Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Ba: Ơn Cứu-Chuộc và các truyền-thống trong Đạo
(bài 15)
Thật ra có rất nhiều truyền-thống nói về Ơn Cứu-Chuộc, ở trong Đạo. Bản-chất của Truyền-thống, là trở-thành các truyền-thống khác nhau, theo số nhiều. Với anh em, ta càng hiểu được nhiều truyền-thống lại càng tốt. Nhưng, ở đây, tôi chỉ nhắm vào hai truyền-thống xem ra hữu-dụng hơn cả, cho anh em. Theo nghĩa rộng, thì: truyền-thống “Ansêmô” và một thứ nữa gọi là truyền-thống “Nỗi chết rất màu đen” vẫn là truyền-thống trổi-bật nhất.
Văn-chương đời thường, nay đề-cập đến Ơn Cứu-Chuộc cũng rất nhiều. Nói chung thì, một trong những điều gây ấn-tượng nhất vẫn là giòng tư-tưởng được thánh Ansêmô gói-ghém vào trong đó khái-niệm phong-kiến khi thánh-nhân bàn về niềm vinh-quang rạng-ngời của Thiên-Chúa như vị Hoàng-tử Tối-cao đòi buộc mọi người phải nuông chiều Ngài, đến hết mình. Và, trong bầu-khí mang tính trừu-tượng rất lô-gích, thì truyền-thống tiền-nhân vẫn đòi hỏi Đức Giêsu phải chấp-nhận cái chết trên thập-tự mới được gọi là truyền-thống lớn, hơn cả.
Thánh Ansêmô viết điều này trong cuốn sách có tựa đề bằng tiếng La-tinh là: Cur Deus Homo. Các tài-liệu lịch-sử, từng nghiên-cứu cho thấy rất nhiều điều ta thường hiểu ngược lại lập-trường tư-tưởng của thánh-nhân. Với người Thệ-phản, thì: mãi đến thế kỷ 19 và với người Công-giáo cho đến thế-kỷ 20, có người vẫn còn phạm phải nhiều sai-sót, như thế. Gustav Aulen và Louis Bouyer, là hai tác-giả chuyên đối-kháng tư-tưởng của thánh Ansêmô mạnh bạo nhất. Mới đây, lại thấy có hai tác-giả khác là Michel Corbin và Marie-Hélène Deloffre cũng tái-lập đôi điều cho sâu-sát với bản-văn gốc do chính thánh Ansêmô viết.
Ở đây, tôi sẽ đề-nghị anh em mình xem xét cho thật kỹ ý-kiến của Rachel Fulton, thuộc Đại học Chicago, là người từng dẫn-chứng về một Ansêmê thuộc truyền-thống của Đan-viện chứ không chỉ những gì vẫn được bà con các nơi đọc ở văn-bản do thánh-nhân viết, mà thôi. Và, đó là bản-văn không đáng kể cho lắm.
Phần 1: Ơn Cứu-Chuộc: Nên hiểu đúng lập-trường tư-tưởng của thánh Ansêmô
Rachel Fulton: From judgement to Passion, Devotion to Christ and the Virgin Mary, 800-1200 tr. 676, Columbia U. Press, 2002.
Thánh Ansêmô sinh ra tại Aosta, một thôn làng bé nhỏ ở nước Ý, giáp ranh với Burgundy và Lombardy, thuộc Piedmont. Khi xưa, thánh-nhân tu học và trở-thành thày dòng Đan-viện khắc-kỷ ở xứ Bec, thuộc tỉnh Normandy nước Pháp. Về sau này, thày trở-thành Đan-Viện-Phụ và là Giám-mục địa-phận Canterbury. Và khi ấy, thánh-nhân được coi là đấng chủ-quản Đan-viện khá khác thường.
Vào thời thánh-nhân, việc bảo-vệ vinh-dự cho chế-độ phong-kiến vẫn là chủ-đề chính trong phần lớn các bản-văn của Giáo-hội.
Năm 1076, Hoàng-đế Henry IV từng nằm sóng-soài trên tuyết ở Canossa trước mặt Đức Grêgôriô VII. Đức Giáo Hoàng lúc ấy đòi-hỏi chuyện này là để bảo-vệ chức-tước và danh-vọng của ngài như một lãnh-chúa, thời phong-kiến. Việc bảo-vệ danh-dự theo kiểu-cách của chế-độ phong-kiến là động-lực chính lúc bấy giờ vẫn thường xảy ra đối với Giáo-hội và nhà nước, và cả ở bên trong Giáo-hội nữa.
Bản-thân thánh Ansêmô cũng bị lưu-đày một thời gian do đã va-chạm vào danh-dự hoàng-tộc nên bị vua nước Anh thời bấy giờ là William Rufus ra chiếu-chỉ phạt đày. Vua chúa thời đó, có quyền ra chiếu chỉ truyền lệnh trên cả các dòng tu và cơ-quan thuộc quyền Giáo-hội nữa. Thánh Ansêmô lẽ đáng ra không công-nhận quyền-bính tạm-bợ ở thế-trần của vua chúa và cũng không tùng-phục uy-lực của nhà vua cho đến khi ngài khước-từ quyền-uy thế-lực này. Chuyện này, còn mang nhiều tranh-cãi trong việc đăng-quang phong chức cho vua vẫn xảy đến vào lúc ấy. Bởi thế nên, khi nối ngôi cha là William Rufus, vua Henry Đệ Nhất đã đồng-ý thần-phục quyền của các vị Tổng Giám mục. Và khi đó, đã có sự đền bù, đáp trả thường xảy ra. Ít thập-niên sau, vua Henry đệ Nhị đã phải tính chuyện xử treo cổ Thomas cũng vì có xung-đột nặng về quyền-bính và vấn-đề danh-dự kéo theo sau.
Thật không khó khi thấy rằng vào thời thánh Ansêmô, Thiên-Chúa vẫn được nhiều người coi như một lãnh chúa buồn phiền, cứ phải cân nhắc để trả công bồi hoàn cho loài người cứ luôn phạm lỗi, đó là nói theo mức độ chính-xác khá tinh-tế.
Ở đây, cũng nên xem thêm:
James Carroll, Constantine’s sword: tr.28-tt, Daniel Bell, Jr., Sacrifice and Suffering: beyond justice, human rights, and capitalism, Modern Theology, 2002, July, tr. 333-359. Bài này sử-dụng trước-tác của D.Bentley Hart, trong A Gift Exceeding Every Debt: an Eastern Orthodox Appreciation of Anselm’s Cur Deus Homo, Pro Ecclesia 1993, tr. 333-349;
Hans von Balthasar, The Glory of the Lord, vol. 2, San Francisco, Ignatius Press, 1984;
John Milbank, Forginess and Incarnation, in Questioning God, j. Caputo et al, eds., Indiana U P., 2001.
Xem ra thì, các lời giải-thích chuẩn-mực nhất về thánh Ansêmô, có lẽ không nói về việc trao trả sự công-bằng về lại cho thánh-nhân về tính lịch-sử nơi bài viết của ngài.
Đây là cuốn sách mang tính chuẩn-mực khi đọc tư-tưởng của thánh Ansêmô. Cũng nên nhớ rằng: các tư-tưởng ấy được rút từ các bài chú-giải cho sách của ông mang tên Cur Deus Homo. Chính vào thời gian lưu-đày mà thánh-nhân đã viết lên cuốn biên-khảo Cur Deus Homo này.
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
_____________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Ba: Ơn Cứu-Chuộc và các truyền-thống trong Đạo
(bài 15)
Thật ra có rất nhiều truyền-thống nói về Ơn Cứu-Chuộc, ở trong Đạo. Bản-chất của Truyền-thống, là trở-thành các truyền-thống khác nhau, theo số nhiều. Với anh em, ta càng hiểu được nhiều truyền-thống lại càng tốt. Nhưng, ở đây, tôi chỉ nhắm vào hai truyền-thống xem ra hữu-dụng hơn cả, cho anh em. Theo nghĩa rộng, thì: truyền-thống “Ansêmô” và một thứ nữa gọi là truyền-thống “Nỗi chết rất màu đen” vẫn là truyền-thống trổi-bật nhất.
Văn-chương đời thường, nay đề-cập đến Ơn Cứu-Chuộc cũng rất nhiều. Nói chung thì, một trong những điều gây ấn-tượng nhất vẫn là giòng tư-tưởng được thánh Ansêmô gói-ghém vào trong đó khái-niệm phong-kiến khi thánh-nhân bàn về niềm vinh-quang rạng-ngời của Thiên-Chúa như vị Hoàng-tử Tối-cao đòi buộc mọi người phải nuông chiều Ngài, đến hết mình. Và, trong bầu-khí mang tính trừu-tượng rất lô-gích, thì truyền-thống tiền-nhân vẫn đòi hỏi Đức Giêsu phải chấp-nhận cái chết trên thập-tự mới được gọi là truyền-thống lớn, hơn cả.
Thánh Ansêmô viết điều này trong cuốn sách có tựa đề bằng tiếng La-tinh là: Cur Deus Homo. Các tài-liệu lịch-sử, từng nghiên-cứu cho thấy rất nhiều điều ta thường hiểu ngược lại lập-trường tư-tưởng của thánh-nhân. Với người Thệ-phản, thì: mãi đến thế kỷ 19 và với người Công-giáo cho đến thế-kỷ 20, có người vẫn còn phạm phải nhiều sai-sót, như thế. Gustav Aulen và Louis Bouyer, là hai tác-giả chuyên đối-kháng tư-tưởng của thánh Ansêmô mạnh bạo nhất. Mới đây, lại thấy có hai tác-giả khác là Michel Corbin và Marie-Hélène Deloffre cũng tái-lập đôi điều cho sâu-sát với bản-văn gốc do chính thánh Ansêmô viết.
Ở đây, tôi sẽ đề-nghị anh em mình xem xét cho thật kỹ ý-kiến của Rachel Fulton, thuộc Đại học Chicago, là người từng dẫn-chứng về một Ansêmê thuộc truyền-thống của Đan-viện chứ không chỉ những gì vẫn được bà con các nơi đọc ở văn-bản do thánh-nhân viết, mà thôi. Và, đó là bản-văn không đáng kể cho lắm.
Phần 1: Ơn Cứu-Chuộc: Nên hiểu đúng lập-trường tư-tưởng của thánh Ansêmô
Rachel Fulton: From judgement to Passion, Devotion to Christ and the Virgin Mary, 800-1200 tr. 676, Columbia U. Press, 2002.
Thánh Ansêmô sinh ra tại Aosta, một thôn làng bé nhỏ ở nước Ý, giáp ranh với Burgundy và Lombardy, thuộc Piedmont. Khi xưa, thánh-nhân tu học và trở-thành thày dòng Đan-viện khắc-kỷ ở xứ Bec, thuộc tỉnh Normandy nước Pháp. Về sau này, thày trở-thành Đan-Viện-Phụ và là Giám-mục địa-phận Canterbury. Và khi ấy, thánh-nhân được coi là đấng chủ-quản Đan-viện khá khác thường.
Vào thời thánh-nhân, việc bảo-vệ vinh-dự cho chế-độ phong-kiến vẫn là chủ-đề chính trong phần lớn các bản-văn của Giáo-hội.
Năm 1076, Hoàng-đế Henry IV từng nằm sóng-soài trên tuyết ở Canossa trước mặt Đức Grêgôriô VII. Đức Giáo Hoàng lúc ấy đòi-hỏi chuyện này là để bảo-vệ chức-tước và danh-vọng của ngài như một lãnh-chúa, thời phong-kiến. Việc bảo-vệ danh-dự theo kiểu-cách của chế-độ phong-kiến là động-lực chính lúc bấy giờ vẫn thường xảy ra đối với Giáo-hội và nhà nước, và cả ở bên trong Giáo-hội nữa.
Bản-thân thánh Ansêmô cũng bị lưu-đày một thời gian do đã va-chạm vào danh-dự hoàng-tộc nên bị vua nước Anh thời bấy giờ là William Rufus ra chiếu-chỉ phạt đày. Vua chúa thời đó, có quyền ra chiếu chỉ truyền lệnh trên cả các dòng tu và cơ-quan thuộc quyền Giáo-hội nữa. Thánh Ansêmô lẽ đáng ra không công-nhận quyền-bính tạm-bợ ở thế-trần của vua chúa và cũng không tùng-phục uy-lực của nhà vua cho đến khi ngài khước-từ quyền-uy thế-lực này. Chuyện này, còn mang nhiều tranh-cãi trong việc đăng-quang phong chức cho vua vẫn xảy đến vào lúc ấy. Bởi thế nên, khi nối ngôi cha là William Rufus, vua Henry Đệ Nhất đã đồng-ý thần-phục quyền của các vị Tổng Giám mục. Và khi đó, đã có sự đền bù, đáp trả thường xảy ra. Ít thập-niên sau, vua Henry đệ Nhị đã phải tính chuyện xử treo cổ Thomas cũng vì có xung-đột nặng về quyền-bính và vấn-đề danh-dự kéo theo sau.
Thật không khó khi thấy rằng vào thời thánh Ansêmô, Thiên-Chúa vẫn được nhiều người coi như một lãnh chúa buồn phiền, cứ phải cân nhắc để trả công bồi hoàn cho loài người cứ luôn phạm lỗi, đó là nói theo mức độ chính-xác khá tinh-tế.
Ở đây, cũng nên xem thêm:
James Carroll, Constantine’s sword: tr.28-tt, Daniel Bell, Jr., Sacrifice and Suffering: beyond justice, human rights, and capitalism, Modern Theology, 2002, July, tr. 333-359. Bài này sử-dụng trước-tác của D.Bentley Hart, trong A Gift Exceeding Every Debt: an Eastern Orthodox Appreciation of Anselm’s Cur Deus Homo, Pro Ecclesia 1993, tr. 333-349;
Hans von Balthasar, The Glory of the Lord, vol. 2, San Francisco, Ignatius Press, 1984;
John Milbank, Forginess and Incarnation, in Questioning God, j. Caputo et al, eds., Indiana U P., 2001.
Xem ra thì, các lời giải-thích chuẩn-mực nhất về thánh Ansêmô, có lẽ không nói về việc trao trả sự công-bằng về lại cho thánh-nhân về tính lịch-sử nơi bài viết của ngài.
Đây là cuốn sách mang tính chuẩn-mực khi đọc tư-tưởng của thánh Ansêmô. Cũng nên nhớ rằng: các tư-tưởng ấy được rút từ các bài chú-giải cho sách của ông mang tên Cur Deus Homo. Chính vào thời gian lưu-đày mà thánh-nhân đã viết lên cuốn biên-khảo Cur Deus Homo này.
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch