Ngày 19/12/2014, Ông già Noel của nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã xuống vùng Sóc Trăng để thăm và tặng quà tại họ đạo Rạch Tráng ở trên Cù Lao Dung và gặp gỡ người khiếm thị, người làm hành tím tại giáo xứ Ngan Rô, thuộc giáo phận Cần Thơ.
Hình ảnh
Sáng sớm, đoàn công tác gồm sáu người hớn hở lên đường vì đây là lần đầu tiên nhóm đến tỉnh Sóc Trăng, một tỉnh có nhiều chùa hơn là nhà thờ. Chúng tôi vượt qua quãng đường 230 km khá dễ dàng vì đường tốt, ít xe đi và quang cảnh đẹp.
Giáo xứ Rạch Tráng
Qua phà Đại Ngãi, chúng tôi phải đi thêm 32 km nữa mới đến nơi gửi xe, sau đó đi xe ôm qua khu vực dân cư mới vào được nhà thờ. Họ đạo Rạch Tráng nằm trên phần đất cù lao, gọi là Cù Lao Dung (phần đất “vun” lên giữa hai cửa biển Trần Đề và Định An - được tạo thành bởi hai nhánh của sông Hậu Giang khi đổ ra biển - người miền Nam đọc trại là cù lao “dzung”, lâu ngày trở thành tên gọi hành chánh). Trước đây, trên cù lao này người dân nghèo nhất tỉnh Sóc Trăng, nay có phần đỡ hơn. Nhà thờ ở giữa những vườn mía, đường đất nhỏ bao quanh, nhà dân ở rải rác...Nhìn chung, nơi đây quang cảnh khá đẹp của miền thôn quê sông nước.
Cha chánh xứ Mattheu Nguyễn Văn Cảnh đón tiếp vui vẻ nhưng chúng tôi không có thời gian uống trà với cha. Trước khi phát quà Noel cho hơn 100 em thiếu nhi và 70 phần quà cho người già, chúng tôi đi thăm một số gia đình nghèo dọc trên những con đường đất nhỏ quanh co cách nhà thờ một, hai cây số; nếu không cứng tay lái thì “lăn” xuống mương dễ dàng. Cây cối ở vùng này làm cho người ở thành thị đến đây cảm thấy thú vị vì đường đi không có rác, cây mọc xanh um, gió thổi mát nhẹ. Có đi thăm từng nhà thì hiểu được phần nào đời sống người dân ở đây: 10% khá giả, 30% làm mướn hoặc trồng mía và hoa màu, 30% lên thành phố làm việc và 30% buôn bán lẻ tẻ và già yếu. Nếu “đầu tư” 7 triệu đồng để trồng một công mía thì sau một năm chỉ thu được 10 triệu đến 12 triệu, tức là lợi nhuận chỉ 3 – 5 triệu đồng; còn hoa màu được trồng xen với mía thì thu lợi cũng vừa mức, thế nên ở đây người dân đa số tạm đủ ăn và nghèo.
Đúng 16 giờ 00, Ông già và bà già Noel xuất hiện trước những ánh mắt ngỡ ngàng của trẻ con vì đây là lần đầu tiên, dịp lễ Giáng Sinh có Ông già Noel xuất hiện; còn bà già Noel do trưởng nhóm Bông Hồng Xanh đóng vai, đã tô điểm thêm cho dịp vui này. Bong bóng, quà tặng, tiếng cười, tiếng hát sinh hoạt tập thể....làm cho quang cảnh bên hông nhà thờ vui hẳn lên. Người già được chụp hình chung với Ông già Noel, nhận phong bì tiền; trẻ em cả “lương” lẫn “giáo” đều nhận quà là áo thun, bánh kẹo. Đố ai diễn tả được niềm vui của các cháu ở quanh họ đạo này khi bắt tay Ông già Noel ra về.
Một Sơ cho biết: “Vì cuộc sống khó khăn nên ở đây họ “khô khan” lắm, chỉ có ngày Chúa Nhật nhà thờ mới đông!”. Chúng tôi còn gửi lại hai Sơ một số phong bì cho những gia đình ở sâu trong ruộng mía mà chỉ có Sơ trẻ mới biết đường dẫn đi.
Buổi tối, ngoài đường tối thui, chúng tôi dùng cơm cùng cha xứ và hai Sơ, nghe cha kể chuyện các đẳng linh hồn mà vừa sợ vừa buồn cười đứt ruột. Chúng tôi nghỉ đêm tại họ đạo để sáng ngày mai, 20/12/2014 tiếp tục hành trình. Sau thánh lễ sáng, bà Sơ trẻ và giáo dân chở chúng tôi ra xe. Chắc Sơ chạy nhanh quá nên một bạn trẻ nói: “Sơ gì mà chạy xe bá cháy!”
Giáo xứ Ngan Rô
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi qua phà Long Phú, đi thêm 80 km nữa, qua nhiều ngôi chùa bên đường để đến xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, tặng quà cho người khiếm thị, người già và tàn tật. Việc đi lại của người khiếm thị khó khăn nên linh mục dẫn đường, cha Giuse Trần Đình Phượng, chánh xứ Ngan Rô, khuyên chúng tôi nên cho tại một xã, còn tại điểm truyền giáo Lạc Hòa có khá nhiều người bị mù vì làm nghề bóc hành tím thì...để lần sau, vì những lý do “rất tế nhị”. Chúng tôi rất buồn nhưng khi nghe cha giải thích riêng thì thấy đó là lí do “đặc biệt” mà chúng tôi không tiện viết ra đây.
Nhiều người thân phải đến đây lãnh dùm người khiếm thị. Có ba dạng người mù ở vùng Vĩnh Châu: bị mù mà hoàn cảnh rất nghèo; bị mù nhưng gia đình có đất canh tác nên cũng tạm đủ ăn; bị mù nhưng gia đình khá giả. Điều đáng chú ý là ở Vĩnh Châu không có một ngôi nhà thờ nào, dù đã có nhiều nỗ lực cho việc truyền giáo.
Phát quà xong, trên đường về, chúng tôi ghé vào một nơi mà nhiều chị em phụ nữ đang làm hành tím. Vừa thấy ông già Noel bước vào, nhiều chị em đã cười khúc khích. Ông già Noel liền nói: “Hôm nay, tôi và các thành nhóm Bông Hồng Xanh ở Sài Gòn đến vùng này, nhân tiện thăm chị em ở đây.....Ông chia hết bánh kẹo rồi, thôi bây giờ ông....phát tiền nghen!”. Các chị em cười rôm rả. Rồi khi đang phát tiền, ông già bỗng cười ha hả, thế là tiếng cười vui lại rộ lên cùng một lúc.
Được biết, một người ngồi cột hành thành từng bó thì một ngày được trả công 50 ngàn đồng (2,5 Usd), giá hành ở đây chỉ bằng một nửa ở Sài Gòn. Một anh làm ở trạm y tế cho biết: “Những người làm hành giống, tức là hành được ươm để đem gieo trồng, thì bột thuốc giúp cho hành không bị mối mọt rất độc mới làm cho mù mắt, còn cột những bó hành như thế này thì không sao”.
Sau đó, cha cùng chúng tôi đi đến một quán ăn gia đình của một giáo dân tốt lành, cách bờ biển Bạc Liêu khoảng 3 – 4 km để ăn trưa. Mãi đến gần 13 giờ 30, chúng tôi mới đến một nơi dừng chân, sau đó lại phải đi “xe ôm tình nguyện” của giáo dân để vào trong nhà thờ Ngan Rô. Chưa kịp ăn chuối chín của cha xứ chiêu đãi, Ông già Noel lại tất tả đi thăm gia đình nghèo của giáo xứ. Nơi đây người dân còn ở rải rác hơn vùng cù lao, việc đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Dọc đường, chúng tôi thường dừng lại phát kẹo cho trẻ em vì chúng quá xúc động khi nhìn thấy Ông già Noel to cao, bằng xương bằng thịt. Năm nay, người làm Ông già Noel là bạn trẻ không phải là người Công Giáo, nhưng rất thân thiện với trẻ em, lại “diễn” rất đạt trước đám đông và người già. Chỉ có hình ảnh ghi lại mới nói lên điều ấy.
Đến 15 giờ 00 chiều, chúng tôi tất tả ra về. Trái cây vùng này giá rẻ chỉ bằng một nửa ở Sài Gòn nên xe nặng trĩu cây trái: nào dừa và chuối sứ cha cho cả bao tải; ai cũng có một bịch nhãn to, vú sữa ngon và rẻ nên bạn nào cũng tranh thủ mua nhiều....Xe như chở tất cả hương hoa của Sóc Trăng về Sài Gòn vậy!
Bữa ăn tối và tấm hình cuối cùng của chuyến đi chụp đoàn công tác, chúng tôi yên tâm vì thấy bạn nào cũng còn tươi sau chặng đường dài. Xin cảm ơn kỷ niệm lễ Chúa Giáng Sinh. Xin cảm ơn những cụ già, người khiếm thị bất hạnh, người tàn tật và những trẻ em trong sáng như thiên thần đã nhận quà của nhóm chúng tôi.
Hình ảnh
Sáng sớm, đoàn công tác gồm sáu người hớn hở lên đường vì đây là lần đầu tiên nhóm đến tỉnh Sóc Trăng, một tỉnh có nhiều chùa hơn là nhà thờ. Chúng tôi vượt qua quãng đường 230 km khá dễ dàng vì đường tốt, ít xe đi và quang cảnh đẹp.
Giáo xứ Rạch Tráng
Qua phà Đại Ngãi, chúng tôi phải đi thêm 32 km nữa mới đến nơi gửi xe, sau đó đi xe ôm qua khu vực dân cư mới vào được nhà thờ. Họ đạo Rạch Tráng nằm trên phần đất cù lao, gọi là Cù Lao Dung (phần đất “vun” lên giữa hai cửa biển Trần Đề và Định An - được tạo thành bởi hai nhánh của sông Hậu Giang khi đổ ra biển - người miền Nam đọc trại là cù lao “dzung”, lâu ngày trở thành tên gọi hành chánh). Trước đây, trên cù lao này người dân nghèo nhất tỉnh Sóc Trăng, nay có phần đỡ hơn. Nhà thờ ở giữa những vườn mía, đường đất nhỏ bao quanh, nhà dân ở rải rác...Nhìn chung, nơi đây quang cảnh khá đẹp của miền thôn quê sông nước.
Cha chánh xứ Mattheu Nguyễn Văn Cảnh đón tiếp vui vẻ nhưng chúng tôi không có thời gian uống trà với cha. Trước khi phát quà Noel cho hơn 100 em thiếu nhi và 70 phần quà cho người già, chúng tôi đi thăm một số gia đình nghèo dọc trên những con đường đất nhỏ quanh co cách nhà thờ một, hai cây số; nếu không cứng tay lái thì “lăn” xuống mương dễ dàng. Cây cối ở vùng này làm cho người ở thành thị đến đây cảm thấy thú vị vì đường đi không có rác, cây mọc xanh um, gió thổi mát nhẹ. Có đi thăm từng nhà thì hiểu được phần nào đời sống người dân ở đây: 10% khá giả, 30% làm mướn hoặc trồng mía và hoa màu, 30% lên thành phố làm việc và 30% buôn bán lẻ tẻ và già yếu. Nếu “đầu tư” 7 triệu đồng để trồng một công mía thì sau một năm chỉ thu được 10 triệu đến 12 triệu, tức là lợi nhuận chỉ 3 – 5 triệu đồng; còn hoa màu được trồng xen với mía thì thu lợi cũng vừa mức, thế nên ở đây người dân đa số tạm đủ ăn và nghèo.
Đúng 16 giờ 00, Ông già và bà già Noel xuất hiện trước những ánh mắt ngỡ ngàng của trẻ con vì đây là lần đầu tiên, dịp lễ Giáng Sinh có Ông già Noel xuất hiện; còn bà già Noel do trưởng nhóm Bông Hồng Xanh đóng vai, đã tô điểm thêm cho dịp vui này. Bong bóng, quà tặng, tiếng cười, tiếng hát sinh hoạt tập thể....làm cho quang cảnh bên hông nhà thờ vui hẳn lên. Người già được chụp hình chung với Ông già Noel, nhận phong bì tiền; trẻ em cả “lương” lẫn “giáo” đều nhận quà là áo thun, bánh kẹo. Đố ai diễn tả được niềm vui của các cháu ở quanh họ đạo này khi bắt tay Ông già Noel ra về.
Một Sơ cho biết: “Vì cuộc sống khó khăn nên ở đây họ “khô khan” lắm, chỉ có ngày Chúa Nhật nhà thờ mới đông!”. Chúng tôi còn gửi lại hai Sơ một số phong bì cho những gia đình ở sâu trong ruộng mía mà chỉ có Sơ trẻ mới biết đường dẫn đi.
Buổi tối, ngoài đường tối thui, chúng tôi dùng cơm cùng cha xứ và hai Sơ, nghe cha kể chuyện các đẳng linh hồn mà vừa sợ vừa buồn cười đứt ruột. Chúng tôi nghỉ đêm tại họ đạo để sáng ngày mai, 20/12/2014 tiếp tục hành trình. Sau thánh lễ sáng, bà Sơ trẻ và giáo dân chở chúng tôi ra xe. Chắc Sơ chạy nhanh quá nên một bạn trẻ nói: “Sơ gì mà chạy xe bá cháy!”
Giáo xứ Ngan Rô
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi qua phà Long Phú, đi thêm 80 km nữa, qua nhiều ngôi chùa bên đường để đến xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, tặng quà cho người khiếm thị, người già và tàn tật. Việc đi lại của người khiếm thị khó khăn nên linh mục dẫn đường, cha Giuse Trần Đình Phượng, chánh xứ Ngan Rô, khuyên chúng tôi nên cho tại một xã, còn tại điểm truyền giáo Lạc Hòa có khá nhiều người bị mù vì làm nghề bóc hành tím thì...để lần sau, vì những lý do “rất tế nhị”. Chúng tôi rất buồn nhưng khi nghe cha giải thích riêng thì thấy đó là lí do “đặc biệt” mà chúng tôi không tiện viết ra đây.
Nhiều người thân phải đến đây lãnh dùm người khiếm thị. Có ba dạng người mù ở vùng Vĩnh Châu: bị mù mà hoàn cảnh rất nghèo; bị mù nhưng gia đình có đất canh tác nên cũng tạm đủ ăn; bị mù nhưng gia đình khá giả. Điều đáng chú ý là ở Vĩnh Châu không có một ngôi nhà thờ nào, dù đã có nhiều nỗ lực cho việc truyền giáo.
Phát quà xong, trên đường về, chúng tôi ghé vào một nơi mà nhiều chị em phụ nữ đang làm hành tím. Vừa thấy ông già Noel bước vào, nhiều chị em đã cười khúc khích. Ông già Noel liền nói: “Hôm nay, tôi và các thành nhóm Bông Hồng Xanh ở Sài Gòn đến vùng này, nhân tiện thăm chị em ở đây.....Ông chia hết bánh kẹo rồi, thôi bây giờ ông....phát tiền nghen!”. Các chị em cười rôm rả. Rồi khi đang phát tiền, ông già bỗng cười ha hả, thế là tiếng cười vui lại rộ lên cùng một lúc.
Được biết, một người ngồi cột hành thành từng bó thì một ngày được trả công 50 ngàn đồng (2,5 Usd), giá hành ở đây chỉ bằng một nửa ở Sài Gòn. Một anh làm ở trạm y tế cho biết: “Những người làm hành giống, tức là hành được ươm để đem gieo trồng, thì bột thuốc giúp cho hành không bị mối mọt rất độc mới làm cho mù mắt, còn cột những bó hành như thế này thì không sao”.
Sau đó, cha cùng chúng tôi đi đến một quán ăn gia đình của một giáo dân tốt lành, cách bờ biển Bạc Liêu khoảng 3 – 4 km để ăn trưa. Mãi đến gần 13 giờ 30, chúng tôi mới đến một nơi dừng chân, sau đó lại phải đi “xe ôm tình nguyện” của giáo dân để vào trong nhà thờ Ngan Rô. Chưa kịp ăn chuối chín của cha xứ chiêu đãi, Ông già Noel lại tất tả đi thăm gia đình nghèo của giáo xứ. Nơi đây người dân còn ở rải rác hơn vùng cù lao, việc đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Dọc đường, chúng tôi thường dừng lại phát kẹo cho trẻ em vì chúng quá xúc động khi nhìn thấy Ông già Noel to cao, bằng xương bằng thịt. Năm nay, người làm Ông già Noel là bạn trẻ không phải là người Công Giáo, nhưng rất thân thiện với trẻ em, lại “diễn” rất đạt trước đám đông và người già. Chỉ có hình ảnh ghi lại mới nói lên điều ấy.
Đến 15 giờ 00 chiều, chúng tôi tất tả ra về. Trái cây vùng này giá rẻ chỉ bằng một nửa ở Sài Gòn nên xe nặng trĩu cây trái: nào dừa và chuối sứ cha cho cả bao tải; ai cũng có một bịch nhãn to, vú sữa ngon và rẻ nên bạn nào cũng tranh thủ mua nhiều....Xe như chở tất cả hương hoa của Sóc Trăng về Sài Gòn vậy!
Bữa ăn tối và tấm hình cuối cùng của chuyến đi chụp đoàn công tác, chúng tôi yên tâm vì thấy bạn nào cũng còn tươi sau chặng đường dài. Xin cảm ơn kỷ niệm lễ Chúa Giáng Sinh. Xin cảm ơn những cụ già, người khiếm thị bất hạnh, người tàn tật và những trẻ em trong sáng như thiên thần đã nhận quà của nhóm chúng tôi.