Và nói thêm về lễ Dầu
ROME (Zenit.org) Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Trong bài đọc Thương Khó với nhiều người đọc--có một phó tế, với tư cách là một thừa tác viên bình thường của bài Tin Mừng, thầy có thể đóng vai Chúa Kitô không? Nếu được, thì linh mục sẽ giữ vao trò gì? C.M., Drogheda, Ireland
Trong năm 1988 Toà Thánh đã phổ biến một thư luân lưu về những cử hành Phục Sinh. SỐ 33 đề cập những bài đọc Thương Khó:
“Bài thương khó chiếm một chỗ đặc biệt. Bài này có thể được hát hay đọc theo cách truyền thống, nghĩa là, bởi ba người làm nhiệm vụ Chúa Kitô, người thuật truyện và đám dân chúng. Bài thương khó được công bố do các phó tế hay các linh mục, hay do các người đọc là giáo dân. Trong trường hợp sau phần Chúa Kitô phải dành cho linh mục.
Sự công bố bài thương khó sẽ không có đèn và hương; bỏ lời chào và những dấu thánh giá; và chỉ một phó tế xin phép lành, như thầy làm trước bài Tin Mừng. Vì lợi ích thiêng liêng của tín hữu, bài thương khó sẽ phải công bố trọn vẹn và không được bỏ các bài đọc đi trước.”
Trên thực tế, văn kiện này bỏ một khả năng khác, khả năng của ca đoàn giữ phần quần chúng nên sẽ có bốn chớ không phải ba người cho bài đọc. Đó là thủ tục tại Vatican trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá (khi bản văn được hát trong tiếng Ý) và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (khi bản văn được hát trong tiếng Latinh). Những phần của Chúa Kitô, của người thuật truyện và những phát ngôn viên cá nhân, được hát do các thầy phó tế trong khi bản văn cho nhiều phát ngôn viên thường được ca đoàn hát cách đối âm.
Từ văn kiện này xem ra lý tưởng là để bài Thương Khó được hát hay đọc bởi ba phó tế đang khi linh mục ở tại ghế, một tình huống xảy ra nhất thiết trong các nhà thờ chánh tòa và các chủng viện. Làm như vậy là vì việc đọc bài Tin Mừng không được xem như một nhiệm vụ chủ sự trong nghi thức Roma, và thầy phó tế là thừa tác viên thích hợp của hành động phụng vụ. Trên thực tế, trong những hoàn cảnh bình thường, một linh mục sẽ không đọc bài Tin Mừng nếu một phó tế hiện diện.
Nếu không có phó tế nào hiện diện, lúc đó xem ra tình huống ưu tiên sau đây là bài Thương Khó phải do ba linh mục đọc. Tình huống này thường xảy ra trong ngày Thứ sáu Tuần Thánh, khi chỉ có một cử hành, hơn là trong ngày Chúa Nhật lễ Lá khi các linh mục bận với nhiều Thánh Lễ.
Nếu không có phó tế và chỉ có một linh mục, lúc đó linh mục giữ phần Chúa Kitô trong lúc những người đọc giáo dân giữ các phần khác.
Nếu có một hay hai phó tế, sự chỉ dẫn phó tế xin phép lành phải gợi ý là linh mục có thể ở tại ghế đang khi phó tế công bố bài thương khó với một hay hai độc giả giáo dân.
Trong trường hợp này không có nói phó tế giữ phần của Chúa Kitô. Xem ra phó tế có thể giữ bất luận phần nào. Ví dụ, như người đọc kinh nghiệm nhất, phó tế nên giữ phần rộng lớn của kẻ thuật truyện trong bài đọc Thương Khó thánh Gioan ngày Thứ sáu Tuần Thánh.
Văn kiện nói về các phó tế hay các linh mục và không nói tới một linh mục đọc với một hay hai phó tế. Tuy nhiên, tôi tin rằng vì hai ngày này là một cái gì khác thường, tình huống này không thể bị loại trừ thoạt tiên và không bị các qui tắc ngăn cấm. Trong một đôi trường hợp điều đó cũng cần. Nếu tình huống này xảy ra, điều thích hợp là dánh phần Chúa kitô cho linh mục.
* * *
Tiếp: Các phó tế và Thánh Lễ Dầu
Nhiều độc giả đã bình luận về bài trước của chúng tôi liên quan khả năng nhắc tới các phó tế trong Thánh Lễ Dầu
Một độc giả qui chiếu về một văn kiện Vatican 1997, “Qui Chế về một số Vấn đề liên quan sự Cộng tác của những Giáo Dân không được phong trong Thừa tác vụ Thánh của Linh Mục. ”
Số 8 văn kiện này nói:
“Để tránh tạo nên sự hỗn loạn, một số thực hành cần phải tránh và loại trừ nơi nào những sự đó xuất hiện trong các Giáo Hội đặc biệt: ….
“--sự kết hợp với sự lập lại các lời hứa các linh mục hứa trong Thánh Lễ Dầu ngày Thứ năm Tuần Thánh, cũng như những hạng tín hữu khác lập lại những lời khấn dòng hay là lãnh nhận một nhiệm vụ như những thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ.”
Tuy văn kiện này rọi chút ánh sáng trên chủ đề, nó qui chiếu về tương quan giữa giáo dân và linh mục thay vì các phó tế là hàng giáo sĩ được phong. Chúng ta có thể nói thêm rằng đề nghị không nhất thiết là sự kết hợp của các phó tế với sự lập lại các lời hứa linh mục, nhưng với sự tìm ra một cách công nhận sự hiện diện của họ trong một cử hành qui tụ chung toàn thể cộng đồng.
Những độc giả khác đồng ý về ý niệm giám mục và các phó tế hợp chung với nhau trong một số ngày như lễ Thánh Lawrebce hay là lúc cận ngày kỷ niệm phong chức của giám mục.
Còn những độc giả khác gợi ý rằng những dịp này rất thích hợp cho một cuộc tỉnh tâm phó tế, trong cuộc tỉnh tâm này sự lập lại những lời hứa phong chức có thể thực thi như là một việc làm sốt sắng một cách giống như cách trong đó những việc làm thiêng liêng kết thúc này thường lập lại những lời hứa rửa tội của họ. Trong trường hợp này, một sự lập lại như thế không đòi hỏi một phép riêng từ Toà Thánh hay là sự phát triển những nghi thức phụng vụ mới.
ROME (Zenit.org) Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Trong bài đọc Thương Khó với nhiều người đọc--có một phó tế, với tư cách là một thừa tác viên bình thường của bài Tin Mừng, thầy có thể đóng vai Chúa Kitô không? Nếu được, thì linh mục sẽ giữ vao trò gì? C.M., Drogheda, Ireland
Trong năm 1988 Toà Thánh đã phổ biến một thư luân lưu về những cử hành Phục Sinh. SỐ 33 đề cập những bài đọc Thương Khó:
“Bài thương khó chiếm một chỗ đặc biệt. Bài này có thể được hát hay đọc theo cách truyền thống, nghĩa là, bởi ba người làm nhiệm vụ Chúa Kitô, người thuật truyện và đám dân chúng. Bài thương khó được công bố do các phó tế hay các linh mục, hay do các người đọc là giáo dân. Trong trường hợp sau phần Chúa Kitô phải dành cho linh mục.
Sự công bố bài thương khó sẽ không có đèn và hương; bỏ lời chào và những dấu thánh giá; và chỉ một phó tế xin phép lành, như thầy làm trước bài Tin Mừng. Vì lợi ích thiêng liêng của tín hữu, bài thương khó sẽ phải công bố trọn vẹn và không được bỏ các bài đọc đi trước.”
Trên thực tế, văn kiện này bỏ một khả năng khác, khả năng của ca đoàn giữ phần quần chúng nên sẽ có bốn chớ không phải ba người cho bài đọc. Đó là thủ tục tại Vatican trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá (khi bản văn được hát trong tiếng Ý) và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (khi bản văn được hát trong tiếng Latinh). Những phần của Chúa Kitô, của người thuật truyện và những phát ngôn viên cá nhân, được hát do các thầy phó tế trong khi bản văn cho nhiều phát ngôn viên thường được ca đoàn hát cách đối âm.
Từ văn kiện này xem ra lý tưởng là để bài Thương Khó được hát hay đọc bởi ba phó tế đang khi linh mục ở tại ghế, một tình huống xảy ra nhất thiết trong các nhà thờ chánh tòa và các chủng viện. Làm như vậy là vì việc đọc bài Tin Mừng không được xem như một nhiệm vụ chủ sự trong nghi thức Roma, và thầy phó tế là thừa tác viên thích hợp của hành động phụng vụ. Trên thực tế, trong những hoàn cảnh bình thường, một linh mục sẽ không đọc bài Tin Mừng nếu một phó tế hiện diện.
Nếu không có phó tế nào hiện diện, lúc đó xem ra tình huống ưu tiên sau đây là bài Thương Khó phải do ba linh mục đọc. Tình huống này thường xảy ra trong ngày Thứ sáu Tuần Thánh, khi chỉ có một cử hành, hơn là trong ngày Chúa Nhật lễ Lá khi các linh mục bận với nhiều Thánh Lễ.
Nếu không có phó tế và chỉ có một linh mục, lúc đó linh mục giữ phần Chúa Kitô trong lúc những người đọc giáo dân giữ các phần khác.
Nếu có một hay hai phó tế, sự chỉ dẫn phó tế xin phép lành phải gợi ý là linh mục có thể ở tại ghế đang khi phó tế công bố bài thương khó với một hay hai độc giả giáo dân.
Trong trường hợp này không có nói phó tế giữ phần của Chúa Kitô. Xem ra phó tế có thể giữ bất luận phần nào. Ví dụ, như người đọc kinh nghiệm nhất, phó tế nên giữ phần rộng lớn của kẻ thuật truyện trong bài đọc Thương Khó thánh Gioan ngày Thứ sáu Tuần Thánh.
Văn kiện nói về các phó tế hay các linh mục và không nói tới một linh mục đọc với một hay hai phó tế. Tuy nhiên, tôi tin rằng vì hai ngày này là một cái gì khác thường, tình huống này không thể bị loại trừ thoạt tiên và không bị các qui tắc ngăn cấm. Trong một đôi trường hợp điều đó cũng cần. Nếu tình huống này xảy ra, điều thích hợp là dánh phần Chúa kitô cho linh mục.
* * *
Tiếp: Các phó tế và Thánh Lễ Dầu
Nhiều độc giả đã bình luận về bài trước của chúng tôi liên quan khả năng nhắc tới các phó tế trong Thánh Lễ Dầu
Một độc giả qui chiếu về một văn kiện Vatican 1997, “Qui Chế về một số Vấn đề liên quan sự Cộng tác của những Giáo Dân không được phong trong Thừa tác vụ Thánh của Linh Mục. ”
Số 8 văn kiện này nói:
“Để tránh tạo nên sự hỗn loạn, một số thực hành cần phải tránh và loại trừ nơi nào những sự đó xuất hiện trong các Giáo Hội đặc biệt: ….
“--sự kết hợp với sự lập lại các lời hứa các linh mục hứa trong Thánh Lễ Dầu ngày Thứ năm Tuần Thánh, cũng như những hạng tín hữu khác lập lại những lời khấn dòng hay là lãnh nhận một nhiệm vụ như những thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ.”
Tuy văn kiện này rọi chút ánh sáng trên chủ đề, nó qui chiếu về tương quan giữa giáo dân và linh mục thay vì các phó tế là hàng giáo sĩ được phong. Chúng ta có thể nói thêm rằng đề nghị không nhất thiết là sự kết hợp của các phó tế với sự lập lại các lời hứa linh mục, nhưng với sự tìm ra một cách công nhận sự hiện diện của họ trong một cử hành qui tụ chung toàn thể cộng đồng.
Những độc giả khác đồng ý về ý niệm giám mục và các phó tế hợp chung với nhau trong một số ngày như lễ Thánh Lawrebce hay là lúc cận ngày kỷ niệm phong chức của giám mục.
Còn những độc giả khác gợi ý rằng những dịp này rất thích hợp cho một cuộc tỉnh tâm phó tế, trong cuộc tỉnh tâm này sự lập lại những lời hứa phong chức có thể thực thi như là một việc làm sốt sắng một cách giống như cách trong đó những việc làm thiêng liêng kết thúc này thường lập lại những lời hứa rửa tội của họ. Trong trường hợp này, một sự lập lại như thế không đòi hỏi một phép riêng từ Toà Thánh hay là sự phát triển những nghi thức phụng vụ mới.