Ngày 14/02/2015, tức là 26 tết, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã đến xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, để trao 50 phần quà tết cho những cụ già, phát học bổng cho học sinh cấp 2 trên đảo và lì xì cho hơn 100 em thiếu nhi.
Hình ảnh
Cách trung tâm Sài Gòn khoảng 50 km, Cần Giờ như một ốc đảo xanh tươi với những thảm rừng đước bạt ngàn. Xã đảo Thạnh An cách đất liền 45 phút đi ghe. Gần bến đò Thạnh An có giáo xứ Cần Giờ, thế nhưng trên đảo không có một nhà nguyện nào, trong khi diện tích đảo là 131 km vuông và có đến 4.627 cư dân. Địa bàn xã gồm ấp Thạnh Hòa, ấp Thạnh Bình và ấp Thiềng Liềng.
Do cách trở về mặt địa lý nên cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn. Người dân xã đảo nghèo này vẫn phải sống dựa hoàn toàn vào nghề đánh bắt. Thạnh An được xem như cửa ngõ trọng yếu của Sài Gòn - Gia Định năm xưa. Là một trong 7 xã, thị trấn của huyện Cần Giờ, Thạnh An là xã nghèo duy nhất của thành phố (dù có sung túc hơn một số vùng dân cư ở miền tây); được bao bọc hoàn toàn bằng các sông và cửa biển nên mỗi ngày xã chỉ có 6 chuyến tàu ra vào đất liền. Cư dân chủ yếu làm ruộng, hành nghề khai thác đánh bắt thủy sản, làm muối và chăm sóc rừng (khoảng 63%); còn lại lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sinh viên học sinh, công viên chức...
Trong số 10 em được hỗ trợ học bổng học kỳ II, có 2 em ở ấp Thiềng Liềng – là một hòn đảo nhỏ khác, phải đi một gần một giờ đồng hồ nữa mới đến nơi - còn 8 em là học sinh của trường THCS gần đó. Nhóm công tác đã đi về trong ngày. Có lên ghe đi ra đảo mới hiểu được nỗi khó khăn ở đây, chứ không phải sự nghèo nàn toát lên từ mái nhà tranh, hay túp lều xộc xệch.
Chia sẻ cho những người nghèo cao tuổi không Công Giáo, các thanh thiếu niên hiếu học và trẻ em trên đảo, đoàn công tác cảm thấy như có một con sóng ngầm dạt dào yêu thương đi nhẹ vào lòng, khi trở về trung tâm thành phố. Rõ ràng, vị Chúa của mùa xuân đang đến với tất cả mọi người.
Hình ảnh
Cách trung tâm Sài Gòn khoảng 50 km, Cần Giờ như một ốc đảo xanh tươi với những thảm rừng đước bạt ngàn. Xã đảo Thạnh An cách đất liền 45 phút đi ghe. Gần bến đò Thạnh An có giáo xứ Cần Giờ, thế nhưng trên đảo không có một nhà nguyện nào, trong khi diện tích đảo là 131 km vuông và có đến 4.627 cư dân. Địa bàn xã gồm ấp Thạnh Hòa, ấp Thạnh Bình và ấp Thiềng Liềng.
Do cách trở về mặt địa lý nên cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn. Người dân xã đảo nghèo này vẫn phải sống dựa hoàn toàn vào nghề đánh bắt. Thạnh An được xem như cửa ngõ trọng yếu của Sài Gòn - Gia Định năm xưa. Là một trong 7 xã, thị trấn của huyện Cần Giờ, Thạnh An là xã nghèo duy nhất của thành phố (dù có sung túc hơn một số vùng dân cư ở miền tây); được bao bọc hoàn toàn bằng các sông và cửa biển nên mỗi ngày xã chỉ có 6 chuyến tàu ra vào đất liền. Cư dân chủ yếu làm ruộng, hành nghề khai thác đánh bắt thủy sản, làm muối và chăm sóc rừng (khoảng 63%); còn lại lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sinh viên học sinh, công viên chức...
Trong số 10 em được hỗ trợ học bổng học kỳ II, có 2 em ở ấp Thiềng Liềng – là một hòn đảo nhỏ khác, phải đi một gần một giờ đồng hồ nữa mới đến nơi - còn 8 em là học sinh của trường THCS gần đó. Nhóm công tác đã đi về trong ngày. Có lên ghe đi ra đảo mới hiểu được nỗi khó khăn ở đây, chứ không phải sự nghèo nàn toát lên từ mái nhà tranh, hay túp lều xộc xệch.
Chia sẻ cho những người nghèo cao tuổi không Công Giáo, các thanh thiếu niên hiếu học và trẻ em trên đảo, đoàn công tác cảm thấy như có một con sóng ngầm dạt dào yêu thương đi nhẹ vào lòng, khi trở về trung tâm thành phố. Rõ ràng, vị Chúa của mùa xuân đang đến với tất cả mọi người.