Nói thêm về các Linh Mục và Giám Mục
ROMA (Zenit.org).-Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Ngày nay xem ra có một sự thay đổi từ tinh thần phụng vụ tới sự thực hiện máy móc và nghi thức. Bởi vì phụng vụ chúng ta quá khô khan, nhiều người Công Giáo trong nhiều nơi tại Ấn Độ đi tới các nhà thờ Tin Lành nơi việc thờ phượng là tự phát, có ý nghĩa và ban cho họ một cảm giác liên quan và thoả mãn. Một số những câu hỏi đặt ra cho cha và những câu giải đáp của cha xem ra không kêu tới linh hồn. Chúng ta không thể nghĩ đến việc cổ võ phụng vụ có ý nghĩa trong ánh sáng của văn hóa địa phương và các nhu cầu của nó, hay sao?—P.J., Dindigul, India
Thỉnh thoảng chúng tôi nhận những câu hỏi theo kiểu này đụng chạm những vấn đề cơ bản liên quan mục đích và bản tính phụng vụ.
Trên nhiều năm, cột báo này đã đề cập nhiều điểm phụng vụ, một số điểm phải thừa nhận là có tính kỹ thuật và có thể loãng đi nữa. Nhưng tôi luôn luôn ra sức cho các độc giả chúng tôi cái lợi thế nghi nan và giả thiết rằng những câu hỏi của họ phát xuất từ một lòng muốn chân tình cử hành phụng vụ theo con tim và thần trí của Giáo Hội.
Tôi không tin rằng một cử hành phụng vụ chính xác và đúng lại là một nghi thức vô hồn và máy móc. Hay là một thái độ thân mật đối với những chữ đỏ không phải là một bằng chứng không thể tránh của Kitô Giáo đích thực. Có thể có thiện ý và sự giả hình sau hai thái độ này, nhưng đó là những sai lầm của những cá nhân không động tới trung tâm vấn đề.
Tôi mãnh liệt bênh vực sự trung thành với các qui tằc phụng vụ bởi vì tôi tin rằng các người tín hữu có quyền được tham gia trong phụng vụ có thể nhận biết được là Công giáo, một phụng vụ phát xuất từ chính Chúa Kitô và là thành phần giòng suối lớn của sự hiệp thông các thánh.
Tuy không nghi ngờ tính chân thật của độc giả của tôi, tôi phải phản đối cách anh mô tả sự thờ phượng Tin Lành đối với phụng vụ Công Giáo. Tôi tưởng chúng ta đứng trước một vấn đề đi sâu nhiều hơn là những hình thức bên ngoài. Điểm then chốt của vấn đề không phải những anh em ly khai của chúng ta có những sự thực hiện hứng thú hơn, nhưng là chúng ta thiếu sót trong việc dạy các tín hữu chúng ta giáo lý Công Giáo cơ bản về Thánh Lễ và Thánh Thể.
Bất cứ người Công Giáo nào mà có ý niệm nhỏ nhất về ý nghĩa của sự tham dự Thánh Lễ; của sự hiện diện trong sự Thương Khó, sự chết và phục sinh của Chúa; của khả năng kết hợp sự cầu nguyện của mình dâng lên Cha đời đời liên kết với hy lễ cao cả của Chúa Kitô; của khả năng chia sẻ Bánh xuống từ trời—thì làm sao một người Công Giáo như thế lại so sánh đặc ân này với với bất cứ lễ nghi Tin lành nào, cho dầu phải công nhận lễ nghi đó có âm nhạc tốt hơn và khả năng giảng hay hơn?
Đồng thời, phụng vụ của Giáo Hội đã được ban cho tính linh động và phẩm chất phong phú đã có thể đáp ứng với những đặc tính địa phương như các hội đồng giám mục quốc gia đã quyết định. Ngoài vấn đề thiết yếu thiếu sự đào tạo phụng vụ, có vấn đề bỏ qua hay là sự thiếu sử dụng nhiều kho tàng, cả cũ cả mới, có thể biến đổi những phụng vụ chúng ta thành những cảm nghiệm tốt đẹp và thiêng liêng sâu rộng.
Khi những khả năng đầy đủ của phụng vụ Công Giáo đích thực được sử dụng, thì việc cử hành không phải là một chút ít được tham gia, ít tự phát và ít đầy ý nghĩa hơn bất cứ lễ nghi phi-Công giáo nào. Sự khác biệt là trong phụng vụ, như trong các môn thể thao, sự tự phát, sự tham gia và sự sáng tạo đích thực được gặp trong những luật và không ngoài luật.
Ngoài phụng vụ, Đạo Công Giáo có thừa những hình thức cầu nguyện và những hội đoàn, từ những tình đồng đội và những tình đoàn kết lịch sử cho tới những nhóm cầu nguyện đặc sủng hiện tại và những phong trào giáo hội. Tôi tưởng những sự diễn tả phong phú này có thể làm thoả mãn mọi hình thức nhạy cảm thiêng liêng và sự ước muốn dấn thân hơn bất cứ nhóm cá nhân Tin Lành nào.
Do đó nếu một số những tín hữu Công Giáo di chuyển theo các nhóm Tin lành, tôi không nghĩ là chúng ta có thể đỗ lỗi cho Phụng vụ, nhưng đúng hơn chúng ta phải nhân đôi những cố gắng chúng ta để cử hành phụng vụ cách thích hợp và công bố chân lý của mầu nhiệm lớn đức tin.
Những Tân linh mục ban phép lành cho các Giám mục
Liên quan tới giải đáp lần trước của các linh mục ban phép lành cho các giám mục, một độc giả từ Kampala, Uganda hỏi: “Một giám mục trong một trường hợp khẩn cấp, có thể ủy quyền cho một linh mục phong chức một linh mục khác không? Chính giám mục là người có sự đầy đủ chức linh mục của Chúa Kitô. Nhưng những linh mục cũng đồng hình đồng dạng với chức linh mục của Chúa Kitô khi thụ phong: là một Kitô khác! Sự viên mãn chức linh mục của Chúa Kitô trong một giám mục được đầy đủ thế nào sánh với sự viên mãn chức linh mục của Chúa Kitô trong một linh mục được phong?”
Câu hỏi này thật sự đòi hỏi một luận án thần học mang sắc thái cao, và một câu giải đáp vắn tắt có nguy cơ giản dị hóa.
Với sự giữ kẽ này trong trí, tôi muốn nói điều sau đây. Các Giám mục có sự viên mãn bí tích truyền chức. Các linh mục có một sự tham gia ít hơn và các phó tế có một sự tham gia khác biệt không có sự kế thừa chức linh mục nhưng đúng hơn việc phục vụ tại bàn thờ, tại bàn Lời, và đối với những kẻ túng thiếu.
Cho dầu khó tránh được những từ như “hơn” và “ít hơn” khi nói về cấp bậc các chức thánh, phải nói rằng một thừa tác vụ không thiếu điều gì cần thiết để thực hiện sứ vụ chính xác của nó trong Giáo Hội. Sự kiện một số nhiệm vụ dành cho những thừa tác viên đặc biệt không có nghĩa là những thừa tác viên khác bị loại khỏi những phận sự này, nhưng họ không bị đòi buộc làm sứ vụ riêng biệt.
Theo nghĩa này thừa tác vụ của giám mục, vì được sự viên mãn chức linh mục, đi quá quyền năng sự phong chức và trực tiếp đòi hỏi nhiệm vụ của ngài như là vị mục tử và là nguyên lý sự hiệp nhất của giáo hội địa phương, nhờ ngài mà sự hiệp nhất được thiết lập với Giáo Hội phổ quát. Các linh mục và các phó tế trong những thừa tác vụ riêng biệt của mình cọng tác với giám mục, và tính hiệu năng giáo hội của thừa tác vụ các ngài đòi buộc sự hiệp thông với giám mục.
Về vấn đề đang nói đây, trong trường hợp cần thiết, các giám mục nghi lễ Latinh có thể ủy quyền cho các linh mục việc cử hành bí tích thêm sức. Phép này chỉ có thể được sử dụng cách thành sự trong những biên giới của chính giáo phận. Các linh mục Công Giáo phương Đông thường ban bí tích thêm sức cho các em bé liền theo sau bí tích rửa tội.
Tuy nhiên, việc phong chức linh mục, không thể được ủy quyền (C.1012 Bộ Giáo Luật). Chỉ có giám mục có quyền phong các phó tế và linh mục. Các linh mục không có quyền này vì quyến này không được đòi hỏi cho sứ vụ các ngài.
Có một sự bàn cãi về việc một giáo hoàng có thể ban phép các linh mục làm như vậy. Lý do duy nhất mà khả năng này được bộc lộ là do sự hiện hữu của một số văn kiện thời trung cổ, theo những văn kiện này ba giáo hoàng, giữa những năm 1400 và 1489, đã ban đặc ân cho một số đan viện phụ phong chức các phó tế và các linh mục.
Những văn kiện đang nói đây có giá trị thần học khả nghi, những hoàn cảnh lịch sự hồi đó thật mờ ám, và các đặc ân nói trên sau này được thu hồi tất cả. Tuy nhiên, những việc phong chức thời đó không bị tuyên bố là vô hiệu, và như vậy vẫn còn là một vấn đề giả thuyết nếu một sự nhân nhượng giáo hoàng chính xác có thể ban phép một luật trừ cho luật chung hay không.
ROMA (Zenit.org).-Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Ngày nay xem ra có một sự thay đổi từ tinh thần phụng vụ tới sự thực hiện máy móc và nghi thức. Bởi vì phụng vụ chúng ta quá khô khan, nhiều người Công Giáo trong nhiều nơi tại Ấn Độ đi tới các nhà thờ Tin Lành nơi việc thờ phượng là tự phát, có ý nghĩa và ban cho họ một cảm giác liên quan và thoả mãn. Một số những câu hỏi đặt ra cho cha và những câu giải đáp của cha xem ra không kêu tới linh hồn. Chúng ta không thể nghĩ đến việc cổ võ phụng vụ có ý nghĩa trong ánh sáng của văn hóa địa phương và các nhu cầu của nó, hay sao?—P.J., Dindigul, India
Thỉnh thoảng chúng tôi nhận những câu hỏi theo kiểu này đụng chạm những vấn đề cơ bản liên quan mục đích và bản tính phụng vụ.
Trên nhiều năm, cột báo này đã đề cập nhiều điểm phụng vụ, một số điểm phải thừa nhận là có tính kỹ thuật và có thể loãng đi nữa. Nhưng tôi luôn luôn ra sức cho các độc giả chúng tôi cái lợi thế nghi nan và giả thiết rằng những câu hỏi của họ phát xuất từ một lòng muốn chân tình cử hành phụng vụ theo con tim và thần trí của Giáo Hội.
Tôi không tin rằng một cử hành phụng vụ chính xác và đúng lại là một nghi thức vô hồn và máy móc. Hay là một thái độ thân mật đối với những chữ đỏ không phải là một bằng chứng không thể tránh của Kitô Giáo đích thực. Có thể có thiện ý và sự giả hình sau hai thái độ này, nhưng đó là những sai lầm của những cá nhân không động tới trung tâm vấn đề.
Tôi mãnh liệt bênh vực sự trung thành với các qui tằc phụng vụ bởi vì tôi tin rằng các người tín hữu có quyền được tham gia trong phụng vụ có thể nhận biết được là Công giáo, một phụng vụ phát xuất từ chính Chúa Kitô và là thành phần giòng suối lớn của sự hiệp thông các thánh.
Tuy không nghi ngờ tính chân thật của độc giả của tôi, tôi phải phản đối cách anh mô tả sự thờ phượng Tin Lành đối với phụng vụ Công Giáo. Tôi tưởng chúng ta đứng trước một vấn đề đi sâu nhiều hơn là những hình thức bên ngoài. Điểm then chốt của vấn đề không phải những anh em ly khai của chúng ta có những sự thực hiện hứng thú hơn, nhưng là chúng ta thiếu sót trong việc dạy các tín hữu chúng ta giáo lý Công Giáo cơ bản về Thánh Lễ và Thánh Thể.
Bất cứ người Công Giáo nào mà có ý niệm nhỏ nhất về ý nghĩa của sự tham dự Thánh Lễ; của sự hiện diện trong sự Thương Khó, sự chết và phục sinh của Chúa; của khả năng kết hợp sự cầu nguyện của mình dâng lên Cha đời đời liên kết với hy lễ cao cả của Chúa Kitô; của khả năng chia sẻ Bánh xuống từ trời—thì làm sao một người Công Giáo như thế lại so sánh đặc ân này với với bất cứ lễ nghi Tin lành nào, cho dầu phải công nhận lễ nghi đó có âm nhạc tốt hơn và khả năng giảng hay hơn?
Đồng thời, phụng vụ của Giáo Hội đã được ban cho tính linh động và phẩm chất phong phú đã có thể đáp ứng với những đặc tính địa phương như các hội đồng giám mục quốc gia đã quyết định. Ngoài vấn đề thiết yếu thiếu sự đào tạo phụng vụ, có vấn đề bỏ qua hay là sự thiếu sử dụng nhiều kho tàng, cả cũ cả mới, có thể biến đổi những phụng vụ chúng ta thành những cảm nghiệm tốt đẹp và thiêng liêng sâu rộng.
Khi những khả năng đầy đủ của phụng vụ Công Giáo đích thực được sử dụng, thì việc cử hành không phải là một chút ít được tham gia, ít tự phát và ít đầy ý nghĩa hơn bất cứ lễ nghi phi-Công giáo nào. Sự khác biệt là trong phụng vụ, như trong các môn thể thao, sự tự phát, sự tham gia và sự sáng tạo đích thực được gặp trong những luật và không ngoài luật.
Ngoài phụng vụ, Đạo Công Giáo có thừa những hình thức cầu nguyện và những hội đoàn, từ những tình đồng đội và những tình đoàn kết lịch sử cho tới những nhóm cầu nguyện đặc sủng hiện tại và những phong trào giáo hội. Tôi tưởng những sự diễn tả phong phú này có thể làm thoả mãn mọi hình thức nhạy cảm thiêng liêng và sự ước muốn dấn thân hơn bất cứ nhóm cá nhân Tin Lành nào.
Do đó nếu một số những tín hữu Công Giáo di chuyển theo các nhóm Tin lành, tôi không nghĩ là chúng ta có thể đỗ lỗi cho Phụng vụ, nhưng đúng hơn chúng ta phải nhân đôi những cố gắng chúng ta để cử hành phụng vụ cách thích hợp và công bố chân lý của mầu nhiệm lớn đức tin.
Những Tân linh mục ban phép lành cho các Giám mục
Liên quan tới giải đáp lần trước của các linh mục ban phép lành cho các giám mục, một độc giả từ Kampala, Uganda hỏi: “Một giám mục trong một trường hợp khẩn cấp, có thể ủy quyền cho một linh mục phong chức một linh mục khác không? Chính giám mục là người có sự đầy đủ chức linh mục của Chúa Kitô. Nhưng những linh mục cũng đồng hình đồng dạng với chức linh mục của Chúa Kitô khi thụ phong: là một Kitô khác! Sự viên mãn chức linh mục của Chúa Kitô trong một giám mục được đầy đủ thế nào sánh với sự viên mãn chức linh mục của Chúa Kitô trong một linh mục được phong?”
Câu hỏi này thật sự đòi hỏi một luận án thần học mang sắc thái cao, và một câu giải đáp vắn tắt có nguy cơ giản dị hóa.
Với sự giữ kẽ này trong trí, tôi muốn nói điều sau đây. Các Giám mục có sự viên mãn bí tích truyền chức. Các linh mục có một sự tham gia ít hơn và các phó tế có một sự tham gia khác biệt không có sự kế thừa chức linh mục nhưng đúng hơn việc phục vụ tại bàn thờ, tại bàn Lời, và đối với những kẻ túng thiếu.
Cho dầu khó tránh được những từ như “hơn” và “ít hơn” khi nói về cấp bậc các chức thánh, phải nói rằng một thừa tác vụ không thiếu điều gì cần thiết để thực hiện sứ vụ chính xác của nó trong Giáo Hội. Sự kiện một số nhiệm vụ dành cho những thừa tác viên đặc biệt không có nghĩa là những thừa tác viên khác bị loại khỏi những phận sự này, nhưng họ không bị đòi buộc làm sứ vụ riêng biệt.
Theo nghĩa này thừa tác vụ của giám mục, vì được sự viên mãn chức linh mục, đi quá quyền năng sự phong chức và trực tiếp đòi hỏi nhiệm vụ của ngài như là vị mục tử và là nguyên lý sự hiệp nhất của giáo hội địa phương, nhờ ngài mà sự hiệp nhất được thiết lập với Giáo Hội phổ quát. Các linh mục và các phó tế trong những thừa tác vụ riêng biệt của mình cọng tác với giám mục, và tính hiệu năng giáo hội của thừa tác vụ các ngài đòi buộc sự hiệp thông với giám mục.
Về vấn đề đang nói đây, trong trường hợp cần thiết, các giám mục nghi lễ Latinh có thể ủy quyền cho các linh mục việc cử hành bí tích thêm sức. Phép này chỉ có thể được sử dụng cách thành sự trong những biên giới của chính giáo phận. Các linh mục Công Giáo phương Đông thường ban bí tích thêm sức cho các em bé liền theo sau bí tích rửa tội.
Tuy nhiên, việc phong chức linh mục, không thể được ủy quyền (C.1012 Bộ Giáo Luật). Chỉ có giám mục có quyền phong các phó tế và linh mục. Các linh mục không có quyền này vì quyến này không được đòi hỏi cho sứ vụ các ngài.
Có một sự bàn cãi về việc một giáo hoàng có thể ban phép các linh mục làm như vậy. Lý do duy nhất mà khả năng này được bộc lộ là do sự hiện hữu của một số văn kiện thời trung cổ, theo những văn kiện này ba giáo hoàng, giữa những năm 1400 và 1489, đã ban đặc ân cho một số đan viện phụ phong chức các phó tế và các linh mục.
Những văn kiện đang nói đây có giá trị thần học khả nghi, những hoàn cảnh lịch sự hồi đó thật mờ ám, và các đặc ân nói trên sau này được thu hồi tất cả. Tuy nhiên, những việc phong chức thời đó không bị tuyên bố là vô hiệu, và như vậy vẫn còn là một vấn đề giả thuyết nếu một sự nhân nhượng giáo hoàng chính xác có thể ban phép một luật trừ cho luật chung hay không.