Vatican:

Nhân kỷ niệm mừng 500 năm thành lập Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ, để tìm hiểu thêm về Lực Lượng Vệ Binh, Vietcatholic xin cống hiến cùng bạn đọc bài còn lại cuộc phỏng vấn của Đại Tá Elmar Th. Maeder đã dành cho Linh Mục Mario Conte, Dòng Phan Sinh.

Làm thế nào và khi nào thì Đại Tá đã quyết định gia nhập Vệ Binh?

Đại Tá Maeder: Tôi gia nhập vào tháng Tám 1998. Tôi đã tốt nghiệp Luật khoa và rồi làm một. thời gian ngắn tại tòa án, rồi tôi làm một người kế toán, và cuối cùng làm viên chức tư pháp và trợ lý tài chánh.

Khi tôi học xong học trình của tôi tại Friburg, Switzerlang, tôi đã muốn làm một cái gì đó cho Giáo Hội, nhưng tôi cảm thấy không có ơn gọi theo đuổi thiên chức linh mục. Trong một chuyến đi Roma sau khi học xong, tôi đã gặp một Vệ Binh Thụy Sĩ, và được vinh dự tham dự một thánh lễ riêng với sự hiện diện của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và tôi được phép có một buổi triểu yết với Ngài. Sau buổi gặp gỡ với một linh mục Thụy Sĩ, tôi đã nghĩ ra ý tưởng là trở thành một Vệ binh Thụy Sĩ, bởi vì linh mục này nói với vợ con và con rằng ý muốn của con để phục vụ Giáo Hộicó thể thực hiện bằng cách đó. Con đã nộp đơn để xin làm một sĩ quan và đã được chấp thuận.

Tuy nhiên, không có chỗ trống vào thời điểm đó, cho nên con phải đợi 4 năm. Con được bổ nhiệp làm phó Chỉ Huy Trưởng vào năm 1998. Cho nên đối với con trở thành một Vệ Binh Thụy Sĩ không phải là một ước mơ thời niên thiếu như thường thấy xảy ra nhiều đôi với các Vệ Binh cầm kích, nhưng đó là ước mơ của một người lớn.

Hiện nay có dễ dàng để tìm những người Thụy Sĩ trẻ sẵn sàng dành một số năm trong cuộc đời họ để phục vụ Đức Giáo Hoàng không?

Đại Tá Maeder: Thưa Cha không dễ đâu, và chúng con phải làm công việc cổ vũ khuyến khích để tìm những tân binh. Chúng con không biết tại sao chúng con lại có một sự đáp ứng nghèo nàn như thế. Lương bổng hoàn toàn không liên hệ đến vấn đề này. Mặt dầu mức lương thấp hơn một tí so với mức lương tiêu chuẩn của một người Thụy Sĩ, người vệ binh trẻ không có gia đình nên không phải lo cho gia đình.

Công việc này đòi hỏi động cơ thúc đẩy tôn giáo một cách mạnh mẽ. Tình trạng Giáo Hội tại Thụy Sĩ là một giáo hội khó khăn, và các bạn trẻ thiếu đi sự nuôi dưỡng tôn giáo mà trong thời của con đã có sự may mắn đủ truyền lại từ cha mẹ mình.

Tuy nhiên, con coi nó như một đặc ân lớn để phục vụ làm một Vệ Binh Thụy Sĩ. Thật là một cơ hội cho tương lai vì nó đào sâu đức tin của chúng con và biến chúng con thành những đại sứ đức tin.

Trong những năm phục vụ của Đại Tá, biến cố gì gây xúc động hay người nào đã cảm kích một cách đặc biệt đến Đại Tá?

Đại Tá Maeder: Kinh nghiệm quan trọng nhất là sự gặp gỡ đầu tiên Đức Gioan Phaolô II, mặc dầu xảy ra trước khi con bắt đầu phục vụ. Rồi, lời thề trung thành với Đức Giáo Hoàng là một kinh nghiệm cảm động đặc biệt. Người làm con cảm kích nhất là chính Đức Gioan Phaolô II. Con đã say mê đến sự uy tín của ngài mà sự uy tín ấy đã duy trì cho đến ngày cuối cuộc đời Ngài.

Trong buổi lễ tuyên thệ trung thành, những người nào tuyên thệ thì một tay nắm giữ cột cờ và tay kia giơ lên 3 ngón. Đâu là ý nghĩa của dấu hiệu này?

Đại Tá Maeder: Con thật ngạc nhiên khi dấu hiệu này ít được biết đến. Nó ám chỉ tới Thiên Chúa Ba Ngôi. Một lời thề phải cần có một nhân chứng, và nhân chứng của chúng con là Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh. Chúng con giơ ba ngón tay để kêu mời đến Thiên Chúa Ba Ngôi là nhân chứng cho chúng con.

Đại Tá có thể cho biết chừng nào thì công việc phục vụ của Đại Tá tại Tòa Thánh chấm dứt? Đại Tá có hoạch định gì cho tương lai chưa?

Đại Tá Maeder: Một viên chỉ huy được bổ nhiệm trong 5 năm, nhưng chức vụ đó có thể tái bổ nhiệm. Con được bổ nhiệm vào năm 2002 và ý định của con sẽ ở lại ít nhất là 10 năm. Chúng con là những người ngoại quốc ở đây, chúng con không biết ngôn ngữ, cho nên thật quan trọng cho người Chỉ Huy ở lại hơn năm năm để bảo đảm có sự liên tục, vì nó cần thời gian.để ổn định.

Nó tùy thuộc vào rất nhiều chuyện để liệu con có thật sự sẽ ở lại hơn 10 năm. Nó tùy thuộc vào gia đình con, con có 3 đứa con và chúng có thể sẽ muốn trở về lại quê hương Thụy Sĩ.

Nếu chúng con có trở về, là một luật sư nó không dễ dàng đối với con, con sẽ phải bắt đầu học lại lần nữa. Ngày cả là một kế toán, con sẽ phải học. Thế nhưng, con xoay sở được và cảm thấy chắc chắn là con có thể kiếm được việc làm bất cứ nơi đâu. Thí dụ con không màng để làm việc cho một tổ chức bác ái, bởi vị động lực thúc đẩy là điều quan trọng đối với con.

Dù thế nào đi nữa, con không quan tâm đến tương lai của con.

Khi một Vệ Binh Thụy Sĩ hoàn thành xong nhiệm vụ, người ấy có còn liên lạc một cách nào đó tới Tòa Thánh hay tới Lực Lượng Vệ Binh không, thưa Đại Tá?

Đại Tá Maeder: Chắc chắn là có. Lời thề mà chúng con tuyên thệ là một lời thề tinh thần và nó kéo dài trong suốt một cuộc đời.

Đã có những tổ chức của cựu Vệ Binh tại Thụy Sĩ trong cả hai tầng lớp liên bang và tại các tiểu bang khác nhau. Cộng lại tất cả có khoảng chừng 1000 Vệ Binh. Những người đã từng phục vụ này, cho chúng con sự nâng đỡ tinh thần rất lớn. Một số thỉnh thoảng đã đến đây để giúp ý kiến, giúp đỡ hay chỉ đến để chào hello. Một số đã sửa soạn cho lễ mừng 500 năm. Chúng con có sự liên lạc gần gũi với nhau.

Trong cuốn tiểu thuyết "Những Thiên Thần và Quỷ Dữ" (Angels and Demons), tác giả Dan Brown đã diễn tả đến một viên chỉ huy của Vệ Binh Thụy Sĩ và binh sĩ thuộc cấp đang hoạt động. Đại Tá có đọc cuốn tiểu thuyết này chưa? Đại Tá có ý kiến gì đến tác giả người Mỹ đã diễn tả đến Tòa Thánh và Vệ Binh Thụy Sĩ.?

Đại Tá Maeder: Thưa Cha, tự con thì con chưa có đọc cuốn tiểu thuyết này, nhưng con có nghe một số bạn đồng nghiệp đã đọc cuốn sách và nói rằng sự trình bày đến Vệ Binh Thụy Sĩ có một chút phóng đại. Có nhiều cuốn sách về loại này nói đến Tòa Thánh, nhưng cho đến nay con thất bại không tìm ra một sự diễn tả đúng đắn thực tế đến Vệ Binh Thụy Sĩ trong bất cứ những cuốn sách xuất bản mà con đã đọc. Quốc gia Vatican chỉ chiếm một diện tích nhỏ bé; những bức tường chung quanh lại cao, và điều này kích thích đến những sự tưởng tượng của tác giả nghĩ tới đủ mọi thứ chuyện.

Hình ảnh nào mà Đại Tá hình dung về Thiên Chúa?

Đại Tá Maeder: Con cảm nghiệm Thiên Chúa như là một người bạn vĩ đại. Con cầu nguyện trước hết đến Chúa Thánh Linh. Có lẽ không có nhiều người cầu nguyện đến Chúa Thánh Linh, nhưng con cảm thấy dễ dàng hơn để tiếp xúc với Thiên Chúa qua Chúa Thánh Linh, trong khi người khác tiếp xúc với Thiên Chúa qua Chúa Cha hay Chúa Con nhiều hơn.

Con cầu nguyện chính vào những buổi sáng khi con thức dậy hay vào những buổi tối; trong ngày thì con có ít thời gian hơn. Tuy nhiên, con cũng cầu nguyện trước khi ăn trưa với con cái chúng con tại gia.

Mỗi ngày Đại Tá quan hệ với cả ngàn người Công Giáo đến Thành Vatican, lãnh thổ của Tòa Thánh, quyền bính trung ương của Giáo Hội Công Giáo Roma. Nói một cách chung, Dân Chúa có trật tự và tôn trọng không?

Đại Tá Maeder: Khách hành hương thường đối xử rất tốt và rất tôn trọng. Một trong những điều tốt đẹp khi làm việc ở đây là chúng con trông thấy con người từ khắp nơi trên thế giới, cho nên chúng con học được tất cả đặc điểm các quốc gia khác nhau từ Đức Quốc, hay từ Nhật Bản, nhưng tất cả những người này đến đây với một động lực thúc đẩy tinh thần và đối xử một cách thích ứng. Họ ở đây để kính viếng một Thánh Phêrô, trung tâm tinh thần của Vatican.

Mỗi một ngày khách hành hương hỏi Đại Tá rất nhiều câu hỏi. Câu hỏi nào là thông thường nhất hay câu hỏi nào kỳ quặt mà Đại Tá đã gặp?

Đại Tá Maeder: Câu hỏi thông thường nhất là : lối nào để tới Nguyện Đường Sistine? Nó xảy ra cả chục lần trong một ngày.

Trong lúc họp Cơ Mật Viện, nhiều người đã hỏi con xem con nghĩ ai sẽ là vị tân giáo hoàng. Tôi cảm thấy câu hỏi này chướng tai bởi vì tôi xác tín rằng Chúa Thánh Linh thực sự can thiệp trong những trường hợp này.

Vệ Binh Thụy Sĩ năm nay sẽ mừng 500 năm thành lập. Đại Tá đang chuẩn bị thế nào cho năm kỷ niệm vĩ đại này?

Đại Tá Maeder: Một ủy ban được thành lập đặc biệt cho mục đích này tại Thụy Sĩ, với Trung Tướng Beat Fischer, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Thụy Sĩ làm chủ tịch. Có rất nhiều cựu Vệ Binh đang giúp chúng con, và sẽ có một loạt các buổi lễ đang được sửa soạn. Buổi lễ đầu tiên đã được tổ chức vào tháng Chín năm ngoái 2005, trong dịp lễ Thánh Niklaus von Flue, làm một trong những vị thánh bổn mạng của chúng con. Năm thành lập là năm 1506 nhưng trong tháng Sáu 1505, Đức Giáo Hoàng Julius II đã viết một lá thư để xin một đạo quân Thụy Sĩ. Cho nên vào tháng Chín năm ngoái 150 Vệ Binh Thụy Sĩ đã xuất hành từ Lucerne. Rồi ngày 22/1/2006 chúng con đã tổ chức nhớ tới giây phút lịch sử Lực Lượng Vệ Binh tới nơi. Ngày 6/5, tưởng nhớ tới Roma bị đánh cướp, cũng là một giây phút đặt biệt. Sẽ có một chặng đường dài cả tháng 530 dặm, hành quân kỷ niệm từ Thụy Sĩ tới Roma, để thành lập đạo quân đầu tiên cách đây nửa thế kỷ, và tái xác định lại sự cống hiến tinh thần của lực lượng để bảo vệ Giáo Hoàng không bao giờ phai mờ.

Khoảng 100 cựu Vệ Binh sẽ tham gia trong cuộc hành quân này sẽ được bắt đầu vào tháng 4/2006 tại thành phố Bellinzona, nằm sát bên biên giới Italia và sẽ kết thúc tại Roma vào đúng ngày 4/5. Những người đi hành quây sẽ dừng lại 26 chặng trên đường, biểu trưng cho 26 bang của Thụy Sĩ, rồi sẽ tới Roma vào đúng lúc có buổi lễ tuyên thệ tân binh tại Quảng Trường Thánh Phêrô.

Chúng con cũng đang chuẩn bị một số buổi triệu tập mà các sử gia cũng sẽ được mời và nhiều cuốn sách sẽ được xuất bản nhân dịp này.

Chúng con sẽ có một cuộc hành hương tới Tours ở bên Pháp, bởi vì Thánh Martin thành Tour là một trong các Thánh Bổn Mạng.

Có lẽ sẽ rất ư là vui lòng cho chúng tôi, nếu du hành tới Tours, Đại Tá có thể nào đi ngược trở lại một chặng đường ngắn để tới Padua được không, bởi vì Đền Thánh của chúng tôi là một Vuơng Cung Thánh Đường Giáo Hoàng?

Đại Tá Maeder: Ối giời ôi, đúng là một sự cám dỗ! Cám ơn Cha đến lời mời lịch thiệp. Chúng con chắc chắn sẽ nghĩ đến chuyện đó.