CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG (C)
Xôphônia 3: 14-18; T.vịnh 11; Philipphê 4: 4-7; Luca 3: 10-18

MỪNG VUI LÊN VÌ THÁNH THẦN CHÚA GIÚP CHÚNG TA ĐÓN NHẬN ƠN CỨU CHUỘC

Có gì hay và hào hứng để đọc trong lúc này, Mùa Vọng, hơn là bài thứ nhất của ngôn sứ Sophonia hay không? Thật là một đoạn văn đầy vui vẻ và tình yêu. Sophonia giúp chúng ta chú trọng đến sự nguyện ngẫm trong thinh lặng, nhưng trong lúc lại quá ư ồn ào náo nhiệt. (Còn bao nhiêu ngày nữa để mua sắm trước lễ Giáng Sinh?). Trước đoạn văn đọc hôm nay ngôn sứ than phiền về những áp bức và gian dối đối với người nghèo. Thiên Chúa sẽ đến và Ngài sẽ làm gì khi Ngài đến? Ngài sẽ đối xử với các người lãnh đạo không công chính trong dòng họ Giuda "Đức Chúa đã cất án phạt trên ngươi. Địch thù của ngươi, Ngài đã quay lưng". Qua các ngôn sứ như Sophonia, Thiên Chúa đã hứa với những người bị áp bức và đau khổ là Ngài sẽ săn sóc những nạn nhân của những lãnh đạo tàn bạo. Sau đó trong phúc âm thánh Luca, Đức nữ Maria ca ngợi trong kinh Magnificat, Thiên Chúa đã nâng cao mọi kẻ khiêm nhường, và hạ bệ những ai quyền thế (Lc 1:46-55).

Bài sách hôm nay nói về quá khứ khi Thiên Chúa hành động thay mặt cho dân Ngài, và nói về tương lai khi Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta, Đấng Cứu Thế toàn năng. Dân chúng vui mừng hớn hở vì những việc Thiên Chúa đã làm cho họ: "Đức Chúa đã cất án phạt trên ngươi" Thiên Chúa cũng động lòng vì những việc Ngài đã làm "vì ngươi, Đức Chúa hân hoan vui sướng. Với ngươi, Người làm mới lại Tình Yêu của Người". Thiên Chúa hoan hỷ mừng trong tiếng reo vui vì chúng ta.

Khi chúng ta cảm nghiệm Thiên Chúa làm thế nào để cất khỏi vai chúng ta ách bạo lực của những người áp bức chúng ta, tình yêu chúng ta lại thêm đậm đà hơn với Thiên Chúa. Sophonia nói đến hoàn cảnh trong tương lai: sẽ không còn xung đột, lo sợ hay khổ nhục giữa chúng ta. Ngôn sứ sửa soạn chúng ta đón chào giáng sinh của Chúa Kitô, khuyến khích chúng ta đừng nên sợ sệt hay thất vọng bởi những gì hình như không thể khắc phục và chuyển dịch được trong cuộc sống của chúng ta. Thật thế, chúng ta có lý do để vui mừng hớn hở. Các Ngôn sứ sửa soạn cho chúng ta đón nghe phúc âm thánh Luca trong năm phung vụ mới này. Suốt phúc âm thánh Luca sẽ nói với những người lo sợ "đừng lo sợ". Vui mừng là một trong các đề tái chính trong phúc âm thánh Luca. Làm sao mà dân chúng lại không vui mừng được phải không? Chúng ta đã bị mắc kẹt và sa lầy và Thiên Chúa gởi Chúa Giêsu đến để cho chúng ta được tự do là điều thực hành lời hứa của ngôn sứ Sophonia "Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, ở giữa ngươi, Đấng Cứu Chuộc vạn thắng."

Ai có thể cần Đấng Cứu Chuộc hơn là những người đến với ông Gioan Tẩy Giả trong sa mạc phải không? Lễ Giáng Sinh sắp đến, tuy vậy, các nhân vật trong phúc âm hôm nay là: một ngôn sứ khuyến khích dân chúng, đám đông dân chúng, những người ghẻ lạnh trong cộng đoàn, và lính La mã. Còn 12 ngày nữa là lễ Giáng Sinh, nhưng chúng ta cần phải quên những gì phải mua sắm để nghĩ đến những điều ông Gioan Tẩy Giả nói, vì không thể nào tránh khỏi ông ta được.

Chúng ta sẽ đón chào một hài nhi vào lễ Giáng Sinh. Chúng ta phải xem có điều gì làm cho chúng ta không mở lòng trí đón nhận Đấng giáng sinh một cách niềm nở. Chúng ta có thể đặt câu hỏi như 3 nhóm người hỏi ông Gioan Tẩy Giả "chúng tôi sẽ phải làm gì?". Vấn đề chắc không phải là điều gì dân chúng cần suy nghĩ, hay nghĩ sẽ phải làm."Đấng Mesia" sẽ đến rất gần và phải hành động ngay bây giờ. Dân chúng sẽ phải làm gì và làm điều đó ngay bây giờ, không thể chờ đợi được.

Ông Gioan Tẩy Giả nói với đám đông quần chúng, những người thu thuế, lính La mã, nên làm việc gì cụ thể như lo lắng cho những người cần được giúp đở, và làm một cách công chính. Ông Gioan không bảo họ lên Đền Thờ cầu nguyện hay dâng của lễ lớn lao. Nghi lễ và lời kinh nguyện sẽ đến sau. Điều thứ nhất phải thay đổi là hãy lo lắng giúp đở những người láng giềng. Việc đó sẽ giúp họ và chúng ta sửa soạn đón Đấng Mesia.

Quần chúng sẽ phải chia sẻ những gì họ có với những tha nhân không có. Người thu thuế phải công bằng trong công việc của họ và tránh tham lam, "Đừng thu hơn mức quy định". Còn các người lính, những người ngoài cuộc thuộc đế quốc hay hà hiếp dân lại đến nghe một ngôn sứ Do thái. Ông ta bảo họ "hãy an phận với số lương của mình". Những người lính đó có quyền hành và họ có thể dùng quyền đó hà hiếp người dân thường. Trái lại, họ chỉ cần "an phận" với số lương của họ và như thế là đủ rồi.

Ông Gioan Tẩy Giả là một nhà truyền giáo mạnh mẽ. Ông ta là "thầy giảng thời nay". Ông ta chỉ dẫn những việc làm công chính. Ông đón nhận Đấng Mesia, và khuyên nhũ chuẩn bị bằng những lời cụ thể. Dân chúng cần phải dùng của cải họ có để giúp những người thiếu thốn. Đối với ông ta, không có gì lạ lùng từ trên đỉnh núi ban phát xuống cả. Trái lại, ông ta bảo dân chúng làm việc ngay thẳng trong đời sống hằng ngày của họ. Và nếu họ làm như thế họ có thể sẵn sàng “tột bực” khi Đấng Mesia đến.

Và điều "tột bực" đó là gì? Ông Gioan tiên đoán Triều Đại toàn diện sẽ đến. Ông sẽ làm phép rữa với nước và xoá tội cho họ. và ông Gioan nói, khi Đấng Mêsia đến và làm phép rữa. còn hơn nữa là Chúa Giêsu sẽ làm phép rữa trong "Thánh Thần và lửa". Chúng ta biết trong sách Công vụ tông đồ của thánh Luca là Chúa Thánh Thần xuống trên tất cả các tín hữu. Thánh Luca nói trước những điều gì sẽ xãy ra trong ngày lễ Thánh Thần Hiện Xuống khi Chúa Thánh Thần xuống dưới hình lưởi lửa trên các người có mặt. Ngôn sứ Isaia cũng nói trước sự việc đó (Is 4:4-5) "nhờ Thần khí công minh, nhờ Thần khí thanh luyện - khói với ánh lửa rực tỏa hào quang ban đêm", và ngôn sứ Êdêkien hứa Đấng Mêsia "sẽ ban cho Thần khí mới"(Ed 36:26)

Vậy thì "tin mừng" ông Gioan Tẩy giả rao giảng cho dân chúng là gì? Hình như không phải là điều mà Giáo Hội sau đó gọi là tin mừng. Ông Gioan kêu gọi dân chúng hãy xét đời sống họ lại và sửa soạn đón nhận sự xét đoán của Thiên Chúa. Ông Gioan không phải chỉ là một thầy giảng hô hào la lối cố gắng làm các người nghe ông ta sợ sệt. Cách nói đến việc sàng sảy của người cầm nia thảy thóc lép ra bỏ vào lửa không hề tắt, ông không nhấn mạnh đến việc trừng phạt; mà chỉ muốn nói đến việc Chúa thâu gom lúa thóc mẩy cho vào kho lẫm. Đó chính là tin mừng mà ông Gioan muốn nói với chúng ta.

Những người nghe ông Gioan Tấy Giả gồm đủ mọi thành phần,và họ lắng nghe ông ta và họ muốn biết họ phải làm gì để họ dọn đường đón Đấng Mêsia "chúng tôi phải làm gì?". Đó là câu hỏi mà chúng ta, những người đã chịu phép rữa phải tự hỏi trong Mùa Vọng. Trong phép rữa mà chúng ta đã lãnh nhận, những lời hứa của Ông Gioan Tẩy Giả đã được thực hiện "với Thánh Thần và lửa" đã hoàn tất.

Bây giờ, trong Mùa Vọng năm nay, chúng ta, những người đã được phép rữa trong Thánh Thần và lửa hỏi câu hỏi đó trong phép Thánh Thể "chúng con phải làm gì?". Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần cũng như những người nghe ông Gioan, chúng ta sẽ được hướng dẫn rõ ràng đến những điều gì chúng ta cần phải thay đổi trong đời sống chúng ta. Chúng ta hy vọng với sự hướng dẫn của lửa và của Chúa Thánh Thần chúng ta có thể thay đổi điều gì cần thiết mà chúng ta sẽ nhận được bởi Chúa Kitô khi Ngài đến vào lễ Giáng Sinh, và với Thần Khí Chúa như ông Gioan Tẩy Giả hứa sẽ đến với sự thanh luyện và đổi mới của lửa.

Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP


3rd SUNDAY OF ADVENT -C-
Zephaniah 3: 14-18; Psalm 12; Philippians 4: 4-7; Luke 3: 10-18


Could there be a lovelier reading at this time in Advent than our first reading from Zephaniah? There’s a lot of joy and love in the passage. Zephaniah helps us focus during, what should be, a quiet and reflective time, but is mostly chaotic, noisy and hyperactive. (How many shopping days till Christmas?) Previous to today’s section the prophet railed against those who oppress and defraud the poor. God is coming and what will God do when God arrives? Deal with Judah’s unjust leaders. "The Lord has removed the judgment against you he has turned away your enemies." Through the prophets, like Zephaniah, God made promises to the suffering and oppressed. God will tend to the victims of those corrupt leaders. Later in Luke, Mary, in her Magnificat, will proclaim that God has lifted up the lowly and put down the powerful (Luke 1: 46-55).

Today’s passage speaks about the past: when God acted on behalf of the people, and the future: when "The Lord your God is in your midst, mighty Savior." The people are joyful because of what God has done for them: "removed the judgment against you." God is also moved by what God has done: "God will rejoice over you with gladness and renew you in his love." It gives God joy to act on our behalf.

When we experience how God has lifted the load of oppressors off our shoulders, we fall even more deeply in love with God. Zephaniah pictures that future – there will be no more conflict, fear or shame among us. He is preparing us for Christ’s birth, encouraging us not to be afraid or discouraged by what seems irreparable and unmovable in our lives. Indeed, we will have reason to rejoice. The prophet prepares us to hear Luke’s gospel during this new liturgical year. Throughout that gospel Luke will tell the frightened, "do not be afraid." Joy is another theme in Luke: how could people not be joyful? We were stuck and bogged down and God sent Jesus to set us free, fulfilling Zephaniah’s promise, "The Lord your God is in your midst, a mighty Savior."

Who could be in more need of that Savior than the ones who came to John the Baptist in the desert? We are getting closer to Christmas, yet the characters in today’s gospel are: a firebrand prophet, the crowds, the disreputable people in the community and Roman soldiers. We may be 12 days from Christmas, but we need to get our minds off our Christmas list and listen to what John tells them, because there is no avoiding him today.

If we are going to welcome the Christ child at Christmas we will need to face what will hinder our openness to him and dampen our welcome. We could ask the repetitious question the three groups asked John, "What should we do?" The issue at this point is not what people should ponder, or think about doing. The imminent coming of the Messiah requires action now. They are to do something and do it now. No putting off action.

John the Baptist tells the crowds, tax collectors and soldiers to do practical things: take care of the needy and act justly. He didn’t tell them to go to the Temple and pray more, or offer a large sacrifice. Ritual and prayer will come later. First things first: make practical changes by responding to the needs of your neighbor. That will prepare them and us for the coming Messiah.

The crowds are to share what they have with those who do not have. Tax collectors must be fair in their work and avoid greed. "Stop collecting more than is prescribed." Then, there are the soldiers. Who would have expected these outsiders, the enemy occupiers, to be listening to a Jewish prophet! He tells them, "Be satisfied with your wages." They had power and could use it to their advantage over their subjects. Instead, they were to be "satisfied" with what they had – that was enough.

John was a powerful preacher. He was a "this-world-preacher." He offered a practical work ethic. He anticipated the Messiah and advised very practical preparations. People were to use their resources for those in need. No fancy, esoteric, mountain-top preparations for John. Instead, he told people to do the right thing in their everyday lives. If they did, they would be ready for the "more" the Messiah would bring.

And what would that "more" be? John’s message anticipates the coming of the kingdom in its fullness. When the Messiah comes to baptize, John tells the people, he will do so with water – for purifying the recipients. Still more. John says that Jesus will baptize with "fire and the Holy Spirit." We know in Luke’s second book, the Acts of the Apostles, the Holy Spirit came upon all the believers. Luke anticipates that happening at Pentecost when the Spirit came and filled them with fire, in the form of tongues resting upon them. Isaiah foretold such a purification (4:4-5) and Ezekiel had promised the Messiah would give a new spirit (Ezekiel 36:26).

So what is this "good news" that John is preaching to the people? It doesn’t sound like what the later church will call good news. He calls the people to evaluate their lives and prepare for God’s coming judgment. John is not merely a ranting and raving preacher trying to stir up a response to his message by evoking fear. The reference to the winnowing separating wheat from chaff and the chaff burning in unquenchable fire, are less about punishment and more about saving the wheat. The burning chaff image can distract us from seeing the real purpose in the metaphor – to save the grain. That’s the good news in John’s message to us.

As diverse as John’s listeners were, they were open to his message and wanted to know what they should do to prepare for the Messiah’s coming. "What should we do?" It’s the question we, the baptized, should ask during Advent. In our baptism, the promise John made, that we would be baptized with "the Holy Spirit and fire" is fulfilled.

Now, this Advent, we who are baptized with the Holy Spirit ask the question at this Eucharist. "What should we do?" We pray to the Holy Spirit that like John’s audience, we might receive some specific directions for what we must change in our lives. We hope for the determination and drive of the fire, as well as the guidance of the Spirit, that we might be enabled to make the changes we must to receive Christ, when he comes this Christmas. And that Spirit, as John promised, will surely come with cleansing and renewing fire.