Ngày 24 tháng 8 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Denver, Colorado, Hoa Kỳ đã đọc một bài diễn văn rất hay tại Slovakia, nhân dịp tham dự hội nghị chuyên đề lần thứ 15 của Hội Giáo Luật nước này. Ngài kêu gọi người Công Giáo Hoa Kỳ và Âu Châu chống lại sự bất khoan dung của thế giới đối với Kitô Giáo. Tựa đề bài diễn văn của ngài là: “Sống trong sự thật: Tự do tôn giáo và sứ mệnh của Công Giáo trong Trật Tự Mới của thế giới”. Chúng tôi cho dịch nguyên văn bài diễn văn của Đức TGM Chaput để phần nào đánh tan quan điểm cho rằng: chỉ ở những nước độc tài toàn trị, Giáo Hội mới phải chật vật trong cuộc chiến đấu đòi hỏi tự do tôn giáo.
Tertullian từng nói một câu danh tiếng rằng máu các tử đạo là hạt giống của Giáo Hội. Lịch sử đã chứng minh điều đó đúng. Và Slovakia là nơi hoàn hảo để ta ôn lại lời của ông hôm nay. Vì chính ở đây, và ở khắp Trung và Đông Âu, người Công Giáo từng chịu đau khổ suốt 50 năm dưới các chế độ sát nhân Quốc Xã và Xô Viết. Nên họ biết rõ cái giá thật sự của việc làm chứng cho Chúa Kitô do chính kinh nghiệm đắng cay của mình. Họ cũng biết rõ cả cái giá của sự nhát gan, của hợp tác và tự đánh lừa mình khi giáp mặt với tội ác.
Tôi muốn bắt đầu (bài diễn văn) bằng một gợi ý như sau: nhiều người Công Giáo ở Hoa Kỳ và Tây Âu ngày nay không hề hiểu các cái giá đắt đỏ đó. Mà xem ra, họ cũng chả thèm lưu tâm gì tới việc ấy. Kết quả là nhiều người tỏ ra dửng dưng với diễn trình đang diễn ra trong đất nước chúng ta, một diễn trình được các nhà khoa học xã hội gọi là thế tục hóa, nhưng thực tế là diễn trình bác bỏ các gốc gác Kitô Giáo và linh hồn nền văn minh của ta.
Kinh nghiệm Hoa Kỳ
Người Công Giáo Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm gì về sự đàn áp có hệ thống mà các Giáo Hội của qúy vị vốn chịu đựng. Đã đành các thiên kiến bài Công Giáo luôn luôn có chỗ đứng trong sinh hoạt Hoa Kỳ. Sự kỳ thị này trước nhất đến từ nền văn hóa Thệ Phản vốn thống trị đất nước tôi và nay đến từ các giai cấp lãnh đạo “hậu Kitô Giáo” của đất nước ấy. Nhưng điều này khác hẳn với việc bách hại có hệ thống. Nói chung, người Công Giáo khá phát đạt tại Hoa Kỳ. Lý do khá đơn giản. Hoa Kỳ luôn luôn có một nền tảng luân lý có tính Kitô Giáo nói chung và rất thân thiện với tôn giáo, và các định chế công cộng của chúng tôi vốn được thiết lập trên căn bản phi phe phái, không bài tôn giáo.
Tại tâm điểm của kinh nghiệm Hoa Kỳ, người ta thấy một chủ nghĩa hiện thực thánh kinh (biblical realism) hầu như có tính bản năng. Ít nhất cho tới nay, do di sản Thệ Phản, người Hoa Kỳ luôn hiểu rất sâu sắc hai điều sau đây: Thứ nhất, tội là điều có thật, con người có thể bị quyền lực và sự giầu có hủ hóa. Thứ hai, “kinh thành Thiên Chúa” là một điều rất khác với “kinh thành con người”. Và chúng ta rất thận trọng không để mình lẫn lộn hai kinh thành ấy.
Alexis de Tocqueville, trong cuốn Nền Dân Chủ tại Hoa Kỳ, đã viết: “Nền độc tài không cần đức tin, nhưng tự do thì không thể không cần đức tin…” Bởi thế “Người ta phải làm gì đối với một dân tộc tự cho là chủ nhân của chính mình nếu dân tộc ấy không vâng phục Thiên Chúa?”.
Các nhà sáng lập ra Hoa Kỳ là một nhóm đa dạng gồm nhiều Kitô hữu ngoan đạo và nhiều người duy thần thuộc Phong Trào Ánh Sáng. Nhưng hầu như người nào cũng có thiện cảm với niềm tin tôn giáo. Họ tin rằng một dân tộc tự do không thể nào bất cần niềm tin tôn giáo cũng như các đức hạnh được niềm tin tôn giáo này phát huy. Bởi thế, họ tìm cách giữ cho Giáo Hội và nhà nước tách biệt nhau và tự lập với nhau. Nhưng động lực của họ rất khác với nghị trình cách mạng ở Âu Châu. Họ không lẫn lộn nhà nước với xã hội dân sự. Họ không hề muốn có một sinh hoạt công hoàn toàn thế tục hóa. Họ không hề có ý định khóa chặt tôn giáo ở bên ngoài công việc chung. Trái lại, họ muốn bảo đảm để công dân được tự do sống niềm tin của họ một cách công khai và sống động, và áp dụng các xác tín tôn giáo của mình vào việc xây dựng một xã hội công bình.
Hiển nhiên, ta cần nhớ rằng hiện vẫn còn nhiều dị biệt lớn lao giữa kinh nghiệm Hoa Kỳ và kinh nghiệm Âu Châu. Âu Châu từng kinh qua nhiều cuộc chiến tranh tồi tệ trên mảnh đất của mình cũng như nhiều chế độ bạo tàn trong lịch sử nhân loại. Trong suốt 150 năm qua, Hoa Kỳ chưa phải kinh qua một cuộc chiến tranh nào trên chính lãnh thổ của mình. Người Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm nào về những thành phố hoang tàn vì bom đạn hay xụp đổ về xã hội. Họ cũng ít có kinh nghiệm về nghèo khổ, chính trị ý thức hệ hay đói khát. Thành thử quá khứ đã khiến nhiều người Âu Châu lạc lõng bi quan, rất khác với tác phong lạc quan vốn là đặc điểm của xã hội Hoa Kỳ.
Cùng chung một thách đố: chủ nghĩa duy thế tục
Nhưng những dị biệt ấy vẫn không thay đổi được sự kiện này là các ngả đường tiến về tương lai của chúng ta hiện đang giao thoa với nhau. Ngày nay, trong thời đại liên đới hoàn cầu, các thách đố đang đặt ra cho người Công Giáo Hoa Kỳ cũng tương tự như các thách đố đặt ra cho người Công Giáo Âu Châu: chúng ta đang phải đối diện với một cái nhìn chính trị có tính thế tục một cách hung hãn và một mô thức kinh tế hoàn toàn có tính tiêu thụ mà trên thực tế, nếu không phải minh nhiên, thì cũng mặc nhiên phát sinh ra một thứ chủ nghĩa vô thần được nhà nước khích lệ.
Nói cách khác, cái thế giới quan rút ra từ Phong Trào Ánh Sáng, một phong trào từng đẻ ra nhiều ý thức hệ giết người trong thế kỷ 20, cái thế giới quan ấy ngày nay vẫn còn rất sống động. Ngôn ngữ của nó ngày nay nghe nhẹ nhàng hơn, các ý định của nó nghe nhân đạo hơn, và bộ mặt của nó xem ra thân thiện hơn. Nhưng nguyên động lực nằm dưới nó thì vẫn y nguyên, không thay đổi. Đó chính là hoài bão xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, một thế giới trong đó con người hoàn toàn sống tự lập, tự lấy mình làm đủ, tự thỏa mãn các nhu cầu và hoài mong của mình bằng chính tài năng riêng của mình.
Thế giới quan ấy đòi một thế giới “hậu Kitô Giáo” thành thực, một thế giới do lý tính, do kỹ thuật, do tài tổ chức xã hội thống trị. Tôn giáo tuy có chỗ đứng trong thế giới ấy, nhưng chỉ được coi như một phụ tùng tùy thuộc lối sống cá nhân. Người ta được tự do thờ phượng và tin bất cứ điều gì họ muốn, miễn là phải giữ niềm tin của mình cho riêng mình và không được tự tiện nhồi nhét các xác tín tôn giáo của mình vào công việc của chính phủ, vào kinh tế hay văn hóa. Thoạt mới nghe, điều ấy xem ra khá hợp lý đối với việc tổ chức xã hội hiện đại, một xã hội vốn gồm nhiều truyền thống sắc tộc, tôn giáo và văn hóa khác nhau, nhiều triết lý sống và cách tiếp cận cuộc sống khác nhau.
Nhưng ta bị kẹt vào hai chi tiết không vui. Chi tiết thứ nhất, “tự do thờ phượng” không hề đồng nghĩa với “tự do tôn giáo”. Tự do tôn giáo bao hàm quyền rao giảng, quyền giảng dạy, tụ tập, tổ chức, can dự vào xã hội và các vấn đề của nó một cách công khai, cả với tư cách cá nhân lẫn tư cách hợp đoàn như những cộng đồng đức tin. Đó là cái hiểu cổ điển về việc người công dân được quyền “tự do thực hành” đức tin của mình như đã được qui định trong Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Nó cũng đã được hàm nghĩa cách rõ ràng trong Điều 18 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Ngược lại, tự do thờ phượng là một ý niệm nhỏ hơn và bị giới hạn hơn.
Chi tiết thứ hai: mỹ từ khoan dung sáng suốt và có tính thế tục tương hợp ra sao với kinh nghiệm thực tế của người Công Giáo Âu Châu và người Công Giáo Hoa Kỳ trong những năm gần đây? Tại Hoa Kỳ, một đất nước vẫn còn đến 80% là người Kitô hữu thực hành niềm tin tôn giáo của mình ở một mức độ nào đó, các cơ quan chính quyền đang càng ngày càng tìm cách bắt các thừa tác vụ của Giáo Hội phải hành xử ra sao và buộc họ phải thực hành những điều sẽ hủy diệt căn tính Công Giáo của họ. Nhiều cố gắng đã được đưa ra để làm nản hay kết tội một số phát biểu đức tin Công Giáo, liệt chúng vào tội “kỳ thị”. Các tòa án cũng như các ngành lập pháp của chúng tôi hiện đang thường xuyên đưa ra các hành động nhằm phá hoại hôn nhân và cuộc sống gia đình và tìm cách gột rửa mọi biểu tượng Kitô Giáo và dấu tích ản hưởng của nó ra khỏi cuộc sống công cộng.
Tại Âu Châu, chúng ta cũng đang chứng kiến cùng một chiều hướng ấy, mặc dù chiều hướng này được đánh dấu bằng một sự khinh miệt Kitô giáo công khai hơn. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội đang bị sỉ vả trên truyền thông và ngay tại các tòa án chỉ vì đã dám phát biểu giáo huấn Công Giáo. Như qúy vị còn nhớ, cách nay mấy năm, một trong các chính khách Công Giáo hàng đầu của thế hệ chúng ta, Ông Rocco Buttiglione, đã bị từ khước một chức vụ lãnh đạo trong Liên Hiệp Âu Châu chỉ vì các niềm tin Công Giáo của ông.
Đầu mùa hè này, chúng ta được chứng kiến một thứ côn đồ đầy tính trả đũa chưa bao giờ thấy trên lục địa này kể từ ngày có những phương pháp cảnh sát trị như Xô Viết và Quốc Xã: tòa Tổng Giám Mục Brussels đã bị nhiều viên chức tới lục lọi; các giám mục bị giam giữ và tra hỏi hàng 9 giờ đồng hồ bất chấp các thủ tục cần có; các máy vi tính, điện thoại di động và cả hồ sơ riêng của các ngài đều bị tịch thu. Ngay đến các ngôi mộ người chết của Giáo Hội cũng bị cuộc ruồng bố trên xâm phạm. Đối với phần đông người Hoa Kỳ, loại nhục mạ công khai, có tính toán này đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo quả là một xúc phạm và lạm quyền của các nhà chức trách nhà nước. Và điều ấy không hẳn vì đức hạnh hay tội lỗi của các nhà lãnh đạo tôn giáo liên hệ, vì tất cả chúng ta đều có bổn phận phải vâng phục các luật lệ chính đáng. Đúng hơn, nó là một xúc phạm, vì các nhà chức trách dân sự, khi hành sử thô bạo như thế, đã cho thấy họ coi thường các niềm tin và những tín hữu được các ngài đại biểu.
Quan điểm của tôi là: các hành động trên đây nhất định không phải là các hành động của một chính phủ chịu coi Giáo Hội Công Giáo như một người hùn hạp có giá trị trong các kế hoạch của họ dành cho thế kỷ 21. Trái hẳn lại thì có. Các biến cố này cho thấy sự kỳ thị có hệ thống đang nhen nhúm chống lại Giáo Hội là điều không thể tránh khỏi.
Những người duy thế tục hiện đang học hỏi từ quá khứ. Họ khôn khéo hơn trong việc kỳ thị của mình; lịch thiệp hơn trong các giao tế của họ; thông minh hơn trong việc loại trừ Giáo Hội và các tín hữu cá nhân khỏi gây ảnh hưởng tới cuộc sống luân lý của xã hội. Trong vài thập niên tới, Kitô giáo sẽ trở thành một tín ngưỡng càng ngày càng nói ít hơn và ít tự do hơn nơi công cộng. Một xã hội trong đó đức tin bị ngăn cản không được mạnh mẽ lên tiếng công khai là một xã hội muốn biến nhà nước thành thần tượng. Và khi nhà nước biến thành thần tượng, thì con người nhất định trở thành hiến tế.
Đức Hồng Y Henri de Lubac có lần viết rằng: “nói rằng con người không thể tổ chức được thế giới nếu không có Thiên Chúa thì không đúng. Điều đúng là nếu không có Thiên Chúa, con người, xét cho cùng, chỉ có thể tổ chức được thế giới ấy để chống lại chính con người. Chủ nghĩa duy nhân cực đoan chỉ là chủ nghĩa duy nhân phi nhân”.
Phương Tây đang tiệm tiến di chuyển về phía “chủ nghĩa duy nhân phi nhân” ấy. Và nếu Giáo Hội phải lên tiếng một cách trung thành, thì ta cần phải rút ra các bài học mà giáo hội của qúy vị từng học được lúc sống dưới chủ nghĩa toàn trị.
Sống trong sự thật
Một đạo Công Giáo của phản kháng hẳn phải đặt căn bản trên lòng tin tưởng vào Lời Chúa Kitô rằng: “chân lý sẽ giải phóng các con”. Lòng tin tưởng này giúp qúy vị nhiều cái nhìn thông sáng về bản chất các chế độ toàn trị. Nó hẳn giúp qúy vị đưa ra nhiều cách mới mẻ để trở thành môn đệ. Khi đọc lại lời lẽ của nhà lãnh đạo Cộng Hòa Tiệp, Václav Havel, để chuẩn bị cho bài nói chuyện này, tôi có ấn tượng rất mạnh về chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo hết sức sâu sắc trong ý niệm “sống trong sự thật” của ông. Người Công Giáo ngày nay cần phải nhìn việc làm môn đệ cũng như sứ mệnh của mình như thế, nghĩa là “sống trong sự thật”.
Sống trong sự thật nghĩa là sống theo Chúa Giêsu Kitô và Lời Chúa trong Sách Thánh. Là công bố sự thật của Phúc Âm Kitô Giáo, không phải chỉ bằng lời nói mà còn bằng gương sáng của ta. Là sống mọi ngày, mọi giây phút đời ta bằng xác tín không lay chuyển rằng Thiên Chúa đang sống và tình yêu của Người là động lực của lịch sử nhân loại và là động cơ của mọi cuộc sống nhân bản chân chính. Là tin tưởng rằng các chân lý trong Kinh Tin Kính đáng để ta chịu đau khổ và hiến mạng sống mình cho.
Sống trong sự thật cũng có nghĩa là nói sự thật và gọi tên sự vật theo đúng tên của chúng. Và điều này có nghĩa là ta phải lột mặt nạ dối trá mà một số người đang mưu toan buộc người khác phải sống.
Hai dối trá lớn của chủ nghĩa duy thế tục
Hai trong số các dối trá lớn nhất trên thế giới hiện nay là: thứ nhất, người ta cho rằng Kitô giáo có tầm quan trọng tương đối yếu trong việc phát triển Phương Tây; dối trá thứ hai cho rằng các giá trị và định chế của Phương Tây có thể duy trì được mà không cần phải đặt cơ sở trên các nguyên tắc luân lý của Kitô giáo.
Trước khi đề cập tới hai cái dối trá ấy, ta nên ngừng lại đôi phút để suy nghĩ về ý nghĩa của lịch sử.
Lịch sử không đơn giản chỉ là học biết các sự kiện. Lịch sử là một hình thức của ký ức, và ký ức là đá xây nền của việc tự nhận ra mình. Sự kiện sẽ vô ích nếu không có bối cảnh ý nghĩa. Nét thiên tài và ý nghĩa độc đáo của văn minh Phương Tây không thể nào hiểu được nếu không có bối cảnh 20 thế kỷ Kitô giáo để chúng khai triển. Dân tộc nào không biết lịch sử của mình, thì cũng không biết chính mình. Đó là một dân tộc chắc chắn sẽ lặp lại các lỗi lầm quá khứ vì họ đâu có thấy được điều mà hiện tại, luôn là hoa trái của quá khứ, đòi hỏi nơi họ.
Những người quên khuấy mình là ai rất dễ bị người khác thao túng. Điều này đã được Orwell kịch tính hóa một cách nổi tiếng qua hình ảnh “lỗ hổng ký ức” trong tiểu thuyết 1984 của ông. Ngày nay, lịch sử Giáo Hội và di sản của Kitô Giáo Phương Tây đang bị đẩy vào cái lỗ hổng ký ức kia. Đó là cái dối trá đầu tiên ta cần đối diện.
Việc giảm thiểu tầm quan trọng của dĩ vãng Kitô giáo Phương Tây đôi khi được thực hiện với ý thật tốt, mệnh danh là để cổ vũ việc sống chung hòa bình trong một xã hội đa nguyên. Nhưng một cách thường hơn, nó được thực hiện để đẩy người Kitô hữu ra bên lề và để trung lập hóa chứng tá công khai của Giáo Hội.
Giáo Hội cần phải nêu đích danh và chống lại sự dối trá ấy. Là một người Âu Châu hay là một người Hoa Kỳ là thừa tự sự tổng hợp sâu sắc của Kitô giáo giữa triết lý và nghệ thuật Hy Lạp với luật lệ Rôma và chân lý Thánh Kinh. Sự tổng hợp này phát sinh ra chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo, một chủ nghĩa vốn nằm dưới nền văn minh Phương Tây.
Về điểm này, ta nên nhớ tới nhà học giả và là mục tử trong giáo hội Luthêrô Đức là Dietrich Bonhoeffer. Ông viết ra những lời sau đây mấy tháng trước khi bị Getapo bắt giữ vào năm 1943: “Sự thống nhất của Phương Tây không phải là một ý niệm mà là một thực tại lịch sử, mà nền tảng duy nhất của nó là chính Chúa Kitô”.
Các xã hội của chúng ta ở Phương Tây đều là Kitô giáo từ lúc khai sinh, và việc sống còn của chúng lệ thuộc vào sự lâu bền của các giá trị Kitô giáo. Các nguyên tắc và định chế chính trị cốt lõi của ta phần lớn đều dựa vào nền luân lý của Phúc Âm và quan điểm của Kitô giáo về con người và việc cai trị. Ở đây, ta không chỉ nói tới nền thần học hay các ý niệm tôn giáo của Kitô giáo. Mà là nói tới những bến đậu, những neo mốc của các xã hội chúng ta, tức hệ thống cai trị bằng đại diện và việc phân quyền; tự do tôn giáo và lương tâm; và quan trọng hơn cả là phẩm giá nhân vị.
Chân lý về sự thống nhất của Phương Tây mang lại một hệ quả, như chính Bonhoeffer đã nhận xét: lấy Chúa Kitô đi là bạn hủy diệt nền tảng đáng tin cậy duy nhất làm nên các giá trị, các định chế và lối sống của ta.
Điều ấy có nghĩa: ta không thể nào vứt bỏ lịch sử của ta chỉ vì mối quan tâm hời hợt sợ làm các lân bang không Kitô giáo của ta bất bình. Bất chấp lời tán láo dài dòng của phe “tân vô thần”, hiện không có nguy cơ nào là Kitô giáo sẽ được áp đặt lên bất cứ ai tại Phương Tây. Các “quốc gia quốc giáo” (confessional states) duy nhất trên thế giới ngày nay chỉ là các quốc gia được những nhà độc tài Hồi Giáo quá khích hay vô thần cai trị, tức các chế độ vốn bác bỏ niềm tin của Phương Tây Kitô giáo vào quyền cá nhân và việc quân bằng quyền lực.
Luận điểm của tôi là: bảo vệ các lý tưởng của Phương Tây là cách bảo vệ duy nhất mà chúng ta cũng như các lân bang hiện có trong tay để khỏi rơi vào các hình thức đàn áp mới, bất luận dưới tay một Hồi Giáo cực đoan hay những chế độ kỹ thuật trị (technocrats) duy thế tục.
Nhưng việc dửng dưng đối với quá khứ Kitô giáo của ta sẽ làm gia tăng sự dửng dưng đối với việc bảo vệ các giá trị và định chế của ta trong hiện tại. Và điều ấy dẫn tôi tới sự dối trá lớn lao thứ hai mà hiện chúng ta đang phải sống với, sự dối trá cho rằng không hề có chân lý bất biến.
Chủ nghĩa duy tương đối hiện đang là tôn giáo dân sự và là triết lý công cộng của Phương Tây. Một lần nữa, luận điểm do quan điểm này nêu lên xem ra khá thuyết phục. Xét vì tính đa nguyên của thế giới hiện đại, xem ra quả là hợp lý khi xã hội muốn khẳng định rằng không một cá nhân hay một nhóm nào có độc quyền về chân lý; rằng điều người này coi là tốt thì người khác có thể coi là không tốt; và rằng mọi nền văn hóa và tôn giáo phải được tôn trọng như nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế, ta thấy rằng không có niềm tin vào các nguyên tắc luân lý và chân lý siêu việt cố định, các định chế và ngôn ngữ chính trị của ta sẽ trở thành dụng cụ phục vụ cho chủ nghĩa tân man rợ. Nhân danh lòng khoan dung, ta sẽ liều mình khoan thứ cho những hình thức bất khoan dung tàn bạo nhất; việc tôn trọng các nền văn hóa khác liều mình sẽ đem lại sự coi thường chính nền văn hóa của mình; giáo điều “sống và để sống” (live and let live) liều mình sẽ biện minh cho việc kẻ mạnh sống mà hại cho người yếu. Việc chẩn mạch này giúp ta hiểu một trong các bất công nền tảng tại Phương Tây hiện nay, đó là tội ác phá thai.
Tôi hiểu ra điều này: giấy phép phá thai là vấn đề luật lệ hiện nay tại hầu hết các quốc gia Phương Tây. Trong một số trường hợp, giấy phép này phản ảnh ý muốn đa số và được các phương tiện luật lệ và dân chủ áp đặt. Và tôi biết rằng nhiều người, ngay trong Giáo Hội, thấy lạ khi người Công Giáo chúng ta tại Hoa Kỳ vẫn còn coi sự thánh thiêng của sự sống chưa sinh là chủ yếu đến thế đối với việc làm chứng nơi công cộng của ta.
Tôi xin thưa với qúy vị lý do tại sao tôi coi việc phá thai là vấn đề chủ yếu trong thời đại ta. Thứ nhất, vì cả phá thai nữa cũng thuộc vấn đề sống trong sự thật. Quyền sống là nền tảng của mọi nhân quyền khác. Nếu quyền này không bất khả xâm phạm thì chẳng có quyền nào khác được bảo đảm cả.
Hay nói huỵch toẹt hơn, giết người là giết người, bất kể nạn nhân nhỏ bé đến đâu. Đây là một sự thật nữa mà nhiều người trong Giáo Hội chưa thực sự xem sét tới: bảo vệ sự sống mới sinh và trước khi sinh là yếu tố chính của căn tính Công Giáo ngay từ thời các Tông Đồ.
Tôi xin nhắc lại một lần nữa: từ những ngày sơ khai của Giáo Hội, làm người Công Giáo có nghĩa là phải bác bỏ việc tham dự bằng bất cứ cách nào vào tội ác phá thai: nghĩa là tìm cách phá thai, thực hiện việc phá thai, hay làm cho tội ác này có thể thực hiện được bằng cách hành động hay không hành động trong lãnh vực chính trị và tư pháp. Hơn thế nữa, làm người Công Giáo còn có nghĩa là phải lên tiếng chống lại bất cứ ai vi phạm sự thánh thiêng và phẩm giá sự sống như chính Chúa Giêsu Kitô từng mạc khải.
Chứng cớ có thể tìm thấy trong các văn kiện xưa nhất trong lịch sử Giáo Hội. Thời ta, lúc tính thánh hiêng của sự sống bị đe dọa không những bởi việc phá thai, việc sát nhi và an tử (euthanasia), mà còn bởi việc dùng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu hay bởi cám dỗ ưu sinh (eugenic) để loại bỏ người yếu, người khuyết tật và người già cả bệnh hoạn, thì khía cạnh căn tính này của Công Giáo càng trở nên chủ yếu đối với tư cách làm môn đệ của ta.
Luận điểm của tôi về phá thai là: việc nó được chấp nhận rộng rãi tại Phương Tây cho ta thấy vì không đặt cơ sở trên Thiên Chúa hay một chân lý cao hơn, nên các định chế dân chủ của ta dễ dàng trở thành vũ khí chống lại chính phẩm giá nhân bản của ta. Các giá trị qúy giá nhất của ta không thể chỉ nhờ lý trí, hay chỉ nhờ tư cách của chúng mà bảo vệ được. Chúng không có sức tự duy trì hay sự biện minh “nội tại”. Không hề có một lý do nào tự nó hợp lý hay tiện dụng có thể giải thích được việc tại sao xã hội phải tôn trọng các quyền của con người. Càng ít có lý do để nhìn nhận quyền của những người mà đời sống chỉ là gánh nặng cho người khác, như các trẻ em còn trong bụng mẹ, những người bệnh sắp chết hay những người khuyết tật về thể lý hay tâm lý.
Nếu nhân quyền không phát sinh từ Thiên Chúa, thì nhanh chóng chúng sẽ thoái hóa thành những quy ước tùy tiện của con người. Nhà nước có đó để bảo vệ quyền của con người và phát huy việc triển nở của họ. Nhà nước không bao giờ có thể là nguồn gốc tạo ra các quyền đó. Khi nhà nước tự dành lấy quyền lực ấy, thì ngay một nền dân chủ cũng trở thành toàn trị.
Việc phá thai hợp pháp hóa là chi nếu không phải chỉ là một hình thức bạo lực thâm cung tự mặc lấy chiếc áo dân chủ? Ý muốn quyền lực của kẻ mạnh được luật pháp ban cho sức mạnh để giết người yếu đuối. Đó là chỗ Phương Tây ngày nay đang lao đầu đi tới. Và chúng ta đã từng ở chỗ đó trước đây.
Người Slovaks và nhiều người Trung và Đông Âu khác đã sống qua đó. Trên đây, tôi có gợi ý rằng quyền tự do tôn giáo của Giáo Hội hiện đang bị tấn công một cách chưa từng thấy kể từ thời Quốc Xã và Cộng Sản. Tôi tin rằng nay ta đã có thể hiểu lý do tại sao.
Viết vào thập niên 1960, Richard Weaver, một học giả và triết gia xã hội học Mỹ, nói rằng: “Tôi tuyệt đối xác tín rằng chủ nghĩa duy tương đối, sau cùng, tất sẽ dẫn tới một chế độ bạo lực”. Ông ta hoàn toàn đúng. Có cả một thứ “luận lý nội tại” dẫn đưa chủ nghĩa duy tương đối tới đàn áp. Điều này giải thích sự nghịch lý tại sao các xã hội Phương Tây một mặt giảng dạy sự khoan dung và tính đa dạng một mặt lại hung hăng phá hoại và trừng phạt lối sống Công Giáo. Cái giáo điều khoan dung kia không thể khoan dung được niềm tin Công Giáo vì niềm tin này cho rằng không thể khoan dung một số ý tưởng và tác phong vì chúng phi nhân hóa chúng ta. Cái giáo điều cho rằng mọi sự thật đều tương đối nhưng lại không thể cho phép người khác nghĩ rằng một số sự thật có thể không tương đối.
Các niềm tin Công Giáo gây khó chịu sâu xa cho tư duy “chính thống” của Phương Tây hơn cả có liên quan tới phá thai, tính dục và việc kết hôn giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Điều ấy không hẳn là tình cờ. Vì những niềm tin Kitô giáo ấy nói lên sự thật về tính dục, về ý nghĩa và số phận con người.
Các sự thật này được coi là có tính phá hoại trong một thế giới từng làm ta tin rằng Thiên Chúa không cần thiết và sự sống nhân bản không hề có một bản chất hay mục đích nội tại. Bởi thế, cần phải trừng trị Giáo Hội, vì mặc dù người của Giáo Hội mắc nhiều tội lỗi và yếu đuối, Giáo Hội vẫn là nàng dâu của Chúa Giêsu Kitô; vẫn là nguồn suối cái đẹp, nguồn suối ý nghĩa và hy vọng nhất định không chịu tiêu tan, và vẫn là “dị giáo” hấp dẫn và nguy hiểm đối với trật tự mới của thế giới.
Tôi xin tóm lược những điểm vừa nói. Điểm thứ nhất: ý tưởng nào cũng gây ra hậu quả. Ý tưởng xấu sinh hậu quả xấu. Ngày nay, ta sống trong một thế giới đang bị lay động bởi nhiều ý tưởng hết sức phá hoại, mà ý tưởng xấu nhất là con người có thể sống như thể Thiên Chúa không quan trọng và như thể Con Thiên Chúa chưa bao giờ xuống thế. Hậu quả do các ý tưởng xấu này gây ra là quyền tự do thi hành sứ mệnh của Giáo Hội đang bị tấn công. Ta cần hiểu lý do tại sao lại như thế, và ta cần phải làm một điều gì đó về việc này.
Điểm thứ hai đơn giản chỉ có thế này: ta không thể tiếp tục coi cuộc tranh luận về hiện tượng thế tục hóa, một hiện tượng thực sự có nghĩa đốt bỏ Kitô giáo khỏi ký ức văn hóa, coi nó chỉ là vấn nạn của các chuyên viên về Giáo Hội. Việc ra đời của “Tân Âu Châu” và của “Hoa Kỳ Tiếp Theo” (Next America), hai thực thể bắt nguồn từ một điều khác hẳn với lịch sử từng do Kitô giáo lên khuôn, sẽ đem lại nhiều hậu quả tai hại cho tất cả những ai có niềm tin nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, ta vẫn không cần và không nên từ bỏ công trình đối thoại trung thực của ta. Ngược lại, Giáo Hội luôn luôn cần đi tìm bằng hữu, đi tìm các phạm vi có thể đồng thuận, và những cách đưa ra được các luận điểm tích cực, hữu lý tại các nơi công cộng. Nhưng ta không ngu dại gì mà chờ mong được các nhà lãnh đạo chính phủ cũng như văn hóa của ta biết ơn hay vị nể. Sự thiếu khôn ngoan một cách ngây thơ không phải là một nhân đức của phúc âm.
Thời nào, Giáo Hội cũng bị cám dỗ muốn thử sống tốt với Xêda. Mà quả Thánh Kinh có dạy ta phải kính trọng và cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của ta thật sự. Ta phải có một tình yêu lành mạnh đối với xứ sở được ta gọi là quê hương. Nhưng không bao giờ ta được trả cho Xêda điều vốn thuộc về Thiên Chúa. Ta phải vâng phuc Thiên Chúa trước hết; bổn phận đối với nhà cầm quyền chính trị luôn luôn phải đến sau. Ta không thể hợp tác với sự ác mà không từ từ trở thành sự ác. Đó là một trong những bài học khó nuốt nhất của thế kỷ 20. Và tôi hy vọng rằng chúng ta đã học hỏi được từ bài học ấy.
Điều ấy dẫn tôi tới điểm thứ ba và là điểm cuối cùng của buổi nói truyện hôm nay: chúng ta đang sống ở một thời kỳ trong đó Giáo Hội được mời gọi trở thành cộng đồng tin biết phản kháng. Ta phải gọi sự vật bằng đích tên của chúng.Ta phải đánh phá sự ác khi thấy nó. Và điều quan trọng hơn cả là: ta không nên tự đánh lừa mình mà nghĩ rằng bằng lòng cùng đi với những người ủng hộ chủ nghĩa duy thế tục và chủ nghĩa bài Kitô giáo, ta sẽ làm dịu hay thay đổi được tình hình. Chỉ có sự thật mới giải phóng được con người. Ta phải trở thành các tông đồ của Chúa Giêsu Kitô và của Sự Thật được Người nhập thể.
Kết luận
Như thế, tư cách môn đệ cá thể có nghĩa gì đối với chúng ta? Tôi xin đề nghị một số gợi ý để kết luận. Gợi ý đầu tiên của tôi, một lần nữa, lại phát xuất từ chứng nhân vĩ đại từng chống lại chủ nghĩa ngoại đạo của Đệ Tam Reich, tức Dietrich Bonhoeffer. Ông từng nói: “Việc canh tân thế giới Phương Tây hoàn toàn tùy thuộc việc Thiên Chúa canh tân Giáo Hội, một việc canh tân sẽ dẫn Giáo Hội tới tình hiệp thông của Chúa Giêsu Kitô phục sinh và đang sống động”.
Thế giới hết sức cần tới việc phải tái ý thức về Giáo Hội trong các hành động của ta và trong việc làm chứng của ta nơi công cộng cũng như nơi tư riêng. Thế giới rất cần mỗi người chúng ta phải cảm nghiệm sâu sắc hơn về Chúa Sống Lại của chúng ta trong tình đồng hành với những người đồng đạo. Việc canh tân Phương Tây tùy thuộc rất nhiều vào lòng trung thành của ta với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người.
Ta cần phải tin thật những điều ta nói ta tin. Rồi còn cần phải chứng minh điều đó bằng chứng tá cuộc sống của ta. Ta cần phải xác tín các chân lý của Kinh Tin Kính đến độ khao khát sống thực các chân lý ấy, yêu kính các chân lý ấy, và bênh vực các chân lý ấy, đến mức sẵn sàng chịu phiền phức và đau khổ vì chúng.
Ta là đại sứ của Thiên Chúa hằng sống cạnh một thế giới đang toan tính quên lãng Người. Công việc của ta là làm Người trở thành hiện thực, là trở thành khuôn mặt của tình yêu nơi Người; là một lần nữa đề nghị với con người thời đại đi vào cuộc đối thoại cứu rỗi.
Thế kỷ 20 dạy ta bài học này: không hề có thứ ân phúc rẻ tiền. Đấng Thiên Chúa mà ta tin, Đấng Thiên Chúa vốn yêu thương thế gian đến sai Con Một của mình xuống để chịu đau khổ và chịu chết vì nó, Đấng Thiên Chúa ấy đòi ta phải sống cùng một mẫu sống mạnh dạn, đầy hy sinh mà Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải cho ta.
Hình thức của Giáo Hội, và hình thức sống của mỗi Kitô hữu chính là hình thức của Thánh Giá. Cuộc sống ta phải trở nên một phụng vụ, một tự hiến mặc lấy tình yêu Thiên Chúa và việc canh tân toàn thế giới.
Các vị tử đạo người Slovaks, trong quá khứ, biết rõ điều ấy. Và họ luôn giữ cho chân lý ấy sống động khi nhân dân của qúi vị quằn quại dưới ách kỳ thị và toàn trị. Giờ đây, tôi đặc biệt tưởng nhớ các vị giám mục anh hùng của quí vị, tức Chân Phúc Vasil Hopko và Pavel Gojdic, cùng vị nữ tu anh thư, tức Chân Phúc Zdenka Schelingová.
Ta cần ghi tạc trong lòng những lời tốt đẹp sau đây của Chân Phúc Zdenka: “Cuộc sống hằng ngày bao giờ cũng bắt đầu bằng lễ hy sinh của tôi, bằng Thánh Lễ của tôi. Từ bàn thờ của Chúa tôi đi thẳng tới bàn thờ công việc của mình. Trong mọi tình huống, tôi phải có khả năng tiếp nối lễ hy sinh trên bàn thờ… Ta phải công bố Chúa Kitô bằng cuộc sống của mình, ta dâng lên Người hy lễ ý chí riêng ta”.
Ta hãy rao giảng Chúa Giêsu Kitô với hết năng lực đời ta. Ta hãy nâng đỡ lẫn nhau, bất kể giá nào, để tới khi phải tính sổ với Chúa, ta sẽ được kể vào số những người trung thành và can đảm, chứ không nhát gan hay tránh né, hay như người hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, cuối cùng chẳng còn lại chi trong xác tín của mình; hay như người ngậm tăm khi phải nói lên lời phải nói vào lúc phải nói. Xin cám ơn qúi vị và xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Theo Zenit 28 tháng 8 năm 2010
Tertullian từng nói một câu danh tiếng rằng máu các tử đạo là hạt giống của Giáo Hội. Lịch sử đã chứng minh điều đó đúng. Và Slovakia là nơi hoàn hảo để ta ôn lại lời của ông hôm nay. Vì chính ở đây, và ở khắp Trung và Đông Âu, người Công Giáo từng chịu đau khổ suốt 50 năm dưới các chế độ sát nhân Quốc Xã và Xô Viết. Nên họ biết rõ cái giá thật sự của việc làm chứng cho Chúa Kitô do chính kinh nghiệm đắng cay của mình. Họ cũng biết rõ cả cái giá của sự nhát gan, của hợp tác và tự đánh lừa mình khi giáp mặt với tội ác.
Tôi muốn bắt đầu (bài diễn văn) bằng một gợi ý như sau: nhiều người Công Giáo ở Hoa Kỳ và Tây Âu ngày nay không hề hiểu các cái giá đắt đỏ đó. Mà xem ra, họ cũng chả thèm lưu tâm gì tới việc ấy. Kết quả là nhiều người tỏ ra dửng dưng với diễn trình đang diễn ra trong đất nước chúng ta, một diễn trình được các nhà khoa học xã hội gọi là thế tục hóa, nhưng thực tế là diễn trình bác bỏ các gốc gác Kitô Giáo và linh hồn nền văn minh của ta.
Kinh nghiệm Hoa Kỳ
Người Công Giáo Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm gì về sự đàn áp có hệ thống mà các Giáo Hội của qúy vị vốn chịu đựng. Đã đành các thiên kiến bài Công Giáo luôn luôn có chỗ đứng trong sinh hoạt Hoa Kỳ. Sự kỳ thị này trước nhất đến từ nền văn hóa Thệ Phản vốn thống trị đất nước tôi và nay đến từ các giai cấp lãnh đạo “hậu Kitô Giáo” của đất nước ấy. Nhưng điều này khác hẳn với việc bách hại có hệ thống. Nói chung, người Công Giáo khá phát đạt tại Hoa Kỳ. Lý do khá đơn giản. Hoa Kỳ luôn luôn có một nền tảng luân lý có tính Kitô Giáo nói chung và rất thân thiện với tôn giáo, và các định chế công cộng của chúng tôi vốn được thiết lập trên căn bản phi phe phái, không bài tôn giáo.
Tại tâm điểm của kinh nghiệm Hoa Kỳ, người ta thấy một chủ nghĩa hiện thực thánh kinh (biblical realism) hầu như có tính bản năng. Ít nhất cho tới nay, do di sản Thệ Phản, người Hoa Kỳ luôn hiểu rất sâu sắc hai điều sau đây: Thứ nhất, tội là điều có thật, con người có thể bị quyền lực và sự giầu có hủ hóa. Thứ hai, “kinh thành Thiên Chúa” là một điều rất khác với “kinh thành con người”. Và chúng ta rất thận trọng không để mình lẫn lộn hai kinh thành ấy.
Alexis de Tocqueville, trong cuốn Nền Dân Chủ tại Hoa Kỳ, đã viết: “Nền độc tài không cần đức tin, nhưng tự do thì không thể không cần đức tin…” Bởi thế “Người ta phải làm gì đối với một dân tộc tự cho là chủ nhân của chính mình nếu dân tộc ấy không vâng phục Thiên Chúa?”.
Các nhà sáng lập ra Hoa Kỳ là một nhóm đa dạng gồm nhiều Kitô hữu ngoan đạo và nhiều người duy thần thuộc Phong Trào Ánh Sáng. Nhưng hầu như người nào cũng có thiện cảm với niềm tin tôn giáo. Họ tin rằng một dân tộc tự do không thể nào bất cần niềm tin tôn giáo cũng như các đức hạnh được niềm tin tôn giáo này phát huy. Bởi thế, họ tìm cách giữ cho Giáo Hội và nhà nước tách biệt nhau và tự lập với nhau. Nhưng động lực của họ rất khác với nghị trình cách mạng ở Âu Châu. Họ không lẫn lộn nhà nước với xã hội dân sự. Họ không hề muốn có một sinh hoạt công hoàn toàn thế tục hóa. Họ không hề có ý định khóa chặt tôn giáo ở bên ngoài công việc chung. Trái lại, họ muốn bảo đảm để công dân được tự do sống niềm tin của họ một cách công khai và sống động, và áp dụng các xác tín tôn giáo của mình vào việc xây dựng một xã hội công bình.
Hiển nhiên, ta cần nhớ rằng hiện vẫn còn nhiều dị biệt lớn lao giữa kinh nghiệm Hoa Kỳ và kinh nghiệm Âu Châu. Âu Châu từng kinh qua nhiều cuộc chiến tranh tồi tệ trên mảnh đất của mình cũng như nhiều chế độ bạo tàn trong lịch sử nhân loại. Trong suốt 150 năm qua, Hoa Kỳ chưa phải kinh qua một cuộc chiến tranh nào trên chính lãnh thổ của mình. Người Hoa Kỳ chưa có kinh nghiệm nào về những thành phố hoang tàn vì bom đạn hay xụp đổ về xã hội. Họ cũng ít có kinh nghiệm về nghèo khổ, chính trị ý thức hệ hay đói khát. Thành thử quá khứ đã khiến nhiều người Âu Châu lạc lõng bi quan, rất khác với tác phong lạc quan vốn là đặc điểm của xã hội Hoa Kỳ.
Cùng chung một thách đố: chủ nghĩa duy thế tục
Nhưng những dị biệt ấy vẫn không thay đổi được sự kiện này là các ngả đường tiến về tương lai của chúng ta hiện đang giao thoa với nhau. Ngày nay, trong thời đại liên đới hoàn cầu, các thách đố đang đặt ra cho người Công Giáo Hoa Kỳ cũng tương tự như các thách đố đặt ra cho người Công Giáo Âu Châu: chúng ta đang phải đối diện với một cái nhìn chính trị có tính thế tục một cách hung hãn và một mô thức kinh tế hoàn toàn có tính tiêu thụ mà trên thực tế, nếu không phải minh nhiên, thì cũng mặc nhiên phát sinh ra một thứ chủ nghĩa vô thần được nhà nước khích lệ.
Nói cách khác, cái thế giới quan rút ra từ Phong Trào Ánh Sáng, một phong trào từng đẻ ra nhiều ý thức hệ giết người trong thế kỷ 20, cái thế giới quan ấy ngày nay vẫn còn rất sống động. Ngôn ngữ của nó ngày nay nghe nhẹ nhàng hơn, các ý định của nó nghe nhân đạo hơn, và bộ mặt của nó xem ra thân thiện hơn. Nhưng nguyên động lực nằm dưới nó thì vẫn y nguyên, không thay đổi. Đó chính là hoài bão xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, một thế giới trong đó con người hoàn toàn sống tự lập, tự lấy mình làm đủ, tự thỏa mãn các nhu cầu và hoài mong của mình bằng chính tài năng riêng của mình.
Thế giới quan ấy đòi một thế giới “hậu Kitô Giáo” thành thực, một thế giới do lý tính, do kỹ thuật, do tài tổ chức xã hội thống trị. Tôn giáo tuy có chỗ đứng trong thế giới ấy, nhưng chỉ được coi như một phụ tùng tùy thuộc lối sống cá nhân. Người ta được tự do thờ phượng và tin bất cứ điều gì họ muốn, miễn là phải giữ niềm tin của mình cho riêng mình và không được tự tiện nhồi nhét các xác tín tôn giáo của mình vào công việc của chính phủ, vào kinh tế hay văn hóa. Thoạt mới nghe, điều ấy xem ra khá hợp lý đối với việc tổ chức xã hội hiện đại, một xã hội vốn gồm nhiều truyền thống sắc tộc, tôn giáo và văn hóa khác nhau, nhiều triết lý sống và cách tiếp cận cuộc sống khác nhau.
Nhưng ta bị kẹt vào hai chi tiết không vui. Chi tiết thứ nhất, “tự do thờ phượng” không hề đồng nghĩa với “tự do tôn giáo”. Tự do tôn giáo bao hàm quyền rao giảng, quyền giảng dạy, tụ tập, tổ chức, can dự vào xã hội và các vấn đề của nó một cách công khai, cả với tư cách cá nhân lẫn tư cách hợp đoàn như những cộng đồng đức tin. Đó là cái hiểu cổ điển về việc người công dân được quyền “tự do thực hành” đức tin của mình như đã được qui định trong Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Nó cũng đã được hàm nghĩa cách rõ ràng trong Điều 18 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Ngược lại, tự do thờ phượng là một ý niệm nhỏ hơn và bị giới hạn hơn.
Chi tiết thứ hai: mỹ từ khoan dung sáng suốt và có tính thế tục tương hợp ra sao với kinh nghiệm thực tế của người Công Giáo Âu Châu và người Công Giáo Hoa Kỳ trong những năm gần đây? Tại Hoa Kỳ, một đất nước vẫn còn đến 80% là người Kitô hữu thực hành niềm tin tôn giáo của mình ở một mức độ nào đó, các cơ quan chính quyền đang càng ngày càng tìm cách bắt các thừa tác vụ của Giáo Hội phải hành xử ra sao và buộc họ phải thực hành những điều sẽ hủy diệt căn tính Công Giáo của họ. Nhiều cố gắng đã được đưa ra để làm nản hay kết tội một số phát biểu đức tin Công Giáo, liệt chúng vào tội “kỳ thị”. Các tòa án cũng như các ngành lập pháp của chúng tôi hiện đang thường xuyên đưa ra các hành động nhằm phá hoại hôn nhân và cuộc sống gia đình và tìm cách gột rửa mọi biểu tượng Kitô Giáo và dấu tích ản hưởng của nó ra khỏi cuộc sống công cộng.
Tại Âu Châu, chúng ta cũng đang chứng kiến cùng một chiều hướng ấy, mặc dù chiều hướng này được đánh dấu bằng một sự khinh miệt Kitô giáo công khai hơn. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội đang bị sỉ vả trên truyền thông và ngay tại các tòa án chỉ vì đã dám phát biểu giáo huấn Công Giáo. Như qúy vị còn nhớ, cách nay mấy năm, một trong các chính khách Công Giáo hàng đầu của thế hệ chúng ta, Ông Rocco Buttiglione, đã bị từ khước một chức vụ lãnh đạo trong Liên Hiệp Âu Châu chỉ vì các niềm tin Công Giáo của ông.
Đầu mùa hè này, chúng ta được chứng kiến một thứ côn đồ đầy tính trả đũa chưa bao giờ thấy trên lục địa này kể từ ngày có những phương pháp cảnh sát trị như Xô Viết và Quốc Xã: tòa Tổng Giám Mục Brussels đã bị nhiều viên chức tới lục lọi; các giám mục bị giam giữ và tra hỏi hàng 9 giờ đồng hồ bất chấp các thủ tục cần có; các máy vi tính, điện thoại di động và cả hồ sơ riêng của các ngài đều bị tịch thu. Ngay đến các ngôi mộ người chết của Giáo Hội cũng bị cuộc ruồng bố trên xâm phạm. Đối với phần đông người Hoa Kỳ, loại nhục mạ công khai, có tính toán này đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo quả là một xúc phạm và lạm quyền của các nhà chức trách nhà nước. Và điều ấy không hẳn vì đức hạnh hay tội lỗi của các nhà lãnh đạo tôn giáo liên hệ, vì tất cả chúng ta đều có bổn phận phải vâng phục các luật lệ chính đáng. Đúng hơn, nó là một xúc phạm, vì các nhà chức trách dân sự, khi hành sử thô bạo như thế, đã cho thấy họ coi thường các niềm tin và những tín hữu được các ngài đại biểu.
Quan điểm của tôi là: các hành động trên đây nhất định không phải là các hành động của một chính phủ chịu coi Giáo Hội Công Giáo như một người hùn hạp có giá trị trong các kế hoạch của họ dành cho thế kỷ 21. Trái hẳn lại thì có. Các biến cố này cho thấy sự kỳ thị có hệ thống đang nhen nhúm chống lại Giáo Hội là điều không thể tránh khỏi.
Những người duy thế tục hiện đang học hỏi từ quá khứ. Họ khôn khéo hơn trong việc kỳ thị của mình; lịch thiệp hơn trong các giao tế của họ; thông minh hơn trong việc loại trừ Giáo Hội và các tín hữu cá nhân khỏi gây ảnh hưởng tới cuộc sống luân lý của xã hội. Trong vài thập niên tới, Kitô giáo sẽ trở thành một tín ngưỡng càng ngày càng nói ít hơn và ít tự do hơn nơi công cộng. Một xã hội trong đó đức tin bị ngăn cản không được mạnh mẽ lên tiếng công khai là một xã hội muốn biến nhà nước thành thần tượng. Và khi nhà nước biến thành thần tượng, thì con người nhất định trở thành hiến tế.
Đức Hồng Y Henri de Lubac có lần viết rằng: “nói rằng con người không thể tổ chức được thế giới nếu không có Thiên Chúa thì không đúng. Điều đúng là nếu không có Thiên Chúa, con người, xét cho cùng, chỉ có thể tổ chức được thế giới ấy để chống lại chính con người. Chủ nghĩa duy nhân cực đoan chỉ là chủ nghĩa duy nhân phi nhân”.
Phương Tây đang tiệm tiến di chuyển về phía “chủ nghĩa duy nhân phi nhân” ấy. Và nếu Giáo Hội phải lên tiếng một cách trung thành, thì ta cần phải rút ra các bài học mà giáo hội của qúy vị từng học được lúc sống dưới chủ nghĩa toàn trị.
Sống trong sự thật
Một đạo Công Giáo của phản kháng hẳn phải đặt căn bản trên lòng tin tưởng vào Lời Chúa Kitô rằng: “chân lý sẽ giải phóng các con”. Lòng tin tưởng này giúp qúy vị nhiều cái nhìn thông sáng về bản chất các chế độ toàn trị. Nó hẳn giúp qúy vị đưa ra nhiều cách mới mẻ để trở thành môn đệ. Khi đọc lại lời lẽ của nhà lãnh đạo Cộng Hòa Tiệp, Václav Havel, để chuẩn bị cho bài nói chuyện này, tôi có ấn tượng rất mạnh về chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo hết sức sâu sắc trong ý niệm “sống trong sự thật” của ông. Người Công Giáo ngày nay cần phải nhìn việc làm môn đệ cũng như sứ mệnh của mình như thế, nghĩa là “sống trong sự thật”.
Sống trong sự thật nghĩa là sống theo Chúa Giêsu Kitô và Lời Chúa trong Sách Thánh. Là công bố sự thật của Phúc Âm Kitô Giáo, không phải chỉ bằng lời nói mà còn bằng gương sáng của ta. Là sống mọi ngày, mọi giây phút đời ta bằng xác tín không lay chuyển rằng Thiên Chúa đang sống và tình yêu của Người là động lực của lịch sử nhân loại và là động cơ của mọi cuộc sống nhân bản chân chính. Là tin tưởng rằng các chân lý trong Kinh Tin Kính đáng để ta chịu đau khổ và hiến mạng sống mình cho.
Sống trong sự thật cũng có nghĩa là nói sự thật và gọi tên sự vật theo đúng tên của chúng. Và điều này có nghĩa là ta phải lột mặt nạ dối trá mà một số người đang mưu toan buộc người khác phải sống.
Hai dối trá lớn của chủ nghĩa duy thế tục
Hai trong số các dối trá lớn nhất trên thế giới hiện nay là: thứ nhất, người ta cho rằng Kitô giáo có tầm quan trọng tương đối yếu trong việc phát triển Phương Tây; dối trá thứ hai cho rằng các giá trị và định chế của Phương Tây có thể duy trì được mà không cần phải đặt cơ sở trên các nguyên tắc luân lý của Kitô giáo.
Trước khi đề cập tới hai cái dối trá ấy, ta nên ngừng lại đôi phút để suy nghĩ về ý nghĩa của lịch sử.
Lịch sử không đơn giản chỉ là học biết các sự kiện. Lịch sử là một hình thức của ký ức, và ký ức là đá xây nền của việc tự nhận ra mình. Sự kiện sẽ vô ích nếu không có bối cảnh ý nghĩa. Nét thiên tài và ý nghĩa độc đáo của văn minh Phương Tây không thể nào hiểu được nếu không có bối cảnh 20 thế kỷ Kitô giáo để chúng khai triển. Dân tộc nào không biết lịch sử của mình, thì cũng không biết chính mình. Đó là một dân tộc chắc chắn sẽ lặp lại các lỗi lầm quá khứ vì họ đâu có thấy được điều mà hiện tại, luôn là hoa trái của quá khứ, đòi hỏi nơi họ.
Những người quên khuấy mình là ai rất dễ bị người khác thao túng. Điều này đã được Orwell kịch tính hóa một cách nổi tiếng qua hình ảnh “lỗ hổng ký ức” trong tiểu thuyết 1984 của ông. Ngày nay, lịch sử Giáo Hội và di sản của Kitô Giáo Phương Tây đang bị đẩy vào cái lỗ hổng ký ức kia. Đó là cái dối trá đầu tiên ta cần đối diện.
Việc giảm thiểu tầm quan trọng của dĩ vãng Kitô giáo Phương Tây đôi khi được thực hiện với ý thật tốt, mệnh danh là để cổ vũ việc sống chung hòa bình trong một xã hội đa nguyên. Nhưng một cách thường hơn, nó được thực hiện để đẩy người Kitô hữu ra bên lề và để trung lập hóa chứng tá công khai của Giáo Hội.
Giáo Hội cần phải nêu đích danh và chống lại sự dối trá ấy. Là một người Âu Châu hay là một người Hoa Kỳ là thừa tự sự tổng hợp sâu sắc của Kitô giáo giữa triết lý và nghệ thuật Hy Lạp với luật lệ Rôma và chân lý Thánh Kinh. Sự tổng hợp này phát sinh ra chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo, một chủ nghĩa vốn nằm dưới nền văn minh Phương Tây.
Về điểm này, ta nên nhớ tới nhà học giả và là mục tử trong giáo hội Luthêrô Đức là Dietrich Bonhoeffer. Ông viết ra những lời sau đây mấy tháng trước khi bị Getapo bắt giữ vào năm 1943: “Sự thống nhất của Phương Tây không phải là một ý niệm mà là một thực tại lịch sử, mà nền tảng duy nhất của nó là chính Chúa Kitô”.
Các xã hội của chúng ta ở Phương Tây đều là Kitô giáo từ lúc khai sinh, và việc sống còn của chúng lệ thuộc vào sự lâu bền của các giá trị Kitô giáo. Các nguyên tắc và định chế chính trị cốt lõi của ta phần lớn đều dựa vào nền luân lý của Phúc Âm và quan điểm của Kitô giáo về con người và việc cai trị. Ở đây, ta không chỉ nói tới nền thần học hay các ý niệm tôn giáo của Kitô giáo. Mà là nói tới những bến đậu, những neo mốc của các xã hội chúng ta, tức hệ thống cai trị bằng đại diện và việc phân quyền; tự do tôn giáo và lương tâm; và quan trọng hơn cả là phẩm giá nhân vị.
Chân lý về sự thống nhất của Phương Tây mang lại một hệ quả, như chính Bonhoeffer đã nhận xét: lấy Chúa Kitô đi là bạn hủy diệt nền tảng đáng tin cậy duy nhất làm nên các giá trị, các định chế và lối sống của ta.
Điều ấy có nghĩa: ta không thể nào vứt bỏ lịch sử của ta chỉ vì mối quan tâm hời hợt sợ làm các lân bang không Kitô giáo của ta bất bình. Bất chấp lời tán láo dài dòng của phe “tân vô thần”, hiện không có nguy cơ nào là Kitô giáo sẽ được áp đặt lên bất cứ ai tại Phương Tây. Các “quốc gia quốc giáo” (confessional states) duy nhất trên thế giới ngày nay chỉ là các quốc gia được những nhà độc tài Hồi Giáo quá khích hay vô thần cai trị, tức các chế độ vốn bác bỏ niềm tin của Phương Tây Kitô giáo vào quyền cá nhân và việc quân bằng quyền lực.
Luận điểm của tôi là: bảo vệ các lý tưởng của Phương Tây là cách bảo vệ duy nhất mà chúng ta cũng như các lân bang hiện có trong tay để khỏi rơi vào các hình thức đàn áp mới, bất luận dưới tay một Hồi Giáo cực đoan hay những chế độ kỹ thuật trị (technocrats) duy thế tục.
Nhưng việc dửng dưng đối với quá khứ Kitô giáo của ta sẽ làm gia tăng sự dửng dưng đối với việc bảo vệ các giá trị và định chế của ta trong hiện tại. Và điều ấy dẫn tôi tới sự dối trá lớn lao thứ hai mà hiện chúng ta đang phải sống với, sự dối trá cho rằng không hề có chân lý bất biến.
Chủ nghĩa duy tương đối hiện đang là tôn giáo dân sự và là triết lý công cộng của Phương Tây. Một lần nữa, luận điểm do quan điểm này nêu lên xem ra khá thuyết phục. Xét vì tính đa nguyên của thế giới hiện đại, xem ra quả là hợp lý khi xã hội muốn khẳng định rằng không một cá nhân hay một nhóm nào có độc quyền về chân lý; rằng điều người này coi là tốt thì người khác có thể coi là không tốt; và rằng mọi nền văn hóa và tôn giáo phải được tôn trọng như nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế, ta thấy rằng không có niềm tin vào các nguyên tắc luân lý và chân lý siêu việt cố định, các định chế và ngôn ngữ chính trị của ta sẽ trở thành dụng cụ phục vụ cho chủ nghĩa tân man rợ. Nhân danh lòng khoan dung, ta sẽ liều mình khoan thứ cho những hình thức bất khoan dung tàn bạo nhất; việc tôn trọng các nền văn hóa khác liều mình sẽ đem lại sự coi thường chính nền văn hóa của mình; giáo điều “sống và để sống” (live and let live) liều mình sẽ biện minh cho việc kẻ mạnh sống mà hại cho người yếu. Việc chẩn mạch này giúp ta hiểu một trong các bất công nền tảng tại Phương Tây hiện nay, đó là tội ác phá thai.
Tôi hiểu ra điều này: giấy phép phá thai là vấn đề luật lệ hiện nay tại hầu hết các quốc gia Phương Tây. Trong một số trường hợp, giấy phép này phản ảnh ý muốn đa số và được các phương tiện luật lệ và dân chủ áp đặt. Và tôi biết rằng nhiều người, ngay trong Giáo Hội, thấy lạ khi người Công Giáo chúng ta tại Hoa Kỳ vẫn còn coi sự thánh thiêng của sự sống chưa sinh là chủ yếu đến thế đối với việc làm chứng nơi công cộng của ta.
Tôi xin thưa với qúy vị lý do tại sao tôi coi việc phá thai là vấn đề chủ yếu trong thời đại ta. Thứ nhất, vì cả phá thai nữa cũng thuộc vấn đề sống trong sự thật. Quyền sống là nền tảng của mọi nhân quyền khác. Nếu quyền này không bất khả xâm phạm thì chẳng có quyền nào khác được bảo đảm cả.
Hay nói huỵch toẹt hơn, giết người là giết người, bất kể nạn nhân nhỏ bé đến đâu. Đây là một sự thật nữa mà nhiều người trong Giáo Hội chưa thực sự xem sét tới: bảo vệ sự sống mới sinh và trước khi sinh là yếu tố chính của căn tính Công Giáo ngay từ thời các Tông Đồ.
Tôi xin nhắc lại một lần nữa: từ những ngày sơ khai của Giáo Hội, làm người Công Giáo có nghĩa là phải bác bỏ việc tham dự bằng bất cứ cách nào vào tội ác phá thai: nghĩa là tìm cách phá thai, thực hiện việc phá thai, hay làm cho tội ác này có thể thực hiện được bằng cách hành động hay không hành động trong lãnh vực chính trị và tư pháp. Hơn thế nữa, làm người Công Giáo còn có nghĩa là phải lên tiếng chống lại bất cứ ai vi phạm sự thánh thiêng và phẩm giá sự sống như chính Chúa Giêsu Kitô từng mạc khải.
Chứng cớ có thể tìm thấy trong các văn kiện xưa nhất trong lịch sử Giáo Hội. Thời ta, lúc tính thánh hiêng của sự sống bị đe dọa không những bởi việc phá thai, việc sát nhi và an tử (euthanasia), mà còn bởi việc dùng tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu hay bởi cám dỗ ưu sinh (eugenic) để loại bỏ người yếu, người khuyết tật và người già cả bệnh hoạn, thì khía cạnh căn tính này của Công Giáo càng trở nên chủ yếu đối với tư cách làm môn đệ của ta.
Luận điểm của tôi về phá thai là: việc nó được chấp nhận rộng rãi tại Phương Tây cho ta thấy vì không đặt cơ sở trên Thiên Chúa hay một chân lý cao hơn, nên các định chế dân chủ của ta dễ dàng trở thành vũ khí chống lại chính phẩm giá nhân bản của ta. Các giá trị qúy giá nhất của ta không thể chỉ nhờ lý trí, hay chỉ nhờ tư cách của chúng mà bảo vệ được. Chúng không có sức tự duy trì hay sự biện minh “nội tại”. Không hề có một lý do nào tự nó hợp lý hay tiện dụng có thể giải thích được việc tại sao xã hội phải tôn trọng các quyền của con người. Càng ít có lý do để nhìn nhận quyền của những người mà đời sống chỉ là gánh nặng cho người khác, như các trẻ em còn trong bụng mẹ, những người bệnh sắp chết hay những người khuyết tật về thể lý hay tâm lý.
Nếu nhân quyền không phát sinh từ Thiên Chúa, thì nhanh chóng chúng sẽ thoái hóa thành những quy ước tùy tiện của con người. Nhà nước có đó để bảo vệ quyền của con người và phát huy việc triển nở của họ. Nhà nước không bao giờ có thể là nguồn gốc tạo ra các quyền đó. Khi nhà nước tự dành lấy quyền lực ấy, thì ngay một nền dân chủ cũng trở thành toàn trị.
Việc phá thai hợp pháp hóa là chi nếu không phải chỉ là một hình thức bạo lực thâm cung tự mặc lấy chiếc áo dân chủ? Ý muốn quyền lực của kẻ mạnh được luật pháp ban cho sức mạnh để giết người yếu đuối. Đó là chỗ Phương Tây ngày nay đang lao đầu đi tới. Và chúng ta đã từng ở chỗ đó trước đây.
Người Slovaks và nhiều người Trung và Đông Âu khác đã sống qua đó. Trên đây, tôi có gợi ý rằng quyền tự do tôn giáo của Giáo Hội hiện đang bị tấn công một cách chưa từng thấy kể từ thời Quốc Xã và Cộng Sản. Tôi tin rằng nay ta đã có thể hiểu lý do tại sao.
Viết vào thập niên 1960, Richard Weaver, một học giả và triết gia xã hội học Mỹ, nói rằng: “Tôi tuyệt đối xác tín rằng chủ nghĩa duy tương đối, sau cùng, tất sẽ dẫn tới một chế độ bạo lực”. Ông ta hoàn toàn đúng. Có cả một thứ “luận lý nội tại” dẫn đưa chủ nghĩa duy tương đối tới đàn áp. Điều này giải thích sự nghịch lý tại sao các xã hội Phương Tây một mặt giảng dạy sự khoan dung và tính đa dạng một mặt lại hung hăng phá hoại và trừng phạt lối sống Công Giáo. Cái giáo điều khoan dung kia không thể khoan dung được niềm tin Công Giáo vì niềm tin này cho rằng không thể khoan dung một số ý tưởng và tác phong vì chúng phi nhân hóa chúng ta. Cái giáo điều cho rằng mọi sự thật đều tương đối nhưng lại không thể cho phép người khác nghĩ rằng một số sự thật có thể không tương đối.
Các niềm tin Công Giáo gây khó chịu sâu xa cho tư duy “chính thống” của Phương Tây hơn cả có liên quan tới phá thai, tính dục và việc kết hôn giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Điều ấy không hẳn là tình cờ. Vì những niềm tin Kitô giáo ấy nói lên sự thật về tính dục, về ý nghĩa và số phận con người.
Các sự thật này được coi là có tính phá hoại trong một thế giới từng làm ta tin rằng Thiên Chúa không cần thiết và sự sống nhân bản không hề có một bản chất hay mục đích nội tại. Bởi thế, cần phải trừng trị Giáo Hội, vì mặc dù người của Giáo Hội mắc nhiều tội lỗi và yếu đuối, Giáo Hội vẫn là nàng dâu của Chúa Giêsu Kitô; vẫn là nguồn suối cái đẹp, nguồn suối ý nghĩa và hy vọng nhất định không chịu tiêu tan, và vẫn là “dị giáo” hấp dẫn và nguy hiểm đối với trật tự mới của thế giới.
Tôi xin tóm lược những điểm vừa nói. Điểm thứ nhất: ý tưởng nào cũng gây ra hậu quả. Ý tưởng xấu sinh hậu quả xấu. Ngày nay, ta sống trong một thế giới đang bị lay động bởi nhiều ý tưởng hết sức phá hoại, mà ý tưởng xấu nhất là con người có thể sống như thể Thiên Chúa không quan trọng và như thể Con Thiên Chúa chưa bao giờ xuống thế. Hậu quả do các ý tưởng xấu này gây ra là quyền tự do thi hành sứ mệnh của Giáo Hội đang bị tấn công. Ta cần hiểu lý do tại sao lại như thế, và ta cần phải làm một điều gì đó về việc này.
Điểm thứ hai đơn giản chỉ có thế này: ta không thể tiếp tục coi cuộc tranh luận về hiện tượng thế tục hóa, một hiện tượng thực sự có nghĩa đốt bỏ Kitô giáo khỏi ký ức văn hóa, coi nó chỉ là vấn nạn của các chuyên viên về Giáo Hội. Việc ra đời của “Tân Âu Châu” và của “Hoa Kỳ Tiếp Theo” (Next America), hai thực thể bắt nguồn từ một điều khác hẳn với lịch sử từng do Kitô giáo lên khuôn, sẽ đem lại nhiều hậu quả tai hại cho tất cả những ai có niềm tin nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, ta vẫn không cần và không nên từ bỏ công trình đối thoại trung thực của ta. Ngược lại, Giáo Hội luôn luôn cần đi tìm bằng hữu, đi tìm các phạm vi có thể đồng thuận, và những cách đưa ra được các luận điểm tích cực, hữu lý tại các nơi công cộng. Nhưng ta không ngu dại gì mà chờ mong được các nhà lãnh đạo chính phủ cũng như văn hóa của ta biết ơn hay vị nể. Sự thiếu khôn ngoan một cách ngây thơ không phải là một nhân đức của phúc âm.
Thời nào, Giáo Hội cũng bị cám dỗ muốn thử sống tốt với Xêda. Mà quả Thánh Kinh có dạy ta phải kính trọng và cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo của ta thật sự. Ta phải có một tình yêu lành mạnh đối với xứ sở được ta gọi là quê hương. Nhưng không bao giờ ta được trả cho Xêda điều vốn thuộc về Thiên Chúa. Ta phải vâng phuc Thiên Chúa trước hết; bổn phận đối với nhà cầm quyền chính trị luôn luôn phải đến sau. Ta không thể hợp tác với sự ác mà không từ từ trở thành sự ác. Đó là một trong những bài học khó nuốt nhất của thế kỷ 20. Và tôi hy vọng rằng chúng ta đã học hỏi được từ bài học ấy.
Điều ấy dẫn tôi tới điểm thứ ba và là điểm cuối cùng của buổi nói truyện hôm nay: chúng ta đang sống ở một thời kỳ trong đó Giáo Hội được mời gọi trở thành cộng đồng tin biết phản kháng. Ta phải gọi sự vật bằng đích tên của chúng.Ta phải đánh phá sự ác khi thấy nó. Và điều quan trọng hơn cả là: ta không nên tự đánh lừa mình mà nghĩ rằng bằng lòng cùng đi với những người ủng hộ chủ nghĩa duy thế tục và chủ nghĩa bài Kitô giáo, ta sẽ làm dịu hay thay đổi được tình hình. Chỉ có sự thật mới giải phóng được con người. Ta phải trở thành các tông đồ của Chúa Giêsu Kitô và của Sự Thật được Người nhập thể.
Kết luận
Như thế, tư cách môn đệ cá thể có nghĩa gì đối với chúng ta? Tôi xin đề nghị một số gợi ý để kết luận. Gợi ý đầu tiên của tôi, một lần nữa, lại phát xuất từ chứng nhân vĩ đại từng chống lại chủ nghĩa ngoại đạo của Đệ Tam Reich, tức Dietrich Bonhoeffer. Ông từng nói: “Việc canh tân thế giới Phương Tây hoàn toàn tùy thuộc việc Thiên Chúa canh tân Giáo Hội, một việc canh tân sẽ dẫn Giáo Hội tới tình hiệp thông của Chúa Giêsu Kitô phục sinh và đang sống động”.
Thế giới hết sức cần tới việc phải tái ý thức về Giáo Hội trong các hành động của ta và trong việc làm chứng của ta nơi công cộng cũng như nơi tư riêng. Thế giới rất cần mỗi người chúng ta phải cảm nghiệm sâu sắc hơn về Chúa Sống Lại của chúng ta trong tình đồng hành với những người đồng đạo. Việc canh tân Phương Tây tùy thuộc rất nhiều vào lòng trung thành của ta với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Người.
Ta cần phải tin thật những điều ta nói ta tin. Rồi còn cần phải chứng minh điều đó bằng chứng tá cuộc sống của ta. Ta cần phải xác tín các chân lý của Kinh Tin Kính đến độ khao khát sống thực các chân lý ấy, yêu kính các chân lý ấy, và bênh vực các chân lý ấy, đến mức sẵn sàng chịu phiền phức và đau khổ vì chúng.
Ta là đại sứ của Thiên Chúa hằng sống cạnh một thế giới đang toan tính quên lãng Người. Công việc của ta là làm Người trở thành hiện thực, là trở thành khuôn mặt của tình yêu nơi Người; là một lần nữa đề nghị với con người thời đại đi vào cuộc đối thoại cứu rỗi.
Thế kỷ 20 dạy ta bài học này: không hề có thứ ân phúc rẻ tiền. Đấng Thiên Chúa mà ta tin, Đấng Thiên Chúa vốn yêu thương thế gian đến sai Con Một của mình xuống để chịu đau khổ và chịu chết vì nó, Đấng Thiên Chúa ấy đòi ta phải sống cùng một mẫu sống mạnh dạn, đầy hy sinh mà Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải cho ta.
Hình thức của Giáo Hội, và hình thức sống của mỗi Kitô hữu chính là hình thức của Thánh Giá. Cuộc sống ta phải trở nên một phụng vụ, một tự hiến mặc lấy tình yêu Thiên Chúa và việc canh tân toàn thế giới.
Các vị tử đạo người Slovaks, trong quá khứ, biết rõ điều ấy. Và họ luôn giữ cho chân lý ấy sống động khi nhân dân của qúi vị quằn quại dưới ách kỳ thị và toàn trị. Giờ đây, tôi đặc biệt tưởng nhớ các vị giám mục anh hùng của quí vị, tức Chân Phúc Vasil Hopko và Pavel Gojdic, cùng vị nữ tu anh thư, tức Chân Phúc Zdenka Schelingová.
Ta cần ghi tạc trong lòng những lời tốt đẹp sau đây của Chân Phúc Zdenka: “Cuộc sống hằng ngày bao giờ cũng bắt đầu bằng lễ hy sinh của tôi, bằng Thánh Lễ của tôi. Từ bàn thờ của Chúa tôi đi thẳng tới bàn thờ công việc của mình. Trong mọi tình huống, tôi phải có khả năng tiếp nối lễ hy sinh trên bàn thờ… Ta phải công bố Chúa Kitô bằng cuộc sống của mình, ta dâng lên Người hy lễ ý chí riêng ta”.
Ta hãy rao giảng Chúa Giêsu Kitô với hết năng lực đời ta. Ta hãy nâng đỡ lẫn nhau, bất kể giá nào, để tới khi phải tính sổ với Chúa, ta sẽ được kể vào số những người trung thành và can đảm, chứ không nhát gan hay tránh né, hay như người hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, cuối cùng chẳng còn lại chi trong xác tín của mình; hay như người ngậm tăm khi phải nói lên lời phải nói vào lúc phải nói. Xin cám ơn qúi vị và xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Theo Zenit 28 tháng 8 năm 2010