Chương Ba: Ơn Cứu-Chuộc và các truyền-thống trong Đạo
(bài 18)
Phần 4: Ơn Cứu Chuộc và những điều lâu nay rày diễn-giải
Sử gia Jean Delumeau lại đã theo cung-cách của các nhà viết sử, tức: đặt chung vào cùng bộ sưu-tập các ví-dụ cụ-thể về lời giảng-dạy ở giáo-lý/sách-phần suốt thế-kỷ thứ 13 đến thế-kỷ thứ 18, tại một số nước như: Pháp, Tây Ban Nhà, Đức, Anh và Vương-quốc Bỉ. Nhận ra điều này, hẳn anh em sẽ ngạc-nhiên không ít, và bị đánh động cũng rất nhiều, về ảnh-hình xuất-hiện, từ nơi đó.
Có thể nói, đây là ảnh-hình khá tiêu-cực, luôn tháp-nhập những lỗi cùng tội vào với giới thường-dân chân-phương, chất-phác, chẳng biết gì. Làm thế, Giáo-hội tập-trung vào chỉ mỗi nỗi chết, coi đó như hình-phạt thoả-đáng, cứ suy tưởng rằng: Chúa muốn thế. Làm thế, tức: cũng tạo tầm-nhìn khá tiêu-cực về xác-thể con người.
Và, đặc biệt tính-dục lại mang tính tiêu-cực cả về hôn-nhân lẫn tình-huống yếu kém/thua thiệt về cuộc sống độc-thân, khiết-tịnh vẫn giả-định rằng: con trẻ, ngay khi được cưu-mang và sinh hạ lọt lòng mẹ là chúng đã ở vào tình-trạng lỗi tội của tiên tổ, tức thủy-tổ loài người theo nghĩa rộng và mạnh mẽ. Và từ đó, con trẻ đã phải chuốc lấy mọi xấu xa, tồi tệ ngay buổi đầu cuộc sống của chúng.
Theo sử-gia Delumeau, thì: Giáo-hội lại vin vào việc sửa-soạn bài giảng ở nhà thờ, nên mới sử-dụng các yếu-tố và nhân-tố ấy cốt chèn-ép chúng-dân ngu si/đần-độn hoặc không biết gì về triết/thần, tức: đã sử-dụng chủ-đề về nỗi chết, và không coi đó như yếu-tố tự-nhiên của sự sống con người. Trái lại, các đấng bậc thuộc giáo-quyền lại đã đơn-giản coi đó chỉ như một luận-phạt do “tội tổ-tông” của con người gây ra, nên mới ra cớ-sự, như thế.
Ngoài sự chết, Hội-thánh Chúa còn khiến dân con Đạo mình “ghê-tởm” cả thân-xác con người, đặc biệt hơn: cả chức-năng sinh-sản cũng như sự chết. Hội-thánh, vẫn cứ tập-trung nhấn mạnh đến khía-cạnh không lành/sạch, rồi đưa vào đó các chi-tiết kinh-hoàng, nhiều hãi sợ. Các nhà giảng-thuyết thường ghê-tởm thân-xác phụ-nữ, nên vẫn tham-gia tỏ-bày niềm ác-cảm từ phía nam-nhân nhất thứ, là chuyện máu-huyết của nữ-giới về chu-kỳ kinh-nguyệt.
Dân thường ở huyện, còn được giáo-dục nghệ-thuật đi vào cõi chết. Và, dù công-cuộc Phục-Hưng thời Trung-Cổ có bác-bỏ ngôn-ngữ bệnh-hoạn về cái chết đi nữa, Hội-thánh Chúa vẫn duy-trì truyền-thống rất hãi-hùng về cái-gọi-là ‘quỷ-tha-ma-bắt’, rất khôn nguôi. Các thày dòng Phanxicô khi ấy, đã nhấn-mạnh nhiều đến Thân-Mình Chúa Giêsu chịu hành-hạ rất ư là nhục-nhã. Và, còn đặt nặng chuyện phân-hủy cũng rất “ảo” về hiện-tượng mục-nát, vữa-tan của thân xác con người, hơn về sự “sống lại”, thời mai sau.
Thế nên, người người thời đó đều ăm-ắp mối lo-lắng/hãi sợ về thời cánh-chung, tức tận-thế. Ai cũng hiểu câu “sống lại thời sau hết” theo nghĩa đen, tức: thân xác con người, vào ngày sau hết, lại sẽ quay về sống đời xác-phàm/trần-tục, hệt như trước. Vì thế nên, bạo-lực quỷ-quái như ma-trơi cứ thế xuất-hiện tràn lan trên khắp chốn. Thời đó, lại thấy xuất-hiện sự kiện rao-truyền Phúc-âm/Tin-Mừng chỉ là truyền-bá niềm hãi-sợ suốt nhiều thời, với chủ-thuyết bi-quan/yếm thế, rất nản lòng.
Trong lúc Eramus và Cervantès ca tụng sự việc điên-rồ như “mở nắp van” hoặc “xả xú-páp” cốt tạo an-toàn cho dân chúng, thì Hội-thánh Chúa lại lên án sự việc ấy như thứ tội cũng rất “trọng”. Và, Công đồng Latêranô kỳ thứ tư mở đầu vào năm 1214 lại coi chuyện xưng thú tội-lỗi như chuyện bắt-buộc khi những người con của Chúa phạm phải tội “trọng” đến chết chóc; và rồi, lại đề ra lề-lối thực-hiện việc đền tội ở nơi công-cộng hoặc tư-riêng. Thứ văn-hoá sợ tội quá mức độ ở dân con trong Đạo lại có nghĩa như một gia-tăng thực-thụ quyền của các linh-mục và giám-mục, đặc biệt là quyền hoá-giải mọi lỗi tội do hàng giáo-sĩ phẩm trật, bày ra.
Nhà Thệ-phản Luther vẫn luôn coi lề-thói xưng thú tội-lỗi như thế, y như thứ vũ-khí đầy quyền-uy được hệ-cấp giáo-quyền ở Rôma thống-lĩnh nhiều năm tháng, dài cả một đời người. Chúng-dân, còn được khuyến-khích tiếp-tục xét mình cho kỹ, đặc biệt là các lỗi phạm về dục-tính, với dục-vọng. Cả, những chuyện dục-tính hay dục-tình trong hôn-nhân cũng bị giới thần-quyền nghị-ngờ và cấm-kỵ. Phụ-nữ được liệt ngang hàng kẻ có tội, nên ta phải “đề cao cảnh-giác”, mỗi khi tiếp-xúc với bất cứ nữ-phụ nào.
Ảnh-hưởng của thánh Augustinô, cách riêng, lại đã trở nên tột-đỉnh suốt nhiều năm qua các thế-kỷ 16, 17 và 18. Và, ảnh-hưởng này còn lôi chúng-dân vào trạng-huống cứ nghĩ rằng: do bởi ta là người tội-lỗi đầy mình, nên mới trở-thành hạng người rất đỗi tiêu-cực. Thánh Augustinô còn nhấn mạnh đến cái-gọi-là “tội tổ-tông”, như thế có nghĩa là thời ấu-thơ khi xưa của con người đều mất hết giá-trị/phẩm cách lẽ đáng phải có.
Não-trạng này lan rộng qua thế-kỷ, là do quý vị cứ hiểu các câu Kinh-thánh như muốn nhắc nhở mình, rằng: “Kẻ được gọi thì nhiều nhưng người được chọn lại ít!” Các nhà giảng-thuyết lúc ấy lại cứ vin vào đó rồi nhấn mạnh, là: chỉ một số rất ít người được cứu-chuộc, thôi. Tác-giả người Pháp là ông Grignon de Montfort từng nói rõ: lâu nay số người được ghi vào sổ bộ rằng mình thuộc số rất ít gồm những người được Chúa chọn, như thế này:
“Thật cũng ít và rất ít người biết rằng ta vẫn bị đánh động do âu-sầu/phiền-não khi nghĩ rằng chỉ một số rất thưa ít coi như một trong số hang ngàn người được chọn, mà thôi.”
Các vị giảng-lễ còn khẳng-định thêm, rằng: con người vốn dĩ là kẻ có tội rất hình sự nên đương nhiên phải hãi sợ Thiên-Chúa. Một vị thuyết giảng cũng người Pháp có tên là Tronson, đã thách-thức Dòng thánh của ông, qua cung cách sau đây:
“Nếu tội lỗi tự nó dễ sợ như thế thì chắc hẳn Chúa Cha Trên Trời sẽ phẫn-nộ về Người Con của Ngài ghê gớm lắm!... Vậy thì: ta đem đến cho Chúa loại hãi-sợ thuộc tầm cỡ nào đây, khi ta chỉ là loài thọ-tạo xấu-xí đáng nhờm-tởm vào lúc sinh ra, chắc chắn rồi ra ta cũng sẽ bị tách rời khỏi Thiên-Chúa mà ta đã kế-thừa sự nguyền-rủa không chịu đựng nổi dưới mắt Ngài chứ nhỉ?”
Trong quá khứ, Thiên-Chúa luôn bị coi là Đấng chuyên giáng-phạt con người, nên con người có bổn-phận phải đền bù mọi tỗi lỗi, với Ngài thôi!
Một tác-giả khác cũng người Pháp có tên là Nicole, chủ-trương rằng: “Chúa Giêsu chẳng khi nào biết cười hết!” Và, khi giảng về Đức Giêsu, vị này lại giảng như sau:
“Lâu nay mọi người đều biết Chúa Giêsu chẳng bao giờ biết cười hết. Không có gì để ta sánh ví Ngài về tính nghiêm-nghị nơi cuộc sống: Rõ ràng, Ngài chẳng thích chuyện cười vui, giải-trí hoặc bất cứ thứ gì làm sao-nhãng tính Thần thiêng Thánh ái của Ngài hết. Xem như thế, là Chúa hoàn-toàn phó-thác cho Chúa Cha toàn cả cuộc sống của Ngài và mọi khổ đau của con người nữa...”
Cuối cùng thì, sử-gia Delumeau đã tóm-kết biên-khảo của ông bằng một nhận xét bảo rằng: tội-lỗi và nỗi-niềm hãi-sợ luôn chế-ngự thế-giới với thế-gian nhiều năm tháng. Các đấng bậc giảng-thuyết lại “nói và giảng nhiều hơn, về sự Thống Khổ của Đức Chúa Đấng Cứu-Chuộc hơn sự Phục sinh/trỗi dậy của Ngài. Nói thế, tức: các vị nói nhiều về tội lỗi hơn tha thứ. Các vị giảng Chúa là Quan Án nhiều hơn là Người Cha Nhân-Hiền. Và, các ngài giảng nhiều về hoả-ngục hơn chốn Địa-đàng-trần-gian rất tươi vui, phúc hạnh. Chả thế mà, ta không lấy làm lạ khi thấy các Kitô-hữu ở trời Tây, cuối cùng rồi cũng thôi không còn vận-động cho tín-điều đầy bức-bách đến thế.
-----------------------
Một số câu hỏi để suy nghĩ:
-Lối trình bày của sử-gia Delumeau thích-hợp với ta đến mức-độ nào? Anh em biết nhiều không giòng sử từng diễn ra như thế?
-Anh em có thấy là: sĩ-tử Dòng Chúa Cứu Thế đã và đang rao giảng theo cách nhấn mạnh tính sử-học trong Đạo Chúa như tác-giả Delumeau đã làm không?
-Anh em có thấy: lối rao giảng của mình có gì khác với những điều được sử-gia Delumeau đưa ra để công-kích?
-Bằng cách nới rộng tầm-nhìn về phiá chân-trời rộng mở như ở trên, anh em có nghĩ là mình cũng muốn đổi-thay, hoặc cải-thiện thông-điệp mình đưa ra, khi rao giảng chứ?
-----------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR - Mai Tá lược dịch
(bài 18)
Phần 4: Ơn Cứu Chuộc và những điều lâu nay rày diễn-giải
Sử gia Jean Delumeau lại đã theo cung-cách của các nhà viết sử, tức: đặt chung vào cùng bộ sưu-tập các ví-dụ cụ-thể về lời giảng-dạy ở giáo-lý/sách-phần suốt thế-kỷ thứ 13 đến thế-kỷ thứ 18, tại một số nước như: Pháp, Tây Ban Nhà, Đức, Anh và Vương-quốc Bỉ. Nhận ra điều này, hẳn anh em sẽ ngạc-nhiên không ít, và bị đánh động cũng rất nhiều, về ảnh-hình xuất-hiện, từ nơi đó.
Có thể nói, đây là ảnh-hình khá tiêu-cực, luôn tháp-nhập những lỗi cùng tội vào với giới thường-dân chân-phương, chất-phác, chẳng biết gì. Làm thế, Giáo-hội tập-trung vào chỉ mỗi nỗi chết, coi đó như hình-phạt thoả-đáng, cứ suy tưởng rằng: Chúa muốn thế. Làm thế, tức: cũng tạo tầm-nhìn khá tiêu-cực về xác-thể con người.
Và, đặc biệt tính-dục lại mang tính tiêu-cực cả về hôn-nhân lẫn tình-huống yếu kém/thua thiệt về cuộc sống độc-thân, khiết-tịnh vẫn giả-định rằng: con trẻ, ngay khi được cưu-mang và sinh hạ lọt lòng mẹ là chúng đã ở vào tình-trạng lỗi tội của tiên tổ, tức thủy-tổ loài người theo nghĩa rộng và mạnh mẽ. Và từ đó, con trẻ đã phải chuốc lấy mọi xấu xa, tồi tệ ngay buổi đầu cuộc sống của chúng.
Theo sử-gia Delumeau, thì: Giáo-hội lại vin vào việc sửa-soạn bài giảng ở nhà thờ, nên mới sử-dụng các yếu-tố và nhân-tố ấy cốt chèn-ép chúng-dân ngu si/đần-độn hoặc không biết gì về triết/thần, tức: đã sử-dụng chủ-đề về nỗi chết, và không coi đó như yếu-tố tự-nhiên của sự sống con người. Trái lại, các đấng bậc thuộc giáo-quyền lại đã đơn-giản coi đó chỉ như một luận-phạt do “tội tổ-tông” của con người gây ra, nên mới ra cớ-sự, như thế.
Ngoài sự chết, Hội-thánh Chúa còn khiến dân con Đạo mình “ghê-tởm” cả thân-xác con người, đặc biệt hơn: cả chức-năng sinh-sản cũng như sự chết. Hội-thánh, vẫn cứ tập-trung nhấn mạnh đến khía-cạnh không lành/sạch, rồi đưa vào đó các chi-tiết kinh-hoàng, nhiều hãi sợ. Các nhà giảng-thuyết thường ghê-tởm thân-xác phụ-nữ, nên vẫn tham-gia tỏ-bày niềm ác-cảm từ phía nam-nhân nhất thứ, là chuyện máu-huyết của nữ-giới về chu-kỳ kinh-nguyệt.
Dân thường ở huyện, còn được giáo-dục nghệ-thuật đi vào cõi chết. Và, dù công-cuộc Phục-Hưng thời Trung-Cổ có bác-bỏ ngôn-ngữ bệnh-hoạn về cái chết đi nữa, Hội-thánh Chúa vẫn duy-trì truyền-thống rất hãi-hùng về cái-gọi-là ‘quỷ-tha-ma-bắt’, rất khôn nguôi. Các thày dòng Phanxicô khi ấy, đã nhấn-mạnh nhiều đến Thân-Mình Chúa Giêsu chịu hành-hạ rất ư là nhục-nhã. Và, còn đặt nặng chuyện phân-hủy cũng rất “ảo” về hiện-tượng mục-nát, vữa-tan của thân xác con người, hơn về sự “sống lại”, thời mai sau.
Thế nên, người người thời đó đều ăm-ắp mối lo-lắng/hãi sợ về thời cánh-chung, tức tận-thế. Ai cũng hiểu câu “sống lại thời sau hết” theo nghĩa đen, tức: thân xác con người, vào ngày sau hết, lại sẽ quay về sống đời xác-phàm/trần-tục, hệt như trước. Vì thế nên, bạo-lực quỷ-quái như ma-trơi cứ thế xuất-hiện tràn lan trên khắp chốn. Thời đó, lại thấy xuất-hiện sự kiện rao-truyền Phúc-âm/Tin-Mừng chỉ là truyền-bá niềm hãi-sợ suốt nhiều thời, với chủ-thuyết bi-quan/yếm thế, rất nản lòng.
Trong lúc Eramus và Cervantès ca tụng sự việc điên-rồ như “mở nắp van” hoặc “xả xú-páp” cốt tạo an-toàn cho dân chúng, thì Hội-thánh Chúa lại lên án sự việc ấy như thứ tội cũng rất “trọng”. Và, Công đồng Latêranô kỳ thứ tư mở đầu vào năm 1214 lại coi chuyện xưng thú tội-lỗi như chuyện bắt-buộc khi những người con của Chúa phạm phải tội “trọng” đến chết chóc; và rồi, lại đề ra lề-lối thực-hiện việc đền tội ở nơi công-cộng hoặc tư-riêng. Thứ văn-hoá sợ tội quá mức độ ở dân con trong Đạo lại có nghĩa như một gia-tăng thực-thụ quyền của các linh-mục và giám-mục, đặc biệt là quyền hoá-giải mọi lỗi tội do hàng giáo-sĩ phẩm trật, bày ra.
Nhà Thệ-phản Luther vẫn luôn coi lề-thói xưng thú tội-lỗi như thế, y như thứ vũ-khí đầy quyền-uy được hệ-cấp giáo-quyền ở Rôma thống-lĩnh nhiều năm tháng, dài cả một đời người. Chúng-dân, còn được khuyến-khích tiếp-tục xét mình cho kỹ, đặc biệt là các lỗi phạm về dục-tính, với dục-vọng. Cả, những chuyện dục-tính hay dục-tình trong hôn-nhân cũng bị giới thần-quyền nghị-ngờ và cấm-kỵ. Phụ-nữ được liệt ngang hàng kẻ có tội, nên ta phải “đề cao cảnh-giác”, mỗi khi tiếp-xúc với bất cứ nữ-phụ nào.
Ảnh-hưởng của thánh Augustinô, cách riêng, lại đã trở nên tột-đỉnh suốt nhiều năm qua các thế-kỷ 16, 17 và 18. Và, ảnh-hưởng này còn lôi chúng-dân vào trạng-huống cứ nghĩ rằng: do bởi ta là người tội-lỗi đầy mình, nên mới trở-thành hạng người rất đỗi tiêu-cực. Thánh Augustinô còn nhấn mạnh đến cái-gọi-là “tội tổ-tông”, như thế có nghĩa là thời ấu-thơ khi xưa của con người đều mất hết giá-trị/phẩm cách lẽ đáng phải có.
Não-trạng này lan rộng qua thế-kỷ, là do quý vị cứ hiểu các câu Kinh-thánh như muốn nhắc nhở mình, rằng: “Kẻ được gọi thì nhiều nhưng người được chọn lại ít!” Các nhà giảng-thuyết lúc ấy lại cứ vin vào đó rồi nhấn mạnh, là: chỉ một số rất ít người được cứu-chuộc, thôi. Tác-giả người Pháp là ông Grignon de Montfort từng nói rõ: lâu nay số người được ghi vào sổ bộ rằng mình thuộc số rất ít gồm những người được Chúa chọn, như thế này:
“Thật cũng ít và rất ít người biết rằng ta vẫn bị đánh động do âu-sầu/phiền-não khi nghĩ rằng chỉ một số rất thưa ít coi như một trong số hang ngàn người được chọn, mà thôi.”
Các vị giảng-lễ còn khẳng-định thêm, rằng: con người vốn dĩ là kẻ có tội rất hình sự nên đương nhiên phải hãi sợ Thiên-Chúa. Một vị thuyết giảng cũng người Pháp có tên là Tronson, đã thách-thức Dòng thánh của ông, qua cung cách sau đây:
“Nếu tội lỗi tự nó dễ sợ như thế thì chắc hẳn Chúa Cha Trên Trời sẽ phẫn-nộ về Người Con của Ngài ghê gớm lắm!... Vậy thì: ta đem đến cho Chúa loại hãi-sợ thuộc tầm cỡ nào đây, khi ta chỉ là loài thọ-tạo xấu-xí đáng nhờm-tởm vào lúc sinh ra, chắc chắn rồi ra ta cũng sẽ bị tách rời khỏi Thiên-Chúa mà ta đã kế-thừa sự nguyền-rủa không chịu đựng nổi dưới mắt Ngài chứ nhỉ?”
Trong quá khứ, Thiên-Chúa luôn bị coi là Đấng chuyên giáng-phạt con người, nên con người có bổn-phận phải đền bù mọi tỗi lỗi, với Ngài thôi!
Một tác-giả khác cũng người Pháp có tên là Nicole, chủ-trương rằng: “Chúa Giêsu chẳng khi nào biết cười hết!” Và, khi giảng về Đức Giêsu, vị này lại giảng như sau:
“Lâu nay mọi người đều biết Chúa Giêsu chẳng bao giờ biết cười hết. Không có gì để ta sánh ví Ngài về tính nghiêm-nghị nơi cuộc sống: Rõ ràng, Ngài chẳng thích chuyện cười vui, giải-trí hoặc bất cứ thứ gì làm sao-nhãng tính Thần thiêng Thánh ái của Ngài hết. Xem như thế, là Chúa hoàn-toàn phó-thác cho Chúa Cha toàn cả cuộc sống của Ngài và mọi khổ đau của con người nữa...”
Cuối cùng thì, sử-gia Delumeau đã tóm-kết biên-khảo của ông bằng một nhận xét bảo rằng: tội-lỗi và nỗi-niềm hãi-sợ luôn chế-ngự thế-giới với thế-gian nhiều năm tháng. Các đấng bậc giảng-thuyết lại “nói và giảng nhiều hơn, về sự Thống Khổ của Đức Chúa Đấng Cứu-Chuộc hơn sự Phục sinh/trỗi dậy của Ngài. Nói thế, tức: các vị nói nhiều về tội lỗi hơn tha thứ. Các vị giảng Chúa là Quan Án nhiều hơn là Người Cha Nhân-Hiền. Và, các ngài giảng nhiều về hoả-ngục hơn chốn Địa-đàng-trần-gian rất tươi vui, phúc hạnh. Chả thế mà, ta không lấy làm lạ khi thấy các Kitô-hữu ở trời Tây, cuối cùng rồi cũng thôi không còn vận-động cho tín-điều đầy bức-bách đến thế.
-----------------------
Một số câu hỏi để suy nghĩ:
-Lối trình bày của sử-gia Delumeau thích-hợp với ta đến mức-độ nào? Anh em biết nhiều không giòng sử từng diễn ra như thế?
-Anh em có thấy là: sĩ-tử Dòng Chúa Cứu Thế đã và đang rao giảng theo cách nhấn mạnh tính sử-học trong Đạo Chúa như tác-giả Delumeau đã làm không?
-Anh em có thấy: lối rao giảng của mình có gì khác với những điều được sử-gia Delumeau đưa ra để công-kích?
-Bằng cách nới rộng tầm-nhìn về phiá chân-trời rộng mở như ở trên, anh em có nghĩ là mình cũng muốn đổi-thay, hoặc cải-thiện thông-điệp mình đưa ra, khi rao giảng chứ?
-----------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR - Mai Tá lược dịch