Đầu tháng 11, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã có một chuyến đi thăm bà con vùng lũ ở Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là chuyến đi khá đặc biệt vì nơi chúng tôi đến đi qua phần giáp biên giới nước Lào, cuối tỉnh Quảng Bình, là vùng “không có lũ cũng nghèo”, rồi đi đến huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh để cảm thông.
Hình ảnh
Từ sân bay Đồng Hới, đi hơn 150 cây số mới đến nhà thờ Đá Nện, nơi chúng tôi dừng chân. Đường đi 50 km đầu tiên thì tốt nhưng đoạn đường sau đó, đường mòn HCM có một số nơi bị sạt lở. Hai bên đường cảnh vẫn đẹp, cây cối mùa mưa như được giội rửa nên có màu xanh đẹp, những con suối nhỏ từ khe núi chảy xuống rất tự nhiên. Đi đến cửa khẩu kinh tế Cha Lo, là biên giới Việt – Lào, thì trời âm u và đổ mưa. Nếu chậm khoảng 1 giờ đồng hồ thì chắc là không đi được vì nước vùng trũng tràn qua quốc lộ và dâng cao thì chắc đành lui lại, trú nhờ nhà thờ ở gần đó. Đi qua đèo Đá Đẽo, đoạn đường ngoằn ngoèo đáng sợ song cảnh hai bên đường đẹp hơn Sa Pa vậy!
Khi đến địa bàn giáo xứ Đá Nện, có chu vi là 50 km thì quang cảnh vùng này rất thơ mộng, mây mờ mờ đỉnh núi, nước sông lững lờ. Cây cầu bắc ngang qua sông Gianh để vào nhà thờ nước chảy mạnh hơn, nơi đây khi lũ về ngập rất sâu. Chúng tôi nhìn sông núi và dòng nước mà tưởng tượng đến ngày lũ đã qua; thật đáng yêu sự hiền lành của nước và cũng thật đáng sợ sức mạnh dữ dội của lũ!
Trời tối hẳn, xe chở chúng tôi mới đi vào sân nhà thờ. Đây đúng là một vùng sâu vùng xa. Tiếng chuông đổ báo hiệu thánh lễ lúc 19 giờ 00 làm cho bầu khí nơi đây bớt vắng lặng. Giáo dân Quảng Bình đọc kinh như đọc bài thơ, kinh Kính Mừng có vần có điệu, chúng tôi nghe lạ tai, hay hay. Nhiều bà mặc áo dài, các ông quì nghiêm trang, khuôn mặt họa một nét khắc khổ đặc trưng của người miền Trung. Chúng tôi thấy lòng có nhiều cảm xúc khi dự lễ và cảm nhận cái mệt đường xa từ từ tan biến.
Sáng sớm hôm sau, trời mưa. Càng đến giờ hẹn bà con giáo dân thì trời càng mưa to. Chúng tôi sợ bị lỡ công việc nên ngồi cầu xin Đức Mẹ và ông thánh Vinh Sơn hay làm phép lạ, để trời tạnh mưa. Khoảng nửa giờ sau, giáo dân đến cuối nhà thờ ngồi đợi; rồi họ cũng áo cũng nón mà đến đông đủ. Sau lời giới thiệu của cha chánh xứ Bonaventura Trương Văn Vút, chúng tôi chào mừng bà con và nói qua một chút về tâm tình lúc đến đây. Trước khi trao phong bì tiền cho những người giáo dân hiền lành, chúng tôi mời một số cụ ông cụ bà bước ra để nhận một số áo lạnh. Rồi khi trao phong bì, chúng tôi vừa nói đùa vừa pha trò cho vui, ai cũng cười. Xem lại video clip này chúng tôi thấy giây phút ấy thú vị làm sao!
Đầy một giỏ xách kẹo, chúng tôi phát cho người lớn. Có tiếng của ai đó: “Kẹo Sài Gòn ngon hơn Quảng Bình đó!”. Chúng tôi cười xòa; chỉ tiếc rằng đi máy bay thì không mang theo được nhiều.
Mọi việc diễn ra tốt đẹp, nhẹ nhàng. Ngay sau đó, cha và một thành viên Hội đồng Mục vụ cùng chúng tôi đi sang địa phận Hà Tĩnh, cách đó hơn 30 cây số. Đường từ Quảng Bình sang Hà Tĩnh, chúng tôi đi ngang qua thủy điện Hố Hô, nơi xả lũ, “góp phần” cùng lũ dữ làm nghèo dân vùng này. Nhìn từ xa, bọt nước tung trắng xóa, hẳn là những ngày trước, nước xả ra như một hung thần? Chúng tôi đến nhà thờ Tân Hội, thuộc giáo hạt Ngàn Sâu, trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Theo lời cha chánh xứ ở đây thì chỗ này, khi thủy điện Hố Hô xả lũ thì “nước dội vào mặt” cả vùng. Cha xứ đã sắp xếp cho chúng tôi đến trao quà tại nhà cho bà con hai thôn, nhưng quí ông trùm báo lại, nước ngập qua cầu nên không đi được. Ông chánh trương lái xe đưa chúng tôi sang vùng khác, chúng tôi trao phong bì tiền cho người già, tàn tật và tai nạn tại nhà của họ trong cơn mưa có lúc tầm tã, có lúc nhẹ hạt.
Có bà cụ, khi nhận phong bì tiền, xúc động quá bèn tặng chúng tôi quả bưởi, bưởi nổi tiếng của vùng Phúc Trạch. Chúng tôi thấy là lạ khi nhìn cái “áo mưa” đậm nét miền bắc trung bộ của một bà quấn qua hai vai. Một bà khác khoe, bà có sáu đứa con, đi làm xa hết, có hai người đang tìm hiểu dòng Tên và Nazaret ở Sài Gòn. Khi chúng tôi cất lời chúc bà mau thành “bà cố” thì mắt bà ánh lên một niềm vui khó diễn tả. Có bà cụ lọ mọ ra sân lúc trời mưa, bị té gãy chân...
Ngay sau đó, chỉ kịp bắt tay cha xứ Tân Hội (Hà Tĩnh) một cái rồi chúng tôi lại quay về Quảng Bình. Sau giờ nghỉ trưa, thấy trẻ con vui cạnh hố nước trong sân nhà thờ, chúng tôi tập họp chúng lại rồi phát kẹo. Trời xế chiều, cha xứ cho chúng tôi thăm một giáo họ trên một ngọn đồi. Con đường dẫn lên nhà thờ dốc quá; nhà thờ của giáo họ đang xây, còn nhà thờ tạm bằng gỗ ở gần bên...nhìn thấy mà thương! Nhưng cha xứ nói, mua được miếng đất vuông vức trên ngọn đồi để mà xây là “ngon lành” lắm rồi, từ từ thành một giáo họ đông đúc, tốt lành.
Trên đường về, chúng tôi tiếp tục ghé thăm một số gia đình khốn khó ở Quảng Bình. Bà mẹ kia có chồng đã chết, có ba con trai thì hai người anh bị tâm thần phải xích lại vì phá phách quá, còn người em út bây giờ cũng “sắp bị chạm” dây thần kinh sao đó. Bà khóc khi chúng tôi đến thăm. Không biết khi bà cao tuổi thì ai sẽ chăm lo cho bà?
Và còn có mấy cây thánh giá trong một gia đình kia: con gái bị tai nạn giao thông gãy cụt một chân, sinh ra đứa con gái bị tâm thần, bà mẹ lại mù. Cả nhà ngồi xếp hàng ngang chụp hình cùng chúng tôi. Còn nhiều hoàn cảnh đáng thương nữa mà chúng tôi kể ra sẽ dài dòng.
Tiền bạc ở vùng sâu này rất quí, khó kiếm. Mừng đám cưới chỉ có 100.000 VNĐ (hơn 8 USD). Một cái chợ rất nhỏ và nghèo ở cách nhà thờ nửa cây số chỉ bán hàng lèo tèo, còn muốn mua các thứ giá trị như tủ, giường thì phải đi xa 30 km. Muốn sửa chữa cái gì thì gọi thợ rất lâu. Dân Hương Khê thì trồng được lúa và bưởi Phúc Trạch nổi tiếng, còn dân Quảng Bình ở xứ này chỉ trồng bắp trồng đậu men theo bờ suối, vào rừng kiếm măng, mây, lá chằm nón nên đủ ăn là tốt lắm rồi.
Buổi tối, chúng tôi lại cùng đi dâng lễ với cha tại một giáo họ khác. Nghĩ mà cảm thông, một cha xứ ở miền bắc hay bắc trung bộ thì dâng lễ nhà thờ chính của giáo xứ rồi còn phải chia ngày dâng lễ ở các nhà thờ giáo họ trên địa bàn có chu vi rộng dài nhiều cây số. Vì thế, cha chánh xứ Đá Nện nói với chúng tôi: “Ở giáo phận Vinh nói chung, tại Quảng Bình nói riêng, khi tân linh mục chịu chức xong, đi nhận xứ thì cũng cố mà mua cho được cái xe bốn bánh mà đi mục vụ lúc trời mưa trời gió, chứ chẳng phải “sang trọng” gì!”.
Ngày sau cùng, cha xứ chở chúng tôi ra sân bay. Cha không đi trở lại đường mòn HCM mà chuyển sang đường vòng, nghĩa là cho chúng tôi đi theo quốc lộ 12, quanh vòng đai của tỉnh Quảng Bình. Có nhiều nhà thờ Công Giáo trên cung đường này như Kim Lũ, Tân Hội (Quảng Bình), Minh Cầm, Kinh Nhuận...Dọc đường, chúng tôi còn ghé thăm người quen ở khu vực nhà thờ Nhân Thọ. Đây là vùng đất ven biển. Nếu nhà nào có con đi xuất khẩu lao động nước ngoài thì còn khấm khá, còn lại là dân nghèo đi đánh cá gần bờ bằng thuyền thúng, thu nhập không ổn định nên nghèo.
Chuyến bay trưa về Sài Gòn nhanh gọn. Lòng chúng tôi vẫn còn lâng lâng xúc động về vùng sâu Quảng Bình nếu không bị lũ cũng nghèo ấy, huống chi là có 325 gia đình bị ngập nước ở đây; và những cảm xúc thú vị khi được xuyên qua đất Hà Tĩnh một chút, chỉ tiếc rằng đã không gặp gỡ được bà con ở hai thôn như đã định.
Chúng tôi mệt “om” cả người. Những ai đi cứu trợ miền trung trực tiếp trong thời điểm nóng vừa qua đều đáng quí. Đừng để ý đến những lời phê phán “vô tội vạ” của những người ý thức kém. Cứ bước chân đi sẽ hiểu thấu nỗi đau của người dân và khi thấm mệt sẽ cảm phục những người thiện nguyện đi đến tận nơi mà chia sẻ.
Hình ảnh
Từ sân bay Đồng Hới, đi hơn 150 cây số mới đến nhà thờ Đá Nện, nơi chúng tôi dừng chân. Đường đi 50 km đầu tiên thì tốt nhưng đoạn đường sau đó, đường mòn HCM có một số nơi bị sạt lở. Hai bên đường cảnh vẫn đẹp, cây cối mùa mưa như được giội rửa nên có màu xanh đẹp, những con suối nhỏ từ khe núi chảy xuống rất tự nhiên. Đi đến cửa khẩu kinh tế Cha Lo, là biên giới Việt – Lào, thì trời âm u và đổ mưa. Nếu chậm khoảng 1 giờ đồng hồ thì chắc là không đi được vì nước vùng trũng tràn qua quốc lộ và dâng cao thì chắc đành lui lại, trú nhờ nhà thờ ở gần đó. Đi qua đèo Đá Đẽo, đoạn đường ngoằn ngoèo đáng sợ song cảnh hai bên đường đẹp hơn Sa Pa vậy!
Khi đến địa bàn giáo xứ Đá Nện, có chu vi là 50 km thì quang cảnh vùng này rất thơ mộng, mây mờ mờ đỉnh núi, nước sông lững lờ. Cây cầu bắc ngang qua sông Gianh để vào nhà thờ nước chảy mạnh hơn, nơi đây khi lũ về ngập rất sâu. Chúng tôi nhìn sông núi và dòng nước mà tưởng tượng đến ngày lũ đã qua; thật đáng yêu sự hiền lành của nước và cũng thật đáng sợ sức mạnh dữ dội của lũ!
Trời tối hẳn, xe chở chúng tôi mới đi vào sân nhà thờ. Đây đúng là một vùng sâu vùng xa. Tiếng chuông đổ báo hiệu thánh lễ lúc 19 giờ 00 làm cho bầu khí nơi đây bớt vắng lặng. Giáo dân Quảng Bình đọc kinh như đọc bài thơ, kinh Kính Mừng có vần có điệu, chúng tôi nghe lạ tai, hay hay. Nhiều bà mặc áo dài, các ông quì nghiêm trang, khuôn mặt họa một nét khắc khổ đặc trưng của người miền Trung. Chúng tôi thấy lòng có nhiều cảm xúc khi dự lễ và cảm nhận cái mệt đường xa từ từ tan biến.
Sáng sớm hôm sau, trời mưa. Càng đến giờ hẹn bà con giáo dân thì trời càng mưa to. Chúng tôi sợ bị lỡ công việc nên ngồi cầu xin Đức Mẹ và ông thánh Vinh Sơn hay làm phép lạ, để trời tạnh mưa. Khoảng nửa giờ sau, giáo dân đến cuối nhà thờ ngồi đợi; rồi họ cũng áo cũng nón mà đến đông đủ. Sau lời giới thiệu của cha chánh xứ Bonaventura Trương Văn Vút, chúng tôi chào mừng bà con và nói qua một chút về tâm tình lúc đến đây. Trước khi trao phong bì tiền cho những người giáo dân hiền lành, chúng tôi mời một số cụ ông cụ bà bước ra để nhận một số áo lạnh. Rồi khi trao phong bì, chúng tôi vừa nói đùa vừa pha trò cho vui, ai cũng cười. Xem lại video clip này chúng tôi thấy giây phút ấy thú vị làm sao!
Đầy một giỏ xách kẹo, chúng tôi phát cho người lớn. Có tiếng của ai đó: “Kẹo Sài Gòn ngon hơn Quảng Bình đó!”. Chúng tôi cười xòa; chỉ tiếc rằng đi máy bay thì không mang theo được nhiều.
Mọi việc diễn ra tốt đẹp, nhẹ nhàng. Ngay sau đó, cha và một thành viên Hội đồng Mục vụ cùng chúng tôi đi sang địa phận Hà Tĩnh, cách đó hơn 30 cây số. Đường từ Quảng Bình sang Hà Tĩnh, chúng tôi đi ngang qua thủy điện Hố Hô, nơi xả lũ, “góp phần” cùng lũ dữ làm nghèo dân vùng này. Nhìn từ xa, bọt nước tung trắng xóa, hẳn là những ngày trước, nước xả ra như một hung thần? Chúng tôi đến nhà thờ Tân Hội, thuộc giáo hạt Ngàn Sâu, trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Theo lời cha chánh xứ ở đây thì chỗ này, khi thủy điện Hố Hô xả lũ thì “nước dội vào mặt” cả vùng. Cha xứ đã sắp xếp cho chúng tôi đến trao quà tại nhà cho bà con hai thôn, nhưng quí ông trùm báo lại, nước ngập qua cầu nên không đi được. Ông chánh trương lái xe đưa chúng tôi sang vùng khác, chúng tôi trao phong bì tiền cho người già, tàn tật và tai nạn tại nhà của họ trong cơn mưa có lúc tầm tã, có lúc nhẹ hạt.
Có bà cụ, khi nhận phong bì tiền, xúc động quá bèn tặng chúng tôi quả bưởi, bưởi nổi tiếng của vùng Phúc Trạch. Chúng tôi thấy là lạ khi nhìn cái “áo mưa” đậm nét miền bắc trung bộ của một bà quấn qua hai vai. Một bà khác khoe, bà có sáu đứa con, đi làm xa hết, có hai người đang tìm hiểu dòng Tên và Nazaret ở Sài Gòn. Khi chúng tôi cất lời chúc bà mau thành “bà cố” thì mắt bà ánh lên một niềm vui khó diễn tả. Có bà cụ lọ mọ ra sân lúc trời mưa, bị té gãy chân...
Ngay sau đó, chỉ kịp bắt tay cha xứ Tân Hội (Hà Tĩnh) một cái rồi chúng tôi lại quay về Quảng Bình. Sau giờ nghỉ trưa, thấy trẻ con vui cạnh hố nước trong sân nhà thờ, chúng tôi tập họp chúng lại rồi phát kẹo. Trời xế chiều, cha xứ cho chúng tôi thăm một giáo họ trên một ngọn đồi. Con đường dẫn lên nhà thờ dốc quá; nhà thờ của giáo họ đang xây, còn nhà thờ tạm bằng gỗ ở gần bên...nhìn thấy mà thương! Nhưng cha xứ nói, mua được miếng đất vuông vức trên ngọn đồi để mà xây là “ngon lành” lắm rồi, từ từ thành một giáo họ đông đúc, tốt lành.
Trên đường về, chúng tôi tiếp tục ghé thăm một số gia đình khốn khó ở Quảng Bình. Bà mẹ kia có chồng đã chết, có ba con trai thì hai người anh bị tâm thần phải xích lại vì phá phách quá, còn người em út bây giờ cũng “sắp bị chạm” dây thần kinh sao đó. Bà khóc khi chúng tôi đến thăm. Không biết khi bà cao tuổi thì ai sẽ chăm lo cho bà?
Và còn có mấy cây thánh giá trong một gia đình kia: con gái bị tai nạn giao thông gãy cụt một chân, sinh ra đứa con gái bị tâm thần, bà mẹ lại mù. Cả nhà ngồi xếp hàng ngang chụp hình cùng chúng tôi. Còn nhiều hoàn cảnh đáng thương nữa mà chúng tôi kể ra sẽ dài dòng.
Tiền bạc ở vùng sâu này rất quí, khó kiếm. Mừng đám cưới chỉ có 100.000 VNĐ (hơn 8 USD). Một cái chợ rất nhỏ và nghèo ở cách nhà thờ nửa cây số chỉ bán hàng lèo tèo, còn muốn mua các thứ giá trị như tủ, giường thì phải đi xa 30 km. Muốn sửa chữa cái gì thì gọi thợ rất lâu. Dân Hương Khê thì trồng được lúa và bưởi Phúc Trạch nổi tiếng, còn dân Quảng Bình ở xứ này chỉ trồng bắp trồng đậu men theo bờ suối, vào rừng kiếm măng, mây, lá chằm nón nên đủ ăn là tốt lắm rồi.
Buổi tối, chúng tôi lại cùng đi dâng lễ với cha tại một giáo họ khác. Nghĩ mà cảm thông, một cha xứ ở miền bắc hay bắc trung bộ thì dâng lễ nhà thờ chính của giáo xứ rồi còn phải chia ngày dâng lễ ở các nhà thờ giáo họ trên địa bàn có chu vi rộng dài nhiều cây số. Vì thế, cha chánh xứ Đá Nện nói với chúng tôi: “Ở giáo phận Vinh nói chung, tại Quảng Bình nói riêng, khi tân linh mục chịu chức xong, đi nhận xứ thì cũng cố mà mua cho được cái xe bốn bánh mà đi mục vụ lúc trời mưa trời gió, chứ chẳng phải “sang trọng” gì!”.
Ngày sau cùng, cha xứ chở chúng tôi ra sân bay. Cha không đi trở lại đường mòn HCM mà chuyển sang đường vòng, nghĩa là cho chúng tôi đi theo quốc lộ 12, quanh vòng đai của tỉnh Quảng Bình. Có nhiều nhà thờ Công Giáo trên cung đường này như Kim Lũ, Tân Hội (Quảng Bình), Minh Cầm, Kinh Nhuận...Dọc đường, chúng tôi còn ghé thăm người quen ở khu vực nhà thờ Nhân Thọ. Đây là vùng đất ven biển. Nếu nhà nào có con đi xuất khẩu lao động nước ngoài thì còn khấm khá, còn lại là dân nghèo đi đánh cá gần bờ bằng thuyền thúng, thu nhập không ổn định nên nghèo.
Chuyến bay trưa về Sài Gòn nhanh gọn. Lòng chúng tôi vẫn còn lâng lâng xúc động về vùng sâu Quảng Bình nếu không bị lũ cũng nghèo ấy, huống chi là có 325 gia đình bị ngập nước ở đây; và những cảm xúc thú vị khi được xuyên qua đất Hà Tĩnh một chút, chỉ tiếc rằng đã không gặp gỡ được bà con ở hai thôn như đã định.
Chúng tôi mệt “om” cả người. Những ai đi cứu trợ miền trung trực tiếp trong thời điểm nóng vừa qua đều đáng quí. Đừng để ý đến những lời phê phán “vô tội vạ” của những người ý thức kém. Cứ bước chân đi sẽ hiểu thấu nỗi đau của người dân và khi thấm mệt sẽ cảm phục những người thiện nguyện đi đến tận nơi mà chia sẻ.