Lễ giỗ năm thứ 112 của cha Phêrô Trần Lục
PHÁT DIỆM – Sáng hôm nay, ngày mồng 6 tháng 7 năm 2011, tại Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm, Đức ông Phanxico Borgia Trần văn Khả chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế với Đức ông có cha xứ Phêrô Nguyễn Hồng Phúc và cha Phêrô Nguyễn văn Phương phó xứ Chính tòa Phát Diệm đã dâng lễ giỗ 112 năm ngày mất của cha Phêrô Trần Lục (1825 – 6.7.1899), ngài còn có tên gọi khác là Cụ Sáu, người đã xây dựng quần thể Nhà thờ Phát Diệm.
Thánh lễ đồng tế được bắt đầu lúc 5h15' sáng, nhưng ngay từ 4h45' các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm và hơn 200 giáo dân trong giáo xứ đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho linh hồn cha Phêrô Trần Lục. Trong số giáo dân tham dự thánh lễ hôm nay, cách riêng có ban Trật tự gồm 30 người là những người được dành cho vinh dự tổ chức lễ giỗ Cụ Sáu.
Xem hình lễ giỗ
Trong bài giảng, Đức ông Phanxico Borgia Trần văn Khả chia sẻ với cộng đoàn: Cha Trần Lục đã được đón nhận ơn gọi người Kitô hữu trở thành linh mục. Ngài đã sống đời công chính, chu toàn ơn gọi của một người Ki tô hữu và sống phục vụ hết mình trong thánh vụ linh mục trên suốt đường đời 74 năm. Với 34 năm mục vụ, ngài đem lại cho miền Kim Sơn dân trí mới, bằng những việc khai khẩn, việc mở mang văn hóa và đặc biệt là công trình quần thể Nhà thờ Phát Diệm. Đức ông Trần văn Khả khuyên nhủ công đoàn là hãy luôn noi gương cha Trần Lục, giữ gìn và phát triển đức tin vì giờ đây hy vọng cha Trần Lục đã được hưởng viên mãn trong Nước Trời.
Kể từ năm 1865, khi cha Phêrô Trần Lục nhận bài sai về làm chính xứ Phát Diệm, giáo dân miền Kim Sơn nơi đây đã trở thành gia đình của ngài, vì ngài ở với xứ Phát Diệm trong suốt 34 năm, đến khi ngài qua đời. Cha Hồng Phúc cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ Cụ Sáu, giáo xứ vẫn tổ chức thánh lễ giỗ cho ngài. Sau thánh lễ có nghi thức viếng mộ, đọc kinh cầu nguyện cho ngài. Cha xứ cùng cộng đoàn tiến ra gần mộ của Cụ Sáu, ngôi mộ được an táng ở khoảng giữa mặt tiền Nhà thờ Chính Toà Phát Diệm với Phương Đình, một vị trí tuyệt đẹp nơi trung tâm quần thể kiến trúc. Đây là một truyền thống hiếu kính của giáo xứ Chính tòa những mong tỏ bày lòng biết ơn Cụ Sáu.”
Tấm lòng biết ơn cha Phêrô Trần Lục không chỉ riêng giáo dân Phát Diệm, mà còn nhiều những giáo dân từ mọi nơi hướng về Phát diệm và dành cho Phát Diệm những cảm tình lắng đọng. Năm nay, một bài thơ Đường luật đã được gửi từ Bắc Ninh về tặng vào đúng dịp lễ giỗ 112 năm của ngài. Nội dung được thể hiện trên trang in trang trọng lồng trong khám ảnh:
Nhà thờ Phát Diệm kiểu phương Đông
Thế đứng uy nghiêm giữa núi sông
Nhật thuỷ say tình, vang cõi thế
Phương đình thức tỉnh, vẳng tầng không
Tiền nhân khởi dựng – lưu thế hệ
Hậu duệ đắp bồi - giữ nghiệp tông
Kiệt tác công trình tâm đối xứng
Hành hương khách tới chẳng hoài công.
Giuse Đinh Bộ Trưởng
(Giáo xứ Tử Nê – Giáo phận Bắc Ninh)
Cụ Sáu, linh mục Trần Lục, sinh năm 1825 tại làng Mỹ Quan, tổng Cao Vĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Làng Mỹ Quan thuộc họ Đạo Đức, xứ Kẻ Dừa (nay ở trong Địa phận Thanh Hóa). Năm 1976, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, người dân làng Mỹ Quan phải di dời đi nơi khác sinh sống, giáo dân họ Đạo Đức đã đi đến thị trấn Bỉm Sơn và an cư ở nơi đây. Cụ Sáu lúc sinh thì, cha mẹ đặt tên là Hữu, Trần Hữu; vào chủng viện Vĩnh Trị đổi tên là Triêm, Trần Triêm; lúc bị bắt và bị đày lên Lạng Sơn, đã là phó tế nên được các tù nhân Công giáo gọi là Cụ Sáu, để tỏ lòng kính trọng đối với một giáo sĩ có chức sáu, từ đó có tên là Lục, Trần Lục và trong văn bản của Triều đình Huế có lúc viết: Trần văn Lục. Sau này khi Cụ Sáu đã làm linh mục, người ta cũng vẫn gọi là Cụ Sáu (Père Six).
Sau Hòa Ước Nhâm Tuất (5.6.1862), cha Phêrô Trần Lục đã được trả tự do và được bài sai phụ trách ba xứ Mỹ Điện, Kẻ Dừa (giáo xứ quê hương), Tam Tổng và từ 1865 – 1899, về quản xứ Phát Diệm.
Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm vào những năm 60 của thế kỷ XIX còn là một xứ đạo nghèo nàn với khoảng 2000 giáo dân, nhà thờ còn là một mái nhà tranh. Năm 1871, Cụ Sáu đã xây cho Phát Diệm một nhà thờ nhỏ lợp ngói. Từ năm 1875 Cụ Sáu đã thu thập vật liệu để xây dựng ở Phát Diệm một quần thể kiến trúc Á Đông đồ sộ được thực hiện tuần tự đến khi Cụ Sáu qua đời:
Nhà thờ Trái Tim Đức Mẹ là nhà thờ đầu tiên Cụ Sáu xây trong quần thể Phát Diệm, vào năm 1883, vật liệu toàn bằng đá do đó người Phát Diệm quen gọi là Nhà thờ Đá (Legise de Pierre. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Cụ Sáu đã cho khắc dòng chữ Trái Tim Đức Mẹ bằng bốn thứ chữ là Latin, Pháp, Hán và chữ Quốc ngữ;
Nhà thờ Lớn Phát Diệm đã được khởi công năm 1891 và hoàn thành chỉ trong vòng ba tháng;
Hai bên Nhà thờ Lớn, Cụ Sáu đã cho xây bốn nhà thờ cạnh, mỗi bên hai nhà thờ:
Nhà thờ Trái Tim Chúa Giêsu ở ngay phía Nam hang đá Lộ Đức, nhà thờ được xây dựng năm 1889;
Ở phía Nam Nhà thờ Trái Tim Chúa Giêsu là Nhà thờ thánh Gioan Tiền Hô dựng năm 1895 (từ năm 1923 đổi tên là nhà thờ thánh Rôcô);
Nhà thờ thánh Giuse ở phía Tây Nam Nhà thờ Lớn, dựng năm 1896, vật liệu toàn bằng gỗ lim;
Từ nhà thờ thánh Giuse đi lên phía Bắc đến Nhà thờ thánh Phêrô. Cụ Sáu xây nhà thờ thánh Phêrô cùng năm 1896;
Ở phía Nam lầu chuông Nhà thờ Đá, là Núi Sọ, Cụ Sáu xây năm 1898;
Khu quần thể Phát Diệm gồm Phương Đình hoàn thành năm 1899, là công trình sau cùng của Cụ Sáu và, theo ý kiến của nhiều người, là kiệt tác trong quần thể.
Ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi mồng 7 tháng 10 năm 2011 sắp tới đây, giáo phận Phát Diệm sẽ mừng 120 năm xây dựng Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm. Kỷ yếu Phát Diệm 2010 có ghi: “Trong tương lai, Tòa Giám mục Phát Diệm cần những chuyên viên hướng dẫn du lịch, biết kết hợp giữa hạ tầng cơ sở và kiến trúc thượng tầng để lật vỉa chiều sâu của quần thể thánh đường Phát Diệm, tạo cho khách du lịch hành hương những cảm nhận về một công trình kiến trúc nghệ thuật kỳ công, độc đáo, phản ánh đức tin và lời ngỏ sứ điệp Tin Mừng qua các thời đại. Tòa Giám mục Phát Diệm cũng cần một cha quản nhiệm hành hương để tạo diễn đàn quốc tế qua các thánh lễ hành hương đến từ mọi quốc tịch. Sứ mệnh truyền giáo của Phát Diệm hình thành, nhưng không phải chỉ đơn thuần trong các bí tích hay công việc mục vụ, mà là cả một sự hội nhập văn hoá Tin Mừng sống động đã được khởi sự từ cha Phêrô Trần Lục và được khám phá, cập nhật cho mọi người trong mỗi thời đại”.
Đối với người Việt Nam nói chung và cách riêng là với người Công giáo Việt Nam, ngày giỗ mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước tiên và thiêng liêng nhất là để thể hiện tấm lòng hiếu kính và tưởng nhớ tới ông bà cha mẹ, những người thân đã khuất. Trong ngày giỗ cha Phêrô Trần Lục, giáo dân Việt Nam tri ân ngài và tạ ơn Chúa vì mỗi người đều rất tự hào về Phát Diệm và luôn nhắc đến tính cách dân tộc trong công trình quần thể Nhà thờ Phát Diệm.
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
Thánh lễ đồng tế được bắt đầu lúc 5h15' sáng, nhưng ngay từ 4h45' các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm và hơn 200 giáo dân trong giáo xứ đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho linh hồn cha Phêrô Trần Lục. Trong số giáo dân tham dự thánh lễ hôm nay, cách riêng có ban Trật tự gồm 30 người là những người được dành cho vinh dự tổ chức lễ giỗ Cụ Sáu.
Xem hình lễ giỗ
Trong bài giảng, Đức ông Phanxico Borgia Trần văn Khả chia sẻ với cộng đoàn: Cha Trần Lục đã được đón nhận ơn gọi người Kitô hữu trở thành linh mục. Ngài đã sống đời công chính, chu toàn ơn gọi của một người Ki tô hữu và sống phục vụ hết mình trong thánh vụ linh mục trên suốt đường đời 74 năm. Với 34 năm mục vụ, ngài đem lại cho miền Kim Sơn dân trí mới, bằng những việc khai khẩn, việc mở mang văn hóa và đặc biệt là công trình quần thể Nhà thờ Phát Diệm. Đức ông Trần văn Khả khuyên nhủ công đoàn là hãy luôn noi gương cha Trần Lục, giữ gìn và phát triển đức tin vì giờ đây hy vọng cha Trần Lục đã được hưởng viên mãn trong Nước Trời.
Kể từ năm 1865, khi cha Phêrô Trần Lục nhận bài sai về làm chính xứ Phát Diệm, giáo dân miền Kim Sơn nơi đây đã trở thành gia đình của ngài, vì ngài ở với xứ Phát Diệm trong suốt 34 năm, đến khi ngài qua đời. Cha Hồng Phúc cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ Cụ Sáu, giáo xứ vẫn tổ chức thánh lễ giỗ cho ngài. Sau thánh lễ có nghi thức viếng mộ, đọc kinh cầu nguyện cho ngài. Cha xứ cùng cộng đoàn tiến ra gần mộ của Cụ Sáu, ngôi mộ được an táng ở khoảng giữa mặt tiền Nhà thờ Chính Toà Phát Diệm với Phương Đình, một vị trí tuyệt đẹp nơi trung tâm quần thể kiến trúc. Đây là một truyền thống hiếu kính của giáo xứ Chính tòa những mong tỏ bày lòng biết ơn Cụ Sáu.”
Tấm lòng biết ơn cha Phêrô Trần Lục không chỉ riêng giáo dân Phát Diệm, mà còn nhiều những giáo dân từ mọi nơi hướng về Phát diệm và dành cho Phát Diệm những cảm tình lắng đọng. Năm nay, một bài thơ Đường luật đã được gửi từ Bắc Ninh về tặng vào đúng dịp lễ giỗ 112 năm của ngài. Nội dung được thể hiện trên trang in trang trọng lồng trong khám ảnh:
Nhà thờ Phát Diệm kiểu phương Đông
Thế đứng uy nghiêm giữa núi sông
Nhật thuỷ say tình, vang cõi thế
Phương đình thức tỉnh, vẳng tầng không
Tiền nhân khởi dựng – lưu thế hệ
Hậu duệ đắp bồi - giữ nghiệp tông
Kiệt tác công trình tâm đối xứng
Hành hương khách tới chẳng hoài công.
Giuse Đinh Bộ Trưởng
(Giáo xứ Tử Nê – Giáo phận Bắc Ninh)
Cụ Sáu, linh mục Trần Lục, sinh năm 1825 tại làng Mỹ Quan, tổng Cao Vĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Làng Mỹ Quan thuộc họ Đạo Đức, xứ Kẻ Dừa (nay ở trong Địa phận Thanh Hóa). Năm 1976, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, người dân làng Mỹ Quan phải di dời đi nơi khác sinh sống, giáo dân họ Đạo Đức đã đi đến thị trấn Bỉm Sơn và an cư ở nơi đây. Cụ Sáu lúc sinh thì, cha mẹ đặt tên là Hữu, Trần Hữu; vào chủng viện Vĩnh Trị đổi tên là Triêm, Trần Triêm; lúc bị bắt và bị đày lên Lạng Sơn, đã là phó tế nên được các tù nhân Công giáo gọi là Cụ Sáu, để tỏ lòng kính trọng đối với một giáo sĩ có chức sáu, từ đó có tên là Lục, Trần Lục và trong văn bản của Triều đình Huế có lúc viết: Trần văn Lục. Sau này khi Cụ Sáu đã làm linh mục, người ta cũng vẫn gọi là Cụ Sáu (Père Six).
Sau Hòa Ước Nhâm Tuất (5.6.1862), cha Phêrô Trần Lục đã được trả tự do và được bài sai phụ trách ba xứ Mỹ Điện, Kẻ Dừa (giáo xứ quê hương), Tam Tổng và từ 1865 – 1899, về quản xứ Phát Diệm.
Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm vào những năm 60 của thế kỷ XIX còn là một xứ đạo nghèo nàn với khoảng 2000 giáo dân, nhà thờ còn là một mái nhà tranh. Năm 1871, Cụ Sáu đã xây cho Phát Diệm một nhà thờ nhỏ lợp ngói. Từ năm 1875 Cụ Sáu đã thu thập vật liệu để xây dựng ở Phát Diệm một quần thể kiến trúc Á Đông đồ sộ được thực hiện tuần tự đến khi Cụ Sáu qua đời:
Nhà thờ Trái Tim Đức Mẹ là nhà thờ đầu tiên Cụ Sáu xây trong quần thể Phát Diệm, vào năm 1883, vật liệu toàn bằng đá do đó người Phát Diệm quen gọi là Nhà thờ Đá (Legise de Pierre. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Cụ Sáu đã cho khắc dòng chữ Trái Tim Đức Mẹ bằng bốn thứ chữ là Latin, Pháp, Hán và chữ Quốc ngữ;
Nhà thờ Lớn Phát Diệm đã được khởi công năm 1891 và hoàn thành chỉ trong vòng ba tháng;
Hai bên Nhà thờ Lớn, Cụ Sáu đã cho xây bốn nhà thờ cạnh, mỗi bên hai nhà thờ:
Nhà thờ Trái Tim Chúa Giêsu ở ngay phía Nam hang đá Lộ Đức, nhà thờ được xây dựng năm 1889;
Ở phía Nam Nhà thờ Trái Tim Chúa Giêsu là Nhà thờ thánh Gioan Tiền Hô dựng năm 1895 (từ năm 1923 đổi tên là nhà thờ thánh Rôcô);
Nhà thờ thánh Giuse ở phía Tây Nam Nhà thờ Lớn, dựng năm 1896, vật liệu toàn bằng gỗ lim;
Từ nhà thờ thánh Giuse đi lên phía Bắc đến Nhà thờ thánh Phêrô. Cụ Sáu xây nhà thờ thánh Phêrô cùng năm 1896;
Ở phía Nam lầu chuông Nhà thờ Đá, là Núi Sọ, Cụ Sáu xây năm 1898;
Khu quần thể Phát Diệm gồm Phương Đình hoàn thành năm 1899, là công trình sau cùng của Cụ Sáu và, theo ý kiến của nhiều người, là kiệt tác trong quần thể.
Ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi mồng 7 tháng 10 năm 2011 sắp tới đây, giáo phận Phát Diệm sẽ mừng 120 năm xây dựng Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm. Kỷ yếu Phát Diệm 2010 có ghi: “Trong tương lai, Tòa Giám mục Phát Diệm cần những chuyên viên hướng dẫn du lịch, biết kết hợp giữa hạ tầng cơ sở và kiến trúc thượng tầng để lật vỉa chiều sâu của quần thể thánh đường Phát Diệm, tạo cho khách du lịch hành hương những cảm nhận về một công trình kiến trúc nghệ thuật kỳ công, độc đáo, phản ánh đức tin và lời ngỏ sứ điệp Tin Mừng qua các thời đại. Tòa Giám mục Phát Diệm cũng cần một cha quản nhiệm hành hương để tạo diễn đàn quốc tế qua các thánh lễ hành hương đến từ mọi quốc tịch. Sứ mệnh truyền giáo của Phát Diệm hình thành, nhưng không phải chỉ đơn thuần trong các bí tích hay công việc mục vụ, mà là cả một sự hội nhập văn hoá Tin Mừng sống động đã được khởi sự từ cha Phêrô Trần Lục và được khám phá, cập nhật cho mọi người trong mỗi thời đại”.
Đối với người Việt Nam nói chung và cách riêng là với người Công giáo Việt Nam, ngày giỗ mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước tiên và thiêng liêng nhất là để thể hiện tấm lòng hiếu kính và tưởng nhớ tới ông bà cha mẹ, những người thân đã khuất. Trong ngày giỗ cha Phêrô Trần Lục, giáo dân Việt Nam tri ân ngài và tạ ơn Chúa vì mỗi người đều rất tự hào về Phát Diệm và luôn nhắc đến tính cách dân tộc trong công trình quần thể Nhà thờ Phát Diệm.
Teresa Avila Phạm Thùy Chi