Và Nói thêm về những thánh Lễ hằng ngày
Rome (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Đối với phần nhiều lịch sử của Giáo Hội chúng ta, các viên chức đã đặt nhiều cố gắng trong việc sử dụng ngôn ngữ chính xác hầu làm rất rõ ý nghĩa của các vị. Nghĩa của những tiếng “should,” “must,” are to” hay là “are not to," là gì? Hiệu lực luật của những tiếng này là gì? Phụng vụ sử dụng tiếng “should” số lượng nhiều. Phải chăng điều này có nghĩa là sự vi phạm của nó ít hơn chăng? Tại Hoa Kỳ xem ra chữ “should” có thể không được biết nếu tiếng đối nghịch với nó lại có ý nghĩa tốt hơn. Những tiêu chuẩn nào cho một sự vi phạm thành sự của tiếng “should”?—J.F., Hesperia, California
Những qui tắc phụng vụ và những dịch thuật của chúng đã được quyết định phải giải thích bởi mọi người từ người phục vụ phòng áo cho tới giám mục, và như vậy mọi người thường tránh ngôn ngữ giáo luật về mặt kỹ thuật. Do đó, những tiếng như thế được giả thuyết là lấy theo nghĩa rõ ràng của nó.
Theo tự điển Collins, should là: “Thời quá khứ của shall: được sử dụng như là một trợ động từ để chỉ một hành động được người nói cho là có tính bắt buộc (you should go) hay là để hình thành lối cầu khẩn với tôi (I) hay là we (chúng tôi) …(I should like to see you; if I should be late, go without me).
“Tập quán: Should có, như nghĩa chung hầu hết của nó trong tiếng Anh hiện đại, (có) nghĩa ought như trong câu I should go to the graduation, but I don’t’t see how I can. Tuy nhiên, nghĩa xưa hơn của lối cầu khẩn của tiếng shall thường được dùng với I hay là we để chỉ một hình thức lịch sự hơn tiếng would: I should like to go, but I can’t…”
Do đó trong phụng vụ tiếng should thường chỉ sự bắt buộc, nhưng tùy theo bối cảnh chính xác sự bắt buộc qui chiếu về những hành vi cụ thể hay là về những thái độ hay những bắt buộc chung chung hơn.
Ví dụ, Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma (GIRM), Số 22, chỉ: “Giám Mục phải lưu tâm lo cho các linh mục, phó tế và giáo dân luôn luôn hiểu biết sâu sắc hơn ý nghĩa đích thực của các nghi thức và các bản văn phụng vụ, và hướng dẫn để việc cử hành Thánh Lễ được sinh động và có hiểu quả. Ngài cũng phải cảnh giác để các cử hành được thêm phần cao quí nhờ vẻ mỹ quan của các nơi thánh, âm nhậc và nghệ thuật.”
Ở đây việc sử dụng tiếng should qui chiếu về sự bắt buộc chung của giám mục phải cổ võ và trông nom phụng vụ. Chính giám mục quyết định về những hành động và những phuơng tiện cần thiết để chu toàn luật buộc này. Vì bản chất uốn nắn của luật buộc này, nó được hoàn thành trong nhiều cách khác nhau. Những cách này bao gòm việc giám mục đích thân cử hình phụng vụ và việc giảng dạy; sự ngài bảo đảm việc đào tạo thích đáng mọi kẻ liên quan tới phụng vụ; việc ngài thiết lập những qui tắc riêng cho giáo phận khi cần thiết; và cả việc ngài sửa chữa những lạm dụng và kỷ luật những kẻ lỗi luật.
Những qui tắc khác đặc biệt hơn. GIRM, số 5, nói, “Thật vậy, việc cử hành Thánh Lễ là việc của toàn thể Hội Thánh, trong đó mỗi người chỉ làm và làm trọn công việc thuộc về mình, tùy theo cấp bậc của mình trong dân Thiên Chúa.”
Ở đây chùng ta đứng trước một nguyên tắc chung nhưng liên quan trực tiếp hơn với một cử hành phụng vụ. Ở đây luật buộc là mỗi người tham gia trong phụng vụ phải tôn trọng lãnh vực hành động riêng của mình. Theo nguyên tắc này, các thừa tác viên giáo dân không được xâm phạm những nhiệm vụ dành cho các người được phong, đang khi các người được tấn phong không nên thay thế một thừa tác viên giáo dân khi không cần. Ví dụ, những thừa tác viên bất thường Cho Rước Lễ không được sử dụng nếu có đủ những thừa tác viên bình thường, đang khi một phó tế hay linh mục không nên đọc những bài đọc thứ nhất và thứ hai nếu có những đọc giả giáo dân thích đáng hiện diện.
Những việc sử dụng khác tiếng should diễn tả một qui tắc rõ ràng phải theo. Thêm một lần nữa, bối cảnh và những qui tắc khác quyết định sức mạnh của luật này. Ví dụ, GIRM, số 32 sẽ không chấp nhận luật trừ nào: “Như vậy, khi linh mục đọc những bản văn này [những kinh chủ toạ] không nên đọc hay hát những kinh nào khác, và đàn hay những dụng cụ âm nhạc khác phải thinh lặng.”
GIRM, Số 43, đàng khác chỉ rõ: “Tín hữu đứng: từ đầu ca nhập lễ, hoặc khi vị tư tế tiến tới bàn thờ, cho đến hết lời nguyuện nhập lễ; khi hát alleluia trước Tin Mừng; khi công bố Tin Mừng; khi đọc kinh Tin Kính và lời nguyện cho mọi người; từ lời mời Anh em hãy cầu nguyện trước lời nguyện tiến lễ cho đến hết lễ, trừ những gì sẽ nói sau.
Ở đây luật buộc các tín hữu đứng tại những lúc này, cho phép không phải đứng vì lý do tuổi tác và bịnh tật. Các Hội đồng giám mục cũng có thể thay đổi một số dáng điệu phù hợp với truyền thống địa phương và với sự phê chuẩn của Toà thánh.
Xem ra tôi đã không nói hết những sử dụng tiếng should trong những qui tắc phụng vụ. Nhưng những ví dụ đã trình bày có thể chứng tỏ rằng một trình độ trong giáo luật không cần thiết hầu giải thích kiểu nói này và những kiểu nói tương tự trong ý nghĩa đúng và rõ ràng của chúng.
* * *
Tiếp: Đăc Ân cho ba Thánh Lễ?
Vế vấn đề liên quan với sự cử hành hơn hai Thánh lễ mỗi ngày, một đọc giả từ bang Connecticut đã hỏi: “Con muốn biết một linh mục cử hành một thánh lễ ấn định đều đặn mỗi ngày cho giáo xứ của ngài mỗi ngày trong tuần, có dược phép cử hành riêng một Thánh Lễ thứ hai mỗi sáng hằng ngày không. Với từ ‘riêng’ con muốn nói rằng vị mục tử cử hành Thánh Lễ thứ hai một mình, hay là với một hay hai người tham dự. Nếu ngài được phép dâng một thánh lễ riêng, thứ hai, có phải là tự ngài hay phải có phép đặc biệt của Giám mục?”
Như đã nói trong lời giải đáp trước của chúng tôi, linh mục có thể cử hành một Thánh Lễ mỗi ngày mà thôi. Giám mục có thể ban phép các linh mục cử hành hai hay ba Thánh lễ trong những ngày Chúa Nhật nếu không có sẵn linh mục.
Nhiều giám mục cho phép các mục tử và những linh mục khác được phép thường xuyên xử dụng những phép này hầu đáp ứng cho các nhu cầu tín hữu. Rất thường, ví dụ, xảy ra một linh mục phải cử hành một Thánh lễ qui định và một Thánh lễ an táng cùng ngày. Có nhiều gương khác có thể, và hầu hết các nhà thông giáo luật nói những phép như thế có thể được sử dụng cho bất cứ nguyên nhân nào hợp lý.
Tuy nhiên, hiển nhiên sự có thể này chỉ được ban vì lợi ích các tín hữu và không bao giờ là một vấn đề sốt sắng riêng linh mục. Như vậy một linh mục không được biện minh trong việc cử hành một Thánh Lễ một mình hay là với sự hiện diện tình cờ của chỉ một người hay là hai người nếu ngài có chương trình cử hành một Thánh Lễ khác sau đó hay là đã cử hành một thánh lễ như thế.
Ở đây vấn đề quay tròn xung quanh đặc tính “riêng tư” của việc cử hành và không phải con số những người tham dự. Có thể dự kiến một trường hợp khi một linh mục phải cử hành hợp pháp một thánh lễ thứ hai cho một số hạn chế người trong những hoàn cảnh đặc biệt như tại giường của một người hấp hối.
Cũng không phải là một vấn đề linh mục cử hành một mình, vì tình huống này, tuy không bao giờ là lý tưởng, cũng có thể biện minh trong một số hoàn cảnh như khi đi đường.
Nguy hiểm bao hàm trong sự cử hành kép này, ngoài sự lỗi phạm giáo luật, là biến Thánh Lễ thành một sự sốt sắng gần như riêng tư và làm lu mờ chiều kích bản chất công khai Thánh lễ như là một hành vi của toàn Giáo Hội. Linh mục là thừa tác viên, chớ không phải là ông chủ các kho báu của Chúa Kitô và phải phân phát những kho báu đó theo ý của Giáo Hội.
Rome (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Đối với phần nhiều lịch sử của Giáo Hội chúng ta, các viên chức đã đặt nhiều cố gắng trong việc sử dụng ngôn ngữ chính xác hầu làm rất rõ ý nghĩa của các vị. Nghĩa của những tiếng “should,” “must,” are to” hay là “are not to," là gì? Hiệu lực luật của những tiếng này là gì? Phụng vụ sử dụng tiếng “should” số lượng nhiều. Phải chăng điều này có nghĩa là sự vi phạm của nó ít hơn chăng? Tại Hoa Kỳ xem ra chữ “should” có thể không được biết nếu tiếng đối nghịch với nó lại có ý nghĩa tốt hơn. Những tiêu chuẩn nào cho một sự vi phạm thành sự của tiếng “should”?—J.F., Hesperia, California
Những qui tắc phụng vụ và những dịch thuật của chúng đã được quyết định phải giải thích bởi mọi người từ người phục vụ phòng áo cho tới giám mục, và như vậy mọi người thường tránh ngôn ngữ giáo luật về mặt kỹ thuật. Do đó, những tiếng như thế được giả thuyết là lấy theo nghĩa rõ ràng của nó.
Theo tự điển Collins, should là: “Thời quá khứ của shall: được sử dụng như là một trợ động từ để chỉ một hành động được người nói cho là có tính bắt buộc (you should go) hay là để hình thành lối cầu khẩn với tôi (I) hay là we (chúng tôi) …(I should like to see you; if I should be late, go without me).
“Tập quán: Should có, như nghĩa chung hầu hết của nó trong tiếng Anh hiện đại, (có) nghĩa ought như trong câu I should go to the graduation, but I don’t’t see how I can. Tuy nhiên, nghĩa xưa hơn của lối cầu khẩn của tiếng shall thường được dùng với I hay là we để chỉ một hình thức lịch sự hơn tiếng would: I should like to go, but I can’t…”
Do đó trong phụng vụ tiếng should thường chỉ sự bắt buộc, nhưng tùy theo bối cảnh chính xác sự bắt buộc qui chiếu về những hành vi cụ thể hay là về những thái độ hay những bắt buộc chung chung hơn.
Ví dụ, Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma (GIRM), Số 22, chỉ: “Giám Mục phải lưu tâm lo cho các linh mục, phó tế và giáo dân luôn luôn hiểu biết sâu sắc hơn ý nghĩa đích thực của các nghi thức và các bản văn phụng vụ, và hướng dẫn để việc cử hành Thánh Lễ được sinh động và có hiểu quả. Ngài cũng phải cảnh giác để các cử hành được thêm phần cao quí nhờ vẻ mỹ quan của các nơi thánh, âm nhậc và nghệ thuật.”
Ở đây việc sử dụng tiếng should qui chiếu về sự bắt buộc chung của giám mục phải cổ võ và trông nom phụng vụ. Chính giám mục quyết định về những hành động và những phuơng tiện cần thiết để chu toàn luật buộc này. Vì bản chất uốn nắn của luật buộc này, nó được hoàn thành trong nhiều cách khác nhau. Những cách này bao gòm việc giám mục đích thân cử hình phụng vụ và việc giảng dạy; sự ngài bảo đảm việc đào tạo thích đáng mọi kẻ liên quan tới phụng vụ; việc ngài thiết lập những qui tắc riêng cho giáo phận khi cần thiết; và cả việc ngài sửa chữa những lạm dụng và kỷ luật những kẻ lỗi luật.
Những qui tắc khác đặc biệt hơn. GIRM, số 5, nói, “Thật vậy, việc cử hành Thánh Lễ là việc của toàn thể Hội Thánh, trong đó mỗi người chỉ làm và làm trọn công việc thuộc về mình, tùy theo cấp bậc của mình trong dân Thiên Chúa.”
Ở đây chùng ta đứng trước một nguyên tắc chung nhưng liên quan trực tiếp hơn với một cử hành phụng vụ. Ở đây luật buộc là mỗi người tham gia trong phụng vụ phải tôn trọng lãnh vực hành động riêng của mình. Theo nguyên tắc này, các thừa tác viên giáo dân không được xâm phạm những nhiệm vụ dành cho các người được phong, đang khi các người được tấn phong không nên thay thế một thừa tác viên giáo dân khi không cần. Ví dụ, những thừa tác viên bất thường Cho Rước Lễ không được sử dụng nếu có đủ những thừa tác viên bình thường, đang khi một phó tế hay linh mục không nên đọc những bài đọc thứ nhất và thứ hai nếu có những đọc giả giáo dân thích đáng hiện diện.
Những việc sử dụng khác tiếng should diễn tả một qui tắc rõ ràng phải theo. Thêm một lần nữa, bối cảnh và những qui tắc khác quyết định sức mạnh của luật này. Ví dụ, GIRM, số 32 sẽ không chấp nhận luật trừ nào: “Như vậy, khi linh mục đọc những bản văn này [những kinh chủ toạ] không nên đọc hay hát những kinh nào khác, và đàn hay những dụng cụ âm nhạc khác phải thinh lặng.”
GIRM, Số 43, đàng khác chỉ rõ: “Tín hữu đứng: từ đầu ca nhập lễ, hoặc khi vị tư tế tiến tới bàn thờ, cho đến hết lời nguyuện nhập lễ; khi hát alleluia trước Tin Mừng; khi công bố Tin Mừng; khi đọc kinh Tin Kính và lời nguyện cho mọi người; từ lời mời Anh em hãy cầu nguyện trước lời nguyện tiến lễ cho đến hết lễ, trừ những gì sẽ nói sau.
Ở đây luật buộc các tín hữu đứng tại những lúc này, cho phép không phải đứng vì lý do tuổi tác và bịnh tật. Các Hội đồng giám mục cũng có thể thay đổi một số dáng điệu phù hợp với truyền thống địa phương và với sự phê chuẩn của Toà thánh.
Xem ra tôi đã không nói hết những sử dụng tiếng should trong những qui tắc phụng vụ. Nhưng những ví dụ đã trình bày có thể chứng tỏ rằng một trình độ trong giáo luật không cần thiết hầu giải thích kiểu nói này và những kiểu nói tương tự trong ý nghĩa đúng và rõ ràng của chúng.
* * *
Tiếp: Đăc Ân cho ba Thánh Lễ?
Vế vấn đề liên quan với sự cử hành hơn hai Thánh lễ mỗi ngày, một đọc giả từ bang Connecticut đã hỏi: “Con muốn biết một linh mục cử hành một thánh lễ ấn định đều đặn mỗi ngày cho giáo xứ của ngài mỗi ngày trong tuần, có dược phép cử hành riêng một Thánh Lễ thứ hai mỗi sáng hằng ngày không. Với từ ‘riêng’ con muốn nói rằng vị mục tử cử hành Thánh Lễ thứ hai một mình, hay là với một hay hai người tham dự. Nếu ngài được phép dâng một thánh lễ riêng, thứ hai, có phải là tự ngài hay phải có phép đặc biệt của Giám mục?”
Như đã nói trong lời giải đáp trước của chúng tôi, linh mục có thể cử hành một Thánh Lễ mỗi ngày mà thôi. Giám mục có thể ban phép các linh mục cử hành hai hay ba Thánh lễ trong những ngày Chúa Nhật nếu không có sẵn linh mục.
Nhiều giám mục cho phép các mục tử và những linh mục khác được phép thường xuyên xử dụng những phép này hầu đáp ứng cho các nhu cầu tín hữu. Rất thường, ví dụ, xảy ra một linh mục phải cử hành một Thánh lễ qui định và một Thánh lễ an táng cùng ngày. Có nhiều gương khác có thể, và hầu hết các nhà thông giáo luật nói những phép như thế có thể được sử dụng cho bất cứ nguyên nhân nào hợp lý.
Tuy nhiên, hiển nhiên sự có thể này chỉ được ban vì lợi ích các tín hữu và không bao giờ là một vấn đề sốt sắng riêng linh mục. Như vậy một linh mục không được biện minh trong việc cử hành một Thánh Lễ một mình hay là với sự hiện diện tình cờ của chỉ một người hay là hai người nếu ngài có chương trình cử hành một Thánh Lễ khác sau đó hay là đã cử hành một thánh lễ như thế.
Ở đây vấn đề quay tròn xung quanh đặc tính “riêng tư” của việc cử hành và không phải con số những người tham dự. Có thể dự kiến một trường hợp khi một linh mục phải cử hành hợp pháp một thánh lễ thứ hai cho một số hạn chế người trong những hoàn cảnh đặc biệt như tại giường của một người hấp hối.
Cũng không phải là một vấn đề linh mục cử hành một mình, vì tình huống này, tuy không bao giờ là lý tưởng, cũng có thể biện minh trong một số hoàn cảnh như khi đi đường.
Nguy hiểm bao hàm trong sự cử hành kép này, ngoài sự lỗi phạm giáo luật, là biến Thánh Lễ thành một sự sốt sắng gần như riêng tư và làm lu mờ chiều kích bản chất công khai Thánh lễ như là một hành vi của toàn Giáo Hội. Linh mục là thừa tác viên, chớ không phải là ông chủ các kho báu của Chúa Kitô và phải phân phát những kho báu đó theo ý của Giáo Hội.