Sáng ngày 14/2/2018, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi có một chuyến đi mang ý nghĩa “3 trong 1”; nghĩa là chúng tôi tặng quà tết Nguyên Đán Mậu Tuất cho bà con nghèo tại một giáo xứ; đồng thời vào đúng ngày lễ Tro, cũng là chia sẻ Mùa Chay; và ngày 14/2 là ngày Tình Nhân, (một số người trong chúng tôi chỉ có một tình yêu chung dành cho người cùng khổ) thế nên cho phép chúng tôi coi người nghèo là “tình nhân”! Như vậy chúng tôi có một chuyến đi “đem Mùa Xuân vào Mùa Chay” với một tình yêu đẹp!
Xem Hình
Đoàn chúng tôi có năm người và một cháu gái. Đường đi đến Bến Tre hiện nay rất thuận lợi không phải qua phà Rạch Miễu hay Hàm Luông mà chỉ cần đi thẳng tuột qua hai cái cầu có cái tên Rạch Miễu, Hàm Luông đó. Đường đi thông thoáng vì ngày 29 Tết thì sự chuẩn bị đón tết gần như đã xong. Những chậu hoa cúc, hoa vạn thọ... hai bên đường làm cho “bầu khí Tết” thật rõ ràng; quang cảnh hai bên đường có bóng dáng của những cây dừa làm chúng tôi thấy vui vui một màu xanh đẹp mắt.
Trước khi đến nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, thuộc giáo phận Vĩnh Long, ở huyện Mỏ Cày Bắc (bên cạnh còn có huyện Mỏ Cày Nam), chúng tôi phải đi ghe một cây số trên sông Cổ Chiên, số quà phải mang vác lần này không nhiều, chủ yếu là phong bao tiền lì xì có “giá trị cao”. Một ki-lô-mét đường sông được ngồi trên ghe khiến cho “dân thành thị” như chúng tôi thấy thú vị. Đây là chuyến đi do ý muốn của các thành viên Bông Hồng Xanh trưởng thành (các bạn có trên dưới 20 năm thiện nguyện) và cùng chung tay đóng góp, nên trưởng nhóm hớn hở “chiều theo” ý của các bạn và quyên góp thêm để đủ điều kiện cho chuyến đi.
Đường vào nhà thờ sạch đẹp, ngôi nhà thờ hiện ra dưới tán lá dừa. Chúng tôi được đón tiếp chu đáo khi vào nhà xứ dùng cơm trưa cùng với vài vị trong “Ban quới chức” ở đây. Bữa cơm chay đúng nghĩa với canh chua và trứng chiên vẫn làm chúng tôi thấy ngon và kết thúc bữa ăn bằng múi bưởi ngọt ngào thơm miệng.
Giữa cái nắng chang chang của ngày Tết, chúng tôi nghỉ trưa được mười lăm phút thì đã thấy bà con đến hành lang trường học giáo lý của nhà thờ, nơi tập trung để phát quà. Những người đến sớm, đó có thể là một cụ già hay một thanh niên khuyết tật.... Đất của nhà thờ không rộng lắm nên không gian tập trung bà con cũng có phần chật hẹp, gần hai mươi người phải đứng ngoài hành lang. Ban hành giáo có mặt đầy đủ và điều hành trật tự với danh sách 120 gia đình cả “lương và giáo”. Cha chánh xứ trẻ chụp một tấm hình kỷ niệm rồi “ẩn mình” cho quí ông biện làm việc. Mở đầu, trưởng nhóm nói lời chúc Tết chân thành, ngắn gọn và lời cảm ơn bà con đã đến nhận quà. Việc trao tặng được thực hiện nhịp nhàng, vui vẻ. Mười gia đình bệnh nhân được Ban hành giáo đưa đến tận nhà. Quí ông biện cũng được phong bao lì xì cho thêm phần thân thiện.
Bà con ở huyện Mỏ Cày Bắc này chủ yếu sinh sống bằng việc trồng dừa và chăn nuôi heo nên chỉ “vừa đủ sống”; những gia đình có nhiều đất mới khá hơn. Vùng này trồng xoài cũng cho nhiều lợi tức nhưng xịt thuốc nhiều cũng bị ảnh hưởng sức khỏe. Cha chánh xứ tặng chúng tôi một giỏ xoài đầy, mang về cân thử, mỗi trái nặng đến một ký lô; ông biện ghé tai chúng tôi nói: “Xoài có màu xanh nhưng ăn không có chua đâu cô!”, chúng tôi mới thấy được đất vùng này, ngoài dừa ra còn trồng xoài rất tốt.
Ít có ai biết, ở vùng sâu giao thông khó khăn này lại có một nhà thờ được thành lập từ năm 1848, với hơn mười linh mục làm cha sở. Ban đầu họ đạo có tên là Rạch Rập, sau đổi thành Rạch Dầu. Giáo xứ Đức Mẹ Lên Trời chính là họ đạo Rạch Dầu, trước năm 1975 có 2.500 giáo dân, hiện nay có 1.763 giáo dân với đời sống đức tin rất vững mạnh. Ngày trước, Rạch Dầu là xứ nghèo, giao thông cách trở, khó sinh sống nên một số người bỏ xứ ra đi theo cách vượt biển. Ngày nay, chính những người con xa quê đó lại quan tâm trợ giúp giáo xứ khi họ là việt kiều các nước. Ở đây, các cha sở chăm sóc giáo xứ thường quan tâm đến vấn đề giáo dục.
Khi ra về, chúng tôi không lên ghe về đường cũ mà đi xe ôm theo con đường nhỏ, hai bên là dừa nước với tán lá đẹp; rồi đi qua một cái phà nhỏ, người địa phương gọi là “trẹt”, mới thấy quang cảnh ở đây còn đậm chất thôn dã. Cái trẹt nhỏ vẫn đủ cho xe chở heo sang bên kia chợ cùng với xe gắn máy và một số người đi bộ. Nhưng qua bên kia phà là “sắc diện” của nhà phố - nhà san sát nhau, đường tráng xi măng. Chúng tôi đi qua một cái chợ hơi nhỏ; dù là ngày Tết, vẫn phảng phất một nét chợ quê. Trước khi lên xe ra về, chúng tôi thăm một nhà thờ giáo họ có tên là Thom, được xây đã gần xong, cũng do cha xứ nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời coi sóc. Giáo dân ở đây có khoảng 500 người nhưng cuộc sống khá giả hơn một chút.
Khi trở về thì trên xe chúng tôi có những chậu hoa cúc rất đẹp, một cây ớt kiểng xinh xinh có trái nhiều màu khác nhau, như tấm lòng mỗi người chúng tôi trên xe sau một chuyến đi.
Mùa xuân năm nay, trước khi thăm Bến Tre, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi còn trao quà xuân đến tận tay những bệnh nhân ở bệnh viện Chợ Rẫy với tâm tình cảm thông và phong bao lì xì đỏ chót; và còn vui tươi đến tham dự thánh lễ cầu cho bệnh nhân tại giáo xứ Vinh Sơn 3 nữa.
Đọc những bản tin trên VietCatholic – Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo – thì rõ ràng một MÙA XUÂN - CHAY TỊNH - YÊU THƯƠNG đang lan tỏa trong Giáo Hội, trên quê hương và đến với người Việt Công Giáo khắp nơi trên thế giới nữa.
Xem Hình
Đoàn chúng tôi có năm người và một cháu gái. Đường đi đến Bến Tre hiện nay rất thuận lợi không phải qua phà Rạch Miễu hay Hàm Luông mà chỉ cần đi thẳng tuột qua hai cái cầu có cái tên Rạch Miễu, Hàm Luông đó. Đường đi thông thoáng vì ngày 29 Tết thì sự chuẩn bị đón tết gần như đã xong. Những chậu hoa cúc, hoa vạn thọ... hai bên đường làm cho “bầu khí Tết” thật rõ ràng; quang cảnh hai bên đường có bóng dáng của những cây dừa làm chúng tôi thấy vui vui một màu xanh đẹp mắt.
Trước khi đến nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, thuộc giáo phận Vĩnh Long, ở huyện Mỏ Cày Bắc (bên cạnh còn có huyện Mỏ Cày Nam), chúng tôi phải đi ghe một cây số trên sông Cổ Chiên, số quà phải mang vác lần này không nhiều, chủ yếu là phong bao tiền lì xì có “giá trị cao”. Một ki-lô-mét đường sông được ngồi trên ghe khiến cho “dân thành thị” như chúng tôi thấy thú vị. Đây là chuyến đi do ý muốn của các thành viên Bông Hồng Xanh trưởng thành (các bạn có trên dưới 20 năm thiện nguyện) và cùng chung tay đóng góp, nên trưởng nhóm hớn hở “chiều theo” ý của các bạn và quyên góp thêm để đủ điều kiện cho chuyến đi.
Đường vào nhà thờ sạch đẹp, ngôi nhà thờ hiện ra dưới tán lá dừa. Chúng tôi được đón tiếp chu đáo khi vào nhà xứ dùng cơm trưa cùng với vài vị trong “Ban quới chức” ở đây. Bữa cơm chay đúng nghĩa với canh chua và trứng chiên vẫn làm chúng tôi thấy ngon và kết thúc bữa ăn bằng múi bưởi ngọt ngào thơm miệng.
Giữa cái nắng chang chang của ngày Tết, chúng tôi nghỉ trưa được mười lăm phút thì đã thấy bà con đến hành lang trường học giáo lý của nhà thờ, nơi tập trung để phát quà. Những người đến sớm, đó có thể là một cụ già hay một thanh niên khuyết tật.... Đất của nhà thờ không rộng lắm nên không gian tập trung bà con cũng có phần chật hẹp, gần hai mươi người phải đứng ngoài hành lang. Ban hành giáo có mặt đầy đủ và điều hành trật tự với danh sách 120 gia đình cả “lương và giáo”. Cha chánh xứ trẻ chụp một tấm hình kỷ niệm rồi “ẩn mình” cho quí ông biện làm việc. Mở đầu, trưởng nhóm nói lời chúc Tết chân thành, ngắn gọn và lời cảm ơn bà con đã đến nhận quà. Việc trao tặng được thực hiện nhịp nhàng, vui vẻ. Mười gia đình bệnh nhân được Ban hành giáo đưa đến tận nhà. Quí ông biện cũng được phong bao lì xì cho thêm phần thân thiện.
Bà con ở huyện Mỏ Cày Bắc này chủ yếu sinh sống bằng việc trồng dừa và chăn nuôi heo nên chỉ “vừa đủ sống”; những gia đình có nhiều đất mới khá hơn. Vùng này trồng xoài cũng cho nhiều lợi tức nhưng xịt thuốc nhiều cũng bị ảnh hưởng sức khỏe. Cha chánh xứ tặng chúng tôi một giỏ xoài đầy, mang về cân thử, mỗi trái nặng đến một ký lô; ông biện ghé tai chúng tôi nói: “Xoài có màu xanh nhưng ăn không có chua đâu cô!”, chúng tôi mới thấy được đất vùng này, ngoài dừa ra còn trồng xoài rất tốt.
Ít có ai biết, ở vùng sâu giao thông khó khăn này lại có một nhà thờ được thành lập từ năm 1848, với hơn mười linh mục làm cha sở. Ban đầu họ đạo có tên là Rạch Rập, sau đổi thành Rạch Dầu. Giáo xứ Đức Mẹ Lên Trời chính là họ đạo Rạch Dầu, trước năm 1975 có 2.500 giáo dân, hiện nay có 1.763 giáo dân với đời sống đức tin rất vững mạnh. Ngày trước, Rạch Dầu là xứ nghèo, giao thông cách trở, khó sinh sống nên một số người bỏ xứ ra đi theo cách vượt biển. Ngày nay, chính những người con xa quê đó lại quan tâm trợ giúp giáo xứ khi họ là việt kiều các nước. Ở đây, các cha sở chăm sóc giáo xứ thường quan tâm đến vấn đề giáo dục.
Khi ra về, chúng tôi không lên ghe về đường cũ mà đi xe ôm theo con đường nhỏ, hai bên là dừa nước với tán lá đẹp; rồi đi qua một cái phà nhỏ, người địa phương gọi là “trẹt”, mới thấy quang cảnh ở đây còn đậm chất thôn dã. Cái trẹt nhỏ vẫn đủ cho xe chở heo sang bên kia chợ cùng với xe gắn máy và một số người đi bộ. Nhưng qua bên kia phà là “sắc diện” của nhà phố - nhà san sát nhau, đường tráng xi măng. Chúng tôi đi qua một cái chợ hơi nhỏ; dù là ngày Tết, vẫn phảng phất một nét chợ quê. Trước khi lên xe ra về, chúng tôi thăm một nhà thờ giáo họ có tên là Thom, được xây đã gần xong, cũng do cha xứ nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời coi sóc. Giáo dân ở đây có khoảng 500 người nhưng cuộc sống khá giả hơn một chút.
Khi trở về thì trên xe chúng tôi có những chậu hoa cúc rất đẹp, một cây ớt kiểng xinh xinh có trái nhiều màu khác nhau, như tấm lòng mỗi người chúng tôi trên xe sau một chuyến đi.
Mùa xuân năm nay, trước khi thăm Bến Tre, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi còn trao quà xuân đến tận tay những bệnh nhân ở bệnh viện Chợ Rẫy với tâm tình cảm thông và phong bao lì xì đỏ chót; và còn vui tươi đến tham dự thánh lễ cầu cho bệnh nhân tại giáo xứ Vinh Sơn 3 nữa.
Đọc những bản tin trên VietCatholic – Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo – thì rõ ràng một MÙA XUÂN - CHAY TỊNH - YÊU THƯƠNG đang lan tỏa trong Giáo Hội, trên quê hương và đến với người Việt Công Giáo khắp nơi trên thế giới nữa.