự-kiện cho ta thấy động-thái phản-bội nơi Giuđa Iscariốt; qua đó, ta thấy Chúa chọn đi vào lãnh-vực mới không mang sắc mầu quyền-lực nào hết. Đây là lãnh-vực mới giúp Ngài khám phá ra ơn cứu-chuộc cho chính Ngài và cho những ai được nâng-nhấc lên với Ngài để cùng Ngài đạt thành-tựu.
Bài viết trên tuần báo nói ở trên, Lm John Flader lại tiếp tục khẳng-định rằng: nhờ vào giáo-huấn rút ra từ văn-bản như thế, Hội-thánh của ta luôn chủ-trương rằng: Con-Thiên-Chúa-làm-người đã cứu-chuộc ta bằng cái chết khổ nhục trên thập-tự. Và, công-cuộc cứu-chuộc của Ngài tựa hồ như con đường tắt-ngang đưa dẫn người bị mờ-mắt vào với ý-nghĩa của văn-bản. Và, văn-bản đây có thể cũng cùng một ý-nghĩa ra như thế. Nói thế, tức: muốn hiểu sao lại thế, thì có lẽ, ta cũng nên tạo một thế quân-bình bằng động-thái quay về với công-việc của Ủy-Ban Thần-Học Quốc-Tế là cơ-quan từng đăng-tải vấn-đề này.
Đấng bậc phụ-trách dẫn dắt công việc này, khi ấy, là Hồng Y Ratzinger. Và, chính Hồng Y Ratzinger -sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16- đã có thẩm-định riêng của ngài ngang qua tư-cách của nhà thần-học chính-mạch. Có thể là: ngôn-từ diễn-tả nơi câu viết: “Máu Giao Ước đổ ra cho muôn người được tha tội”, nếu không giải-thích cho rõ, có thể sẽ khiến ta có cảm-tưởng rằng: tự nơi thâm-tâm của những người từng nghĩ đến, thì văn-bản đây không cố ý diễn-tả chỉ chuyện ấy theo nghĩa đen, thôi.
Cuối cùng thì, linh mục John Flader lại kết-thúc bài viết của ông bằng hai đoạn trích rút từ sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo để dẫn-chứng cho điều ông biện-minh trước đó. Hai đoạn trích này đều nói về việc Đức Giêsu là Đấng Bậc ở trên cao đã “kiến-tạo” nên tội “tổ-tông” để rồi hậu-quả của tội này lại sẽ đổ lên đầu cộng-đồng nhân-loại. Thật ra thì, sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo cũng để ra hai đoạn viết riêng-rẽ, tách-bạch cùng qui về tội “tổ-tông”, nhưng cả hai lại không ăn-khớp với nhau cách trọn-hảo, như ta tưởng. (Ở đây, xin mở thêm một dấu ngoặc để nhắn với anh em rằng: sau đây, ta sẽ dành ra nguyên một chương để bàn về tội “tổ-tông” cho ngọn ngành, ra nhẽ).
Tuy nhiên, cũng nên nói ngay ở đây rằng, thành-ngữ “kiến-tạo nên sự việc”, là ngôn-từ dù không do Lm John Flader chọn, nhưng cũng đã đề-nghị một quan-điểm thần-học riêng-tư mà Hội-thánh chưa từng dính-dự vào đó theo cung-cách biệt-lập, có một không hai.
Lạ thay, các đoạn trích mà Linh mục John Flader sử-dụng lại không phù-hợp với khuôn-khổ của bài giải-đáp thắc-mắc đăng trên báo, do không đủ chỗ, để người đọc có thể qui-chiếu số lượng khổng-lồ gồm các nghiên-cứu/học-hỏi nghiêm-túc về cuộc đời của Đức Giêsu trong vòng chỉ hơn một phần tư thế-kỷ, thôi. Bởi những điều như thế, đều dựa trên căn-bản chú-ý nhiều vào trọng-tâm của bản-văn đến độ có thể khiến người đọc thêm băn-khoăn/bối rối về văn-bản và về lời bình-giải nội-dung mang tính lịch-sử nơi các sự-kiện xảy đến với đời Ngài. Cũng từ đó, lại thấy xuất-hiện ảnh-hình đặc-trưng cho thấy cung-cách Đức Giêsu từng sống như thế nào và Ngài chết ra làm sao.
Quả là, Đức Giêsu đã sống kết-hợp với người nghèo hèn sống ở thời Ngài, từng bị ức-hiếp đến mức độ ra sao. Và, Ngài đã đứng lên bênh-vực họ để chống lại quyền-lực trần-thế và giới cầm-quyền từng áp-bức những người yếu thế. Ngài cũng đã khổ-sở vì hậu-quả các động-thái ấy khi giới có quyền và nắm trong tay quyền-lực đã loại bỏ Ngài rồi giết chết Ngài cách thảm-hại. Nhưng Ngài lại đã trỗi dậy từ cõi chết do Thiên-Chúa của những người nghèo hèn ấy đã nâng nhấc Ngài. Và, Thiên-Chúa đã thuỷ-chung ở với họ và với Đức Giêsu, cốt duy-trì công-việc của Chúa sống-động mãi, ngang qua động-thái giải-trừ mọi độc-hại của quyền-lực.
Động-thái giải-trừ, không là trò chơi được sử-dụng để thay cho quyền-lực; nhưng là để khước-từ mọi quyền-uy thế-lực đến từ bất cứ nơi đâu, chốn gian-trần. Và, đó lại là ý-nghĩa rất mới được Chúa đưa vào làm thành-phần ngôn-ngữ cũ/xưa của Kinh Sách, tựa hồ như tự-vựng “ơn cứu-chuộc”, ta thường dùng. Chúa đưa vào đó bằng cách-thế mới của sự sống không quyền-uy thế-lực nào hết.
Đến đây, tôi muốn trở về với các câu thắc-mắc ban đầu người đọc gửi đến nhờ linh mục John Flader giải-thích.
Đức Giêsu chết đi phải chăng là để chứng minh rằng Thiên-Chúa yêu thương loài người chúng ta không?
Vâng. Đúng thế. Nhưng, không theo cách rất chung chung như ta thường thấy. Đức Giêsu minh-chứng cho ta thấy tình-thương-yêu mà loài người không thể tưởng-tượng được của Thiên-Chúa với người nghèo hèn/bé nhỏ, bị áp-bức. Và, bằng vào tình thương-yêu thần thánh của Ngài, Thiên-Chúa luôn khước-từ mọi quyền-lực dù chỉ để chống lại những kẻ từng bức-bách đám “thân-cô thế cô”, đi nữa. Khi nói Đức Giêsu chết đi để chứng-tỏ tình-thương-yêu của Ngài với con người, nói như thế không làm giảm-suy những gì Ngài từng thực-hiện. Nếu so sánh với ý-tưởng về “tình yêu” thông-thường ở đời, thì Tình-thương-yêu của Ngài, ở đây, cần được thăng-hoa dàn trải thật lớn rộng.
Phải chăng Ngài chết cách đặc-biệt như thế là để cứu ta khỏi mọi tội của gian trần?
Ở đây, trước tiên, cần làm sáng-tỏ ngôn-từ ta sử-dụng, như câu nói: “Tội lỗi của chúng ta”. Chỉ nên hiều, là: tội và lỗi mà mọi người hằng phạm phải mỗi ngày, cả những hành-xử đầy tội-phạm theo nghĩa nặng, ở chốn riêng-tư và có thể cả cuộc sống hiện tại của ta ở nhà nữa, đều không dính-dự cách “đặc-trưng/đặc-thù”, nào hết. Chúng ta –hoặc các lỗi tội này/khác của ta trong hiện tại- đều không là những “cớ sự” để có thể giết được Chúa.
Mà, chính tính chuyên-quyền lộng-hành ở quyền-lực, trong hệ-thống toàn-trị chuyên hà-hiếp người khác, mới là những gì giết chết Ngài, như sử-sách còn ghi chép. Đó là ý-nghĩa diễn-lộ ra ngoài của lỗi-tội; và, đã tỏ-bày ngang qua cuộc sống và nỗi chết của Đức Giêsu. Lỗi tội của ta, là những tội và những lỗi thuộc loại-hình này, tức: đã dùng đến quyền-lực để hà-hiếp kẻ khác, cho đến nay, chỉ thấy hiển-hiện khi chúng diễn-bày quyền-lực ra bên ngoài, trên người khác.
Ở đây nữa, tôi lại cũng xin mở một dấu ngoặc nhỏ để giả-thiết rằng: đôi lúc và theo cách-thức nào đó, các lỗi và tội hằng ngày ta vi-phạm, nay có thể tham-gia vào thứ gì đó nơi ấy/chốn này, nhưng tôi không nghĩ như thế bao giờ, dù ở vào trường hợp nào đi nữa, cũng vẫn vậy.
Nói khác đi, nếu ai đó có phạm tội hay lỗi gì đi nữa, cũng chỉ là vi-phạm những điều chống lại tình thương-yêu, tức thể-loại Tình-yêu Chúa từng tỏ-bày cho người đó, qua Đức Giêsu. Tình-thương-yêu tỏ-lộ cho mọi người, chứng-tỏ Ngài sống và chết đi như thế nào, chỉ vậy thôi.
Ngài chết đi, hẳn cũng vì lý do chính-trị nào đó đấy chứ?
Đương nhiên, ở đây, chuyện chính-trị có dính-phần ở trong đó. Giới cầm-quyền thời đó đã ra quyết-định mang tính-cách chính-trị hoặc chiến-thuật, nhằm tạo điều lợi cho thể-chế cai-trị tạm-bợ, để rồi họ nhất-định loại-bỏ Ngài đi, vì họ vẫn coi Ngài như thế-lực tiềm-ẩn (chứ không thực-thụ) ngấm-ngầm đe-doạ thế-đứng của họ. Nhìn vào giới thẩm-quyền ở đời hoặc trong đạo, có thể cả hai đều có chung một phán-đoán tựa như thế. Và, nhiều giới-chức cầm-quyền ở các nơi, cả ở trong đạo lẫn ngoài đời, nay vẫn còn làm như thế, không ngừng nghỉ.
Thế nhưng, Đức Giêsu lại đã chết cho thứ gì đó còn sâu-sắc hơn cả chính-trị, rất nhiều. Ngài chết đi, vì Ngài quyết chung-thủy với thứ tình-thương-yêu không dựa vào quyền-lực mà Thiên-Chúa dành-để cho người hèn kém/bé nhỏ. Đó là điều mà thánh Phaolô khi xưa vẫn ưa gọi là sự “công chính của Thiên-Chúa” rất khác thường. Đó cũng không là chính-trị, mà là “hồi chuông báo tử” một lần cuối dành cho các tầm-kích quyền-lực của mọi chính-trị nơi loài người.
Phải chăng Ngài chết đi là để thách-thức giới cầm-quyền ở nhiều nơi mà thôi không?
Tôi không nghĩ như thế. Động-thái Ngài hành-xử, không hề mang tính thách-thức nào hết. Đó, là động-thái không chỉ chứng-tỏ cho họ mà thôi, nhưng còn đưa họ vào với tình-thương-yêu và tính-chất “vô quyền/bất-lực” mà họ không am hiểu nổi. Và, điều đó sẽ tẩy rửa họ cũng như toàn-thể thế-giới sạch khỏi các sự việc mang tính quyền-uy/thế-lực họ thực-thi.
Chết như thế, có phải là Ngài để lại cho ta một bài học khách quan và đơn giản?
Không. Những gì Ngài thực-hiện, có thể gọi đó như bài học đạo-đức cho tất cả chúng ta, nhưng thật ra, còn hơn thế nhiều. Ngài chết, là để lấy đi quyền-uy/thế-lực ngay trong ý-nghĩa đầy tính huỷ-hoại và bức-ép của nó, bằng cách dìm nó vào chính sự “vô-quyền/bất-lực”, là thế. Phục sinh/trỗi dậy, khiến Đức Giêsu có thể truyền-đạt khả-năng sống thực để những ai tin vào Ngài và những người thương-yêu kẻ hèn kém/bé nhỏ của Ngài. Khả-năng này không chỉ để khích-lệ một đạo-đức, mà đích-thực là năng-lực khiến cải-hoá được cuộc sống của mọi người, tự bên trong.
Phải chăng Ngài có chết, mới đem đến cho ta sự tha-thứ có từ Thiên-Chúa-là-Cha?
Vâng, đúng là thế và có thể cũng không thế. Đúng, là hiểu một cách chắc-chắn theo nghĩa: Ngài đã “cho đi chính mình Ngài”. Cho, tức là đã thứ-tha những người mà Ngài và Cha yêu-thương họ biết chừng nào; và cho như thế Ngài đã trừ khử được mọi tính-chất tiêu-cực cũng như trò chơi quyền-lực của thế-giới, bằng việc Ngài tự biến Mình Ngài thành hư-vô/trống-rỗng, không quyền-thế.
Trả lời là: “không”, tức: theo nghĩa bảo rằng: trước nhất Ngài ưu-tư đi thẳng vào động-thái “thứ tha”. Tha thứ, theo nghĩa nghi-thức hoà-giải mà ta đang thực-hiện, mãi đến hôm nay.
Việc Ngài chết đi có đủ nói lên quan-điểm/lập-trường nào đó không?
Câu trả lời là: Không! Không, ở đây, theo nghĩa của người đặt câu hỏi từng có dụng-đích/ý-đồ nào đó. Nhưng, câu trả lời thực ra là “Có”! Ngài có đưa ra một luận-điểm. Luận-điểm này, trước đây, chưa ai làm thế. Nhưng buồn thay! Luận-điểm này, cho đến nay, vẫn không được nhiều người chú ý nắm bắt.
Với tôi, vấn-đề thực-thụ xem ra có hai điều. Thực ra, Đức Giêsu đã làm những gì? Và, nói cho cùng, thì: lỗi và tội đích-thực ra sao?
Câu hỏi đầu, ta đã xem xét ở trên rồi. Và, ta sẽ còn tiếp tục xem xét giống như thế ngang qua truyền-thống cũng như phụng-vụ; và những gì đẹp đẽ/tốt lành của Hội-thánh, mà ta có dịp diễn-giải ở phần đầu của buổi hội-luận kỳ này. Sau đây, ta lại sẽ xét thêm đôi khái-niệm tội và lỗi, nữa.
Thư-tịch để đọc thêm:
-Xem Stanislas Lyonnet and Leopold Sabourin, Sin, Redemption and Sacrifice: a biblical and patristic study, Biblical Institute, Rome, 1970.
-Hans Spieckermann, God’s Steadfast Love. Towards a New Conception of Old Testament Theology, Biblica, 2000, 305-327.
-Richard Clifford, and Khaled Anatolis, Christian Salvation: biblical and theological perspectives, Theological Studies, 2005, 739-769
-Bernd Janowski and Peter Stuhlmacher, The Suffering Servant Song in the Jewish and Christian Sources, Eerdmans, Grand rapids, MI, 2004.
-Sean Freyne, Jesus the Martyr, Concilium 2003, n.1, which is entitled Rethinking Martyrdom, pp. 49-58.
-Henry Wansborough, The Saving Work of Christ and Cult, Proceedings of the Irish Biblical Association, 2004.
-Marie Ancilla, o.p. A note on sacrifice, Domuni (internet), 27.04.2004
-Scot McKnight, Jesus and his Death, Historiography, the Historical Jesus, and the Atonement (Baylor University Press, 2005, Sep. 30).
-Stephen Finlan, The Background and Content of Paul’s Cultic Atonement Metaphors, Society of Biblical Literature, Atlanta/Leiden, 2004.
-Stephen Finlam, Problems with Atonement: the origins of, and controversy about, the Atonement Doctrine, Liturgical Press, Collegeville, MN 2005.
-Alberto de Mingo Kaminouchi, But It Is Not So among You: Echoes of Power in Mark 10, 32-45, London, T and T Clark, 2003. [Originally a thesis at Jesuit School of Theology Berkeley, under direction of John Donohue.] Reviewed, Review of Biblical Literature, Brian Capper, Reciprocity and the Ethics of Acts, in I.Howard Marshall and David Peterson, Witness to the Gospel. The Theology of Acts, Grand Rapids, Michigan, Eerdmans, 1998.
-Jean Michel Maldame, La Trahison de Judas, psychologie, histoire, et théologie, Domuni, Avril 2006-04-17
-Jean Albert Harriel, Slaves in the New Testament: literary, social and moral dimensions, Fortress 2006. Reviewed by J. Pilch and B.Malina for Review of Biblical Literature, May, 2006.
Một số câu hỏi gợi ý:
-Điều gì anh em nghe nhiều nhất qua hội-luận Kinh thánh về Ơn Cứu Chuộc?
-Với anh em, những điều nêu ở đây có gì mới lạ không?
-Suy tư như thế có đem lại điều gì mới cho anh em không?
-Phản-ứng của anh em nói chung là tích-cực hoặc tiêu-cực?
-Những gì nêu ra ở đây, có bao giờ khiến anh em hỏi: tại sao thế, không?
-Những điều nêu ra đây có làm thay đổi ý-tưởng của anh em khi giảng không?
-Sau khi nghe bài này, anh em dự tính sẽ rao giảng ra sao, cho bổn đạo?
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
-Mai Tá lược dịch