Nói thêm về các Bí Tích và Ý Chỉ
ROME- Giải đáp của cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Lúc truyền phép bánh trong Thánh Lễ, có buộc linh mục cầm bánh nâng lên với hai tay, không? Tại nhà thờ chúng con, linh mục nâng bánh lên bằng một tay thôi trong một cách hững hờ. Điều này làm cho con gần như bất mãn, vì con chỉ có thể nghĩ rằng điều này gởi tới một sứ điệp bất kính cho cộng đồng nhà thờ. Con muốn biết ý nghĩ của cha về vấn đề này.—k.S., Frankfurt, Germany
Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma không có nói chi tiết về nghi thức này. Những qui tắc phụng vụ và luật chữ đỏ xung quanh việc truyền phép trong sách lễ, cũng không quyết định minh nhiên linh mục phải cầm bánh hai tay. Luật chữ đỏ như sau:
Trong những công thức [truyền phép] sau đây, những lời Chúa phải được đọc rõ ràng và dõng dạc, vì bản tánh những lời này đòi hỏi.
“2. Linh mục cầm lấy bánh và, và nâng lên khỏi bàn thờ một chút, đọc tiếp:
“3 Linh mục bái đầu một chút [và nói “Hãy nhận lấy sự này” v.v.]
“4. Ngài cầm bánh đã truyền phép, nâng lên cho cộng đoàn thấy, rồi lại đặt xuống trên đĩa thánh, và cuối mình sâu thờ lạy.
“5. Sau đó, Linh mục đọc tiếp: [Cùng một thể thức ấy” v.v..]
“6. Linh mục cầm chén thánh và, nâng lên khỏi bàn hờ một chút và đọc tiếp:
“7. Linh mục hơi cúi mình [nói “Hãy nhận lấy sự này” v.v.]
“8. Linh mục nâng chén thánh lên cho cộng đoàn thấy, rồi lại đặt xuống khăn thánh, và cúi mình sâu thờ lạy.”
Nếu chúng ta hạn chế mình theo một sự giải thích tối thiểu các chữ đỏ, chúng ta phải nói không có luật buộc nhặc phải cầm bánh thánh trong hai tay.
Tuy nhiên, những qui tắc phụng vụ của lễ nghi bình thường, dầu không còn diễn tả chi tiết mỗi cử chỉ, có khuynh hướng giả định sự liên tục trong thực hành lâu đời. Như vậy có nhiều lý do để chấp nhận rằng khi chỉ nói linh mục “cầm lấy bánh,” nhà làm luật giả thiết rằng linh mục sẽ làm vậy với hai tay như buộc trong hình thức bất thường của nghi thức Roma.
Chắc chắn đó là thực hành tự nhiên nhất và điều đó được theo bởi đa số áp đảo linh mục khắp thế gíơi. Cầm bánh và chén lễ trên hai tay cho khỏi mỏi mệt, chỉ sự tôn kính và sự điềm tỉnh lớn hơn khi thực hiện nghi thức này. Như đọc giả chúng tôi chỉ rõ, cầm bánh thánh bằng một tay có thể gợi lên một ấn tượng uể oải về phía linh mục đối với Thánh Thể.
Đàng khác thực hành này hoàn toàn được thanh minh khi một linh mục bị ngăn trở về mặt thể lý, như trường hợp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cầm bánh thánh bằng một tay khi ngài không thể kiểm soát hai tay. Trong một trường hợp như thế sự thiếu thẩm mỹ được bù trừ hơn nữa bởi lòng sốt sắng của linh mục trong thừa tác vụ mang tính giáo dục của ngài và sự nuôi dưỡng các tín hữu.
Sau cùng, điều quan trọng là nhớ rằng hơn hết chúng ta đang ở trước một sự truyền phép dưới dạng kể truyện về những biến cố cứu độ chớ không trước một kịch câm kể truyện lịch sử hay là một thảm kịch. Do đó điều không đúng về mặt phụng vụ là linh mục thêm những cử điệu kịch tính không được diễn tả trong luật chữ đỏ và không có nền tảng trong thực hành truyền thống của Giáo Hội.
Một số thực hành len lỏi vào trong phụng vụ, như việc bẻ bánh đang khi tường thuật hành động bẻ bánh của Chúa, đã bị cấm hẳn trong huấn thị “Redemptionis Sacramentum.”
Những thực hành khác, tuy không được nhắc tới cách riêng biệt cũng khuất phục một logic thúc đẩy sự cấm này. Ví dụ, một số linh mục có thói quen làm một cử điệu đưa bánh và chén lễ tới trước các tín hữu và nói “Hãy nhận lấy sự này, hỡi tất cả anh chị em.” Sư thêm một cử điệu kịch tính như thế không được biện minh từ quan niệm những chữ đỏ và có khuynh hướng làm chia trí hoàn toàn.
Tuy nhiên,, hơn hết, hành động này có xu hướng phá vỡ bốn hành động bữa Tiệc Ly mà Giáo Hội đã đặt tại những lúc khác nhau khi cử hành Thánh Thể. Bốn lúc này được diễn tả cách ngắn gọn bởi (bây giờ là giám Mục) Peter J. ELLiott trong những “ Lễ Nghi của Nghi Thức Roma Hiện Nay,” (chú thích cuối trang 59).
“ (1) Sự chuẩn bị các lễ phẩm (Ngưởi cầm lấy), (2)Kinh nguyện Thánh Thể (Người chúc phúc hay tạ ơn), và sau đó (3) sự bẻ bánh (Người bẻ), và sau cùng (4) sự hiệp thông (Người ban).”
Vì lẽ này Tôi tưởng chúng ta có thể khẳng định rằng sự chừng mực đặc điểm của nghi lễ Roma và sư thiếu cái khiếu kịch tính là dựa trên thần học và cảm giác tốt mục vụ.
Tiếp: Chứng thích tình dục với trẻ em và sự Phong chức
Sau cột báo trước của chúng tôi về sự thành phép của bí tích truyền chức liên quan với ý chỉ đúng, một đọc giả đã gợi ý một vấn đề rộng hơn. Anh ấy viết:
“Một trong những emails hỏi-thưa cuối cùng của cha, đề cập ý chỉ của một bí tích vì nó ảnh hưởng tới hiệu năng của bí tích. Con có câu hỏi này vì nó liên quan tới việc Cho Rước Lễ những con nít và những trẻ em chưa cò thể hiểu thấu đáo về bí tích Thánh Thể.
“Cha đã công bố: “Khi Giáo Hội nói về ý chỉ đúng liên quan tới sự thành phép bí tích, sự đòi buộc thật sự tối thiểu. Điều này cơ bản có nghia là người ban bí tích và kẻ nhận bí tích muốn ban và nhận bí tích như Giáo Hội hiểu điều ấy.
“Không buộc hiểu trọn vẹn bí tích về mặt thần học, cũng không cần ước muốn tất cả hiệu quả riêng biệt của bí ích. Như vậy theo lý thuyết một phi-Kitô hữu có thể rửa tội thành phép một người nếu chỉ có ý ban điều những Kitô hữu ban khi họ thực hiện lễ nghi này.
“Quan niệm thật sự đơn giản này khó mà làm cho một bí tích không thành sự từ quan điểm ý chỉ. Điều đó đòi hỏi lúc cử hành người ban bí tích hay là người nhận bí tích trong trí khôn chống đối hay khước từ điều họ xem ra nhận lãnh bên ngoài.’
“Câu hỏi của con là: Tại sao điều này không liên quan tới con nít và trẻ con về việc Rước Lễ? Xem ra có một sự không nhất quán trong thực hành phép rửa tội con nít và trong việc không -thực hành sự Rước Lể con nít. Con biết điếu ấy được thực hành tại phương Tây cho tới Công Đồng Trent, tới lúc này điều đó được chính thức thay đổi. Con cũng thấy phương Đông (bao gòm các người Công Giáo phương Đông cũng như các người Chính Thống Giáo phương Đông) vẫn còn cho trẻ nhỏ Rước Lễ. Xin cha giải thích. Cũng vậy, theo ý cha, thực hành này sẽ thay đổi tại phương Tây chăng?”
Một câu trả lời trọn vẹn cho câu hỏi này đòi hỏi một luận thuyết phát triển đầy đủ, nhưng tôi thiết nghĩ rằng thay vì sự không nhất quán chúng ta có thể nói đến những sự nhấn mạnh thần học khác nhau có nguồn gốc trong những thực hành mục vụ khác nhau.
Trước hết, tôi xin nói rằng lý do thực hành phương Tây hoản lại sự cho Rước Lễ cho đến tuổi khôn, là cơ bản dựa trên một quyết định mục vụ.
Tôi không tin rằng có thể đưa ra những vấn nạn thần học lành mạnh cho sự thực hành của phương Đông là ban tất cả ba bí tích gia nhập cho những trẻ em, và điều đó hoàn toàn rõ ràng từ viễn cảnh thần học bí tích phương Đông. Trên thực tế điều sẽ không nhất quán cho Giáo Hội phương Đông nếu ra sức chấp nhận thực hành của phương Tây vì sự gia nhập liên kết thân mật với quan niệm phương Đông về Giáo Hội và về ý nghĩa một người Kitô hữu là gì.
Thực hành Latinh hiện giờ đã phát triển trên nhiều thế kỷ và do đó đã được gắn trong não trạng các mục tử và các tín hữu cũng như đã được mã hoá trong luật. Như vậy, đang khi tôi tin rằng trên lý thuyết không có lý do tại sao Gíao Hội Latinh không thể chấp nhận thực hành phương Đông, thì sự có lẽ xảy ra như vậy là hiếm có.
Một sự thay đổi như thế sẽ đòi hỏi những sự điều chỉnh thâm sâu trong một số giả định cơ bản mục vụ, thiêng liêng và xã hội, nhiều giả định đã được chứng minh có giá trị lớn tong sự đem các linh hồn tới gần Chúa hơn qua bao thế kỷ.
Giữa những lý do tại sao việc cho em nhỏ Rước Lễ đã biến mất khỏi Giáo Hội phương Tây, là sự tiếp cận khác biệt đối với bí tích thêm sức. Tại Phương Tây, sự ước muốn giữ giám mục như thừa tác viên bình thường của bí tích này dẫn tới chỗ phân cách bí tích thêm sức khỏi bí tích rửa tội.
Qua nhiều thế kỷ sự Rước Lễ lần đầu chung chung còn được ban sau thêm sức do một sự hoãn lại trong bí tích này. Cho tới thời đại Đưc Giáo hoàng Pius X hầu hết trẻ em rước lễ lần đầu lúc 12 tuổi. Sau khi Đức thánh giáo Hoàng hạ tuổi Rước lễ xuống còn 7 tuổi, nhiều trẻ nhỏ hơn đã được bắt đầu cho rước Lễ trước khi chịu thêm sức.
Một lý do khác là sự giảm chung trong việc Rước Lễ. Con số những kẻ rước lễ đều đều bắt đầu giảm lối thế kỷ thứ bốn và không bắt đầu cải thiện cho tới thế kỷ 17. Khó mà nghĩ tới việc cho trẻ nhỏ Rước Lễ khi cha mẹ chúng chỉ rước một năm một lần.
Một lý do thực tế là sự biến mất, tại phương Tây, của việc Rước Lễ dưới hai hình, gần như không thể ban Thánh Thể cho trẻ nhỏ không khả năng ăn thức ăn cứng. Sự Rước Lễ dưới hai hình không bao giờ giảm sút khỏi Kitô Giáo Phương Đông và được ban cho con nít mới sinh dưới hình rượu.
Đó là một số mạng lưới phức tạp các nguyên nhân đã dẫn tới thực hành hiện nay. Những lý do như cần bảo đảm sự hiểu biết đủ về mầu nhiệm người ta phải rước là có cơ sở, hợp lý và có giá trị trong bối cảnh kinh nghiệm sống của Giáo Hội Latinh. Nhưng những lý do đó là thực tế và mục vụ hơn là những luận cứ giáo lý.
ROME- Giải đáp của cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Lúc truyền phép bánh trong Thánh Lễ, có buộc linh mục cầm bánh nâng lên với hai tay, không? Tại nhà thờ chúng con, linh mục nâng bánh lên bằng một tay thôi trong một cách hững hờ. Điều này làm cho con gần như bất mãn, vì con chỉ có thể nghĩ rằng điều này gởi tới một sứ điệp bất kính cho cộng đồng nhà thờ. Con muốn biết ý nghĩ của cha về vấn đề này.—k.S., Frankfurt, Germany
Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma không có nói chi tiết về nghi thức này. Những qui tắc phụng vụ và luật chữ đỏ xung quanh việc truyền phép trong sách lễ, cũng không quyết định minh nhiên linh mục phải cầm bánh hai tay. Luật chữ đỏ như sau:
Trong những công thức [truyền phép] sau đây, những lời Chúa phải được đọc rõ ràng và dõng dạc, vì bản tánh những lời này đòi hỏi.
“2. Linh mục cầm lấy bánh và, và nâng lên khỏi bàn thờ một chút, đọc tiếp:
“3 Linh mục bái đầu một chút [và nói “Hãy nhận lấy sự này” v.v.]
“4. Ngài cầm bánh đã truyền phép, nâng lên cho cộng đoàn thấy, rồi lại đặt xuống trên đĩa thánh, và cuối mình sâu thờ lạy.
“5. Sau đó, Linh mục đọc tiếp: [Cùng một thể thức ấy” v.v..]
“6. Linh mục cầm chén thánh và, nâng lên khỏi bàn hờ một chút và đọc tiếp:
“7. Linh mục hơi cúi mình [nói “Hãy nhận lấy sự này” v.v.]
“8. Linh mục nâng chén thánh lên cho cộng đoàn thấy, rồi lại đặt xuống khăn thánh, và cúi mình sâu thờ lạy.”
Nếu chúng ta hạn chế mình theo một sự giải thích tối thiểu các chữ đỏ, chúng ta phải nói không có luật buộc nhặc phải cầm bánh thánh trong hai tay.
Tuy nhiên, những qui tắc phụng vụ của lễ nghi bình thường, dầu không còn diễn tả chi tiết mỗi cử chỉ, có khuynh hướng giả định sự liên tục trong thực hành lâu đời. Như vậy có nhiều lý do để chấp nhận rằng khi chỉ nói linh mục “cầm lấy bánh,” nhà làm luật giả thiết rằng linh mục sẽ làm vậy với hai tay như buộc trong hình thức bất thường của nghi thức Roma.
Chắc chắn đó là thực hành tự nhiên nhất và điều đó được theo bởi đa số áp đảo linh mục khắp thế gíơi. Cầm bánh và chén lễ trên hai tay cho khỏi mỏi mệt, chỉ sự tôn kính và sự điềm tỉnh lớn hơn khi thực hiện nghi thức này. Như đọc giả chúng tôi chỉ rõ, cầm bánh thánh bằng một tay có thể gợi lên một ấn tượng uể oải về phía linh mục đối với Thánh Thể.
Đàng khác thực hành này hoàn toàn được thanh minh khi một linh mục bị ngăn trở về mặt thể lý, như trường hợp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cầm bánh thánh bằng một tay khi ngài không thể kiểm soát hai tay. Trong một trường hợp như thế sự thiếu thẩm mỹ được bù trừ hơn nữa bởi lòng sốt sắng của linh mục trong thừa tác vụ mang tính giáo dục của ngài và sự nuôi dưỡng các tín hữu.
Sau cùng, điều quan trọng là nhớ rằng hơn hết chúng ta đang ở trước một sự truyền phép dưới dạng kể truyện về những biến cố cứu độ chớ không trước một kịch câm kể truyện lịch sử hay là một thảm kịch. Do đó điều không đúng về mặt phụng vụ là linh mục thêm những cử điệu kịch tính không được diễn tả trong luật chữ đỏ và không có nền tảng trong thực hành truyền thống của Giáo Hội.
Một số thực hành len lỏi vào trong phụng vụ, như việc bẻ bánh đang khi tường thuật hành động bẻ bánh của Chúa, đã bị cấm hẳn trong huấn thị “Redemptionis Sacramentum.”
Những thực hành khác, tuy không được nhắc tới cách riêng biệt cũng khuất phục một logic thúc đẩy sự cấm này. Ví dụ, một số linh mục có thói quen làm một cử điệu đưa bánh và chén lễ tới trước các tín hữu và nói “Hãy nhận lấy sự này, hỡi tất cả anh chị em.” Sư thêm một cử điệu kịch tính như thế không được biện minh từ quan niệm những chữ đỏ và có khuynh hướng làm chia trí hoàn toàn.
Tuy nhiên,, hơn hết, hành động này có xu hướng phá vỡ bốn hành động bữa Tiệc Ly mà Giáo Hội đã đặt tại những lúc khác nhau khi cử hành Thánh Thể. Bốn lúc này được diễn tả cách ngắn gọn bởi (bây giờ là giám Mục) Peter J. ELLiott trong những “ Lễ Nghi của Nghi Thức Roma Hiện Nay,” (chú thích cuối trang 59).
“ (1) Sự chuẩn bị các lễ phẩm (Ngưởi cầm lấy), (2)Kinh nguyện Thánh Thể (Người chúc phúc hay tạ ơn), và sau đó (3) sự bẻ bánh (Người bẻ), và sau cùng (4) sự hiệp thông (Người ban).”
Vì lẽ này Tôi tưởng chúng ta có thể khẳng định rằng sự chừng mực đặc điểm của nghi lễ Roma và sư thiếu cái khiếu kịch tính là dựa trên thần học và cảm giác tốt mục vụ.
Tiếp: Chứng thích tình dục với trẻ em và sự Phong chức
Sau cột báo trước của chúng tôi về sự thành phép của bí tích truyền chức liên quan với ý chỉ đúng, một đọc giả đã gợi ý một vấn đề rộng hơn. Anh ấy viết:
“Một trong những emails hỏi-thưa cuối cùng của cha, đề cập ý chỉ của một bí tích vì nó ảnh hưởng tới hiệu năng của bí tích. Con có câu hỏi này vì nó liên quan tới việc Cho Rước Lễ những con nít và những trẻ em chưa cò thể hiểu thấu đáo về bí tích Thánh Thể.
“Cha đã công bố: “Khi Giáo Hội nói về ý chỉ đúng liên quan tới sự thành phép bí tích, sự đòi buộc thật sự tối thiểu. Điều này cơ bản có nghia là người ban bí tích và kẻ nhận bí tích muốn ban và nhận bí tích như Giáo Hội hiểu điều ấy.
“Không buộc hiểu trọn vẹn bí tích về mặt thần học, cũng không cần ước muốn tất cả hiệu quả riêng biệt của bí ích. Như vậy theo lý thuyết một phi-Kitô hữu có thể rửa tội thành phép một người nếu chỉ có ý ban điều những Kitô hữu ban khi họ thực hiện lễ nghi này.
“Quan niệm thật sự đơn giản này khó mà làm cho một bí tích không thành sự từ quan điểm ý chỉ. Điều đó đòi hỏi lúc cử hành người ban bí tích hay là người nhận bí tích trong trí khôn chống đối hay khước từ điều họ xem ra nhận lãnh bên ngoài.’
“Câu hỏi của con là: Tại sao điều này không liên quan tới con nít và trẻ con về việc Rước Lễ? Xem ra có một sự không nhất quán trong thực hành phép rửa tội con nít và trong việc không -thực hành sự Rước Lể con nít. Con biết điếu ấy được thực hành tại phương Tây cho tới Công Đồng Trent, tới lúc này điều đó được chính thức thay đổi. Con cũng thấy phương Đông (bao gòm các người Công Giáo phương Đông cũng như các người Chính Thống Giáo phương Đông) vẫn còn cho trẻ nhỏ Rước Lễ. Xin cha giải thích. Cũng vậy, theo ý cha, thực hành này sẽ thay đổi tại phương Tây chăng?”
Một câu trả lời trọn vẹn cho câu hỏi này đòi hỏi một luận thuyết phát triển đầy đủ, nhưng tôi thiết nghĩ rằng thay vì sự không nhất quán chúng ta có thể nói đến những sự nhấn mạnh thần học khác nhau có nguồn gốc trong những thực hành mục vụ khác nhau.
Trước hết, tôi xin nói rằng lý do thực hành phương Tây hoản lại sự cho Rước Lễ cho đến tuổi khôn, là cơ bản dựa trên một quyết định mục vụ.
Tôi không tin rằng có thể đưa ra những vấn nạn thần học lành mạnh cho sự thực hành của phương Đông là ban tất cả ba bí tích gia nhập cho những trẻ em, và điều đó hoàn toàn rõ ràng từ viễn cảnh thần học bí tích phương Đông. Trên thực tế điều sẽ không nhất quán cho Giáo Hội phương Đông nếu ra sức chấp nhận thực hành của phương Tây vì sự gia nhập liên kết thân mật với quan niệm phương Đông về Giáo Hội và về ý nghĩa một người Kitô hữu là gì.
Thực hành Latinh hiện giờ đã phát triển trên nhiều thế kỷ và do đó đã được gắn trong não trạng các mục tử và các tín hữu cũng như đã được mã hoá trong luật. Như vậy, đang khi tôi tin rằng trên lý thuyết không có lý do tại sao Gíao Hội Latinh không thể chấp nhận thực hành phương Đông, thì sự có lẽ xảy ra như vậy là hiếm có.
Một sự thay đổi như thế sẽ đòi hỏi những sự điều chỉnh thâm sâu trong một số giả định cơ bản mục vụ, thiêng liêng và xã hội, nhiều giả định đã được chứng minh có giá trị lớn tong sự đem các linh hồn tới gần Chúa hơn qua bao thế kỷ.
Giữa những lý do tại sao việc cho em nhỏ Rước Lễ đã biến mất khỏi Giáo Hội phương Tây, là sự tiếp cận khác biệt đối với bí tích thêm sức. Tại Phương Tây, sự ước muốn giữ giám mục như thừa tác viên bình thường của bí tích này dẫn tới chỗ phân cách bí tích thêm sức khỏi bí tích rửa tội.
Qua nhiều thế kỷ sự Rước Lễ lần đầu chung chung còn được ban sau thêm sức do một sự hoãn lại trong bí tích này. Cho tới thời đại Đưc Giáo hoàng Pius X hầu hết trẻ em rước lễ lần đầu lúc 12 tuổi. Sau khi Đức thánh giáo Hoàng hạ tuổi Rước lễ xuống còn 7 tuổi, nhiều trẻ nhỏ hơn đã được bắt đầu cho rước Lễ trước khi chịu thêm sức.
Một lý do khác là sự giảm chung trong việc Rước Lễ. Con số những kẻ rước lễ đều đều bắt đầu giảm lối thế kỷ thứ bốn và không bắt đầu cải thiện cho tới thế kỷ 17. Khó mà nghĩ tới việc cho trẻ nhỏ Rước Lễ khi cha mẹ chúng chỉ rước một năm một lần.
Một lý do thực tế là sự biến mất, tại phương Tây, của việc Rước Lễ dưới hai hình, gần như không thể ban Thánh Thể cho trẻ nhỏ không khả năng ăn thức ăn cứng. Sự Rước Lễ dưới hai hình không bao giờ giảm sút khỏi Kitô Giáo Phương Đông và được ban cho con nít mới sinh dưới hình rượu.
Đó là một số mạng lưới phức tạp các nguyên nhân đã dẫn tới thực hành hiện nay. Những lý do như cần bảo đảm sự hiểu biết đủ về mầu nhiệm người ta phải rước là có cơ sở, hợp lý và có giá trị trong bối cảnh kinh nghiệm sống của Giáo Hội Latinh. Nhưng những lý do đó là thực tế và mục vụ hơn là những luận cứ giáo lý.