TOẠ ĐÀM VỀ CÔNG TRÌNH CHA PHÊRÔ TRẦN LỤC
CẢM NHẬN CỦA GIÁO DÂN PHÁT DIỆM VỀ CHA PHÊRÔ TRẦN LỤC
Hôm nay nhân dịp kỷ niệm ngày giỗ thứ 114 năm của người Cha kính yêu của chúng ta là Cha Phê rô Trần Lục, nhưng Cha thường bảo giáo hữu Phát Diệm chúng ta rằng: cứ gọi Cha là “Cụ Sáu”. Danh xưng “Cụ Sáu” quả thực đã luôn luôn mang lại cho Cụ một quãng đời đầy những sự kiện đáng yêu, đáng nhớ và đáng tự hào.
Khi nói về Người Cha kính yêu của chún ta, thì nhiều Đấng Bề Trên, nhiều học giả đã mất khá nhiều giấy mực và công sức để viết về Cụ. Trong số các Đấng Bề Trên viết về Cụ Sáu, tôi vô cùng cảm ơn Đức Cha J.B Nguyễn Bá Tòng Giám Mục tiên khởi Việt Nam và được đảm nhiệm coi sóc địa phận Phát Diệm, được quản lý cơ ngơi của Cụ Sáu để lại, Đức Cha đã say mê viết về Cụ Sáu một cách sâu sắc nhất.
Đức Cha nói: “Tôi không sợ ai cải chính lời nói của tôi, tôi quyết rằng không có một người Việt Nam nào sánh với “Con Người ấy” kể từ đầu lịch sử nước ta, lại kể quá lên nữa trước Chúa Giáng Sinh hơn hai ngàn năm.
Thưa cộng đoàn, khi tôi còn trẻ và ít đọc về Cụ Sáu, tôi cứ cho là vì quá say mê mà Đức Cha đã nói như thế, có phần nào hơi cường điệu. Cũng giống như câu chuyện của Cố Long sau đây, cố là một Linh Mục Thừa sai, theo như cha Trần Công Hoán kể lại: cố Long về coi xứ Ninh Bình 5, 6 tháng rồi mà chưa xuống thăm Phát Diệm. Thời bấy giờ Phát Diệm là một trung tâm, là một địa danh không ai mà không biết tới. Nhưng cố Long không muốn xuống thăm Phát Diệm vì nghe thấy rằng người ta gọi Cụ Sáu là “Cụ Lớn”. Cố cho là quá cường điệu vì đã là một linh mục làm “Quan to”, và rồi lại tự xưng là Cụ Lớn thì tình nghĩa giữa con chiên và Chúa Chiên ra sao đây. Nhưng rồi Cố Long cũng không cưỡng lại được sự hấp dẫn của nhà thờ Phát Diệm và Cụ Sáu. Cố đã quyết định đi Phát Diệm một chuyến. Được tin Cố Long xuống thăm, Cụ Sáu ra tận cổng đón chào Cố Long. Cụ quỳ thụp xuống thưa với Cố rằng: “xin Cố tha tội cho con, đáng lẽ con phải lên chào cố trước rồi, con đã chuẩn bị đi nhưng lại được tin Cố xuống thăm nhà thờ và thăm Con, thật là con có lỗi lớn. Cố Long định đi một hôm, nhưng với sự tha thiết chân thành của Cụ Sáu, Cố Long đã ở lại và đến hôm sau mới về. Ngày hôm sau Cố Long giảng ở nhà thờ Ninh Bình rằng: “Cụ Sau quả là một Cụ Lớn”, một vị linh mục rất khiêm tốn và nhân từ. Lại một câu chuyện nữa: Cụ Sáu của chúng ta thật oan uổng, Cụ có thích “Làm quan đâu”. Một hôm Đức Cha Phao lô Bùi Chu Tạo hỏi tôi rằng: anh có biết câu thơ này nói về Cụ Sáu không?
“Con mèo đánh giặc đông tây,
Con Voi (ăn no) nằm bếp ỉa đầy nồi rang”
Ý Cụ Sáu ví mình nhỏ mọn như con mèo thế mà triều đình cứ lôi đi an dân, dẹp loạn hết chỗ này đến chỗ khác. Còn các quan như con voi thì được ở nhà vui thú an nhàn.
Đó, Cụ Sáu của chúng ta bị bắt buộc “phải làm quan” là một điều bất đắc dĩ, Cụ chỉ muốn ở với con chiên mà thôi.
Kính thưa cộng đoàn, khi chiêm ngắm công trình vĩ đại của nhà thờ, các du khách thường muốn tìm hiểu ai là tác giả của công trình này: với quá khứ hơn 100 năm trước, phương tiện xây dựng cách nào, nguồn kinh phí ở đâu, kỹ thuật và tổ chức quản lý thế nào. Đó là những câu hỏi của người đương thời ngày nay. Còn thời xưa, khi người ta mưu đồ hay đánh giá, nghiên cứu tìm hiểu một công trình vĩ đại thì cha ông chúng ta thường dựa trên 3 yếu tố cơ bản là: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Thưa cộng đoàn, có lẽ đây là lần đầu tiên Giáo Phận ta tổ chức cuộc hội thảo về “Người Cha Kính yêu”, mà bản thân tôi cũng như hết mọi người không kể lương giáo, trong nước và ngoài nước đều mang nợ với “Cụ Sáu”. Khi được Cha Chính xứ phân công cho tôi viết một bài nói về “Tình cảm của giáo hữu Phát Diệm đối với Cụ Sáu, hay là “Tình cảm của Cụ Sáu đối với giáo hữu Phát Diệm”, tôi rất phân vân vì nói sao cho đủ được và đây là một việc quá tầm của tôi. Nhưng rồi, trước hết vì vâng lời, và như có người nhắc bảo tôi rằng: “Biết ít thì nói ít, còn để người sau nói tiếp và nói đầy đủ hơn về Cụ”. Vâng tôi hy vọng rằng, nhờ vào những cuộc hội cấp Giáo phận như thế này, là lúc con cháu, giáo hữu Phát Diệm có dịp nhắc nhở ôn lại những công ơn của Cụ Sáu và của cha ông mình để đền đáp và sống với trách nhiệm như các Ngài đã sống.
Thưa Cộng đoàn, Cụ Sáu thường nói: “Linh hồn của Cha và linh hồn của các con là một, không có linh hồn của Cha, thì linh hồn của các con sẽ bị côi cút”. Tôi thiết tưởng không tìm đâu ra lời minh chứng nào, yêu thương gắn bó khăng khít hơn để diễn tả tình cảm của Cụ đối với giáo hữu Phát diệm.
Còn tâm tình của giáo hữu Phát diệm đối với Cụ Sáu thế nào đây? Chúng ta cứ nhìn vào hành động và cử chỉ vâng lời của cha ông chúng ta đối với Cụ Sáu thì sẽ biết rõ.
Các nhà viết sử sau này đều nhất trí rằng nếu chúng ta bỏ qua hay không nhắc tới những giáo hữu cộng sự đắc lực, tài ba, khôn ngoan của Cụ sáu thì quả là một thiếu sót lớn. Và đây tôi xin kể một số các cộng sự viên tiêu biểu của Cụ:
1. Ông Phó Bá, tên thật là Nguyễn Bách, thầy tôi kể cho tôi rằng: Ông rất giỏi về văn chương chữ nghĩa, và cả về kinh doanh buôn bán, ông có nhiều cửa hàng và rất hảo tâm. Cụ Sáu giao cho ông dạy nghề và thu mua sản phẩm đi bán cho các tỉnh. Ông là nhân vật thứ hai sau Cụ Sáu, là thư ký văn phòng của Cụ Sáu. Có lần tướng Trần Văn Soạn tả quân Đô Thống của phong trào Cần Vương, ngày 15/10/1886 đã viết một văn thư, phái người đến Phát diệm trao cho ông Phó Bá thư ký của Cụ Sáu. Lá thư viết rằng: “Nhân danh Tả quân Đô Thống, thống lãnh phong trào Cần Vương, đại diện Điện tiền Thượng Tướng Quân, bản chức tin cho sĩ phu biết: Sau ba tháng điều tra cẩn mật, bản chức biết ông là giáo dân kết án thực dân, không hợp tác với Pháp. Lại biết thêm ông và Cụ Sáu là đồng nghĩa cùng một ý chí phò vua cứu nước. Nay bản chức phong cho ông làm Tả quân Phó Thống cùng bản chức điều khiển phong trào đặc trách việc mộ quan: quyên tiền, vay thóc, bảo vệ thành Ba Đình. Lúc này các đồn của giặc Pháp hằng ngày bị quân ta đột phá và nhiều quân Phát bị chết”.
Ông Phó Bá đáp thư:
“Phàm là sĩ phu thì không thể nào cộng tác với quân Pháp, cũng không thể nào cộng tác với các phần tử Văn Thân, hằng ngày tiêu diệt các Linh mục Thừa sai và các tín hữu Công Giáo. Họ tuyên bố: “Bình Tây sát tả” nhưng họ không “Bình Tây” chỉ “Sát Tả” gây khổ sở cho dân lành. Mong rằng: Thượng Tướng hạ lệnh cho các phần tử Văn Thân ngừng ngay sát hại các tín đồ Công Giáo. Tiểu đệ tâm thành hợp tác với Đô Thống. Thư này tiệu đệ đã trình Cụ Sáu đọc và Ngài đã cho phép gửi tới Đô Thống.
Kính thư: Nguyễn Bách, hiệu Phó Bá”.
2. Ông Đốc Phan: Thầy tôi kể: Ông Đốc Phan, người hơi thấp, đậm đạp, rắn chắc, rất giỏi võ. Ông luôn được chọn đi tháp tùng Cụ Sáu vào Huế và các chuyến đi xa. Ông rất tinh thông về xây dựng, ông là kiến trúc sư toàn bộ công trình nhà thờ. Trên đường vào Huế khi đi tháp tùng ông đều lĩnh hội những đường nét, hoa văn kiến trúc của thành nhà Hồ và kinh đô Huế. Bản thiết kế Phương đình và nhà thờ được Cụ Sáu ưng nhận ngay từ bản đầu tiên. Ông rất sáng tạo kết hợp lối kiến trúc Á đông và lối kiến trúc Gô-tích và Rô-Manh một cách hài hòa.
3. Ông Đốc Việt. Cụ Sáu thường gọi là Bố Việt. Cụ Sáu yêu thương Bố Việt lắm và Bố Việt cùng khóc thương Cụ Sáu nhiều nhất. Thầy tôi kể rằng sau khi Cha Sáu mất 3, 4 tháng rồi, mà mỗi khi nhớ tới Cụ Sáu Bố Việt khóc rống lên như trẻ con vậy!
Khi Cụ Sáu ngã quỵ xống lúc đang làm lễ, Bố Việt chạy đến nâng cụ dậy và định đưa về nhà, nhưng Cụ bảo: Bố Việt cứ để Cụ nằm đây một lát, nếu có chết trên ngưỡng cửa nhà thờ, thì cũng được mà. Bố việt là người mà Cụ Sáu căn dặn: Các con cố gắng hoàn thành công trình Phương Đình chu đáo nhé! Ông Đốc Việt chịu trách nhiệm khai thác đá trên các công trường… ông nhớ từng viên đá được khai thác ở đâu…
4. Cụ Nghè tư Giản. Giáo dân thường gọi cụ là ông đồ Giản. Không ai biết Cụ là Ông Nghè. Cụ là một tiến sĩ đã đi sứ Trung Quốc. Nhiều lần Cụ đã dâng điều trần lên Vua Tự Đức mưu cầu cứu nước. Nhưng triều đình quá ư nhu nhược, câu nệ… nên cụ lui về ẩn sĩ tại Phát Diệm với Cụ Sáu. Cụ Sáu được Cụ Nghè Tư Giản ở bên để giúp đỡ Cụ về Văn Chương chữ nghĩa. Những bài ca vè, bài vãn, của Cụ Sáu bị ảnh hưởng của Cụ Nghè Tư Giản không phải là nhỏ.
Ngoài bốn nhân vật cộng sự đắc lực tài ba của Cụ Sáu ra, còn phải kể đến Gia độc nhà phụ trách về an ninh Cụ Huyện Chẫn ở Phát Ngoại: các cụ Tổng Ngữ, cụ Trùm Cần coi kho là những cánh tay đắc lực của Cụ Sáu. Đấy là chưa kể đến hàng thanh niên trai ngày đêm trên các công trường xa xôi để khai thác đá và gỗ. Thày Tư bảo tôi: Ông nội mày vào Vinh khai thác gỗ 6 tháng mới về một lần.
Nhiều nhà học giả nói rằng: Cụ Sáu về Phát Diệm như “Cá gặp nước”. Vâng đúng Phát Diệm quả là “Địa lợi một địa linh” không một nơi nào sánh bằng. Tạ ơn Đấng quan phòng khoan dung và thương yêu Phát Diệm, chỉ về Phát Diệm Cụ Sáu mới có “đất dụng võ”, hay nói cách khác: Nếu địa linh Phát Diệm không có Cụ Sáu là một “nhân kiệt” thì người Phát Diệm cũng không làm nên sự nghiệp được, không thể có ngôi thánh đường tráng lệ này. Vâng cả hai yếu tố ấy là “địa lợi” và “nhân hòa”. Tính “nhân hòa” thực là yếu tố chủ chốt và chúng ta thử xem Cha và con cái nâng niu giữ gìn tính “nhân hòa”.
Một lần ông cố Cẩm bị đòn oan vì tội không đôn đốc đủ giáo dân đi làm nhà thờ. Cố Cẩm uất ức tuyên bố không đi lễ nữa. Sau ít lâu Cụ Sáu biết Cố Cẩm không đi lễ thật. Cụ mặc phẩm phục, đeo thẻ ngũ, đi ngựa có lính hầu đi trước như đi đón vị thượng khách. Cụ lên tận Phương Thượng vào nhà Cố Cẩm. Cụ hỏi: “Cố Cẩm đâu? Sao giận cha lâu thế? Cũng có lúc cha sai lầm chứ, thôi cha xin, đi xưng tội đi rồi đi lễ nha. Con không đi lễ, Cha xây nhà thờ làm gì?”. Cụ Sáu cho quà Cố Cẩm rồi ra về. Cố Cẩm cảm động, xin lỗi Cụ rồi vui vẻ tiếp tục công việc. Trong cộng đoàn bất cứ có điều mâu thuẫn xích mích Cụ Sáu đều giải hòa và giữ gìn tình cảm Cha con êm thấm. Lời của Cụ có uy lực, không ai giận được Cụ. Ai được gặp Cụ đầu tiên, cũng đem lòng yêu mến Cụ ngay. Một lần nữa chúng ta phải cảm tạ Chúa đã ban cho Phát Diệm chúng ta một người Cha thánh thiện, tài ba, đã khéo dạy dỗ giáo dục con cái,… Phát Diệm chúng ta bằng hành động đầy nhân ái, bằng những câu ca vè đầy vẻ yêu thương. Thiết tưởng chúng ta không thể tìm đâu được nhà giáo dục nào giầu tình nhân ái như thế. Lòng sốt sắng đạo đức của giáo hữu Phát Diệm cũng tăng lên bội phần đến nỗi Cha bề trên Hội Thừa sai Paris là Cha Chevrille thốt lên sau khi thăm Phát Diệm rằng: “Ai muốn biết người ta kính mến Phép Thánh Thể và Phép tràng hạt Mân Côi như thế nào, cứ hãy về Phát Diệm mà xem”.
Ngoài giờ sinh hoạt cá nhân, người ta thường tìm gặp Cụ Sáu ở Nhà thờ Trái Tim. Khi Nhà thờ Lớn chưa hoàn thành thì Nhà thờ xứ bấy giờ là Nhà thờ Trái Tim.
Đúng như lời một Đức Giám Mục đã giảng tĩnh tâm cho các linh mục rằng: “Cứ xem Cha xứ của anh mỗi ngày quỳ trước Thánh Thể mấy giờ, thì anh sẽ biết được Cha xứ của anh coi sóc xứ sở của anh ra sao?”
Thưa cộng đoàn, tôi xin kể lại lời của vị toàn quyền Lord Cusson của Anh ở Ấn Độ đã đến Phát Diệm và thăm Cụ Sáu. Ông nói: “khi từ giã Phát diệm, trong các chuyến đi di lịch của tôi, tôi chưa bao giờ gặp thấy một nhân vật lỗi lạc hơn vị Giáo Hoàng nhỏ của Nước Nam này. Mong rằng cái bóng của Người đừng vội phế tàn”.
Nhưng ý Chúa nhiệm mầu đã muốn thưởng công cho “Con người ấy” sau một tuần làm phúc: giải tội và giảng giải, Cụ kiệt sức ngã gục trên bàn thờ.
Đức Cha Thành cử hành lễ an táng trước các quan chức đại diện của Triều đình và của Chính phủ Pháp. Cố Chính Linh, một Tiến sĩ Thần học, đọc bài điếu rất lâm li thống thiết. Trong buổi lễ hơn 40 nghìn người đầy nước mắt. Cố chính Linh nói: “Tôi chưa thấy, trong đời tôi, tôi chưa từng được chứng kiến cảnh khóc thương nhiều nước mắt như thế này. Cố đã ví nước mắt người giáo hữu Phát Diệm đổ ra cũng nhiều như nước ao hồ.
Theo di chúc của Cụ thì Cụ xin mai táng ở giữa ngã ba cuối nhà thờ lớn, để hằng ngày Cụ được nghe thấy tiếng chân đi của con cái Cụ đến chầu Chúa vì linh hồn của Cha và linh hồn của các con là một: Nhưng các nhân sĩ không đành tâm và đã mai táng Cụ ở địa điểm như hiện nay.
Vào những ngày tháng cuối đời Cụ Sáu như có linh cảm đau đớn sợ rằng sau này con cháu Phát Diệm sống chểnh mảnh luật Chúa như dân Do thái xưa phải bỏ cả Đền thờ Giêrusalem, bỏ quê hương yêu dấu đi lưu đầy nơi xứ người. Cụ Sáu thường buồn sầu giảng trên tòa giảng rằng: “Nếu các con không trung thành giữ luật Chúa, không thương yêu nhau thì coi chừng!! sẽ có ngày:
“Điền Canh vi thanh nhân Canh!
Thánh đường vi tha nhân thụ!”
Nghĩa là ruộng vường nhà cửa người khác đến ở và cầy cấy. Nhà thờ người khác đến làm chủ và sử dụng! Ôi! Thật ứng nghiệm!! nhà cửa ruộng vườn người khác đã đến ở…. Nhà thờ xuýt nữa người khác hưởng thụ, nếu không có Đức Cha Phaolô kiên vững bám trụ!
Thưa cộng đoàn, nhiều giáo hữu Phát Diệm đã di cư vào nam, và ở nước ngoài về hỏi chúng tôi rằng: “Hai chiếc ghế đá trắng ở bên cái sập Phương đình đâu rồi?”
Chúng tôi là những người ở lại quê hương thành thực xin lỗi rằng: Sau ngày giải phóng 1954, 8 phần 10 giáo hữu Phát Diệm bỏ nhà thờ và quê hương di cư vào Nam. Còn 2 phần 10 ở lại với nhà thờ, kẻ bị bắt, người bị tù, nhà thờ không người quản lý bảo vệ, trông coi! Hai chiếc ghế đá, học sinh ở trường bên hất xuống sân vỡ tan tành, 2 cái bệ chân được đưa vào khu núi Sinh Nhật rồi lâu nay không thấy đâu nữa.
May mắn thay! Và đội ơn Chúa quan phòng có Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo đã kiên trì giữ gìn ngôi thánh đường. Nhất là biến cố năm 1972 sau trận bom xảy ra chính vào ngày 15/8 Lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên Trời, nhà thờ bị hư hỏng nặng nề, tưởng chừng không thể sửa chữa nổi!
Lại một lần nữa, nhờ có bàn tay của Đức Mẹ và Đức Cha, người giáo hữu Phát Diệm, không quản máy bay còn đang bắn phá, đổ xô về để tu sửa lại nhà thờ của mình một cách chu đáo.
Để kết thúc bài tham luận tôi xin mượn lời của Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo đọc nhân dịp lễ Bế mạc năm thánh kỷ niệm 100 năm xây dựng nhà thờ chính tòa:
Thưa anh chị em,
Năm kỷ niệm mãi sẽ là một trang sử đẹp trong lịch sử Phát diệm, và chắc chắn sẽ còn được ghi nhớ lâu trong ký ức mọi người. Nhưng chúng ta không chỉ sống với những ngày đã qua, không được ngủ trên vàng son của quá khứ. Lật trang giấy, chúng ta phải viết tiếp lịch sử Phát Diệm. Chúng ta phải nhìn về phía trước, phải hướng về tương lai. Năm kỷ niệm không phải là cái mốc cuối cùng mà chỉ là một điểm bắt đầu. nói cách khác bấy giờ chúng ta không được nói: “xong rồi” và lại trở về nếp sống đạo đức trước đây.
Hy vọng rằng nhờ năm kỷ niệm này anh chị em sẽ gắn bó với nhà thờ Chính tòa hơn và do đó cũng thêm tha thiết với tương lai giáo phận hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức và cộng đoàn.
CẢM NHẬN CỦA GIÁO DÂN PHÁT DIỆM VỀ CHA PHÊRÔ TRẦN LỤC
Khi nói về Người Cha kính yêu của chún ta, thì nhiều Đấng Bề Trên, nhiều học giả đã mất khá nhiều giấy mực và công sức để viết về Cụ. Trong số các Đấng Bề Trên viết về Cụ Sáu, tôi vô cùng cảm ơn Đức Cha J.B Nguyễn Bá Tòng Giám Mục tiên khởi Việt Nam và được đảm nhiệm coi sóc địa phận Phát Diệm, được quản lý cơ ngơi của Cụ Sáu để lại, Đức Cha đã say mê viết về Cụ Sáu một cách sâu sắc nhất.
Đức Cha nói: “Tôi không sợ ai cải chính lời nói của tôi, tôi quyết rằng không có một người Việt Nam nào sánh với “Con Người ấy” kể từ đầu lịch sử nước ta, lại kể quá lên nữa trước Chúa Giáng Sinh hơn hai ngàn năm.
Thưa cộng đoàn, khi tôi còn trẻ và ít đọc về Cụ Sáu, tôi cứ cho là vì quá say mê mà Đức Cha đã nói như thế, có phần nào hơi cường điệu. Cũng giống như câu chuyện của Cố Long sau đây, cố là một Linh Mục Thừa sai, theo như cha Trần Công Hoán kể lại: cố Long về coi xứ Ninh Bình 5, 6 tháng rồi mà chưa xuống thăm Phát Diệm. Thời bấy giờ Phát Diệm là một trung tâm, là một địa danh không ai mà không biết tới. Nhưng cố Long không muốn xuống thăm Phát Diệm vì nghe thấy rằng người ta gọi Cụ Sáu là “Cụ Lớn”. Cố cho là quá cường điệu vì đã là một linh mục làm “Quan to”, và rồi lại tự xưng là Cụ Lớn thì tình nghĩa giữa con chiên và Chúa Chiên ra sao đây. Nhưng rồi Cố Long cũng không cưỡng lại được sự hấp dẫn của nhà thờ Phát Diệm và Cụ Sáu. Cố đã quyết định đi Phát Diệm một chuyến. Được tin Cố Long xuống thăm, Cụ Sáu ra tận cổng đón chào Cố Long. Cụ quỳ thụp xuống thưa với Cố rằng: “xin Cố tha tội cho con, đáng lẽ con phải lên chào cố trước rồi, con đã chuẩn bị đi nhưng lại được tin Cố xuống thăm nhà thờ và thăm Con, thật là con có lỗi lớn. Cố Long định đi một hôm, nhưng với sự tha thiết chân thành của Cụ Sáu, Cố Long đã ở lại và đến hôm sau mới về. Ngày hôm sau Cố Long giảng ở nhà thờ Ninh Bình rằng: “Cụ Sau quả là một Cụ Lớn”, một vị linh mục rất khiêm tốn và nhân từ. Lại một câu chuyện nữa: Cụ Sáu của chúng ta thật oan uổng, Cụ có thích “Làm quan đâu”. Một hôm Đức Cha Phao lô Bùi Chu Tạo hỏi tôi rằng: anh có biết câu thơ này nói về Cụ Sáu không?
“Con mèo đánh giặc đông tây,
Con Voi (ăn no) nằm bếp ỉa đầy nồi rang”
Ý Cụ Sáu ví mình nhỏ mọn như con mèo thế mà triều đình cứ lôi đi an dân, dẹp loạn hết chỗ này đến chỗ khác. Còn các quan như con voi thì được ở nhà vui thú an nhàn.
Đó, Cụ Sáu của chúng ta bị bắt buộc “phải làm quan” là một điều bất đắc dĩ, Cụ chỉ muốn ở với con chiên mà thôi.
Kính thưa cộng đoàn, khi chiêm ngắm công trình vĩ đại của nhà thờ, các du khách thường muốn tìm hiểu ai là tác giả của công trình này: với quá khứ hơn 100 năm trước, phương tiện xây dựng cách nào, nguồn kinh phí ở đâu, kỹ thuật và tổ chức quản lý thế nào. Đó là những câu hỏi của người đương thời ngày nay. Còn thời xưa, khi người ta mưu đồ hay đánh giá, nghiên cứu tìm hiểu một công trình vĩ đại thì cha ông chúng ta thường dựa trên 3 yếu tố cơ bản là: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Thưa cộng đoàn, có lẽ đây là lần đầu tiên Giáo Phận ta tổ chức cuộc hội thảo về “Người Cha Kính yêu”, mà bản thân tôi cũng như hết mọi người không kể lương giáo, trong nước và ngoài nước đều mang nợ với “Cụ Sáu”. Khi được Cha Chính xứ phân công cho tôi viết một bài nói về “Tình cảm của giáo hữu Phát Diệm đối với Cụ Sáu, hay là “Tình cảm của Cụ Sáu đối với giáo hữu Phát Diệm”, tôi rất phân vân vì nói sao cho đủ được và đây là một việc quá tầm của tôi. Nhưng rồi, trước hết vì vâng lời, và như có người nhắc bảo tôi rằng: “Biết ít thì nói ít, còn để người sau nói tiếp và nói đầy đủ hơn về Cụ”. Vâng tôi hy vọng rằng, nhờ vào những cuộc hội cấp Giáo phận như thế này, là lúc con cháu, giáo hữu Phát Diệm có dịp nhắc nhở ôn lại những công ơn của Cụ Sáu và của cha ông mình để đền đáp và sống với trách nhiệm như các Ngài đã sống.
Thưa Cộng đoàn, Cụ Sáu thường nói: “Linh hồn của Cha và linh hồn của các con là một, không có linh hồn của Cha, thì linh hồn của các con sẽ bị côi cút”. Tôi thiết tưởng không tìm đâu ra lời minh chứng nào, yêu thương gắn bó khăng khít hơn để diễn tả tình cảm của Cụ đối với giáo hữu Phát diệm.
Còn tâm tình của giáo hữu Phát diệm đối với Cụ Sáu thế nào đây? Chúng ta cứ nhìn vào hành động và cử chỉ vâng lời của cha ông chúng ta đối với Cụ Sáu thì sẽ biết rõ.
Các nhà viết sử sau này đều nhất trí rằng nếu chúng ta bỏ qua hay không nhắc tới những giáo hữu cộng sự đắc lực, tài ba, khôn ngoan của Cụ sáu thì quả là một thiếu sót lớn. Và đây tôi xin kể một số các cộng sự viên tiêu biểu của Cụ:
1. Ông Phó Bá, tên thật là Nguyễn Bách, thầy tôi kể cho tôi rằng: Ông rất giỏi về văn chương chữ nghĩa, và cả về kinh doanh buôn bán, ông có nhiều cửa hàng và rất hảo tâm. Cụ Sáu giao cho ông dạy nghề và thu mua sản phẩm đi bán cho các tỉnh. Ông là nhân vật thứ hai sau Cụ Sáu, là thư ký văn phòng của Cụ Sáu. Có lần tướng Trần Văn Soạn tả quân Đô Thống của phong trào Cần Vương, ngày 15/10/1886 đã viết một văn thư, phái người đến Phát diệm trao cho ông Phó Bá thư ký của Cụ Sáu. Lá thư viết rằng: “Nhân danh Tả quân Đô Thống, thống lãnh phong trào Cần Vương, đại diện Điện tiền Thượng Tướng Quân, bản chức tin cho sĩ phu biết: Sau ba tháng điều tra cẩn mật, bản chức biết ông là giáo dân kết án thực dân, không hợp tác với Pháp. Lại biết thêm ông và Cụ Sáu là đồng nghĩa cùng một ý chí phò vua cứu nước. Nay bản chức phong cho ông làm Tả quân Phó Thống cùng bản chức điều khiển phong trào đặc trách việc mộ quan: quyên tiền, vay thóc, bảo vệ thành Ba Đình. Lúc này các đồn của giặc Pháp hằng ngày bị quân ta đột phá và nhiều quân Phát bị chết”.
Ông Phó Bá đáp thư:
“Phàm là sĩ phu thì không thể nào cộng tác với quân Pháp, cũng không thể nào cộng tác với các phần tử Văn Thân, hằng ngày tiêu diệt các Linh mục Thừa sai và các tín hữu Công Giáo. Họ tuyên bố: “Bình Tây sát tả” nhưng họ không “Bình Tây” chỉ “Sát Tả” gây khổ sở cho dân lành. Mong rằng: Thượng Tướng hạ lệnh cho các phần tử Văn Thân ngừng ngay sát hại các tín đồ Công Giáo. Tiểu đệ tâm thành hợp tác với Đô Thống. Thư này tiệu đệ đã trình Cụ Sáu đọc và Ngài đã cho phép gửi tới Đô Thống.
Kính thư: Nguyễn Bách, hiệu Phó Bá”.
2. Ông Đốc Phan: Thầy tôi kể: Ông Đốc Phan, người hơi thấp, đậm đạp, rắn chắc, rất giỏi võ. Ông luôn được chọn đi tháp tùng Cụ Sáu vào Huế và các chuyến đi xa. Ông rất tinh thông về xây dựng, ông là kiến trúc sư toàn bộ công trình nhà thờ. Trên đường vào Huế khi đi tháp tùng ông đều lĩnh hội những đường nét, hoa văn kiến trúc của thành nhà Hồ và kinh đô Huế. Bản thiết kế Phương đình và nhà thờ được Cụ Sáu ưng nhận ngay từ bản đầu tiên. Ông rất sáng tạo kết hợp lối kiến trúc Á đông và lối kiến trúc Gô-tích và Rô-Manh một cách hài hòa.
3. Ông Đốc Việt. Cụ Sáu thường gọi là Bố Việt. Cụ Sáu yêu thương Bố Việt lắm và Bố Việt cùng khóc thương Cụ Sáu nhiều nhất. Thầy tôi kể rằng sau khi Cha Sáu mất 3, 4 tháng rồi, mà mỗi khi nhớ tới Cụ Sáu Bố Việt khóc rống lên như trẻ con vậy!
Khi Cụ Sáu ngã quỵ xống lúc đang làm lễ, Bố Việt chạy đến nâng cụ dậy và định đưa về nhà, nhưng Cụ bảo: Bố Việt cứ để Cụ nằm đây một lát, nếu có chết trên ngưỡng cửa nhà thờ, thì cũng được mà. Bố việt là người mà Cụ Sáu căn dặn: Các con cố gắng hoàn thành công trình Phương Đình chu đáo nhé! Ông Đốc Việt chịu trách nhiệm khai thác đá trên các công trường… ông nhớ từng viên đá được khai thác ở đâu…
4. Cụ Nghè tư Giản. Giáo dân thường gọi cụ là ông đồ Giản. Không ai biết Cụ là Ông Nghè. Cụ là một tiến sĩ đã đi sứ Trung Quốc. Nhiều lần Cụ đã dâng điều trần lên Vua Tự Đức mưu cầu cứu nước. Nhưng triều đình quá ư nhu nhược, câu nệ… nên cụ lui về ẩn sĩ tại Phát Diệm với Cụ Sáu. Cụ Sáu được Cụ Nghè Tư Giản ở bên để giúp đỡ Cụ về Văn Chương chữ nghĩa. Những bài ca vè, bài vãn, của Cụ Sáu bị ảnh hưởng của Cụ Nghè Tư Giản không phải là nhỏ.
Ngoài bốn nhân vật cộng sự đắc lực tài ba của Cụ Sáu ra, còn phải kể đến Gia độc nhà phụ trách về an ninh Cụ Huyện Chẫn ở Phát Ngoại: các cụ Tổng Ngữ, cụ Trùm Cần coi kho là những cánh tay đắc lực của Cụ Sáu. Đấy là chưa kể đến hàng thanh niên trai ngày đêm trên các công trường xa xôi để khai thác đá và gỗ. Thày Tư bảo tôi: Ông nội mày vào Vinh khai thác gỗ 6 tháng mới về một lần.
Nhiều nhà học giả nói rằng: Cụ Sáu về Phát Diệm như “Cá gặp nước”. Vâng đúng Phát Diệm quả là “Địa lợi một địa linh” không một nơi nào sánh bằng. Tạ ơn Đấng quan phòng khoan dung và thương yêu Phát Diệm, chỉ về Phát Diệm Cụ Sáu mới có “đất dụng võ”, hay nói cách khác: Nếu địa linh Phát Diệm không có Cụ Sáu là một “nhân kiệt” thì người Phát Diệm cũng không làm nên sự nghiệp được, không thể có ngôi thánh đường tráng lệ này. Vâng cả hai yếu tố ấy là “địa lợi” và “nhân hòa”. Tính “nhân hòa” thực là yếu tố chủ chốt và chúng ta thử xem Cha và con cái nâng niu giữ gìn tính “nhân hòa”.
Một lần ông cố Cẩm bị đòn oan vì tội không đôn đốc đủ giáo dân đi làm nhà thờ. Cố Cẩm uất ức tuyên bố không đi lễ nữa. Sau ít lâu Cụ Sáu biết Cố Cẩm không đi lễ thật. Cụ mặc phẩm phục, đeo thẻ ngũ, đi ngựa có lính hầu đi trước như đi đón vị thượng khách. Cụ lên tận Phương Thượng vào nhà Cố Cẩm. Cụ hỏi: “Cố Cẩm đâu? Sao giận cha lâu thế? Cũng có lúc cha sai lầm chứ, thôi cha xin, đi xưng tội đi rồi đi lễ nha. Con không đi lễ, Cha xây nhà thờ làm gì?”. Cụ Sáu cho quà Cố Cẩm rồi ra về. Cố Cẩm cảm động, xin lỗi Cụ rồi vui vẻ tiếp tục công việc. Trong cộng đoàn bất cứ có điều mâu thuẫn xích mích Cụ Sáu đều giải hòa và giữ gìn tình cảm Cha con êm thấm. Lời của Cụ có uy lực, không ai giận được Cụ. Ai được gặp Cụ đầu tiên, cũng đem lòng yêu mến Cụ ngay. Một lần nữa chúng ta phải cảm tạ Chúa đã ban cho Phát Diệm chúng ta một người Cha thánh thiện, tài ba, đã khéo dạy dỗ giáo dục con cái,… Phát Diệm chúng ta bằng hành động đầy nhân ái, bằng những câu ca vè đầy vẻ yêu thương. Thiết tưởng chúng ta không thể tìm đâu được nhà giáo dục nào giầu tình nhân ái như thế. Lòng sốt sắng đạo đức của giáo hữu Phát Diệm cũng tăng lên bội phần đến nỗi Cha bề trên Hội Thừa sai Paris là Cha Chevrille thốt lên sau khi thăm Phát Diệm rằng: “Ai muốn biết người ta kính mến Phép Thánh Thể và Phép tràng hạt Mân Côi như thế nào, cứ hãy về Phát Diệm mà xem”.
Ngoài giờ sinh hoạt cá nhân, người ta thường tìm gặp Cụ Sáu ở Nhà thờ Trái Tim. Khi Nhà thờ Lớn chưa hoàn thành thì Nhà thờ xứ bấy giờ là Nhà thờ Trái Tim.
Đúng như lời một Đức Giám Mục đã giảng tĩnh tâm cho các linh mục rằng: “Cứ xem Cha xứ của anh mỗi ngày quỳ trước Thánh Thể mấy giờ, thì anh sẽ biết được Cha xứ của anh coi sóc xứ sở của anh ra sao?”
Thưa cộng đoàn, tôi xin kể lại lời của vị toàn quyền Lord Cusson của Anh ở Ấn Độ đã đến Phát Diệm và thăm Cụ Sáu. Ông nói: “khi từ giã Phát diệm, trong các chuyến đi di lịch của tôi, tôi chưa bao giờ gặp thấy một nhân vật lỗi lạc hơn vị Giáo Hoàng nhỏ của Nước Nam này. Mong rằng cái bóng của Người đừng vội phế tàn”.
Nhưng ý Chúa nhiệm mầu đã muốn thưởng công cho “Con người ấy” sau một tuần làm phúc: giải tội và giảng giải, Cụ kiệt sức ngã gục trên bàn thờ.
Đức Cha Thành cử hành lễ an táng trước các quan chức đại diện của Triều đình và của Chính phủ Pháp. Cố Chính Linh, một Tiến sĩ Thần học, đọc bài điếu rất lâm li thống thiết. Trong buổi lễ hơn 40 nghìn người đầy nước mắt. Cố chính Linh nói: “Tôi chưa thấy, trong đời tôi, tôi chưa từng được chứng kiến cảnh khóc thương nhiều nước mắt như thế này. Cố đã ví nước mắt người giáo hữu Phát Diệm đổ ra cũng nhiều như nước ao hồ.
Theo di chúc của Cụ thì Cụ xin mai táng ở giữa ngã ba cuối nhà thờ lớn, để hằng ngày Cụ được nghe thấy tiếng chân đi của con cái Cụ đến chầu Chúa vì linh hồn của Cha và linh hồn của các con là một: Nhưng các nhân sĩ không đành tâm và đã mai táng Cụ ở địa điểm như hiện nay.
Vào những ngày tháng cuối đời Cụ Sáu như có linh cảm đau đớn sợ rằng sau này con cháu Phát Diệm sống chểnh mảnh luật Chúa như dân Do thái xưa phải bỏ cả Đền thờ Giêrusalem, bỏ quê hương yêu dấu đi lưu đầy nơi xứ người. Cụ Sáu thường buồn sầu giảng trên tòa giảng rằng: “Nếu các con không trung thành giữ luật Chúa, không thương yêu nhau thì coi chừng!! sẽ có ngày:
“Điền Canh vi thanh nhân Canh!
Thánh đường vi tha nhân thụ!”
Nghĩa là ruộng vường nhà cửa người khác đến ở và cầy cấy. Nhà thờ người khác đến làm chủ và sử dụng! Ôi! Thật ứng nghiệm!! nhà cửa ruộng vườn người khác đã đến ở…. Nhà thờ xuýt nữa người khác hưởng thụ, nếu không có Đức Cha Phaolô kiên vững bám trụ!
Thưa cộng đoàn, nhiều giáo hữu Phát Diệm đã di cư vào nam, và ở nước ngoài về hỏi chúng tôi rằng: “Hai chiếc ghế đá trắng ở bên cái sập Phương đình đâu rồi?”
Chúng tôi là những người ở lại quê hương thành thực xin lỗi rằng: Sau ngày giải phóng 1954, 8 phần 10 giáo hữu Phát Diệm bỏ nhà thờ và quê hương di cư vào Nam. Còn 2 phần 10 ở lại với nhà thờ, kẻ bị bắt, người bị tù, nhà thờ không người quản lý bảo vệ, trông coi! Hai chiếc ghế đá, học sinh ở trường bên hất xuống sân vỡ tan tành, 2 cái bệ chân được đưa vào khu núi Sinh Nhật rồi lâu nay không thấy đâu nữa.
May mắn thay! Và đội ơn Chúa quan phòng có Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo đã kiên trì giữ gìn ngôi thánh đường. Nhất là biến cố năm 1972 sau trận bom xảy ra chính vào ngày 15/8 Lễ Đức Mẹ linh hồn và xác lên Trời, nhà thờ bị hư hỏng nặng nề, tưởng chừng không thể sửa chữa nổi!
Lại một lần nữa, nhờ có bàn tay của Đức Mẹ và Đức Cha, người giáo hữu Phát Diệm, không quản máy bay còn đang bắn phá, đổ xô về để tu sửa lại nhà thờ của mình một cách chu đáo.
Để kết thúc bài tham luận tôi xin mượn lời của Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo đọc nhân dịp lễ Bế mạc năm thánh kỷ niệm 100 năm xây dựng nhà thờ chính tòa:
Thưa anh chị em,
Năm kỷ niệm mãi sẽ là một trang sử đẹp trong lịch sử Phát diệm, và chắc chắn sẽ còn được ghi nhớ lâu trong ký ức mọi người. Nhưng chúng ta không chỉ sống với những ngày đã qua, không được ngủ trên vàng son của quá khứ. Lật trang giấy, chúng ta phải viết tiếp lịch sử Phát Diệm. Chúng ta phải nhìn về phía trước, phải hướng về tương lai. Năm kỷ niệm không phải là cái mốc cuối cùng mà chỉ là một điểm bắt đầu. nói cách khác bấy giờ chúng ta không được nói: “xong rồi” và lại trở về nếp sống đạo đức trước đây.
Hy vọng rằng nhờ năm kỷ niệm này anh chị em sẽ gắn bó với nhà thờ Chính tòa hơn và do đó cũng thêm tha thiết với tương lai giáo phận hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức và cộng đoàn.