Và nói thêm về bịnh cúm heo
ROME (Zenit. Org).- Giải đáp của Cha Đạo binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ Đại Học Regina Apostolorum.
Mới đây con chứng kiến một phép rửa tội, và con không chắc nó có thành phép không. Trong phép rửa tội, thầy phó tế nắm tay cha đứa bé và, đang khi phó tế đọc công thức rửa tội (“Tên, Thầy rửa con nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”) thầy và người cha cả hai đổ nước trên đầu đứa bé ba lần. Con là má đỡ đầu đứa bé này. Con khởi sự quan tâm về phép rửa tôi trước khi cử hành phép ấy, bởi vì khi con và cha mẹ tham dự trong lớp chuẩn bị, phó tế nói với chúng con rằng muốn lôi kéo những người khác dính líu trong phép rửa tội, thầy sẽ bắt ông của đưa bé đổ nước đang khi thầy (phó tế) đọc công thức rửa tội.
Con sợ rằng sự thay đổi hình thức bí tich có thể làm phép rửa tội bất thành, nên một đôi tuần trước khi rửa tội con xin người mẹ đứa bé nói với thầy phó tế và xin chính thầy đổ nước và đọc những lời. Người mẹ nói với thầy phó tế một ít ngày trước phép rửa tội, và thầy phó tế khẳng định là OK nếu có ai khác đổ nước đang khi thầy đọc công thức rửa tội. Bà mẹ nói với con về chuyện trao đổi này trong ngày rửa tội. Phần con, con khăng khăng là một mình thầy phó tế đổ nước và đọc công thức.
Cuối cùng, như là một thứ thoả hiệp, thầy phó tế nắm tay cha đứa bé và cả hai chung đổ nước, đang khi phó tế đọc công thức rửa tội. Con thắc mắc phép rửa tội của đứa bé có thành sự không bởi vì hình thức đã thay đổi. Với tư cách là má đở đầu, con cảm thấy có nhiệm vụ bảo đảm rằng đứa bé này được rửa tội thành sự. Như vậy, một phép rửa tội có thành phép không nếu, trong những lúc bình thường, một phó tế/linh mục đọc công thức đang khi ai khác xối nước, hay ngược lại? Theo những đường lối đó, một người không có hai cánh tay hay là không có khả năng nói, có thể rửa tội một em bé không? Con tưởng là, muốn cho một phép rửa tội thành sự, người ban phép rửa tội phải đổ nước ba lần và đọc đúng công thức rửa tội.—E.R.,San Clemente, California.
Đó là một tình huống rất nghiêm trọng và tôi khuyên đọc giả chúng tôi báo tin cho mục tử của phó tế và giám mục địa phương sớm hết sức. Trong trường hợp đặc biệt này, sự kiện phó tế dạy đổ nước trên đầu em bé đang khi việc đọc những lời làm cho em bé có lẽ được rửa tội cách hiệu nghiệm; nhưng điều này không hoàn toàn chắc và nên rửa tội lại cách hồ nghi.
Tuy nhiên, bởi vì xem ra thầy phó tế nói trên thường có người khác đổ nước đang khi thầy đọc những lời rửa tội, lúc đó chắc có một số em bé đã được rửa tội không thành phép, và điều cần thiết là làm mọi sự có thể để phát hiện ra chúng và ban phép rửa tội đích thực.
Muốn cho nghi thức rửa tội thành phép thì điều cần thiết là người xối nước cũng là một người đọc công thức Ba Ngôi. Điều vô nghĩa dầu có nói gì đi nữa, “ Tôi (cha hay thầy…)rửa tội cho con” nếu trên thực tế một người khác làm phép rửa tội. (“Phép rửa tội có nghĩa là tắm hay là dìm xuống nước.)
Buồn thay, không phải là lần đầu tiên việc lầm lẫn trên đã xảy ra. Trong một quốc gia khác Toà thánh đã ra lệnh lập lại nhiều năm rửa tội, hay là, đúng hơn, thực hiện cho lần đầu.
Giáo Hội đòi hỏi sự chắc chắn liên quan với sự thành sự các bí tích, và không bao giờ được phép tiến hành trên nền tảng của sự thành phép hồ nghi về bất cứ tính cách hay hình thức nào của bí tích.
Cho nên ngày 8/2/2008, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã xử lý vấn đề liên quan của những thừa tác viên phép rửa tội đã thay đổi những từ chính xác công thức Ba Ngôi của bí tích. Với sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha, Bộ đã trả lời những câu hỏi như sau:
“Câu hỏi thứ nhất: Phép Rửa tội được ban với công thức ‘ Cha rửa tội cho con nhân danh Đấng Sáng Tạo, và Đấng Cứu Chuộc, và Đấng Thánh Hóa’ và ‘Cha rửa tội cho con nhân danh Đấng Sáng Tạo, và Đấng Giải Phóng, và Đấn An Ủi’ có thành sự không?
Câu hỏi thứ hai: Những người được rửa tội với những công thức này có phải được rửa tội lại trong công thức tuyệt đối chăng?”
“Trả lời
“Cho câu hỏi thứ nhất: Không.
“Cho câu hỏi thứ hai: Có.”
Kiểu nói hình thức tuyệt đối có nghĩa là phép rửa tội được ban mà không sử dụng những câu với điều kiện bởi vì không có hồ nghi nghi thức rửa tội đầu là không thành phép.
* * *
Tiếp theo: Ngăn ngừa bịnh cúm Heo
Trùng hợp với bài lần trước của chúng tôi về bịnh cúm heo và Thánh Lễ, Tổng Giáo Phận Boston phổ biến một loạt những chỉ dẫn mà dưới đây chúng tôi tường thuật những trích dẫn. Những trích dẫn này có thể dùng như những kiểu mẫu cho giáo phận khác đối mặt những tình huống tương tự.
Ban Phụng Tự Tổng Giáo Phận Boston, bàn hỏi với các thẩm quyền chăm sóc sức khoẻ địa phương và Cơ quan Quản Lý Ngăn Ngừa Rủi Rỏ, Tổng Giáo Phận, tiếp tục khích lệ hàng giáo sĩ và các tín hữu tuân giữ những phòng xa bình thường để bảo vệ sức khỏe những kẻ khác trong mùa bịnh cúm này, và cách riêng với những rủi ro liên quan bịnh cúm HINI. Phương thế tốt nhất ngừa sự lan tràn bịnh lây nhiễm là thực hành vệ sinh tốt.
Linh Mục Jonathan Gaspar, Đồng- Giám Đốc Ban Phụng Tự và đời Sống Thiêng Liêng, nói, ‘Vì những sự đề phòng bất thường thực hiện khắp quốc gia hầu ngừa sự lan tràn bịnh cúm H1N1, Tổng Giáo Phận đã thiết lập một loạt những bước phải theo qua thời gian cử hành Thánh Lễ. Chúng tôi cám ơn các linh mục, phó tế, tu sĩ và gíao dân chúng tôi, vì sự hiểu biết và ủng hộ những chỉ thị nầy, nhằm bảo vệ sức khoả dân chúng chúng tôi.’ […]
“Thêm vào sự thực hiện vệ sinh tốt, Hồng Y hướng dẫn như sau cho việc cử hành Phụng Vụ Thánh và cho sự phòng ngừa dịch cảm cúm:
“--Giếng Nước Thánh phải được ráo nước, rửa sạch bằng xà phòng, tẩy trừ sâu bọ, và đổ đầy lại nước thánh cách đều hòa. Xin lưu ý nước thánh cũ phải được đổ trong bình nước thánh.
“Việc ban phát Máu Thánh cho các tín hữu phải ngưng, với luật trừ của những người phải nhận lãnh từ chén vì những lý do y tế. Đức tin của Giáo Hội dạy rằng Chúa Kitô, toàn diện, được rước cả dưới một hình.
“-- Việc trao đổi Dấu Bình An phải được hiến dâng mà không có sự đụng chạm thể lý nào. Nếu linh mục chủ tế chọn để mời tỏ dấu bình an, người tín hữu, thay vì bắt tay, có thể cúi đầu chào người đứng bên cạnh.
“—Khi người tín hữu duy trì sự chọn rước Lễ bằng lưỡi hay trên tay, khuyên tất cả các người cho Rước lễ phân phát các bánh đã truyền phép cách cẩn thận, ý tứ không đụng lưỡi hay tay của người rước lễ.
“--Những giáo dân phải nhớ rằng nếu họ mắc bịnh hay là nghi ngờ mắc bịnh truyền nhiễm, họ không buộc phải xem Thánh lễ Chúa Nhật. Họ có thể ở nhà và trở lại nhà thờ khi lành mạnh.
“Những hướng dẫn này có hiệu nghiệm từ ngày thứ Bảy, 31/10/2009 và vẫn có hiệu lực cho tới khi mùa lạnh và dịch cúm chấm dứt.”
Điều đáng ghi nhớ là tổng giáo phận không cấm rước lễ bằng lưỡi. Vì những chỉ dẫn này được tham khảo ý kiến với các thẩm quyền ý tế địa phương, nên xem ra thói quen này dường như không lây nhiễm hơn là sự bắt tay.
Một số độc giả khác hỏi linh mục và những thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ sát trùng hai tay liền trước lúc cho Rước Lễ, như vậy có đúng không.
Tuy việc thực hành này có ý tốt, có lẽ không cần và có thể phản tác dụng vì làm cho một số người nhạy cảm buồn nôn khi tới gần bàn thờ. Nếu một sự đề phòng như thế được cho là thích đáng, thì có lẽ làm như vậy trong phòng thánh là đủ trước Thánh Lễ, cách rfiêng nếu những biện pháp nói trên phổ biến cho Tổng Giáo Phận Boston cũng được thực thi.
ROME (Zenit. Org).- Giải đáp của Cha Đạo binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ Đại Học Regina Apostolorum.
Mới đây con chứng kiến một phép rửa tội, và con không chắc nó có thành phép không. Trong phép rửa tội, thầy phó tế nắm tay cha đứa bé và, đang khi phó tế đọc công thức rửa tội (“Tên, Thầy rửa con nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”) thầy và người cha cả hai đổ nước trên đầu đứa bé ba lần. Con là má đỡ đầu đứa bé này. Con khởi sự quan tâm về phép rửa tôi trước khi cử hành phép ấy, bởi vì khi con và cha mẹ tham dự trong lớp chuẩn bị, phó tế nói với chúng con rằng muốn lôi kéo những người khác dính líu trong phép rửa tội, thầy sẽ bắt ông của đưa bé đổ nước đang khi thầy (phó tế) đọc công thức rửa tội.
Con sợ rằng sự thay đổi hình thức bí tich có thể làm phép rửa tội bất thành, nên một đôi tuần trước khi rửa tội con xin người mẹ đứa bé nói với thầy phó tế và xin chính thầy đổ nước và đọc những lời. Người mẹ nói với thầy phó tế một ít ngày trước phép rửa tội, và thầy phó tế khẳng định là OK nếu có ai khác đổ nước đang khi thầy đọc công thức rửa tội. Bà mẹ nói với con về chuyện trao đổi này trong ngày rửa tội. Phần con, con khăng khăng là một mình thầy phó tế đổ nước và đọc công thức.
Cuối cùng, như là một thứ thoả hiệp, thầy phó tế nắm tay cha đứa bé và cả hai chung đổ nước, đang khi phó tế đọc công thức rửa tội. Con thắc mắc phép rửa tội của đứa bé có thành sự không bởi vì hình thức đã thay đổi. Với tư cách là má đở đầu, con cảm thấy có nhiệm vụ bảo đảm rằng đứa bé này được rửa tội thành sự. Như vậy, một phép rửa tội có thành phép không nếu, trong những lúc bình thường, một phó tế/linh mục đọc công thức đang khi ai khác xối nước, hay ngược lại? Theo những đường lối đó, một người không có hai cánh tay hay là không có khả năng nói, có thể rửa tội một em bé không? Con tưởng là, muốn cho một phép rửa tội thành sự, người ban phép rửa tội phải đổ nước ba lần và đọc đúng công thức rửa tội.—E.R.,San Clemente, California.
Đó là một tình huống rất nghiêm trọng và tôi khuyên đọc giả chúng tôi báo tin cho mục tử của phó tế và giám mục địa phương sớm hết sức. Trong trường hợp đặc biệt này, sự kiện phó tế dạy đổ nước trên đầu em bé đang khi việc đọc những lời làm cho em bé có lẽ được rửa tội cách hiệu nghiệm; nhưng điều này không hoàn toàn chắc và nên rửa tội lại cách hồ nghi.
Tuy nhiên, bởi vì xem ra thầy phó tế nói trên thường có người khác đổ nước đang khi thầy đọc những lời rửa tội, lúc đó chắc có một số em bé đã được rửa tội không thành phép, và điều cần thiết là làm mọi sự có thể để phát hiện ra chúng và ban phép rửa tội đích thực.
Muốn cho nghi thức rửa tội thành phép thì điều cần thiết là người xối nước cũng là một người đọc công thức Ba Ngôi. Điều vô nghĩa dầu có nói gì đi nữa, “ Tôi (cha hay thầy…)rửa tội cho con” nếu trên thực tế một người khác làm phép rửa tội. (“Phép rửa tội có nghĩa là tắm hay là dìm xuống nước.)
Buồn thay, không phải là lần đầu tiên việc lầm lẫn trên đã xảy ra. Trong một quốc gia khác Toà thánh đã ra lệnh lập lại nhiều năm rửa tội, hay là, đúng hơn, thực hiện cho lần đầu.
Giáo Hội đòi hỏi sự chắc chắn liên quan với sự thành sự các bí tích, và không bao giờ được phép tiến hành trên nền tảng của sự thành phép hồ nghi về bất cứ tính cách hay hình thức nào của bí tích.
Cho nên ngày 8/2/2008, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã xử lý vấn đề liên quan của những thừa tác viên phép rửa tội đã thay đổi những từ chính xác công thức Ba Ngôi của bí tích. Với sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha, Bộ đã trả lời những câu hỏi như sau:
“Câu hỏi thứ nhất: Phép Rửa tội được ban với công thức ‘ Cha rửa tội cho con nhân danh Đấng Sáng Tạo, và Đấng Cứu Chuộc, và Đấng Thánh Hóa’ và ‘Cha rửa tội cho con nhân danh Đấng Sáng Tạo, và Đấng Giải Phóng, và Đấn An Ủi’ có thành sự không?
Câu hỏi thứ hai: Những người được rửa tội với những công thức này có phải được rửa tội lại trong công thức tuyệt đối chăng?”
“Trả lời
“Cho câu hỏi thứ nhất: Không.
“Cho câu hỏi thứ hai: Có.”
Kiểu nói hình thức tuyệt đối có nghĩa là phép rửa tội được ban mà không sử dụng những câu với điều kiện bởi vì không có hồ nghi nghi thức rửa tội đầu là không thành phép.
* * *
Tiếp theo: Ngăn ngừa bịnh cúm Heo
Trùng hợp với bài lần trước của chúng tôi về bịnh cúm heo và Thánh Lễ, Tổng Giáo Phận Boston phổ biến một loạt những chỉ dẫn mà dưới đây chúng tôi tường thuật những trích dẫn. Những trích dẫn này có thể dùng như những kiểu mẫu cho giáo phận khác đối mặt những tình huống tương tự.
Ban Phụng Tự Tổng Giáo Phận Boston, bàn hỏi với các thẩm quyền chăm sóc sức khoẻ địa phương và Cơ quan Quản Lý Ngăn Ngừa Rủi Rỏ, Tổng Giáo Phận, tiếp tục khích lệ hàng giáo sĩ và các tín hữu tuân giữ những phòng xa bình thường để bảo vệ sức khỏe những kẻ khác trong mùa bịnh cúm này, và cách riêng với những rủi ro liên quan bịnh cúm HINI. Phương thế tốt nhất ngừa sự lan tràn bịnh lây nhiễm là thực hành vệ sinh tốt.
Linh Mục Jonathan Gaspar, Đồng- Giám Đốc Ban Phụng Tự và đời Sống Thiêng Liêng, nói, ‘Vì những sự đề phòng bất thường thực hiện khắp quốc gia hầu ngừa sự lan tràn bịnh cúm H1N1, Tổng Giáo Phận đã thiết lập một loạt những bước phải theo qua thời gian cử hành Thánh Lễ. Chúng tôi cám ơn các linh mục, phó tế, tu sĩ và gíao dân chúng tôi, vì sự hiểu biết và ủng hộ những chỉ thị nầy, nhằm bảo vệ sức khoả dân chúng chúng tôi.’ […]
“Thêm vào sự thực hiện vệ sinh tốt, Hồng Y hướng dẫn như sau cho việc cử hành Phụng Vụ Thánh và cho sự phòng ngừa dịch cảm cúm:
“--Giếng Nước Thánh phải được ráo nước, rửa sạch bằng xà phòng, tẩy trừ sâu bọ, và đổ đầy lại nước thánh cách đều hòa. Xin lưu ý nước thánh cũ phải được đổ trong bình nước thánh.
“Việc ban phát Máu Thánh cho các tín hữu phải ngưng, với luật trừ của những người phải nhận lãnh từ chén vì những lý do y tế. Đức tin của Giáo Hội dạy rằng Chúa Kitô, toàn diện, được rước cả dưới một hình.
“-- Việc trao đổi Dấu Bình An phải được hiến dâng mà không có sự đụng chạm thể lý nào. Nếu linh mục chủ tế chọn để mời tỏ dấu bình an, người tín hữu, thay vì bắt tay, có thể cúi đầu chào người đứng bên cạnh.
“—Khi người tín hữu duy trì sự chọn rước Lễ bằng lưỡi hay trên tay, khuyên tất cả các người cho Rước lễ phân phát các bánh đã truyền phép cách cẩn thận, ý tứ không đụng lưỡi hay tay của người rước lễ.
“--Những giáo dân phải nhớ rằng nếu họ mắc bịnh hay là nghi ngờ mắc bịnh truyền nhiễm, họ không buộc phải xem Thánh lễ Chúa Nhật. Họ có thể ở nhà và trở lại nhà thờ khi lành mạnh.
“Những hướng dẫn này có hiệu nghiệm từ ngày thứ Bảy, 31/10/2009 và vẫn có hiệu lực cho tới khi mùa lạnh và dịch cúm chấm dứt.”
Điều đáng ghi nhớ là tổng giáo phận không cấm rước lễ bằng lưỡi. Vì những chỉ dẫn này được tham khảo ý kiến với các thẩm quyền ý tế địa phương, nên xem ra thói quen này dường như không lây nhiễm hơn là sự bắt tay.
Một số độc giả khác hỏi linh mục và những thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ sát trùng hai tay liền trước lúc cho Rước Lễ, như vậy có đúng không.
Tuy việc thực hành này có ý tốt, có lẽ không cần và có thể phản tác dụng vì làm cho một số người nhạy cảm buồn nôn khi tới gần bàn thờ. Nếu một sự đề phòng như thế được cho là thích đáng, thì có lẽ làm như vậy trong phòng thánh là đủ trước Thánh Lễ, cách rfiêng nếu những biện pháp nói trên phổ biến cho Tổng Giáo Phận Boston cũng được thực thi.