Chương Ba: Ơn Cứu-Chuộc và các truyền-thống trong Đạo

(bài 19)

Phần 5: Ơn Cứu Chuộc và một diễn-giải rất khác-biệt về sử Đạo


Tiếp tục hội thảo hôm nay, tôi sẽ chú-trọng hơn vào đường-lối suy-tư của anh em khác trong Giáo-hội, là: linh mục Dòng Tên ở New York là Edward Oakes, sj. Ông là thần-học-gia theo qui-cách và trường-phái Von Balthasar.

Tôi nghĩ, anh em cũng nên thêm vào đây, lối học-hỏi sử Đạo theo qui-cách khác-biệt từng được các bậc thức-giả lâu nay không chấp-nhận lập-trường của sử-gia Delumeau và những người khác. Có thể, vấn-đề chính-yếu nên đặt ra như sau: ta đón-nhận giải-thích nào đây? Điều này, xem ra chịu ảnh-hưởng khá nhiều từ cung-cách phán-đoán không mang tính sử-học, một chút nào.



Thật ra, có nhiều suy-tư/tìm-hiểu lý-do khiến Công Đồng Vatican 2 không bàn nhiều chuyện đoàn-kết Kitô-giáo và tái-tạo châu Âu thành châu-lục mang tính-cách rất “Kitô”. Một đằng, Giáo-Hội Chúa bị doạ-dẫm từ Thời-đại Khai-sáng, nên tiếp-nhận chiến-lược rao-truyền Phúc Âm một cách hời-hợt, bên ngoài. Đằng khác, chiến-lược ấy lại xuất-hiện từ Thời-đại Khai-sáng, nay xuất-hiện trở lại.



Có thể nói, phụng-vụ ta cử-hành đã trải qua một thời-gian khá dài, từ lúc ta từng hát và đọc kinh-thánh toàn bằng tiếng La-tinh, cho tới thời ta sử-dụng tiếng mẹ đẻ của người dự lễ. Các tu-sĩ nam/nữ cũng được phép canh-cải áo dòng của các vị hầu phù-hợp với thời mình sống. Việc ca hát và sử dụng nhạc-cụ dân-tộc, hoặc trống đàn Tây Ban Cầm, vĩ-cầm hoặc thứ gì khác, nay được phép đưa vào nhà thờ vào nghi-thức phụng-tự, rất trang trọng.



Đến hôm nay, ngày càng thấy ít người “đi” nhà thờ, như khi trước. Ở tầm-kích thê-thảm hơn, một số tín-điều cơ-bản khi xưa không ai đặt thành vấn-đề cả, thì nay cứ bị tra-vấn mãi, như: tính Siêu-việt của Đức Chúa, tư-duy mặc-khải, đặc-trưng “có một không hai ”của Đức Kitô, cái chết mang tính-cách “đền bù tội lỗi” hoặc “xóa tội trần-gian”, hy-vọng vào sự sống sau khi chết, sự hiện-hành của cái-gọi-là “hoả ngục”, với “địa ngục”.



Nhiều người, tuy vẫn lẳng lặng tin vào những chuyện như thế, nhưng cũng có nhiều người khác, tuy ít tin vào những chuyện như thế, nhưng vẫn đi lễ đều đều mỗi tuần. Rồi, chuyện “ơn gọi” làm linh-mục, tu-sĩ nam/nữ không còn đếm được bao nhiêu. Và, chuyện nhiều người chẳng có ý-niệm căn-bản về niềm tin vào Chúa. Các trường Công-giáo, lại cứ lục-tục đóng cửa. Và, hàng giáo-sĩ tiếp-tục xách-nhiễu tình-dục đàn bà/trẻ em, vẫn là chuyện lớn lao, rộng rãi v.v. và v.v.



Vấn-đề, nay hỏi rằng: tự thâm-căn, những gì tạo ra những chuyện như thế?

Nay, nhìn vào giòng sử Đạo, ta lại thấy vấn-đề đặt ra như thể: mọi sự khi trước tập-trung vào chuyện biến-đổi thế-gian, hơn là cứu-chuộc/cứu-vớt thế-giới. “Biến-đổi thế-gian”, điều này còn có nghĩa: “Biến-cải cuộc sống con người”; hoặc: sự việc “đổi-thay cơ-cấu xã-hội đầy tội-phạm”, “dấn thân vào hành-động xã-hội”, “thăng-tiến công-bằng/công-chính khắp dân gian địa cầu”, và cuối cùng, là: vấn-đề “tháp-nhập bản-vị con người”, cho đúng cách, đúng chỗ.



Các sự việc như thế, qua cung-cách bãi-bỏ mọi thúc-bách áp-đặt lên tự-do vốn có từ giòng sử xã-hội, hoặc thị-kiến cá-nhân thiếu tiến-bộ. Việc này, vốn dĩ chú-trọng dần dần vào việc duy-trì công-cuộc “tạo-dựng”, nhưng lại quên đi những gì phù-hợp với sự việc Chúa cứu-chuộc. Điều này, tuy gia-tăng nỗi-niềm tỉnh-thức về những hiểu/biết của con người, cả đến những gì sâu-sắc với thế-giới. Nhưng, cũng bỏ sót những gì thích-hợp với quà-tặng “mặc-khải” Chúa ban cho con người “vượt quá” thế-giới phàm-trần.



Cuối cùng, ta cũng nên đặt vấn-đề thế này: mọi người công-nhận rằng biến-cải là hành-động thuận theo ý Chúa. Xem thế thì, biến-cải đây phải chăng là cải-hoán chốn gian-trần? Hoặc, việc đó chỉ là cải-biến căn-bản ở trên trời, chứ không phải trần-thế? Phải chăng, Thiên-Chúa sai phái Đức Giêsu xuống thế làm người, là để cứu ta ra khỏi vòng cương-toả của ác-thần/sự dữ, lúc này? Hoặc, cốt để đưa ta vào chốn miền nào đó (tựa như thiên-đàng) ở đó không có ác-thần/sự dữ cần loại bỏ?



Và nay, để phá-bỏ mọi thúc-bách từ xã-hội, hoặc để ban cho ta trạng-huống thiên-đàng sau thời sống với xã-hội trần-gian, qua đó ta không còn nghĩ về những thúc-bách như mình hiện ở trần-gian, không? Phải chăng việc gặp gỡ Đức Kitô trước tiên là gặp Ngài trong hoàn-cảnh hiện-tại ta đang sống; hoặc: ta chỉ gặp được Ngài vào lúc đang và chỉ sau khi chết, mà thôi không? Ta có sống đích-thực điều Chúa dạy trước khi chết, không? Ta có chết, trước khi mình vẫn sống chứ? Phải chăng, Chúa gỡ bỏ trạng-huống khốn-khổ ta thường gặp ngay bây giờ? Hoặc, Chúa chịu-đựng trạng-huống ấy lúc này, là để gỡ bỏ nó cho ta được phục sinh/trỗi dậy thực sự?



Có điều là, tư-duy thời hậu-Công-đồng Vatican 2, lại tiếp-nhận cung-cách sống “ở dưới đất”, nên mới thất-bại khi quan-hệ với truyền-thống và những người có nhu-cầu khẩn-thiết, sâu-sắc. Sự việc này, tựa như “xối nước” lên đường-lối sống Đạo theo kiểu thông-thoáng. Thế nên, từ đó, mới cần tái rao-truyền Phúc Âm cho tín-hữu nào còn sống như thế. Cần đào sâu, sự việc gần cận tính hiện-đại hơn. Nói theo cung-cách sử-học, thì: sống kiểu này, là để định-vị chính mình vào mẫu-mã của địa-cầu trần-gian như nghị-trình Thời Khai-sáng từng tạo ra, lúc đó.



Từ Công Đồng Vatican 2 đến nay, lại thấy nhiều cuộc-chiến cứ diễn ra bên trong vùng đất Giáo-hội. Cuộc-chiến này, là thứ thánh-chiến vẫn tiếp-tục như cuộc chiến kéo dài 30 năm, thời Phục-Hưng. Chủ-thuyết sống Đạo cách thông-thoáng, lại đưa thêm uy-lực cả vào trong đó. Nay, nó hiện-diện trong cuộc thiết-dựng đạo-giáo và lý-lịch nền-tảng đa-văn-hoá theo tầm-cỡ rất toàn-cầu. Ngõ hầu tránh né một cuộc chiến đích-thực lại sẽ xảy ra; hoặc ít ra, lại cũng như các chính-phủ dân-sự vẫn coi đạo-giáo có hiệu-quả tương-đương và xứng đáng được lợi-lộc dân-sự so với thể-chế dân-chủ.



Điều này, do chủ-thuyết “duy-lý” vốn không cởi mở và chấp-nhận ảnh-hưởng từ “truyền-thống siêu-nhiên”.



Cũng thế, các đại-học theo kiểu của người Anh và người Đức có truyền-thống hậu-Phục-hưng và các thể-chế “chuyên-nghiệp”. Tức, có nghĩa: nói về thời-đại mới khai phá, thì các thần-học-gia khi xưa thường là giám-mục hoặc các thày Dòng khắc-kỷ, chứ không phải bậc thày giảng dạy, như ngày nay. Thế nên, do bởi muộn-phiền gây ra do nền giáo-dục thông-thoáng, hiện-đại và lề-lối suy-tư then chốt, các đấng bậc thày dạy về Đạo lâu nay được huấn-luyện theo truyền-thống như thế, vẫn dắt dìu kẻ-tin vào tầm-hướng nhiều sai lạc.



Một trong các triệu-chứng lớn nơi quan-điểm này, là: Ơn Cứu-Chuộc. Có ý-kiến cho rằng: ta nên coi Đức Giêsu-Chịu-Đóng-Đinh như ca sĩ nổi-tiếng một thời của ban The Beatles là John Lennon bị ám-sát tại Strawberry Fields Central Park, New York.



New York đây, tựa hồ như đồi Gôn-gô-ta ở ngoại-ô Giêrusalem, được mọi người nhớ đến hàng năm, thì thông-điệp này đích-thực đánh động mạnh lên con người, rất không ngừng. Ai suy-tư theo cách diễn-giải lịch-sử như thế, sẽ ưa-thích lối tư-duy mang cung-cách của Bartha hoặc Pascal nhiều hơn, về Ơn Cứu-Chuộc và nhiệm-tích thần-học. Suy-tư nói trên bị gỡ bỏ, là để ta có kinh-nghiệm về niềm-tin không theo nghĩa “then chốt”, nữa.



Một vài ý-tưởng để ta suy thêm:

-Anh em có thấy lối diễn-giải này thích-hợp với mình không?

-Anh em biết về lịch-sử Đạo Chúa nhiều lắm không?

-Anh em thấy Dòng mình rao giảng có đúng giòng sử của Đạo không?

-Anh em có thấy lối rao giảng của Dòng mình lâu nay khác với điều mà

quan-điểm ở trên từng chê-trách, chứ?

-Bằng vào đường-lối mở rộng chân trời ở trên, anh em có muốn thay-đổi hoặc cải-thiện các thông-điệp mình gửi cho người nghe, không?

-Làm thế nào để anh em mình đối đầu hoặc giáp mặt với kiểu-cách diễn-giải khác nhau vừa trình bày ở trên?



Nên chăng

đi vào kết-đoạn

của lề-lối diễn-giải?



Lâu nay ta được bảo: có hai phương-án chính qua đó lịch-sử diễn-tiến hướng về phía trước. Một là, đường-lối phục-hưng/cải-cách. Còn, phương-án kia lại đứt đoạn, kẹt cứng.



Đường-lối phục-hưng/cải-cách xảy ra qua đối-thoại và tranh-luận theo kiểu tường-trình tại quốc-hội. Còn, đường-lối đứt-đoạn vẫn xảy ra, ngang qua sự-kiện không ngờ trước nhưng vẫn để lại nhiều tình-huống khác-biệt, rất đáng kể. Chẳng hạn như: cuộc cách-mạng kỹ-nghệ từng đưa châu Âu đi từ chủ-thuyết bảo-vệ mậu-dịch quá mức sang chế-độ tự-do trao-đổi hàng-hoá. Thành ra, ta lại sẽ nghĩ “Cái chết rất đen ngòm” và “chiến-tranh tôn-giáo” là những đứt-đoạn từng để lại nhiều hệ-quả khó lường.



Không phải mọi người đều chẩn-đoán được những gì xảy đến qua phục-hưng/cải cách, hết. Thật cũng khó mà chẩn-đoán sự việc xảy đến, vì nó tuy từ từ tiệm-tiến, nhưng lại rất chắc ăn. Thế nên, có một số người lại thấy khó mà biện-giải những gì xảy đến như trạng-huống rất đứt-đoạn. Bởi, nó xảy đến rất bất ngờ, so với mô-hình và phạm-trù của thời trước.



Ngày nay, ta chỉ theo một trong hai đường-lối như thế, nên càng thấy khó. Tính theo chu-kỳ từ mười đến mười hai năm, ta lại thấy xảy đến các đổi-thay nơi thế-hệ của những người từng biết nghĩ-suy. Người thời nay, cũng sử dụng đường phố thay cho quốc-hội để cãi-tranh, giành phần biện-giải. Nhiều người, trong đó có các vị ở Giáo-triều lại cũng đi bầu bằng chân. Số khác, lại chẳng bao giờ chịu đi bầu hết.



Có nhà khảo sát ở Pháp, mới đây cho biết: phân nửa dân thường ở trong nước, chẳng lý gì chuyện chính-trị. Trong số những người đó, có từ 20% đến 30% người không đi bầu. Và, 15% số người đi bầu, thường dồn phiếu cho đám cực hữu, và 10% dành cho đám cực tả. Như thế, đám cực-hữu bèn thông-đồng với những người không đi bầu để lập thành một khối gồm những người chuyên chống-đối chuyện mới mẻ, đó cũng là chuyện đương-nhiên thôi.


(còn tiếp)


Lm Kevin O’Shea, CSsR

Mai Tá lược dịch