Dù việc tách biệt theo nghĩa hẹp giữa Giáo Hội và Nhà Nước có thể vận hành tốt tại các nước như Pháp, nhưng người ta không thể cưỡng bức mọi quốc gia thuộc Liên Hiệp Âu Châu phải là những nhà nước thế tục. Đó là nhận định của Joseph Weiler, một giáo sư luật gốc Do Thái của Đại Học New York, trước Tòa Án Nhân Quyền của Âu Châu vào hôm thứ tư 30 tháng 6 vừa qua. Weiler đại diện cho một số quốc gia thành viên của Liên Hiệp lên tiếng nhân vụ “Tượng Chịu Nạn Của Ý”, trong đó, Ý bênh vực quyền được trưng bày Tượng Chịu Nạn trong các trường công lập của mình.
Theo hãng tin Zenit, 17 thẩm phán, trong đó có Jean-Paul Costa, chủ tịch Tòa Nhân Quyền, đã nghe lời kháng án của Ý chống lại phán quyết hồi tháng 11 năm rồi về vụ Lautsi kiện mình. Phán quyết này nghiêng về phía Lautsi, một công dân Ý gốc Phần Lan, người, vào năm 2002, khiếu nại rằng trường công nơi con bà theo học vi phạm quyền tự do bằng cách trưng bày Tượng Chịu Nạn. Theo Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu, tại các phiên xử, luật sư của Lautsi đã hùng hồn bênh vực nguyên tắc “hòan toàn tách biệt, và tuyên bố rằng ông ta coi sự hiện diện của các Tượng Chịu Nạn như là biểu thức của ‘nền độc tài đa số’”.
Trung Tâm này cho biết thêm: “Chính Phủ Ý hăng say biện luận cho tự do tôn giáo và quyền của mình được nói lên di sản và bản sắc độc đáo của mình qua việc trưng bày các Tượng Chịu Nạn trong các trường do mình tài trợ”.
Weiler, hiện giữ ghế Joseph Straus về luật và ghế Jean Monnet về Liên Hiệp Âu Châu tại Đại Học New York, đã nhân danh một số quốc gia Âu Châu lên tiếng bênh vực việc trưng bày Tượng Chịu Nạn với tư cách “amicus curiae”, nghĩa là bạn của tòa, một thuật ngữ để chỉ mình không phải là một bên trong vụ kiện. Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu ghi nhận rằng con số các quốc gia tham gia vụ kháng án này được kể là “không có tiền lệ, chứng tỏ tính cách to lớn của vụ án đối với toàn cõi Âu Châu”. Con số này lên tới 10 quốc gia, gồm Armenia, Bulgaria, Cyprus, Hy Lạp, Lithuania, Malta, Monaco, Romania, Liên Bang Nga, và San Marino. Ngoài ra còn có sự ủng hộ chính thức của 4 quốc gia khác là Ukraine, Moldova, Albania và Serbia.
Tính đa nguyên
Trong luận điểm của mình, Weiler xoáy mạnh vào điều ông coi là lầm lẫn trong việc Tòa xác định nguyên tắc “trung lập”. Lầm lẫn đầu tiên là dù Công Ước Âu Châu về Nhân Quyền dự liệu “tự do theo tôn giáo” cũng như “tự do không theo tôn giáo”, nhưng điều này không có nghĩa là mọi quốc gia thành viên buộc phải “sống theo tính thế tục” (secularity /laïcité).
Ông trưng dẫn hai điển hình trái ngược nhau giữa Pháp và Anh. Ông nói: Tại Pháp, “tính thế tục là một phần trong chính định nghĩa về nhà nước” và “không thể có bất cứ biểu tượng do nhà nước hay do tôn giáo bảo trợ nào hiện diện tại các nơi công cộng. Tôn giáo là một việc tư riêng”.
Trái lại, tại Anh, “có một giáo hội do nhà nước thiết lập, trong đó, người đứng đầu nhà nước cũng là người đứng đầu giáo hội, trong đó, các nhà lãnh đạo tôn giáo đều ‘chính thức’ là các thành viên của ngành lập pháp, trong đó, quốc kỳ mang Thánh Giá và trong đó, quốc ca là lời cầu xin Thiên Chúa cứu lấy quân vương/nữ hoàng, và ban cho vị quân vương/nữ hoàng này chiến thắng và vinh quang”
Như thế “tại Âu Châu, có cả một dị biệt vĩ đại trong cung cách dàn xếp giữa nhà nước và giáo hội. Hơn một nửa dân số Âu Châu sống trong các quốc gia mà người ta không thể mô tả là thế tục được”.
Weiler nói tiếp: “Ở Âu Châu, Thánh Giá là biểu hiệu hữu hình nhất xuất hiện trên vô số các lá cờ, các huy hiệu, các tòa nhà… Quả là lầm lẫn khi biện luận, như một số người, rằng nó chỉ là một biểu tượng đơn thuần của quốc gia. Nhưng điều cũng lầm lạc là khi biện luận, như một số người khác, rằng nó chỉ có nghĩa tôn giáo. Nó là cả hai, xét vì trong lịch sử, nó vốn là một thành phần trong bản sắc quốc gia của nhiều nước Âu Châu”.
Weiler mạnh mẽ quả quyết rằng “Sự dàn xếp này của Âu Châu tạo nên một bài học lớn về tính đa nguyên và lòng khoan dung. Một phần vì tính đa nguyên và khoan dung này, Âu Châu chấp nhận và tôn trọng một nước Pháp và một nước Anh; một nước Thụy Điển và một Nước Đan Mạch, một nước Hy Lạp và một nước Ý, tất cả đều có những thực hành hết sức khác nhau trong việc quốc gia thừa nhận các biểu tượng tôn giáo tại các nơi công cộng. Một ngày nào đó, nhân dân nước Anh rất có thể sử dụng chủ quyền tối cao của họ để tách ra khỏi Giáo Hội Anh Giáo, như người Thụy Điển từng làm. Nhưng điều đó tùy thuộc họ, chứ không tùy thuộc Tòa Án danh tiếng này, và chắc chắn Công Ước này không bao giờ được hiểu như có quyền cưỡng bức họ phải làm như thế”.
Trung lập?
Về lầm lẫn thứ hai, Weiler cho rằng người ta đã sử dụng các từ ngữ “chủ nghĩa thế tục, tính thế tục và tính trung lập” một cách nhập nhằng. Ông giải thích “tính thế tục không phải là một phạm trù trống rỗng, với nghĩa là vắng bóng niềm tin. Đối với nhiều người, nó là một thế giới quan phong phú, một thế giới quan, giữa nhiều xác tín khác, chủ trương một xác tín chính trị cho rằng tôn giáo chỉ có chỗ đứng hợp pháp trong lãnh vực tư và không được có bất cứ chồng chéo (entanglement) nào giữa thẩm quyền công cộng và tôn giáo. Đây quả là một chủ trương chính trị, đáng kính đấy, nhưng chắc chắn không trung lập. Các quốc gia không thế tục, dù tôn trọng quyền tự do theo hay không theo tôn giáo, vẫn ủng hộ một hình thức tôn giáo công cộng như đã nói trên.
Chủ nghĩa thế tục bênh vực một công trường trần trụi, một bức tường lớp học không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào. Về phương diện luật pháp, quả là không trung thực khi tiếp nhận một chủ trương chính trị vốn chia rẽ xã hội và cho là nó trung lập”
Trong một bản tuyên bố gửi cho Zenit, Gregor Puppinck, giám đốc Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu ghi nhận rằng Trung Tâm của ông “rất hy vọng và tin tưởng Tòa Nhân Quyền Âu Châu hiểu được rằng quyền của người không tin không thể che khuất quyền của người tin (nghĩa là tính thế tục không phải là điều bó buộc theo Công Ước). Ông cho biết Trung Tâm của ông cũng “hy vọng Tòa này sẽ hiểu ra rằng nó không thể và không nên đòi hỏi một quốc gia phải từ bỏ bản sắc sâu xa của mình nhân danh lòng khoan dung và triết lý nhân quyền. Chủ nghĩa đa nguyên thực sự phải bắt đầu với việc tôn trọng các quốc gia”. Cũng nên biết: quyết định của Tòa chỉ được công bố vào cuối năm nay.
Nguyên văn lời phát biểu của Weiler trước Tòa Nhân Quyền Âu Châu
1. Tên tôi là Joseph H.H. Weiler, Giáo Sư Luật tại Đại Học New York và là Giáo Sư Danh Dự tại Đại Học Luân Đôn. Tôi được vinh dự đại diện cho các chính phủ Armenia, Bulgaria, Cyprus, Hy Lạp, Lithuania, Malta, Liên Bang Nga và San Marino. Tất cả các quốc gia đệ tam này nghĩ rằng Đệ Nhị Phòng đã lầm lẫn trong luận chứng và giải thích của mình đối với Công Ước và các kết luận từ đó mà ra.
2. Tôi đã được Chủ Tịch Đại Phòng chỉ thị rằng Các Đệ Tam Nhân không được bàn tới các điểm đặc thù của vụ án và phải hạn chế trong các nguyên tắc tổng quát nằm dưới vụ án và sự phân giải có thể có. Thời gian cho phép là 15 phút. Nên tôi sẽ chỉ nhắc đến những luận điểm cốt yếu nhất.
3. Trong phán quyết của mình, (Đệ Nhị) Phòng đã nói rõ ba nguyên tắc chủ chốt mà 2 nguyên tắc được các Quốc Gia Can Thiệp mạnh mẽ nhất trí. Họ mạnh mẽ bất đồng với nguyên tắc thứ ba.
4. Họ mạnh mẽ nhất trí rằng Công Ước đảm bảo cho các cá nhân quyền Tự Do Tôn Giáo và quyền Tự Do không theo Tôn Giáo (quyền tự do tích cực và tiêu cực về tôn giáo) và họ mạnh mẽ nhất trí về nhu cầu lớp học phải giáo dục hướng tới khoan dung và tính đa nguyên.
5. (Đệ Nhị) Phòng cũng nói rõ nguyên tắc “trung lập”: “Bổn phận trung lập và vô tư của Nhà Nước ngăn cấm việc dùng bất cứ quyền lực nào để lượng định tính hợp pháp của các xác tín tôn giáo hay phương cách phát biểu các xác tín đó” (số 47).
6. Từ tiền đề trên, kết luận không tránh được là: Treo Tượng Chịu Nạn trên các tường lớp học hiển nhiên được coi như nói lên một lượng định về tính hợp pháp của một xác tín tôn giáo, tức Kitô Giáo, và do đó là một việc vi phạm.
7. Kiểu phát biểu thành công thức “tính trung lập” này dựa vào hai sai lầm về phương diện ý niệm, rất nguy hại cho các kết luận.
8. Thứ nhất, dưới hệ thống Công Ước, mọi (quốc gia) Thành Viên phải bảo đảm cho các cá nhân quyền tự do theo tôn giáo và cả quyền tự do không theo tôn giáo nữa. Trách nhiệm đó nói lên gia tài hiến định chung của Âu Châu. Tuy nhiên, khi nói tới vị trí của tôn giáo hay di sản tôn giáo trong bản sắc tập thể của một quốc gia và biểu tượng học của quốc gia, thì trách nhiệm trên được tái cân bằng bởi một quyền tự do chọn lựa (liberty) đáng kể.
9. Thí dụ, có những (quốc gia) Thành Viên trong đó tính thế tục là một phần trong chính định nghĩa của Nhà Nước, như Pháp chẳng hạn, và trong đó, quả thực không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào do Nhà Nước hay do tôn giáo bảo trợ tại các nơi công cộng. Tôn giáo là việc tư riêng.
10. Nhưng, dưới Công Ước, không một Nhà Nước nào bị buộc phải sống theo tính thế tục. Bởi thế, chỉ bên kia Eo Biển thôi, có nước Anh (và tôi được người ta khuyên nên dùng từ ngữ này) nơi có một Giáo Hội do Nhà Nước Thiết Lập (Established State Church), trong đó Người Đứng Đầu Nhà Nước cũng là người Đứng Đầu Giáo Hội, nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng chính thức là các thành viên của ngành lập pháp, nơi quốc kỳ mang hình Thánh Giá và là nơi quốc ca chính là lời cầu nguyện xin Thiên Chúa cứu lấy vị quân chủ, và ban cho vị ấy Chiến Thắng và Vinh Quang.
[Đôi lúc Thiên Chúa không lắng nghe lời cầu ấy như trong trận túc cầu mấy ngày qua…]
11. Trong chính việc tự định nghĩa mình là Nhà Nước với một Giáo Hội được thiết lập như thế, trong chính hữu thể học của mình, xem ra nước Anh đã vi phạm các kết án nghiêm khắc của Phòng vì làm sao nước ấy dám cho rằng với từng ấy các biểu tượng họ đã không đưa ra một lượng định về tính hợp pháp của niềm tin tôn giáo?
12. Tại Âu Châu, hiện đang có sự đa dạng hết sức lớn lao trong cách dàn xếp giữa Nhà Nước và Giáo Hội. Hơn một nửa dân số Âu Châu đang sống tại các Nhà Nước mà người ta không thể mô tả là thế tục được. Trong nền giáo dục công cộng, không thể tránh được việc Nhà Nước và các biểu tượng của nó có một chỗ đứng. Tuy nhiên, khá nhiều biểu tượng ấy có nguồn gốc tôn giáo hay bản sắc tôn giáo hiện đại. Ở Âu Châu, Thánh Giá là một biểu tượng hữu hình nhất xuất hiện trên vô số lá cờ, huy hiệu, dinh thự v.v… Quả là sai lầm khi cho rằng nó chỉ là và nguyên tuyền chỉ là một biểu tượng quốc gia, như một số người từng nghĩ. Nhưng cũng sai lầm không kém khi cho rằng nó chỉ có ý nghĩa tôn giáo, như một số người khác vốn nghĩ. Nó là cả hai, xét vì trong lịch sử, nó vốn là một thành phần trong bản sắc quốc gia của nhiều nước Âu Châu. [Có nhiều học giả cho rằng 12 Ngôi Sao của Hội Đồng Âu Châu cũng nói lên tính kép đôi nói trên!]
13. Qúy vị hãy ngắm bức hình của Nữ Hoàng Nước Anh treo trong lớp học. Giống Thánh Giá, bức hình đó cũng có một ý nghĩa kép. Nó là bức hình của Người Đứng Đầu Nhà Nước. Mà nó cũng là bức hình của Người Có Tước Hiệu Đứng Đầu Giáo Hội Nước Anh. Cũng giống trường hợp Đức Giáo Hoàng: vừa là Người Đứng Đầu một Nhà Nước, vừa là Người Đứng Đầu một Giáo Hội. Liệu có thể chấp nhận được việc một ai đó yêu cầu không được treo hình Nữ Hoàng ở trường vì nó không phù hợp với xác tín tôn giáo hay quyền được giáo dục của họ vì họ là Công Giáo, Do Thái Giáo hay Hồi Giáo hay không? Hay không phù hợp với xác tín triết lý của họ, vì họ vô thần? Liệu Hiến Pháp Ái Nhĩ Lan hay Hiến Pháp Đức có bị cấm không được treo trên tường lớp học hay đọc trong lớp học vì Lời Nói Đầu của văn kiện đầu có nhắc tới Thiên Chúa Ba Ngôi và Chúa Giêsu Kitô, và Lời Nói Đầu của văn kiện sau nói tới Thiên Chúa hay không? Dĩ nhiên, quyền tự do không theo tôn giáo phải bảo đảm rằng người học trò chống đối không bị bó buộc phải thực sự tham dự bất cứ hành vi tôn giáo nào, thực hành bất cứ nghi thức tôn giáo nào, hay phải gia nhập bất cứ tôn giáo nào như điều kiện để được hưởng các phúc lợi của nhà nước. Em đó có toàn quyền tự do không hát bài God Save The Queen (Chúa Cứu Nữ Hoàng) nếu điều đó va chạm tới thế giới quan của em. Nhưng liệu em đó có quyền yêu cầu người khác đừng hát bài đó không?
14. Sự dàn xếp như thế tại Âu Châu đem lại cho ta một bài học vĩ đại về tính đa nguyên và lòng khoan dung. Mọi trẻ em tại Âu Châu, dù vô thần hay có tôn giáo, dù là Kitô Giáo, Hồi Giáo hay Do Thái Giáo, đều được học rằng như một phần trong di sản Âu Châu của mình, một đàng Âu Châu nhấn mạnh tới quyền cá nhân của các em được tự do thờ phượng (dĩ nhiên với điều kiện phải tôn trọng quyền của người khác và trật tự công cộng), và quyền của các em không phải thờ phượng ai. Nhưng đồng thời, như một phần trong tính đa nguyên và lòng khoan dung của mình, Âu Châu cũng chấp nhận và tôn trọng một nước Pháp và một nước Anh; một nước Thụy Điền và một nước Đan Mạch, một nước Hy Lạp và một nước Ý. Tất cả các quốc gia này đều có những thực hành rất khác nhau trong việc thừa nhận các biểu tượng tôn giáo được Nhà Nước và các nơi công cộng nhìn nhận công khai.
15. Tại nhiều quốc gia không thế tục nói trên, một số đông dân số, có thể nói đại đa số, không còn theo tôn giáo nữa. Ây thế nhưng sự chồng chéo liên tục của các biểu tượng tôn giáo tại các nơi công cộng và nơi Nhà Nước vẫn được dân số thế tục chấp nhận như là một phần trong bản sắc quốc gia của họ và như một hành vi khoan dung đối với các đồng bào của họ. Một ngày kia, rất có thể nhân dân nước Anh sẽ dùng chủ quyền hiến định của họ để tách mình ra khỏi Giáo Hội Nước Anh, giống như người Thụy Điển. Nhưng điều đó tùy thuộc họ, chứ không tùy thuộc Tòa Án danh tiếng này, và chắc chắn Công Ước này không bao giờ được hiểu như có quyền cưỡng bức họ phải làm như thế.
16. Tại Âu Châu ngày nay, nhiều quốc gia đã mở cửa cho các cư dân và công dân mới. Chúng ta phải dành cho họ các bảo đảm của Công Ước. Ta phải dành cho họ sự lịch sự, chào đón và không kỳ thị. Nhưng không được diễn dịch sứ điệp khoan dung với người khác thành sứ điệp bất khoan dung với chính bản sắc mình, và thẩm quyền luật pháp của Công Ước không được nới rộng đòi hỏi hợp lý buộc Nhà Nước phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo theo cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực tới chỗ đề nghị một cách vô lý và gây bỡ ngỡ rằng Nhà Nước phải từ bỏ một phần bản sắc văn hóa chỉ vì các tạo tác (artefacts) của bản sắc ấy có thể có tính tôn giáo hay có nguồn gốc tôn giáo.
17. Chủ trương được Phòng tiếp nhận không nói lên tính đa nguyên từng được hệ thống Công Ước phát biểu, mà chỉ nói lên các giá trị của một Nhà Nước thế tục. Nới rộng nó ra toàn bộ hệ thống Công Ước chỉ nói lên việc Mỹ Hóa Âu Châu mà thôi. Mỹ hóa theo hai phương diện: Thứ nhất, một luật lệ đơn độc và duy nhất cho mọi người, và thứ hai, một sự tách biệt cứng cỏi, theo kiểu Mỹ, giữa Giáo Hội và Nhà Nước, như thể người ta không tin nhân dân các nước Thành Viên có bản sắc không thế tục có thể sống phù hợp với các nguyên tắc khoan dung và đa nguyên. Âu Châu không phải như thế.
18. Âu Châu của Công Ước nói lên một cân bằng độc đáo giữa quyền cá nhân được chọn lựa tự do theo tôn giáo hay tự do không theo tôn giáo, và quyền tự do tập thể được dùng các biểu tượng tôn giáo và ngay cả một Giáo Hội để định nghĩa Nhà Nước và Quốc Gia của mình. Chúng ta tin tưởng các định chế dân chủ hiến định của ta có thể xác định các nơi công cộng và các hệ thống giáo dục tập thể của ta. Chúng ta tin tưởng các tòa án của chúng ta, trong đó có Tòa cao cả này, có thể bênh vực các quyền tự do cá nhân. Sự cân bằng trên từng phục vụ Âu Châu cách tốt đẹp cả hơn 60 năm qua.
19. Nó cũng là sự cân bằng dùng làm hải đăng cho toàn thế giới vì nó chứng minh điều này: quốc gia nào tin rằng dân chủ đòi họ phải cởi bỏ bản sắc tôn giáo của mình, quốc gia ấy không đúng. Phán quyết của Phòng đã phá vỡ sự cân bằng độc đáo nói trên và liều mình sẽ san bằng cảnh giới hiến định của ta bằng cách cướp đi gia tài chính là tính đa dạng hiến định của nó. Tòa đáng kính này nên phục hồi sự cân bằng trên.
20. Tôi xin nói tới lầm lẫn thứ hai về ý niệm của Phòng, là sự nhập nhằng (conflation) có tính thực tiễn và ý niệm giữa chủ nghĩa thế tục, tính thế tục và tính trung lập.
21. Ngày nay, đường phân rẽ chính về xã hội tại các Nhà Nước của ta liên quan tới tôn giáo không còn là giữa những người như Công Giáo và Thệ Phản nữa, mà là giữa người có tôn giáo và người ‘thế tục’. Tính thế tục không phải là một phạm trù trống rỗng, với nghĩa là vắng bóng niềm tin. Đối với nhiều người, nó là một thế giới quan phong phú, một thế giới quan, giữa nhiều xác tín khác, chủ trương một xác tín chính trị cho rằng tôn giáo chỉ có chỗ đứng hợp pháp trong lãnh vực tư và không được có bất cứ chồng chéo (entanglement) nào giữa thẩm quyền công cộng và tôn giáo. Thí dụ, chỉ các trường thế tục mới được tài trợ. Các trường tôn giáo phải là tư nhân và không được sự yểm trợ công cộng. Chủ trương đó là một chủ trương chính trị, đáng kính đấy, nhưng chắc chắn không “trung lập”. Các nhà nước không thế tục, dù hoàn toàn tôn trọng quyền tự do theo và tự do không theo tôn giáo, vẫn có thể có một hình thức tôn giáo công cộng nào đó như tôi đã nhắc ở trên. Chủ nghĩa thế tục bênh vực một quảng trường công cộng trần trụi, một bức tường lớp học không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào. Về phương diện luật pháp, quả là không trung thực khi tiếp nhận một chủ trương chính trị vốn chia rẽ xã hội và cho là nó trung lập.
22. Một số quốc gia như Hòa Lan và Vương Quốc Thống Nhất (UK), hiểu rõ thế lưỡng nan. Trong phạm vi giáo dục, các quốc gia này hiểu rằng trung lập không hệ ở việc hỗ trợ các chủ thể thế tục và chống lại các chủ thể tôn giáo. Bởi thế, các Nhà Nước này tài trợ cả các trường công cộng của thế tục, lẫn các trường công cộng của tôn giáo.
23. Nếu bảng mầu xã hội của một xã hội chỉ bao gồm các nhóm xanh dương, vàng và đỏ, thì đen, tức không mầu, sẽ là mầu trung lập. Nhưng một khi một trong các lực lượng xã hội trong xã hội ấy chọn đen làm mầu riêng của mình, thì việc chọn lựa ấy đâu còn là trung lập nữa. Chủ nghĩa thế tục không ủng hộ một bức tường mất hết mọi biểu tượng của Nhà Nước. Như thế, vạ tuyệt thông chỉ được ban hành cho các biểu tượng tôn giáo.
24. Hậu quả giáo dục của việc trên như thế nào?
25. Hãy sét dụ ngôn sau đây về Marco và Leonardo, 2 người bạn sắp sửa đi học. Leonardo tới nhà thăm Marco. Vừa bước vào, em thấy một Tượng Chịu Nạn. Em lên tiếng hỏi: ‘Cái gì đây?’. ‘Tượng Chịu Nạn, sao, mày không có một tượng ở nhà hay sao? Nhà nào cũng nên có một tượng’. Trở về nhà, Leonardo rất thắc mắc, giao động. Mẹ em nhẫn nại giải thích: ‘Họ là người Công Giáo tin đạo. Chúng ta thì không. Chúng ta đi đường khác’. Bây giờ, mời qúy vị tưởng tượng cảnh Marco tới thăm nhà Leonardo. ‘Trời đất! Không có Tượng Chịu Nạn sao? Tường hoàn toàn trống sao?’ Bạn em bảo: “Gia đình tao không tin chuyện vớ vẩn đó”. Marco trở về nhà, hết sức giao động. Mẹ em giải thích ‘con ạ, chúng ta đi đường khác’. Hôm sau, cả hai em tới trường. Qúy vị hãy tưởng tượng là trường có Tượng Chịu Nạn. Leonardo về nhà bị giao động: ‘Trường giống nhà Marco. Má ạ, má có chắc chắn mình không sao khi không có Tượng Chịu Nạn không?’ Đó chính là cốt lõi đơn khiếu nại của Bà Lautsi. Nhưng nếu qúy vị tưởng tượng cách khác: vào ngày đầu tiên, tường phòng học trần trụi. Marco về nhà, bị giao động, vừa mếu máo vừa nói: ‘Trường giống nhà Leonardo. Thấy không, con đã bảo má: mình không cần Tượng Chịu Nạn mà!’
26. Còn đáng lo ngại hơn nữa nếu Tượng Chịu Nạn vốn đã có ở đấy nhưng bỗng nhiên bị gỡ bỏ.
27. Xin qúy vị đừng lầm lẫn chuyện này: bức tường nhà nước bắt phải trần trụi, như trường hợp tại Pháp, rất có thể gợi nơi học sinh ý tưởng: Nhà Nước đang có thái độ bài tôn giáo. Chúng tôi tin tưởng học trình của Cộng Hòa Pháp sẽ dạy con em họ lòng khoan dung và tính đa nguyên và đánh tan ý tưởng trên. Luôn luôn có sự tác động qua lại giữa điều có trên tường và cách người ta bàn luận và dạy về nó ở trong lớp. Cũng thế, Tượng Chịu Nạn trên tường rất có thể bị quan niệm như một cưỡng đặt. Một lần nữa, còn tùy ở học trình có ngữ cảnh hóa và dạy trẻ em lòng khoan dung và tính đa nguyên trong các trường của Ý hay không. Cũng có thể đưa ra giải pháp khác là treo các biểu tượng của nhiều tôn giáo khác nhau và tìm ra nhiều phương tiện khác thích hợp hơn để chuyển tải sứ điệp đa nguyên.
28. Rõ ràng là: xét vì tính đa dạng của Âu Châu trong vấn đề này, nên không thể có một giải pháp chung cho mọi nước Thành Viên, mọi lớp học, mọi hoàn cảnh. Người ta cần phải xét tới thực tại xã hội và chính trị địa phương, các yếu tố dân số học của nó, lịch sử của nó, cảm quan tính và tính nhạy cảm của Cha Mẹ.
29. Có thể có những hoàn cảnh đặc biệt trong đó việc dàn xếp của Nhà Nước bị coi là cưỡng đặt và có tính thù nghịch, nhưng gánh nặng chứng minh nằm trên vai cá nhân và phải xác định ra các hạn chế cao để Nhà Nước khó nhân danh Công Ước mà can thiệp vào các chọn lựa giáo dục. Một luật lệ thích hợp cho mọi người, như trong phán quyết của Đệ Nhị Phòng, một phán quyết thiếu hẳn ngữ cảnh lịch sử, chính trị, dân số và văn hóa, chỉ là một phán quyết không đáng tham vấn, trái lại phá nát chính chủ nghĩa đa nguyên, tính đa dạng và lòng khoan dung mà Công Ước muốn bảo đảm và là dấu ấn của Âu Châu.
Theo hãng tin Zenit, 17 thẩm phán, trong đó có Jean-Paul Costa, chủ tịch Tòa Nhân Quyền, đã nghe lời kháng án của Ý chống lại phán quyết hồi tháng 11 năm rồi về vụ Lautsi kiện mình. Phán quyết này nghiêng về phía Lautsi, một công dân Ý gốc Phần Lan, người, vào năm 2002, khiếu nại rằng trường công nơi con bà theo học vi phạm quyền tự do bằng cách trưng bày Tượng Chịu Nạn. Theo Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu, tại các phiên xử, luật sư của Lautsi đã hùng hồn bênh vực nguyên tắc “hòan toàn tách biệt, và tuyên bố rằng ông ta coi sự hiện diện của các Tượng Chịu Nạn như là biểu thức của ‘nền độc tài đa số’”.
Trung Tâm này cho biết thêm: “Chính Phủ Ý hăng say biện luận cho tự do tôn giáo và quyền của mình được nói lên di sản và bản sắc độc đáo của mình qua việc trưng bày các Tượng Chịu Nạn trong các trường do mình tài trợ”.
Weiler, hiện giữ ghế Joseph Straus về luật và ghế Jean Monnet về Liên Hiệp Âu Châu tại Đại Học New York, đã nhân danh một số quốc gia Âu Châu lên tiếng bênh vực việc trưng bày Tượng Chịu Nạn với tư cách “amicus curiae”, nghĩa là bạn của tòa, một thuật ngữ để chỉ mình không phải là một bên trong vụ kiện. Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu ghi nhận rằng con số các quốc gia tham gia vụ kháng án này được kể là “không có tiền lệ, chứng tỏ tính cách to lớn của vụ án đối với toàn cõi Âu Châu”. Con số này lên tới 10 quốc gia, gồm Armenia, Bulgaria, Cyprus, Hy Lạp, Lithuania, Malta, Monaco, Romania, Liên Bang Nga, và San Marino. Ngoài ra còn có sự ủng hộ chính thức của 4 quốc gia khác là Ukraine, Moldova, Albania và Serbia.
Tính đa nguyên
Trong luận điểm của mình, Weiler xoáy mạnh vào điều ông coi là lầm lẫn trong việc Tòa xác định nguyên tắc “trung lập”. Lầm lẫn đầu tiên là dù Công Ước Âu Châu về Nhân Quyền dự liệu “tự do theo tôn giáo” cũng như “tự do không theo tôn giáo”, nhưng điều này không có nghĩa là mọi quốc gia thành viên buộc phải “sống theo tính thế tục” (secularity /laïcité).
Ông trưng dẫn hai điển hình trái ngược nhau giữa Pháp và Anh. Ông nói: Tại Pháp, “tính thế tục là một phần trong chính định nghĩa về nhà nước” và “không thể có bất cứ biểu tượng do nhà nước hay do tôn giáo bảo trợ nào hiện diện tại các nơi công cộng. Tôn giáo là một việc tư riêng”.
Trái lại, tại Anh, “có một giáo hội do nhà nước thiết lập, trong đó, người đứng đầu nhà nước cũng là người đứng đầu giáo hội, trong đó, các nhà lãnh đạo tôn giáo đều ‘chính thức’ là các thành viên của ngành lập pháp, trong đó, quốc kỳ mang Thánh Giá và trong đó, quốc ca là lời cầu xin Thiên Chúa cứu lấy quân vương/nữ hoàng, và ban cho vị quân vương/nữ hoàng này chiến thắng và vinh quang”
Như thế “tại Âu Châu, có cả một dị biệt vĩ đại trong cung cách dàn xếp giữa nhà nước và giáo hội. Hơn một nửa dân số Âu Châu sống trong các quốc gia mà người ta không thể mô tả là thế tục được”.
Weiler nói tiếp: “Ở Âu Châu, Thánh Giá là biểu hiệu hữu hình nhất xuất hiện trên vô số các lá cờ, các huy hiệu, các tòa nhà… Quả là lầm lẫn khi biện luận, như một số người, rằng nó chỉ là một biểu tượng đơn thuần của quốc gia. Nhưng điều cũng lầm lạc là khi biện luận, như một số người khác, rằng nó chỉ có nghĩa tôn giáo. Nó là cả hai, xét vì trong lịch sử, nó vốn là một thành phần trong bản sắc quốc gia của nhiều nước Âu Châu”.
Weiler mạnh mẽ quả quyết rằng “Sự dàn xếp này của Âu Châu tạo nên một bài học lớn về tính đa nguyên và lòng khoan dung. Một phần vì tính đa nguyên và khoan dung này, Âu Châu chấp nhận và tôn trọng một nước Pháp và một nước Anh; một nước Thụy Điển và một Nước Đan Mạch, một nước Hy Lạp và một nước Ý, tất cả đều có những thực hành hết sức khác nhau trong việc quốc gia thừa nhận các biểu tượng tôn giáo tại các nơi công cộng. Một ngày nào đó, nhân dân nước Anh rất có thể sử dụng chủ quyền tối cao của họ để tách ra khỏi Giáo Hội Anh Giáo, như người Thụy Điển từng làm. Nhưng điều đó tùy thuộc họ, chứ không tùy thuộc Tòa Án danh tiếng này, và chắc chắn Công Ước này không bao giờ được hiểu như có quyền cưỡng bức họ phải làm như thế”.
Trung lập?
Về lầm lẫn thứ hai, Weiler cho rằng người ta đã sử dụng các từ ngữ “chủ nghĩa thế tục, tính thế tục và tính trung lập” một cách nhập nhằng. Ông giải thích “tính thế tục không phải là một phạm trù trống rỗng, với nghĩa là vắng bóng niềm tin. Đối với nhiều người, nó là một thế giới quan phong phú, một thế giới quan, giữa nhiều xác tín khác, chủ trương một xác tín chính trị cho rằng tôn giáo chỉ có chỗ đứng hợp pháp trong lãnh vực tư và không được có bất cứ chồng chéo (entanglement) nào giữa thẩm quyền công cộng và tôn giáo. Đây quả là một chủ trương chính trị, đáng kính đấy, nhưng chắc chắn không trung lập. Các quốc gia không thế tục, dù tôn trọng quyền tự do theo hay không theo tôn giáo, vẫn ủng hộ một hình thức tôn giáo công cộng như đã nói trên.
Chủ nghĩa thế tục bênh vực một công trường trần trụi, một bức tường lớp học không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào. Về phương diện luật pháp, quả là không trung thực khi tiếp nhận một chủ trương chính trị vốn chia rẽ xã hội và cho là nó trung lập”
Trong một bản tuyên bố gửi cho Zenit, Gregor Puppinck, giám đốc Trung Tâm Luật Pháp Và Công Lý Âu Châu ghi nhận rằng Trung Tâm của ông “rất hy vọng và tin tưởng Tòa Nhân Quyền Âu Châu hiểu được rằng quyền của người không tin không thể che khuất quyền của người tin (nghĩa là tính thế tục không phải là điều bó buộc theo Công Ước). Ông cho biết Trung Tâm của ông cũng “hy vọng Tòa này sẽ hiểu ra rằng nó không thể và không nên đòi hỏi một quốc gia phải từ bỏ bản sắc sâu xa của mình nhân danh lòng khoan dung và triết lý nhân quyền. Chủ nghĩa đa nguyên thực sự phải bắt đầu với việc tôn trọng các quốc gia”. Cũng nên biết: quyết định của Tòa chỉ được công bố vào cuối năm nay.
Nguyên văn lời phát biểu của Weiler trước Tòa Nhân Quyền Âu Châu
1. Tên tôi là Joseph H.H. Weiler, Giáo Sư Luật tại Đại Học New York và là Giáo Sư Danh Dự tại Đại Học Luân Đôn. Tôi được vinh dự đại diện cho các chính phủ Armenia, Bulgaria, Cyprus, Hy Lạp, Lithuania, Malta, Liên Bang Nga và San Marino. Tất cả các quốc gia đệ tam này nghĩ rằng Đệ Nhị Phòng đã lầm lẫn trong luận chứng và giải thích của mình đối với Công Ước và các kết luận từ đó mà ra.
2. Tôi đã được Chủ Tịch Đại Phòng chỉ thị rằng Các Đệ Tam Nhân không được bàn tới các điểm đặc thù của vụ án và phải hạn chế trong các nguyên tắc tổng quát nằm dưới vụ án và sự phân giải có thể có. Thời gian cho phép là 15 phút. Nên tôi sẽ chỉ nhắc đến những luận điểm cốt yếu nhất.
3. Trong phán quyết của mình, (Đệ Nhị) Phòng đã nói rõ ba nguyên tắc chủ chốt mà 2 nguyên tắc được các Quốc Gia Can Thiệp mạnh mẽ nhất trí. Họ mạnh mẽ bất đồng với nguyên tắc thứ ba.
4. Họ mạnh mẽ nhất trí rằng Công Ước đảm bảo cho các cá nhân quyền Tự Do Tôn Giáo và quyền Tự Do không theo Tôn Giáo (quyền tự do tích cực và tiêu cực về tôn giáo) và họ mạnh mẽ nhất trí về nhu cầu lớp học phải giáo dục hướng tới khoan dung và tính đa nguyên.
5. (Đệ Nhị) Phòng cũng nói rõ nguyên tắc “trung lập”: “Bổn phận trung lập và vô tư của Nhà Nước ngăn cấm việc dùng bất cứ quyền lực nào để lượng định tính hợp pháp của các xác tín tôn giáo hay phương cách phát biểu các xác tín đó” (số 47).
6. Từ tiền đề trên, kết luận không tránh được là: Treo Tượng Chịu Nạn trên các tường lớp học hiển nhiên được coi như nói lên một lượng định về tính hợp pháp của một xác tín tôn giáo, tức Kitô Giáo, và do đó là một việc vi phạm.
7. Kiểu phát biểu thành công thức “tính trung lập” này dựa vào hai sai lầm về phương diện ý niệm, rất nguy hại cho các kết luận.
8. Thứ nhất, dưới hệ thống Công Ước, mọi (quốc gia) Thành Viên phải bảo đảm cho các cá nhân quyền tự do theo tôn giáo và cả quyền tự do không theo tôn giáo nữa. Trách nhiệm đó nói lên gia tài hiến định chung của Âu Châu. Tuy nhiên, khi nói tới vị trí của tôn giáo hay di sản tôn giáo trong bản sắc tập thể của một quốc gia và biểu tượng học của quốc gia, thì trách nhiệm trên được tái cân bằng bởi một quyền tự do chọn lựa (liberty) đáng kể.
9. Thí dụ, có những (quốc gia) Thành Viên trong đó tính thế tục là một phần trong chính định nghĩa của Nhà Nước, như Pháp chẳng hạn, và trong đó, quả thực không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào do Nhà Nước hay do tôn giáo bảo trợ tại các nơi công cộng. Tôn giáo là việc tư riêng.
10. Nhưng, dưới Công Ước, không một Nhà Nước nào bị buộc phải sống theo tính thế tục. Bởi thế, chỉ bên kia Eo Biển thôi, có nước Anh (và tôi được người ta khuyên nên dùng từ ngữ này) nơi có một Giáo Hội do Nhà Nước Thiết Lập (Established State Church), trong đó Người Đứng Đầu Nhà Nước cũng là người Đứng Đầu Giáo Hội, nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng chính thức là các thành viên của ngành lập pháp, nơi quốc kỳ mang hình Thánh Giá và là nơi quốc ca chính là lời cầu nguyện xin Thiên Chúa cứu lấy vị quân chủ, và ban cho vị ấy Chiến Thắng và Vinh Quang.
[Đôi lúc Thiên Chúa không lắng nghe lời cầu ấy như trong trận túc cầu mấy ngày qua…]
11. Trong chính việc tự định nghĩa mình là Nhà Nước với một Giáo Hội được thiết lập như thế, trong chính hữu thể học của mình, xem ra nước Anh đã vi phạm các kết án nghiêm khắc của Phòng vì làm sao nước ấy dám cho rằng với từng ấy các biểu tượng họ đã không đưa ra một lượng định về tính hợp pháp của niềm tin tôn giáo?
12. Tại Âu Châu, hiện đang có sự đa dạng hết sức lớn lao trong cách dàn xếp giữa Nhà Nước và Giáo Hội. Hơn một nửa dân số Âu Châu đang sống tại các Nhà Nước mà người ta không thể mô tả là thế tục được. Trong nền giáo dục công cộng, không thể tránh được việc Nhà Nước và các biểu tượng của nó có một chỗ đứng. Tuy nhiên, khá nhiều biểu tượng ấy có nguồn gốc tôn giáo hay bản sắc tôn giáo hiện đại. Ở Âu Châu, Thánh Giá là một biểu tượng hữu hình nhất xuất hiện trên vô số lá cờ, huy hiệu, dinh thự v.v… Quả là sai lầm khi cho rằng nó chỉ là và nguyên tuyền chỉ là một biểu tượng quốc gia, như một số người từng nghĩ. Nhưng cũng sai lầm không kém khi cho rằng nó chỉ có ý nghĩa tôn giáo, như một số người khác vốn nghĩ. Nó là cả hai, xét vì trong lịch sử, nó vốn là một thành phần trong bản sắc quốc gia của nhiều nước Âu Châu. [Có nhiều học giả cho rằng 12 Ngôi Sao của Hội Đồng Âu Châu cũng nói lên tính kép đôi nói trên!]
13. Qúy vị hãy ngắm bức hình của Nữ Hoàng Nước Anh treo trong lớp học. Giống Thánh Giá, bức hình đó cũng có một ý nghĩa kép. Nó là bức hình của Người Đứng Đầu Nhà Nước. Mà nó cũng là bức hình của Người Có Tước Hiệu Đứng Đầu Giáo Hội Nước Anh. Cũng giống trường hợp Đức Giáo Hoàng: vừa là Người Đứng Đầu một Nhà Nước, vừa là Người Đứng Đầu một Giáo Hội. Liệu có thể chấp nhận được việc một ai đó yêu cầu không được treo hình Nữ Hoàng ở trường vì nó không phù hợp với xác tín tôn giáo hay quyền được giáo dục của họ vì họ là Công Giáo, Do Thái Giáo hay Hồi Giáo hay không? Hay không phù hợp với xác tín triết lý của họ, vì họ vô thần? Liệu Hiến Pháp Ái Nhĩ Lan hay Hiến Pháp Đức có bị cấm không được treo trên tường lớp học hay đọc trong lớp học vì Lời Nói Đầu của văn kiện đầu có nhắc tới Thiên Chúa Ba Ngôi và Chúa Giêsu Kitô, và Lời Nói Đầu của văn kiện sau nói tới Thiên Chúa hay không? Dĩ nhiên, quyền tự do không theo tôn giáo phải bảo đảm rằng người học trò chống đối không bị bó buộc phải thực sự tham dự bất cứ hành vi tôn giáo nào, thực hành bất cứ nghi thức tôn giáo nào, hay phải gia nhập bất cứ tôn giáo nào như điều kiện để được hưởng các phúc lợi của nhà nước. Em đó có toàn quyền tự do không hát bài God Save The Queen (Chúa Cứu Nữ Hoàng) nếu điều đó va chạm tới thế giới quan của em. Nhưng liệu em đó có quyền yêu cầu người khác đừng hát bài đó không?
14. Sự dàn xếp như thế tại Âu Châu đem lại cho ta một bài học vĩ đại về tính đa nguyên và lòng khoan dung. Mọi trẻ em tại Âu Châu, dù vô thần hay có tôn giáo, dù là Kitô Giáo, Hồi Giáo hay Do Thái Giáo, đều được học rằng như một phần trong di sản Âu Châu của mình, một đàng Âu Châu nhấn mạnh tới quyền cá nhân của các em được tự do thờ phượng (dĩ nhiên với điều kiện phải tôn trọng quyền của người khác và trật tự công cộng), và quyền của các em không phải thờ phượng ai. Nhưng đồng thời, như một phần trong tính đa nguyên và lòng khoan dung của mình, Âu Châu cũng chấp nhận và tôn trọng một nước Pháp và một nước Anh; một nước Thụy Điền và một nước Đan Mạch, một nước Hy Lạp và một nước Ý. Tất cả các quốc gia này đều có những thực hành rất khác nhau trong việc thừa nhận các biểu tượng tôn giáo được Nhà Nước và các nơi công cộng nhìn nhận công khai.
15. Tại nhiều quốc gia không thế tục nói trên, một số đông dân số, có thể nói đại đa số, không còn theo tôn giáo nữa. Ây thế nhưng sự chồng chéo liên tục của các biểu tượng tôn giáo tại các nơi công cộng và nơi Nhà Nước vẫn được dân số thế tục chấp nhận như là một phần trong bản sắc quốc gia của họ và như một hành vi khoan dung đối với các đồng bào của họ. Một ngày kia, rất có thể nhân dân nước Anh sẽ dùng chủ quyền hiến định của họ để tách mình ra khỏi Giáo Hội Nước Anh, giống như người Thụy Điển. Nhưng điều đó tùy thuộc họ, chứ không tùy thuộc Tòa Án danh tiếng này, và chắc chắn Công Ước này không bao giờ được hiểu như có quyền cưỡng bức họ phải làm như thế.
16. Tại Âu Châu ngày nay, nhiều quốc gia đã mở cửa cho các cư dân và công dân mới. Chúng ta phải dành cho họ các bảo đảm của Công Ước. Ta phải dành cho họ sự lịch sự, chào đón và không kỳ thị. Nhưng không được diễn dịch sứ điệp khoan dung với người khác thành sứ điệp bất khoan dung với chính bản sắc mình, và thẩm quyền luật pháp của Công Ước không được nới rộng đòi hỏi hợp lý buộc Nhà Nước phải bảo đảm quyền tự do tôn giáo theo cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực tới chỗ đề nghị một cách vô lý và gây bỡ ngỡ rằng Nhà Nước phải từ bỏ một phần bản sắc văn hóa chỉ vì các tạo tác (artefacts) của bản sắc ấy có thể có tính tôn giáo hay có nguồn gốc tôn giáo.
17. Chủ trương được Phòng tiếp nhận không nói lên tính đa nguyên từng được hệ thống Công Ước phát biểu, mà chỉ nói lên các giá trị của một Nhà Nước thế tục. Nới rộng nó ra toàn bộ hệ thống Công Ước chỉ nói lên việc Mỹ Hóa Âu Châu mà thôi. Mỹ hóa theo hai phương diện: Thứ nhất, một luật lệ đơn độc và duy nhất cho mọi người, và thứ hai, một sự tách biệt cứng cỏi, theo kiểu Mỹ, giữa Giáo Hội và Nhà Nước, như thể người ta không tin nhân dân các nước Thành Viên có bản sắc không thế tục có thể sống phù hợp với các nguyên tắc khoan dung và đa nguyên. Âu Châu không phải như thế.
18. Âu Châu của Công Ước nói lên một cân bằng độc đáo giữa quyền cá nhân được chọn lựa tự do theo tôn giáo hay tự do không theo tôn giáo, và quyền tự do tập thể được dùng các biểu tượng tôn giáo và ngay cả một Giáo Hội để định nghĩa Nhà Nước và Quốc Gia của mình. Chúng ta tin tưởng các định chế dân chủ hiến định của ta có thể xác định các nơi công cộng và các hệ thống giáo dục tập thể của ta. Chúng ta tin tưởng các tòa án của chúng ta, trong đó có Tòa cao cả này, có thể bênh vực các quyền tự do cá nhân. Sự cân bằng trên từng phục vụ Âu Châu cách tốt đẹp cả hơn 60 năm qua.
19. Nó cũng là sự cân bằng dùng làm hải đăng cho toàn thế giới vì nó chứng minh điều này: quốc gia nào tin rằng dân chủ đòi họ phải cởi bỏ bản sắc tôn giáo của mình, quốc gia ấy không đúng. Phán quyết của Phòng đã phá vỡ sự cân bằng độc đáo nói trên và liều mình sẽ san bằng cảnh giới hiến định của ta bằng cách cướp đi gia tài chính là tính đa dạng hiến định của nó. Tòa đáng kính này nên phục hồi sự cân bằng trên.
20. Tôi xin nói tới lầm lẫn thứ hai về ý niệm của Phòng, là sự nhập nhằng (conflation) có tính thực tiễn và ý niệm giữa chủ nghĩa thế tục, tính thế tục và tính trung lập.
21. Ngày nay, đường phân rẽ chính về xã hội tại các Nhà Nước của ta liên quan tới tôn giáo không còn là giữa những người như Công Giáo và Thệ Phản nữa, mà là giữa người có tôn giáo và người ‘thế tục’. Tính thế tục không phải là một phạm trù trống rỗng, với nghĩa là vắng bóng niềm tin. Đối với nhiều người, nó là một thế giới quan phong phú, một thế giới quan, giữa nhiều xác tín khác, chủ trương một xác tín chính trị cho rằng tôn giáo chỉ có chỗ đứng hợp pháp trong lãnh vực tư và không được có bất cứ chồng chéo (entanglement) nào giữa thẩm quyền công cộng và tôn giáo. Thí dụ, chỉ các trường thế tục mới được tài trợ. Các trường tôn giáo phải là tư nhân và không được sự yểm trợ công cộng. Chủ trương đó là một chủ trương chính trị, đáng kính đấy, nhưng chắc chắn không “trung lập”. Các nhà nước không thế tục, dù hoàn toàn tôn trọng quyền tự do theo và tự do không theo tôn giáo, vẫn có thể có một hình thức tôn giáo công cộng nào đó như tôi đã nhắc ở trên. Chủ nghĩa thế tục bênh vực một quảng trường công cộng trần trụi, một bức tường lớp học không có bất cứ biểu tượng tôn giáo nào. Về phương diện luật pháp, quả là không trung thực khi tiếp nhận một chủ trương chính trị vốn chia rẽ xã hội và cho là nó trung lập.
22. Một số quốc gia như Hòa Lan và Vương Quốc Thống Nhất (UK), hiểu rõ thế lưỡng nan. Trong phạm vi giáo dục, các quốc gia này hiểu rằng trung lập không hệ ở việc hỗ trợ các chủ thể thế tục và chống lại các chủ thể tôn giáo. Bởi thế, các Nhà Nước này tài trợ cả các trường công cộng của thế tục, lẫn các trường công cộng của tôn giáo.
23. Nếu bảng mầu xã hội của một xã hội chỉ bao gồm các nhóm xanh dương, vàng và đỏ, thì đen, tức không mầu, sẽ là mầu trung lập. Nhưng một khi một trong các lực lượng xã hội trong xã hội ấy chọn đen làm mầu riêng của mình, thì việc chọn lựa ấy đâu còn là trung lập nữa. Chủ nghĩa thế tục không ủng hộ một bức tường mất hết mọi biểu tượng của Nhà Nước. Như thế, vạ tuyệt thông chỉ được ban hành cho các biểu tượng tôn giáo.
24. Hậu quả giáo dục của việc trên như thế nào?
25. Hãy sét dụ ngôn sau đây về Marco và Leonardo, 2 người bạn sắp sửa đi học. Leonardo tới nhà thăm Marco. Vừa bước vào, em thấy một Tượng Chịu Nạn. Em lên tiếng hỏi: ‘Cái gì đây?’. ‘Tượng Chịu Nạn, sao, mày không có một tượng ở nhà hay sao? Nhà nào cũng nên có một tượng’. Trở về nhà, Leonardo rất thắc mắc, giao động. Mẹ em nhẫn nại giải thích: ‘Họ là người Công Giáo tin đạo. Chúng ta thì không. Chúng ta đi đường khác’. Bây giờ, mời qúy vị tưởng tượng cảnh Marco tới thăm nhà Leonardo. ‘Trời đất! Không có Tượng Chịu Nạn sao? Tường hoàn toàn trống sao?’ Bạn em bảo: “Gia đình tao không tin chuyện vớ vẩn đó”. Marco trở về nhà, hết sức giao động. Mẹ em giải thích ‘con ạ, chúng ta đi đường khác’. Hôm sau, cả hai em tới trường. Qúy vị hãy tưởng tượng là trường có Tượng Chịu Nạn. Leonardo về nhà bị giao động: ‘Trường giống nhà Marco. Má ạ, má có chắc chắn mình không sao khi không có Tượng Chịu Nạn không?’ Đó chính là cốt lõi đơn khiếu nại của Bà Lautsi. Nhưng nếu qúy vị tưởng tượng cách khác: vào ngày đầu tiên, tường phòng học trần trụi. Marco về nhà, bị giao động, vừa mếu máo vừa nói: ‘Trường giống nhà Leonardo. Thấy không, con đã bảo má: mình không cần Tượng Chịu Nạn mà!’
26. Còn đáng lo ngại hơn nữa nếu Tượng Chịu Nạn vốn đã có ở đấy nhưng bỗng nhiên bị gỡ bỏ.
27. Xin qúy vị đừng lầm lẫn chuyện này: bức tường nhà nước bắt phải trần trụi, như trường hợp tại Pháp, rất có thể gợi nơi học sinh ý tưởng: Nhà Nước đang có thái độ bài tôn giáo. Chúng tôi tin tưởng học trình của Cộng Hòa Pháp sẽ dạy con em họ lòng khoan dung và tính đa nguyên và đánh tan ý tưởng trên. Luôn luôn có sự tác động qua lại giữa điều có trên tường và cách người ta bàn luận và dạy về nó ở trong lớp. Cũng thế, Tượng Chịu Nạn trên tường rất có thể bị quan niệm như một cưỡng đặt. Một lần nữa, còn tùy ở học trình có ngữ cảnh hóa và dạy trẻ em lòng khoan dung và tính đa nguyên trong các trường của Ý hay không. Cũng có thể đưa ra giải pháp khác là treo các biểu tượng của nhiều tôn giáo khác nhau và tìm ra nhiều phương tiện khác thích hợp hơn để chuyển tải sứ điệp đa nguyên.
28. Rõ ràng là: xét vì tính đa dạng của Âu Châu trong vấn đề này, nên không thể có một giải pháp chung cho mọi nước Thành Viên, mọi lớp học, mọi hoàn cảnh. Người ta cần phải xét tới thực tại xã hội và chính trị địa phương, các yếu tố dân số học của nó, lịch sử của nó, cảm quan tính và tính nhạy cảm của Cha Mẹ.
29. Có thể có những hoàn cảnh đặc biệt trong đó việc dàn xếp của Nhà Nước bị coi là cưỡng đặt và có tính thù nghịch, nhưng gánh nặng chứng minh nằm trên vai cá nhân và phải xác định ra các hạn chế cao để Nhà Nước khó nhân danh Công Ước mà can thiệp vào các chọn lựa giáo dục. Một luật lệ thích hợp cho mọi người, như trong phán quyết của Đệ Nhị Phòng, một phán quyết thiếu hẳn ngữ cảnh lịch sử, chính trị, dân số và văn hóa, chỉ là một phán quyết không đáng tham vấn, trái lại phá nát chính chủ nghĩa đa nguyên, tính đa dạng và lòng khoan dung mà Công Ước muốn bảo đảm và là dấu ấn của Âu Châu.