“Trong tinh thần hiệp thông cầu nguyện, xin Kính gởi đến những chiến sĩ Chúa Kitô tại Tam Toà với lòng ngưỡng mộ và sự kính phục”
Cuộc đàn áp Tôn giáo đã thực sự diễn ra tại Tam Tòa, thuộc Giáo Phận Vinh vào ngày 20-7-2009. Mọi người đều giật mình khi đọc những tin tức về vụ giáo dân tại Tam Toà bị đánh đập dã man, bị kéo lê cả người đến bất tĩnh, bị tống lên xe như súc vật, bị bắt giam một cách vô luật lệ.
Vào những ngày đầu của hạ tuần tháng 7, những hình ảnh giáo dân tại Tam Toà bị lực lượng công an tỉnh Quảng Bình ra tay đàn áp bằng đùi cui, roi điện, nhiều giáo dân đã bị đánh đập đến bất tĩnh, máu me đầm đìa cả mặt mũi. Bản tin được phóng lên nét làm mọi người bàng hoàng rơi lệ. Bản tin về Tam Toà được xuất hiện trên các diễn đàn thuộc loại tin nóng.
Được biết, hầu hết giáo dân Tam Toà đã di cư vào Nam theo cuộc di cư vĩ đại trốn chạy cộng sản vào năm 1954. Họ đến Đà Nẵng lập nghiệp và xây dựng nhà thờ cũng có tên gọi Tam Toà ở gần ga xe lửa Đà Nẵng. Trước năm 1975 nơi đây là một xứ đạo khá lớn. Một số khác đến lập nghiệp gần bờ biển Đà Nẵng và lập giáo xứ Thanh Bình, ngoài ra cũng có một số giáo dân đến sống tại Bãi dâu gần Gia Hội Huế và thành lập họ đạo Đại Phong. Từ đó Tam Tòa chỉ còn lại một số ít giáo dân sống trong cảnh đe doạ của chế độ cộng sản kể từ năm 1954.
Khi nghe tin Tam Toà bị đàn áp, tôi mường tượng lại hình ảnh của ngôi Thánh Đường nằm bên bờ sông Nhật Lệ mà tôi đã có dịp nhìn qua một lần trong chuyến ra Bắc vào khoảng năm 1989, ngôi Thánh Đường này đã bị chiến tranh tàn phá chỉ còn lại tháp chuông trơ trọi với nền nhà thờ hoang phế, nghe đâu khuôn viên nhà thờ đã bị Nhà Nước CSVN ngang nhiên chiếm làm công viên không cần lệnh báo gì ráo trọi.
Xứ Tam Toà xưa kia thuộc Tổng Giáo Phận Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2006, Tổng Giám Mục Huế chuyển Nam Giáo hạt Quảng bình cho Giáo Phận Vinh, từ đó Tam Toà trực thuộc giáo phận Vinh. Đức Cha Cao Đình Thuyên Giám mục Giáo phận Vinh liền bổ nhiệm cha Phêrô Lê Thanh Hồng về quản xứ Sen Bằng kiêm xứ Tam Toà.
Trong suốt thời gian qua, kể từ khi có cha Lê Thanh Hồng coi sóc, giáo dân thường tụ họp kinh nguyện tại nhà một giáo dân gần ngôi nhà thờ đổ nát này, kể cả các Thánh Lễ. Được biết, vào dịp Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong đền Thánh ngày 2 tháng 2 năm 2009, Đức Cha Cao Đình Thuyên đã về dâng Thánh lễ cầu bình an đầu năm cho dân chúng tại địa phương này. Thánh Lễ được cử hành trên nền nhà thờ đổ nát này với bàn Thánh tế lễ lộ thiên.
Câu chuyện đàn áp giáo dân tại Tam Toà lại xẩy ra đúng vào ngày 20 tháng 7, tôi sực nhớ ngày mà trước đây, thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thường gọi là ngày Quốc hận. Ngày 20-7-1954, cộng sản Việt Nam đã cấu kết với thực dân Pháp, ký Hiệp định Genève để phân chia đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Một cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam liền xẩy ra, vì dân chúng quá khiếp sợ cộng sản, trong đó có giáo dân Tam Toà, Quảng Bình, hầu hết đều bỏ cả nhà cửa ruộng vườn trốn vào Nam để lánh nạn cộng sản.
Nhà thờ Tam Toà bị chiến tranh tàn phá vào năm 1968, chỉ còn lại tháp chuông, đến nay sau 34 đất nước hết chiến tranh, nhưng ngôi Thánh đường thân yêu này vẫn chưa được tái thiết.
Ngày 20 tháng 7 năm 2009, giáo dân Tam Toà và một số giáo dân các giáo xứ bạn cùng nhau dựng một láng trại dùng làm nhà nguyện để thờ phụng Chúa. Công việc gần hoàn tất, thì lập tức nhà cầm quyền địa phương huy động một lực lượng công an hùng hậu đến đập phá, triệt hạ láng trại vừa mới dựng, và đánh đập giáo dân một cách dã man. Một số giáo dân bị bắt giam, sau khi bị những trận đòn tàn ác từ những tên công an sắt máu. Như thế, ngày 20 tháng 7 năm 2009 là ngày ghi dấu chứng tích của một cuộc đàn áp tôn giáo chính thức tại Tam Toà nói riêng và Giáo hội Công giáo Việt nam nói chung.
Nhiều giáo dân cho biết, nhà cầm quyền nơi đây cho rằng giáo dân Tam Toà dựng nhà trên nền cũ của nhà thờ Tam Toà là tiếp tay với Đế quốc Mỹ để xóa tan tàn tích tội ác của Mỹ, họ bị ghép vào thành phần “phản động” nên nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình đã cho lực lượng công an ra tay đàn áp một cách công khai và cực kỳ dã man. Điều buồn cười nhất là khi nghĩ đến câu chuyện ngôi Thánh Đường đã bị chiến tranh tàn phá chỉ còn lại tháp chuông, giáo hội địa phương chưa có điều kiện để tái thiết: ngày 26/3/1997, nhà cầm quyền tỉnh Quảng bình lại chơi kiểu chiếm đoạt cơ sở tôn giáo một cách ngon cơ, không cần giấy tờ, bằng việc tự động đưa ngôi nhà thờ của Tam Toà vào danh mục gọi là “di tích lịch sử” tội ác của Đế Quốc Mỹ.
Không rõ những ông đầu sỏ như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, khi qua Mỹ có đem chứng cứ “di tích lịch sử” tội ác này của Mỹ để đòi bồi thường hầu kiếm chút cháo chơi không nhỉ? Tôi lại liên tưởng đến cuộc dội bom 12 ngày đêm tại Khâm Thiên Hà nội vào những ngày lễ Giáng Sinh năm 1972, sao Bắc Bộ Phủ không để lại những ngôi nhà đổ nát tại Hà Nội, hay Hỏa lò để làm “di tích lịch sử, tội ác của Mỹ nguỵ” mà lại đi chiếm ngôi Thánh Đường Tam Toà để làm “di tích lịch sử”, kiểu cướp cạn này coi sao được? Cái chứng tích lịch sử quan trọng nơi cố đố Huế là đền Nam Giao, dùng để Tế Trời từ thời Nhà Nguyễn, sao đảng ta lại phá tan và biến thành đài liệt liệt sĩ của VC? Chứng tích tội ác chiến tranh do phiá cộng sản Hà nội gây ra tại miền Nam nước Việt nhiều lắm, như đại lộ kinh hoàng, như đại nội Huế và khắp mọi miền của miền Nam Việt nam vân vân và vân vân.
Chuyện quái gở và cười ra nước mắt, đó là chuyện vừa ăn cướp vừa la làng của đảng cộng sản Việt Nam tại Tam Toà như: bắt giam người trái phép, đập phá rồi cướp toàn bộ những vật dụng người ta dựng láng trại để làm nơi thờ tự, kể cả máy phát điện, máy quay phim, máy ảnh, dụng cụ nấu nướng, gạo cơm, rồi lại hiên ngang tuyên bố truy tố 7 giáo dân tội: “gây rối trật tự công cộng”. Thử hỏi ai gây rối trật tự công cộng khi mang đùi cui, roi điện đến tấn công, đánh đập giáo dân đến phun máy, phá sập láng trại, tịch thu theo kiểu cướp cạn tất cả những gì trên nền nhà thờ của giáo xứ Tam Toà. Tại sao những người bạn dân, người thi hành luật pháp là những tên công an và những người tự xưng đầy tớ của dân là nhà cầm quyền Quảng Bình lại có thể ăn ngược nói ngạo như thế coi sao được. Báo CAND lại đã đăng tên 7 giáo dân bị truy tố tội: “Gây rối trật tự công cộng ", đó là: Mai Hữu Thư (56 tuổi), Cao Thị Tình(52 tuổi), Nguyễn Quang Trung(36 tuổi), Mai Lòng( 23 tuổi), Hoàn Hữu(54 tuổi), Hoàng Thị Tý ( 21 tuổi) tất cả đều thuộc huyện Quảng Trạch và anh Nguyễn Văn Dẫn (35 tuổi) xả Văn Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá. Hoá ra, cả một hệ thống nhà cầm quyền cộng sản Việt nam.
Đã cố tình mở mặt trận đàn áp Giáo Hội Công giáo mà cụ thể là giáo xứ Tam Toà.
Nói về việc bắt bớ trái phép, việc vu cáo để áp đặt cái gọi là “vi phạm pháp luật nhà nước” và thường phủ chụp lên đầu, lên cổ nhân dân Việt nam, thì trong lịch sử nhân loại, chỉ có nhà nước cộng sản Việt Nam và các nước cộng sản mới làm những việc tày trời này.
Tóm lại qua những vụ việc xẩy ra tại Tam Toà ngày 20 tháng 7 năm 2009, toàn thể những người có lương tri trên thế giới đều nhìn nhận rằng đây là một cuộc đàn áp tôn giáo trắng trợn. Công an đã tịch thu luôn Thánh Giá là biểu tượng của niềm tin tôn giáo, là một sự xúc phạm tôn giáo không thể chối cải được.
Với niềm tin vào sự chiến tháng của Chúa Kitô phục sinh, xin mọi người hãy Hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà, cho Giáo Hội Việt Nam được ơn hiệp nhấn để cùng một lòng hát khúc hải hoàn ca, đè bẹp lũ satan, hầu mọi tôn giáo được tự do và dân tộc Việt nam sớm tìm được niềm an vui trong tự do, hạnh phúc.
Cuộc đàn áp Tôn giáo đã thực sự diễn ra tại Tam Tòa, thuộc Giáo Phận Vinh vào ngày 20-7-2009. Mọi người đều giật mình khi đọc những tin tức về vụ giáo dân tại Tam Toà bị đánh đập dã man, bị kéo lê cả người đến bất tĩnh, bị tống lên xe như súc vật, bị bắt giam một cách vô luật lệ.
Vào những ngày đầu của hạ tuần tháng 7, những hình ảnh giáo dân tại Tam Toà bị lực lượng công an tỉnh Quảng Bình ra tay đàn áp bằng đùi cui, roi điện, nhiều giáo dân đã bị đánh đập đến bất tĩnh, máu me đầm đìa cả mặt mũi. Bản tin được phóng lên nét làm mọi người bàng hoàng rơi lệ. Bản tin về Tam Toà được xuất hiện trên các diễn đàn thuộc loại tin nóng.
Được biết, hầu hết giáo dân Tam Toà đã di cư vào Nam theo cuộc di cư vĩ đại trốn chạy cộng sản vào năm 1954. Họ đến Đà Nẵng lập nghiệp và xây dựng nhà thờ cũng có tên gọi Tam Toà ở gần ga xe lửa Đà Nẵng. Trước năm 1975 nơi đây là một xứ đạo khá lớn. Một số khác đến lập nghiệp gần bờ biển Đà Nẵng và lập giáo xứ Thanh Bình, ngoài ra cũng có một số giáo dân đến sống tại Bãi dâu gần Gia Hội Huế và thành lập họ đạo Đại Phong. Từ đó Tam Tòa chỉ còn lại một số ít giáo dân sống trong cảnh đe doạ của chế độ cộng sản kể từ năm 1954.
Khi nghe tin Tam Toà bị đàn áp, tôi mường tượng lại hình ảnh của ngôi Thánh Đường nằm bên bờ sông Nhật Lệ mà tôi đã có dịp nhìn qua một lần trong chuyến ra Bắc vào khoảng năm 1989, ngôi Thánh Đường này đã bị chiến tranh tàn phá chỉ còn lại tháp chuông trơ trọi với nền nhà thờ hoang phế, nghe đâu khuôn viên nhà thờ đã bị Nhà Nước CSVN ngang nhiên chiếm làm công viên không cần lệnh báo gì ráo trọi.
Xứ Tam Toà xưa kia thuộc Tổng Giáo Phận Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2006, Tổng Giám Mục Huế chuyển Nam Giáo hạt Quảng bình cho Giáo Phận Vinh, từ đó Tam Toà trực thuộc giáo phận Vinh. Đức Cha Cao Đình Thuyên Giám mục Giáo phận Vinh liền bổ nhiệm cha Phêrô Lê Thanh Hồng về quản xứ Sen Bằng kiêm xứ Tam Toà.
Trong suốt thời gian qua, kể từ khi có cha Lê Thanh Hồng coi sóc, giáo dân thường tụ họp kinh nguyện tại nhà một giáo dân gần ngôi nhà thờ đổ nát này, kể cả các Thánh Lễ. Được biết, vào dịp Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong đền Thánh ngày 2 tháng 2 năm 2009, Đức Cha Cao Đình Thuyên đã về dâng Thánh lễ cầu bình an đầu năm cho dân chúng tại địa phương này. Thánh Lễ được cử hành trên nền nhà thờ đổ nát này với bàn Thánh tế lễ lộ thiên.
Câu chuyện đàn áp giáo dân tại Tam Toà lại xẩy ra đúng vào ngày 20 tháng 7, tôi sực nhớ ngày mà trước đây, thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm thường gọi là ngày Quốc hận. Ngày 20-7-1954, cộng sản Việt Nam đã cấu kết với thực dân Pháp, ký Hiệp định Genève để phân chia đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Một cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam liền xẩy ra, vì dân chúng quá khiếp sợ cộng sản, trong đó có giáo dân Tam Toà, Quảng Bình, hầu hết đều bỏ cả nhà cửa ruộng vườn trốn vào Nam để lánh nạn cộng sản.
Nhà thờ Tam Toà bị chiến tranh tàn phá vào năm 1968, chỉ còn lại tháp chuông, đến nay sau 34 đất nước hết chiến tranh, nhưng ngôi Thánh đường thân yêu này vẫn chưa được tái thiết.
Ngày 20 tháng 7 năm 2009, giáo dân Tam Toà và một số giáo dân các giáo xứ bạn cùng nhau dựng một láng trại dùng làm nhà nguyện để thờ phụng Chúa. Công việc gần hoàn tất, thì lập tức nhà cầm quyền địa phương huy động một lực lượng công an hùng hậu đến đập phá, triệt hạ láng trại vừa mới dựng, và đánh đập giáo dân một cách dã man. Một số giáo dân bị bắt giam, sau khi bị những trận đòn tàn ác từ những tên công an sắt máu. Như thế, ngày 20 tháng 7 năm 2009 là ngày ghi dấu chứng tích của một cuộc đàn áp tôn giáo chính thức tại Tam Toà nói riêng và Giáo hội Công giáo Việt nam nói chung.
Nhiều giáo dân cho biết, nhà cầm quyền nơi đây cho rằng giáo dân Tam Toà dựng nhà trên nền cũ của nhà thờ Tam Toà là tiếp tay với Đế quốc Mỹ để xóa tan tàn tích tội ác của Mỹ, họ bị ghép vào thành phần “phản động” nên nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình đã cho lực lượng công an ra tay đàn áp một cách công khai và cực kỳ dã man. Điều buồn cười nhất là khi nghĩ đến câu chuyện ngôi Thánh Đường đã bị chiến tranh tàn phá chỉ còn lại tháp chuông, giáo hội địa phương chưa có điều kiện để tái thiết: ngày 26/3/1997, nhà cầm quyền tỉnh Quảng bình lại chơi kiểu chiếm đoạt cơ sở tôn giáo một cách ngon cơ, không cần giấy tờ, bằng việc tự động đưa ngôi nhà thờ của Tam Toà vào danh mục gọi là “di tích lịch sử” tội ác của Đế Quốc Mỹ.
Không rõ những ông đầu sỏ như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, khi qua Mỹ có đem chứng cứ “di tích lịch sử” tội ác này của Mỹ để đòi bồi thường hầu kiếm chút cháo chơi không nhỉ? Tôi lại liên tưởng đến cuộc dội bom 12 ngày đêm tại Khâm Thiên Hà nội vào những ngày lễ Giáng Sinh năm 1972, sao Bắc Bộ Phủ không để lại những ngôi nhà đổ nát tại Hà Nội, hay Hỏa lò để làm “di tích lịch sử, tội ác của Mỹ nguỵ” mà lại đi chiếm ngôi Thánh Đường Tam Toà để làm “di tích lịch sử”, kiểu cướp cạn này coi sao được? Cái chứng tích lịch sử quan trọng nơi cố đố Huế là đền Nam Giao, dùng để Tế Trời từ thời Nhà Nguyễn, sao đảng ta lại phá tan và biến thành đài liệt liệt sĩ của VC? Chứng tích tội ác chiến tranh do phiá cộng sản Hà nội gây ra tại miền Nam nước Việt nhiều lắm, như đại lộ kinh hoàng, như đại nội Huế và khắp mọi miền của miền Nam Việt nam vân vân và vân vân.
Chuyện quái gở và cười ra nước mắt, đó là chuyện vừa ăn cướp vừa la làng của đảng cộng sản Việt Nam tại Tam Toà như: bắt giam người trái phép, đập phá rồi cướp toàn bộ những vật dụng người ta dựng láng trại để làm nơi thờ tự, kể cả máy phát điện, máy quay phim, máy ảnh, dụng cụ nấu nướng, gạo cơm, rồi lại hiên ngang tuyên bố truy tố 7 giáo dân tội: “gây rối trật tự công cộng”. Thử hỏi ai gây rối trật tự công cộng khi mang đùi cui, roi điện đến tấn công, đánh đập giáo dân đến phun máy, phá sập láng trại, tịch thu theo kiểu cướp cạn tất cả những gì trên nền nhà thờ của giáo xứ Tam Toà. Tại sao những người bạn dân, người thi hành luật pháp là những tên công an và những người tự xưng đầy tớ của dân là nhà cầm quyền Quảng Bình lại có thể ăn ngược nói ngạo như thế coi sao được. Báo CAND lại đã đăng tên 7 giáo dân bị truy tố tội: “Gây rối trật tự công cộng ", đó là: Mai Hữu Thư (56 tuổi), Cao Thị Tình(52 tuổi), Nguyễn Quang Trung(36 tuổi), Mai Lòng( 23 tuổi), Hoàn Hữu(54 tuổi), Hoàng Thị Tý ( 21 tuổi) tất cả đều thuộc huyện Quảng Trạch và anh Nguyễn Văn Dẫn (35 tuổi) xả Văn Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá. Hoá ra, cả một hệ thống nhà cầm quyền cộng sản Việt nam.
Đã cố tình mở mặt trận đàn áp Giáo Hội Công giáo mà cụ thể là giáo xứ Tam Toà.
Nói về việc bắt bớ trái phép, việc vu cáo để áp đặt cái gọi là “vi phạm pháp luật nhà nước” và thường phủ chụp lên đầu, lên cổ nhân dân Việt nam, thì trong lịch sử nhân loại, chỉ có nhà nước cộng sản Việt Nam và các nước cộng sản mới làm những việc tày trời này.
Tóm lại qua những vụ việc xẩy ra tại Tam Toà ngày 20 tháng 7 năm 2009, toàn thể những người có lương tri trên thế giới đều nhìn nhận rằng đây là một cuộc đàn áp tôn giáo trắng trợn. Công an đã tịch thu luôn Thánh Giá là biểu tượng của niềm tin tôn giáo, là một sự xúc phạm tôn giáo không thể chối cải được.
Với niềm tin vào sự chiến tháng của Chúa Kitô phục sinh, xin mọi người hãy Hiệp thông cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà, cho Giáo Hội Việt Nam được ơn hiệp nhấn để cùng một lòng hát khúc hải hoàn ca, đè bẹp lũ satan, hầu mọi tôn giáo được tự do và dân tộc Việt nam sớm tìm được niềm an vui trong tự do, hạnh phúc.