Blog của Tạp Chí America ngày 14 tháng 9 có trích nguồn tin của BBC cho rằng tại Trung Hoa, số người tham dự phụng vụ Chúa Nhật đông hơn hẳn so với toàn bộ Âu Châu. BBC nói rằng: không thể nói có bao nhiêu Kitô hữu hiện nay tại Trung Hoa, nhưng điều chắc là con số ấy đang bộc phá. Chính phủ bảo con số ấy là 25 triệu, gồm 18 triệu Thệ Phản và 6 triệu Công Giáo. Nhưng các nguồn tin độc lập đều cho rằng con số ấy bị ước đoán quá thấp. Khiêm nhường lắm cũng phải là 60 triệu. Thực vậy, con số người tham dự phụng vụ Chúa Nhật tại nước này hiện vượt quá con số đồng đạo của họ tại toàn bộ Âu Châu.
Các tân tòng thuộc đủ thành phần trong xã hội từ những nông dân thuộc các bản làng xa xôi tới các thanh thiếu niên tân thời thuộc giai cấp trung lưu thành thị. Cả Thệ Phản và Công Giáo đều được chia thành các giáo hội chính thức và hầm trú. Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước được chính phủ công nhận tự cử nhiệm các vị giám mục của mình và không được phép có bất cứ liên hệ nào với Vatican, dù người Công Giáo được phép nhìn nhận thẩm quyền thiêng liêng của Đức Giáo Hoàng.
Giáo Hội Công Giáo hầm trú, tức Giáo Hội được Vatican công nhận, là giáo hội lớn hơn. Từng bước từng bước, Vatican và chính phủ xích lại gần nhau hơn. Phần lớn các giám mục được cả hai bên nhìn nhận, và không bên nào thừa nhận thẩm quyền lớn hơn của bên kia.
Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, chính phủ Trung Hoa đã tỏ ra cứng rắn hơn, tự ý phong chức cho các vị giám mục trước sự chống đối quyết liệt của Vatican. Giáo Hội còn phạt tuyệt thông một trong các vị giám mục này.
Thành thử khó có thể coi giáo hội chính thức chỉ là một thứ bù nhìn. Tim Gardam, ký giả của BBC, từng viếng thăm làng Hou Sangyu thuộc khu đồi núi vùng phía Tây Bắc Kinh, nơi Giáo Hội Công Giáo từng có mặt từ thế kỷ 14. Đức tin vững chắc của những giáo dân này đã vượt qua cuộc xâm lăng của Nhật Bản và Cách Mạng Văn Hóa. Bệnh xá của làng được các nữ tu săn sóc, một trong các nữ tu này là người Nội Mông, vốn là thành trì Công Giáo. Nhiều ứng sinh linh mục xuất thân từ làng này.
Theo Tim Gardam, nhiều nhà thờ tại Trung Hoa hiện nay không đủ chỗ chứa giáo dân vì con số Kitô hữu tại đây đang gia tăng nhanh chóng. Trong Kitô Giáo Trung Hoa, người ta thấy có sự phức tạp mà người Tây Phương xem ra không hiểu rõ. Trước nhất, Công Giáo và Thệ Phản được nhà nước coi là hai tôn giáo hoàn toàn biệt lập.
Nhưng bất kể sự kiện ấy, trong suốt thế kỷ 20, Kitô Giáo bị liên kết với chủ nghĩa đế quốc Tây Phương. Sau chiến thắng năm 1949 của Cộng Sản, mọi nhà truyền giáo đều bị trục xuất, nhưng Kitô Giáo vẫn được phép hoạt động trong các giáo hội được nhà nước công nhận, bao lâu họ tỏ lòng trung thành hàng đầu với Đảng Cộng Sản.
Dù thế, Mao vẫn cho rằng tôn giáo là “thuốc độc” và cuộc Cách Mạng Văn Hóa của hai thập niên 1960 và 1970 đã cố gắng nhổ tận gốc nó. Bị đẩy vào thế hầm trú, Kitô Giáo không những sống sót mà với các vị tử đạo, còn phát triển thêm nữa.
Tardam cho rằng: kể từ thập niên 1980, khi tín ngưỡng tôn giáo được phép hoạt động, các giáo hội chính thức dần dần tạo được nhiều không gian hơn cho chính họ. Họ vẫn phải tường trình cho Ban Tôn Giáo Nhà Nước, bị cấm không được hoạt động ngoài nơi thờ phượng và phải tuân theo khẩu hiệu “Yêu Tổ Quốc – Yêu Tôn Giáo”. Nhà nước tự do cổ vũ chủ nghĩa vô thần tại các học đường nhưng đảm nhiệm vai trò “bảo vệ và tôn trọng tôn giáo cho tới khi tôn giáo tự nó biến mất”.
Theo Tardam, Giáo Hội Thệ Phản chính thức phát triển nhanh hơn Giáo Hội Công Giáo. Tại trung tâm Bắc Kinh, sáng Phục Sinh có tới 5 buổi lễ, mỗi buổi có hơn 1,500 người thờ phượng. Trường giáo lý chật ních, các em phải tràn ra đường phố. Tuy nhiên, những con số này không thấm thía gì so với các giáo hội hầm trú “tại gia” có mặt khắp nước. Điều bị nhà cầm quyền không khoan nhượng là các giáo hội này không nhìn nhận bất cứ thẩm quyền chính thức nào đối với tổ chức của họ.
Nhà nước rất sợ ảnh hưởng của chủ nghĩa phúc âm Mỹ và nền thần học của một số giáo hội tại gia mang khuynh hướng này, nhưng, xét về nhiều phương diện, các giáo hội này có đặc điểm Trung Hoa rõ nét, nhiều đặc sủng, có năng lực và trẻ trung.
Một Kitô hữu trẻ có học mô tả giáo hội của cô như sau: “chúng tôi có 50 nhà chuyên nghiệp trong giáo hội này. Mọi người đều bận rộn làm việc, ít có thì giờ giao du, mà nếu có giao du thì phải mang một bộ mặt giả. Nhưng trong giáo hội, ai cũng cảm thấy ấm cúng, được chào đón… họ thấy người khác thật tình thương yêu họ, nên họ thực sự muốn thuộc về cộng đoàn, rất nhiều người tới đây vì lý do đó”.
Một nhà khoa bảng Trung Hoa thân cận với chính phủ cho Tardam hay: chính phủ quyết định làm ngơ các giáo hội tại gia, không coi họ là đe dọa như Falun Gong. Nhưng nếu các giáo hội này vượt quá đường răn, như từng xẩy ra tại Bắc Kinh năm nay, đem việc thờ phượng ra ngoài phố, thì nhà cầm quyền sẽ ra tay trừng trị.
Tại một vài khu vực, nhà nước tìm cách chiêu dụ Kitô Giáo vào “đại ý” của chương trình “xã hội hoà hợp”, một khẩu hiệu đang được quảng bá sâu rộng trong dân chúng. Nhà nước tỏ ra quan tâm tới chương trình chuẩn bị hôn nhân của Tin Lành gọi là “Alpha Marriage Course” vì nạn ly dị đang hết sức leo thang nơi người trẻ Trung Hoa.
Điều nhà cầm quyền lo sợ là lý do tại sao có quá nhiều người hướng về các giáo hội. Tardam từng nghe người ta nói tới cuộc khủng hoảng tâm linh hiện nay tại Trung Hoa, một kiểu nói từng được Thủ Tướng Ôn Gia Bảo sử dụng. Người già thì cho rằng những chân lý chắc nịch của chủ nghĩa Mác-Lênin đã âm thầm biến mất trong xã hội “tư bản chủ nghĩa” nặng nhất trên thế giới. Người trẻ, trong ý muốn làm giầu mau, coi niềm tin vào các định chế, giữa các cá nhân và các thế hệ đã không còn.
Giáo Sư He Guanghu thuộc Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh về môn tôn giáo, nói với Tardam: “Thờ Tiền Bạc… đã trở thành mục tiêu đời sống của nhiều người. Thiển nghĩ tự nhiên sẽ có những người không thỏa mãn… sẽ đi tìm một ý nghĩa nào đó cho đời sống, đến nỗi khi Kitô Giáo xuất hiện trong đời họ, là họ ôm chặt lấy nó”.
Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa
Tạp chí America cũng đồng quan điểm coi tình hình Kitô Giáo tại Trung Hoa khá phức tạp. Bài báo ngày 7 tháng 11 năm 2005 của Ann Maheu, một nữ tu Maryknoll, phục vụ tại Trung Tâm Chúa Thánh Thần ở Hồng Kông từ năm 1990, chuyên nghiên cứu về Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa, cho rằng phần lớn người ta vốn nghĩ mối liên hệ giữa Trung Hoa và Vatican là giải pháp cho nhiều thách thức hiện đang đặt ra cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa. Thực ra, đó chỉ là một trong nhiều yếu tố chi phối phúc lợi của Giáo Hội này.
Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa lớn nhỏ ra sao? Người ta ước lượng có khoảng 12 triệu người Công Giáo, với 110 giáo phận và hơn 6,000 nhà thờ. Số giám mục là 136 với 3,000 linh mục và hơn 5,000 nữ tu. Về hiện tình Giáo Hội tại Trung Hoa, các ý kiến có khác nhau đi từ lạc quan tếu tới bi quan quá độ. David Aikman, trong cuốn Jesus in Beijing (Chúa Giêsu Tại Bắc Kinh), xuất bản năm 2003, vẽ ra một hình ảnh thật sáng sủa về Kitô Giáo tại Trung Hoa. Ông xác tín rằng tôn giáo đang tác động mạnh trên chính trị, giáo dục và kinh tế. Ông dùng các số liệu thống kê để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông cho rằng: năm 1949, con số người Công Giáo chỉ là 4 triệu; ngày nay, con số ấy là 12 triệu. Ông cho hay: sự gia tăng của người Thệ Phản còn lớn hơn thế nữa: từ 1 triệu năm 1949 lên tới khoảng 70 triệu ngày nay. Căn cứ vào những số liệu này, ông suy đoán trong 30 năm tới, Trung Hoa sẽ trở thành quốc gia Kitô Giáo lớn nhất trong lịch sử Kitô Giáo.
Nhưng thứ Kitô Giáo mà Aikman cho rằng đang phát triển mạnh ấy gần như không có chỗ đứng trong Đạo Công Giáo. Sự lạc quan của ông còn khiến ông tiên đoán là nhiều người Hồi Giáo sẽ trở thành Kitô hữu, nhờ thế, ta đạt được điều mà thế giới Kitô Giáo chưa bao giờ đạt được trước đây. Sự lạc quan ấy đi ngược lại thực tế. Người Công Giáo tại Trung Hoa mới chỉ chiếm khoảng 1 phần trăm dân số, và phần đông đều là nông dân nghèo và vô học. Cuộc lữ hành của Đạo Công Giáo tại Trung Hoa là cuộc hành trình leo đèo lội suối tiến về một tương lai xa tắp.
Các học giả khác, như Gianni Criveller, cho rằng dù xứ sở này đang thay đổi mau chóng về phương diện kinh tế và xã hội, nhưng trong hơn 20 năm qua, nó chẳng thay đổi chi về chính trị và tôn giáo. Theo các học giả này, các thay đổi có tầm mức liên quan tới tôn giáo gần đây nhất xuất hiện thời Đặng Tiểu Bình qua Văn Kiện số 19, ngày 31 tháng 3 năm 1982, và Điều 36, ngày 12 tháng 4 năm 1982, về tự do tôn giáo trong Tân Hiến Pháp. Ngay ba văn kiện ban hành hồi tháng 3 năm 2003 nhằm hệ thống hóa Giáo Hội tại Trung Hoa và Các Qui Định Mới Về Các Vấn Đề Tôn Giáo (Sắc Lệnh Số 426) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2005, cũng cho thấy rất ít thay đổi theo chiều hướng cởi mở.
Theo nữ tu Maheu, nhìn hiện tình theo lối đoản kỳ, dĩ nhiên, người ta phải đồng ý với phe bi quan; nhưng nếu nhìn nó theo lối trường kỳ, họ phải đồng ý rằng Giáo Hội Trung Hoa đang có những bước lạc quan kể từ đầu thập niên 1980.
Muốn lượng định tình hình Giáo Hội Trung Hoa ngày nay, cần phải nhìn tới các vị giám mục, linh mục, nữ tu và giáo dân của Giáo Hội này.
Các giám mục tại Trung Hoa
Từ tháng Giêng năm 2005, ít nhất mỗi tháng có một vị giám mục qua đời. Hiện nay, có 70 vị còn hoạt động trong Giáo Hội công khai, và 48 vị trong Giáo Hội thầm lặng. 18 vị giám mục hầm trú coi như bị giam cầm. Các vị giám mục gần như suốt đời sống trong tù đầy hay trại lao động sắp sửa trở thành quá khứ, họ là những con người can trường sẵn sàng dâng hiến tất cả cho Chúa Kitô. Việc họ ra đi sẽ kết thúc thời kỳ bi đát trong lịch sử Giáo Hội Trung Hoa và đem tới một thời kỳ thay đổi chưa từng có, mà chiều kích thì chưa ai biết rõ.
Các vị giám mục trẻ tuổi nhất trên thế giới hiện nay chính là các vị giám mục tại Trung Hoa. Họ là dấu chỉ của mới mẻ và sức sống. Các linh mục có tuổi hơn, những người từng chịu đau khổ nhiều, thường là những người dè dặt. Các tân giám mục sẵn sàng dấn thân mạo hiểm hơn. Họ mong muốn đem Giáo Hội vào thế kỷ 21. Nhiều vị trong số này, từng du học ngoại quốc, nên tỏ ra khoan dung hơn với các đối tác của mình trong Giáo Hội thầm lặng và có cái nhìn đại kết rộng rãi hơn. Tương lai của Giáo Hội Trung Hoa tùy thuộc các vị này.
Các nữ tu Trung Hoa
Từ năm 1991, nữ tu Maheu năng đi thăm các nữ tu khắp Trung Hoa và chăm chú quan sát diễn tiến cuộc sống tu trì của họ. Nói chung, các nữ tu này rất nghèo. Nhà ở của họ thường là các chủng viện bỏ trống. Nhưng nếu đời sống Giáo Hội tùy thuộc các nữ tu, thì một cách lượng định tình hình Giáo Hội là tìm hiểu xem điều gì đã xẩy ra cho các nữ tu này từ ngày Trung Hoa mở cửa.
Các nữ tu phải trải qua một đoạn đường rất dài. Ngày nay, có hai trung tâm huấn luyện, trong đó, hàng năm có tuyển sinh để được huấn luyện về mọi khía cạnh của cuộc sống tu trì. Tại một vài khu vực, đã thiết lập ra hội đồng các bề trên dòng. Các nữ tu từ Hồng Kông và Đài Loan tới hướng dẫn các buổi tĩnh tâm hay tập huấn. Nhiều nhân viên thuộc văn phòng giáo lý Hồng Kông đến giúp huấn luyện về giáo lý. Mỗi mùa hè, các nữ tu từ đất liền qua Hồng Kông tham dự các khóa học chuyên biệt về đời sống tu trì. Khá đông các nữ tu trong đất liền từng du học hay đang du học tại ngoại quốc. Người cùi đang tìm được hy vọng qua việc phục vụ đầy yêu thương của các nữ tu, và một số đông các nữ tu đang được huấn luyện để chăm sóc các bệnh nhân AIDS.
Tuy nhiên, các nữ tu vẫn còn một con đường khá dài để đi. Nhiều người vẫn còn cần được đào tạo tốt hơn về đời sống tu trì cũng như học thuật. Điều này hết sức quan yếu khi rất nhiều sinh viên đại học đang khám phá ra Kitô Giáo hay đang đi tìm ý nghĩa trong đời. Rất ít nữ tu được huấn luyện cho môi trường trí thức này.
Các linh mục Trung Hoa
Tình trạng các linh mục trẻ Trung Hoa có nhiều vấn đề hơn là tình trạng các nữ tu. Họ nhận nhiều trách nhiệm hơn, thường là ngay sau khi thụ phong, và thường là người ta đặt quá nhiều hy vọng ở các ngài.
Nhưng xét chung, các linh mục trẻ cũng nhận được nhiều lợi điểm hơn các nữ tu. Nền giáo dục và các phương tiện giáo dục của họ cao hơn; họ có nhiều cơ hội du hành hơn; càng ngày càng có nhiều linh mục tốt nghiệp ở ngoại quốc hay đang học tại ngoại quốc hơn. Tuy nhiên, họ chịu nhiều áp lực hơn các nữ tu. Trước khi vào chủng viện, họ chịu nhiều áp lực của gia đình, nhất là nếu họ là con trai duy nhất hay con trai cả. Khi đã nhập chủng viện, họ chịu áp lực phải đạt thành tích học tập, dù không có hậu cảnh hay tài nguyên thích đáng. Họ còn bị nhiều áp lực chính trị từ chính phủ hơn các nữ tu. Nhu cầu thiêng liêng của họ đôi khi bị lãng quên vì nhu cầu nhồi sọ chính trị. Sau khi thụ phong, khoảng phân cách thế hệ tạo ra nhiều áp lực như các linh mục già hay so sánh phẩm chất của lớp trẻ với phẩm chất các thế hệ đàn anh. Ngoài ra, nhiều linh mục trẻ còn phải phục vụ tại những vùng xa xôi, nghèo nàn. Nhiều vị sống rất nghèo và cô đơn, chỉ nhờ vào bổng lễ từ ngoại quốc.
Giáo dân Trung Hoa
Phần đông người Công Giáo Trung Hoa tập trung tại các vùng nông thôn. Trong lịch sử, các nhà truyền giáo cũng đã làm nhiều người ở nông thôn trở lại đạo hơn người tỉnh thành. Người Công Giáo cũng có khuynh hướng tập trung tại 2 tỉnh Hebei và Shaanxi hơn. Hebei là quê hương của ít nhất 1/4 người Công Giáo cả nước. Hebei cũng là trung tâm của Giáo Hội hầm trú, nơi xẩy ra phần lớn các vụ bắt bớ giám mục và giáo dân. Tỉnh này cũng tự hào có nhiều “làng Công Giáo”, nơi hầu hết dân làng đều là người Công Giáo. Dự thánh lễ sáng sớm tại những làng này là một kinh nghiệm cảm động. Sự sâu sắc đức tin của dân làng là điều bạn có thể cảm thấy. Nữ tu Maheu kể lại có dịp đi thăm một làng loại này với 2 phụ nữ Đức thuộc tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu. Khi Thánh Lễ kết thúc, một trong hai phụ nữ này xúc động quá, không ở lại tham dự buổi lễ chúc mừng của dân làng, mà chạy ra ngoài một mình và bật khóc.
Liệu một đức tin như thế có thể sống sót trong một Trung Hoa đang càng ngày càng theo chủ nghĩa tiêu thụ hay không? Còn các người Công Giáo tại các đô thị thì sao? Cơn sốt Kitô Giáo của thập niên 1980 tại Trung Hoa không bao giờ có tác dụng sâu xa trong Giáo Hội Công Giáo. Bị chia rẽ nội bộ, gặp các khó khăn trong các liên hệ giữa Trung Hoa và Vatican, phải xây dựng lại các cơ cấu bị Cách Mạng Văn Hóa phá xập, phải lo giáo dục các thế hệ linh mục và nữ tu trẻ tuổi, ấy là mới kể một số khó khăn, Giáo Hội Công Giáo không còn hơi sức phát triển phẩm chất việc chăm sóc mục vụ cách thoả đáng để đáp ứng nhu cầu thiêng liêng của giáo dân cả ở vùng quê lẫn thành thị. Phần lớn các cố gắng được tập trung vào việc giúp giáo dân từ bỏ dị đoan mê tín và thẩm thấu giáo huấn của Công Đồng Vatican II chứ không hẳn chỉ là việc dùng ngôn ngữ Trung Hoa trong Thánh Lễ.
Dù các vị giám mục rất coi trọng vai trò của giáo dân và những mong họ đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn, nhưng nói chung, hàng ngũ giáo dân vẫn còn nhiều thụ động.
Giáo Hội công khai và Giáo Hội hầm trú
Nhìn một cách qua loa theo lối đơn giản chủ nghĩa, người ta vẫn coi giáo hội công khai là giáo hội yêu nước, trung thành với chính phủ, không hiệp thông với Đức Giáo Hoàng hay Giáo Hội hoàn vũ. Trái lại, Giáo Hội hầm trú là giáo hội trung thành, hiệp thông với Tòa Thánh và Giáo Hội hoàn vũ. Thực tế có phức tạp hơn thế về cả ba phương diện: lịch sử, giáo hội học và giáo luật.
Trước nhất, ta phải hiểu rằng không hề có hai giáo hội Công Giáo tại Trung Hoa. Chỉ có một Giáo Hội tại đó mà thôi. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II luôn thận trọng nói tới Giáo Hội Trung Hoa như một giáo hội duy nhất. Thứ hai, Trung Hoa không có một Giáo Hội Công Giáo “yêu nước”. Chỉ có Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Hoa mà thôi, đây là một tổ chức chính trị do Đảng Cộng Sản thiết lập để theo dõi và điều hướng sinh hoạt của Giáo Hội công khai.
Họ cũng tổ chức các hội tương tự để theo dõi 5 tôn giáo được nhà nước công nhận. Các giáo hội được điều hành cách tự do ra sao là gần như hoàn toàn tùy thuộc phẩm chất các viên chức phục vụ trong các hội này, tùy thuộc động cơ của họ, sự hiểu biết và lòng kính trọng tôn giáo của họ. Nhiều người phục vụ trong các hội này chỉ nhằm bổng lộc và quyền hành mà thôi. Cuối cùng, sự chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa có tính chính trị, chứ không phải tín lý.
Kiểu nói “công khai” và “hầm trú” cũng không lột tả được thực tế. Các giáo hội chỉ là có đăng ký hay không đăng ký mà thôi. Các qui định của chính phủ đòi phải có việc đăng ký các nơi thờ phượng. Các giáo hội công khai, chính thức hay được chính phủ công nhận, thẩy đều được đăng ký. Các giáo hội hầm trú là các giáo hội không được đăng ký, và các nơi thờ phượng từ khước đăng ký đều bị coi là bất hợp pháp và phải chịu đóng cửa và dẹp bỏ. Tuy nhiên, các nhà cầm quyền ở một số nơi xử lý rất khác nhau với cả các nhóm đăng ký lẫn không đăng ký.
Giáo Hội hầm trú không ẩn nấp theo nghĩa đen. Ở một số khu vực, nhà thờ “hầm trú” khá lớn và rất đẹp, giữa chốn thị thành thanh thiên bạch nhật để mọi người thấy. Ngược lại, ở một vài địa điểm, nó ở mãi tận lầu bẩy! Tại một ít nơi, nhà thờ hầm trú là nhà thờ Công Giáo duy nhất của khu vực. Tuy nhiên, tại nhiều nơi khác, người ta phải họp nhau tham dự Thánh Lễ hay cầu nguyện tại các tư gia. Đó là những cộng đoàn bị công an theo dõi sát nút. Tại một số chủng viện công khai, các giám mục hầm trú được sử dụng làm giáo sư. Lại có nơi, cả giáo hội công khai lẫn giáo hội hầm trú cùng sử dụng một tòa nhà để thờ phượng trong khi tại nơi khác, họ hoàn toàn chống chọi nhau. Cũng có nơi, một vị có thể vừa là giám mục của Giáo Hội hầm trú vừa là linh mục của Giáo Hội công khai.
Nữ tu Maheu cho rằng người Tây Phương, tức những người thích đóng hộp sự vật thành phạm trù rõ nét, không mấy thoải mái với cái loại hàm hồ trên.
Mối liên hệ Trung Hoa và Vatican
Nhiều người tự hỏi Đức Bênêđíctô XVI có cơ hội thực hiện được nhiều cải tiến với Trung Hoa hơn vị tiền nhiệm của ngài hay không? Như mọi người biết, Đức Gioan Phaolô II hết lòng đối với nhân dân Trung Hoa và nền văn hóa tuyệt vời của họ. Ngài cầu nguyện cho Trung Hoa hàng ngày và một trong ước vọng sâu xa nhất của ngài là được đặt chân lên Trung hoa, hôn mảnh đất và gặp gỡ nhân dân nước này. Để tỏ lòng thành thật, ngài đã lên tiếng xin lỗi Trung Hoa về những lỗi lầm của các nhà truyền giáo ngày xưa; ngài tìm đủ dịp để nói về Trung Hoa và Giáo Hội ở đó. Chắc chắn ngài đã dùng mọi sự trong quyền hạn của ngài để cải thiện tình thế.
Người ta đã nói nhiều đến vai trò của Đức Gioan Phaolô II trong việc lật đổ chủ nghĩa Cộng Sản ở Đông Âu. Vai trò ấy có bị nói quá hay không thì cũng thế thôi. Đối với nhà cầm quyền Trung Hoa, dù ngài đóng vai trò như thế nào đi chăng nữa, ngài vẫn là một đe dọa nghiêm trọng.
Hậu cảnh của Đức Bênêđíctô XVI khác nhiều lắm, nhưng nhiệm vụ của ngài cũng vẫn hết sức nặng nề. Nhiều người khuyên ngài hãy thiết lập liên hệ trước, sau đó mới bàn tới chi tiết. Nhưng xem ra, ngài đã không nghe theo lời khuyên này. Điều chủ yếu vẫn là phải xem sét các chi tiết, trước khi thiết lập liên hệ để bảo đảm việc không một nguyên tắc nào phải hy sinh.
Dưới triều của Đức Bênêđíctô XVI, các viên chức Vatican đã cố gắng thuyết phục chính phủ Trung Hoa rằng sứ mệnh của Giáo Hội có tính tôn giáo chứ không chính trị. Liệu chính phủ Trung Hoa có hiểu thứ ngôn ngữ này hay không trong khi tại xã hội của họ, điều gì cũng có mầu sắc chính trị cả? Các viên chức Vatican cũng từng cố gắng thuyết phục chính phủ Trung Hoa rằng một giáo hội độc lập đối với sự canh chừng và kiểm soát của chính phủ sẽ làm việc hữu hiệu hơn cho việc ổn định quốc gia. Lời thuyết phục này không dễ gì lọt tai họ. Giáo Hội Trung Hoa vẫn sẽ sống còn dù có hay không có liên hệ ngoại giao giữa nhà nước với Tòa Thánh. Điều hiển nhiên là liên hệ ấy có lợi cho cả đôi bên. Dù sao, sự kiện Đức Bênêđíctô XVI, ngay từ đầu triều đại, đã đưa ra nhiều cử chỉ thân thiện với Trung Hoa đủ cho thấy ngài sẵn sàng mở lại các cuộc đối thoại. Không biết Trung Hoa có sẵn sàng như ngài không? Qua lòng trung thành của rất nhiều linh mục, nữ tu trẻ và giáo dân, những người đang càng ngày càng đảm nhiệm nhiều trách nhiệm lãnh đạo trong phạm vi mục vụ và xã hội hơn, Giáo Hội tại Trung Hoa tiếp tục cho thấy nhiều hứa hẹn. Việc phong chức hai giám mục phụ tá gần đây tại hai thành phố quan trọng là Thượng Hải và Thiên An (Xian), cả hai đều được được Tòa Thánh và chính phủ Trung Hoa loan báo, là dấu hiệu Giáo Hội tại Trung Hoa đã sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển kế tiếp.
Tòa Thánh lên án việc chính phủ Trung Hoa cử nhiệm giám mục
Các dấu chỉ lạc quan trên đây của nữ tu Maheu vào đầu triều đại Bênêđíctô XVI chẳng bao lâu sau đã như tan biến mất với việc chính phủ Trung Hoa tự ý cử nhiệm giám mục. Austen Ivereigh, trên Blog của America ngày 24 tháng 11 năm 2010, nhận định rằng: với việc cử nhiệm này, chính phủ Trung Hoa đã lái cỗ xe ngựa của mình lên trên các cố gắng cần mẫn của Vatican nhằm vượt qua hố phân cách giữa “Giáo Hội Công Giáo yêu nước” và “Giáo Hội hầm trú”.
Trong cuộc phỏng vấn “Ánh Sáng Thế Gian”, Đức Bênêđíctô XVI cho thấy rõ ngài hết sức mong muốn được thấy hai giáo hội ấy hợp nhất. Ngài nói: “cho dù các khó khăn bất ngờ luôn luôn hiện diện, hiện đang có nhiều hy vọng chúng ta sẽ dứt khoát vựợt qua được sự phân cách. Đây là một mục tiêu hết sức thân thiết đối với tôi và tôi mang việc ấy vào lời cầu nguyện hàng ngày với Chúa”.
Sau đó, ngài kể ra các khai triển tích cực, tiết lộ rằng hầu như mọi giám mục “yêu nước” đều tìm cách hợp nhất với Rôma. Ý muốn được hiệp thông với Đức Giáo Hoàng “không bao giờ khuyết diện nơi các giám mục được thụ phong bất hợp pháp”. Ngài cho hay việc này “khiến cho trên thực tế mọi giám mục đều đã dấn thân vào con đường hiệp thông, một diễn trình trong đó ta phải kiên nhẫn đồng hành với họ và cùng làm việc với họ trên căn bản từng người một”.
Thứ hai, “các giám mục được tấn phong cách bí mật, những người không được nhà nước công nhận, nay cũng được hưởng nhờ sự kiện này là ngay vì các lý do chính trị, chính phủ cũng không lợi lộc gì trong việc giam tù các giám mục Công Giáo và tước đoạt quyền tự do của họ trong việc trung thành với Rôma”.
Nhưng nếu đấy là những dấu chỉ tích cực, thì việc Giáo Hội yêu nước đề cử Cha Joseph Guo Jincai đứng đầu giáo phận Chengde đủ cho thấy “các khó khăn bất ngờ” vẫn còn lớn đến thế nào. Đây là lần đầu tiên một giám mục được đề cử bất chấp Rôma, nó quả đánh dấu một bước thụt lùi trông thấy.
Tuyên bố của Vatican về việc này khá gay gắt. Nó mô tả việc tấn phong này là “vết thương đau đớn gây ra cho việc hiệp thông của Giáo Hội và là một vi phạm trầm trọng đối với kỷ luật Công Giáo” mang theo nó vạ tuyệt thông tiền kết đối với Cha Guo Jincai.
Tuyên bố cũng cho biết: việc tấn phong này vẫn được thi hành dù một năm qua, Tòa Thánh đã nhiều lần phản đối: “Suốt trong năm nay, nhiều lần Tòa Thánh đã truyền đạt tới nhà cầm quyền Trung Hoa lời chống đối việc phong chức giám mục cho Cha Joseph Guo Jincai. Bất chấp việc ấy, nhà cầm quyền nói trên vẫn quyết định tiến hành đơn phương, phá hoại bầu khí tôn trọng từng được thiết lập bằng nhiều cố gắng lớn lao, với Tòa Thánh và với Giáo Hội Công Giáo qua các cuộc tấn phong giám mục gần đây. Cái chủ trương đặt mình lên trên các giám mục và lèo lái sinh hoạt của cộng đồng giáo hội như thế này không phù hợp với tín lý Công Giáo; nó xúc phạm đến Đức Thánh Cha, đến Giáo Hội Trung Hoa và Giáo Hội hoàn vũ, và làm phức tạp thêm các khó khăn mục vụ hiện thời”.
Cuộc đối thoại với nhà cầm quyền Trung Hoa và tương lai Giáo Hội Trung Hoa vẫn là một hành trình dài đòi hỏi nhiều cố gắng và thông sáng.
Các tân tòng thuộc đủ thành phần trong xã hội từ những nông dân thuộc các bản làng xa xôi tới các thanh thiếu niên tân thời thuộc giai cấp trung lưu thành thị. Cả Thệ Phản và Công Giáo đều được chia thành các giáo hội chính thức và hầm trú. Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước được chính phủ công nhận tự cử nhiệm các vị giám mục của mình và không được phép có bất cứ liên hệ nào với Vatican, dù người Công Giáo được phép nhìn nhận thẩm quyền thiêng liêng của Đức Giáo Hoàng.
Giáo Hội Công Giáo hầm trú, tức Giáo Hội được Vatican công nhận, là giáo hội lớn hơn. Từng bước từng bước, Vatican và chính phủ xích lại gần nhau hơn. Phần lớn các giám mục được cả hai bên nhìn nhận, và không bên nào thừa nhận thẩm quyền lớn hơn của bên kia.
Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, chính phủ Trung Hoa đã tỏ ra cứng rắn hơn, tự ý phong chức cho các vị giám mục trước sự chống đối quyết liệt của Vatican. Giáo Hội còn phạt tuyệt thông một trong các vị giám mục này.
Thành thử khó có thể coi giáo hội chính thức chỉ là một thứ bù nhìn. Tim Gardam, ký giả của BBC, từng viếng thăm làng Hou Sangyu thuộc khu đồi núi vùng phía Tây Bắc Kinh, nơi Giáo Hội Công Giáo từng có mặt từ thế kỷ 14. Đức tin vững chắc của những giáo dân này đã vượt qua cuộc xâm lăng của Nhật Bản và Cách Mạng Văn Hóa. Bệnh xá của làng được các nữ tu săn sóc, một trong các nữ tu này là người Nội Mông, vốn là thành trì Công Giáo. Nhiều ứng sinh linh mục xuất thân từ làng này.
Theo Tim Gardam, nhiều nhà thờ tại Trung Hoa hiện nay không đủ chỗ chứa giáo dân vì con số Kitô hữu tại đây đang gia tăng nhanh chóng. Trong Kitô Giáo Trung Hoa, người ta thấy có sự phức tạp mà người Tây Phương xem ra không hiểu rõ. Trước nhất, Công Giáo và Thệ Phản được nhà nước coi là hai tôn giáo hoàn toàn biệt lập.
Nhưng bất kể sự kiện ấy, trong suốt thế kỷ 20, Kitô Giáo bị liên kết với chủ nghĩa đế quốc Tây Phương. Sau chiến thắng năm 1949 của Cộng Sản, mọi nhà truyền giáo đều bị trục xuất, nhưng Kitô Giáo vẫn được phép hoạt động trong các giáo hội được nhà nước công nhận, bao lâu họ tỏ lòng trung thành hàng đầu với Đảng Cộng Sản.
Dù thế, Mao vẫn cho rằng tôn giáo là “thuốc độc” và cuộc Cách Mạng Văn Hóa của hai thập niên 1960 và 1970 đã cố gắng nhổ tận gốc nó. Bị đẩy vào thế hầm trú, Kitô Giáo không những sống sót mà với các vị tử đạo, còn phát triển thêm nữa.
Tardam cho rằng: kể từ thập niên 1980, khi tín ngưỡng tôn giáo được phép hoạt động, các giáo hội chính thức dần dần tạo được nhiều không gian hơn cho chính họ. Họ vẫn phải tường trình cho Ban Tôn Giáo Nhà Nước, bị cấm không được hoạt động ngoài nơi thờ phượng và phải tuân theo khẩu hiệu “Yêu Tổ Quốc – Yêu Tôn Giáo”. Nhà nước tự do cổ vũ chủ nghĩa vô thần tại các học đường nhưng đảm nhiệm vai trò “bảo vệ và tôn trọng tôn giáo cho tới khi tôn giáo tự nó biến mất”.
Theo Tardam, Giáo Hội Thệ Phản chính thức phát triển nhanh hơn Giáo Hội Công Giáo. Tại trung tâm Bắc Kinh, sáng Phục Sinh có tới 5 buổi lễ, mỗi buổi có hơn 1,500 người thờ phượng. Trường giáo lý chật ních, các em phải tràn ra đường phố. Tuy nhiên, những con số này không thấm thía gì so với các giáo hội hầm trú “tại gia” có mặt khắp nước. Điều bị nhà cầm quyền không khoan nhượng là các giáo hội này không nhìn nhận bất cứ thẩm quyền chính thức nào đối với tổ chức của họ.
Nhà nước rất sợ ảnh hưởng của chủ nghĩa phúc âm Mỹ và nền thần học của một số giáo hội tại gia mang khuynh hướng này, nhưng, xét về nhiều phương diện, các giáo hội này có đặc điểm Trung Hoa rõ nét, nhiều đặc sủng, có năng lực và trẻ trung.
Một Kitô hữu trẻ có học mô tả giáo hội của cô như sau: “chúng tôi có 50 nhà chuyên nghiệp trong giáo hội này. Mọi người đều bận rộn làm việc, ít có thì giờ giao du, mà nếu có giao du thì phải mang một bộ mặt giả. Nhưng trong giáo hội, ai cũng cảm thấy ấm cúng, được chào đón… họ thấy người khác thật tình thương yêu họ, nên họ thực sự muốn thuộc về cộng đoàn, rất nhiều người tới đây vì lý do đó”.
Một nhà khoa bảng Trung Hoa thân cận với chính phủ cho Tardam hay: chính phủ quyết định làm ngơ các giáo hội tại gia, không coi họ là đe dọa như Falun Gong. Nhưng nếu các giáo hội này vượt quá đường răn, như từng xẩy ra tại Bắc Kinh năm nay, đem việc thờ phượng ra ngoài phố, thì nhà cầm quyền sẽ ra tay trừng trị.
Tại một vài khu vực, nhà nước tìm cách chiêu dụ Kitô Giáo vào “đại ý” của chương trình “xã hội hoà hợp”, một khẩu hiệu đang được quảng bá sâu rộng trong dân chúng. Nhà nước tỏ ra quan tâm tới chương trình chuẩn bị hôn nhân của Tin Lành gọi là “Alpha Marriage Course” vì nạn ly dị đang hết sức leo thang nơi người trẻ Trung Hoa.
Điều nhà cầm quyền lo sợ là lý do tại sao có quá nhiều người hướng về các giáo hội. Tardam từng nghe người ta nói tới cuộc khủng hoảng tâm linh hiện nay tại Trung Hoa, một kiểu nói từng được Thủ Tướng Ôn Gia Bảo sử dụng. Người già thì cho rằng những chân lý chắc nịch của chủ nghĩa Mác-Lênin đã âm thầm biến mất trong xã hội “tư bản chủ nghĩa” nặng nhất trên thế giới. Người trẻ, trong ý muốn làm giầu mau, coi niềm tin vào các định chế, giữa các cá nhân và các thế hệ đã không còn.
Giáo Sư He Guanghu thuộc Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh về môn tôn giáo, nói với Tardam: “Thờ Tiền Bạc… đã trở thành mục tiêu đời sống của nhiều người. Thiển nghĩ tự nhiên sẽ có những người không thỏa mãn… sẽ đi tìm một ý nghĩa nào đó cho đời sống, đến nỗi khi Kitô Giáo xuất hiện trong đời họ, là họ ôm chặt lấy nó”.
Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa
Tạp chí America cũng đồng quan điểm coi tình hình Kitô Giáo tại Trung Hoa khá phức tạp. Bài báo ngày 7 tháng 11 năm 2005 của Ann Maheu, một nữ tu Maryknoll, phục vụ tại Trung Tâm Chúa Thánh Thần ở Hồng Kông từ năm 1990, chuyên nghiên cứu về Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa, cho rằng phần lớn người ta vốn nghĩ mối liên hệ giữa Trung Hoa và Vatican là giải pháp cho nhiều thách thức hiện đang đặt ra cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa. Thực ra, đó chỉ là một trong nhiều yếu tố chi phối phúc lợi của Giáo Hội này.
Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa lớn nhỏ ra sao? Người ta ước lượng có khoảng 12 triệu người Công Giáo, với 110 giáo phận và hơn 6,000 nhà thờ. Số giám mục là 136 với 3,000 linh mục và hơn 5,000 nữ tu. Về hiện tình Giáo Hội tại Trung Hoa, các ý kiến có khác nhau đi từ lạc quan tếu tới bi quan quá độ. David Aikman, trong cuốn Jesus in Beijing (Chúa Giêsu Tại Bắc Kinh), xuất bản năm 2003, vẽ ra một hình ảnh thật sáng sủa về Kitô Giáo tại Trung Hoa. Ông xác tín rằng tôn giáo đang tác động mạnh trên chính trị, giáo dục và kinh tế. Ông dùng các số liệu thống kê để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông cho rằng: năm 1949, con số người Công Giáo chỉ là 4 triệu; ngày nay, con số ấy là 12 triệu. Ông cho hay: sự gia tăng của người Thệ Phản còn lớn hơn thế nữa: từ 1 triệu năm 1949 lên tới khoảng 70 triệu ngày nay. Căn cứ vào những số liệu này, ông suy đoán trong 30 năm tới, Trung Hoa sẽ trở thành quốc gia Kitô Giáo lớn nhất trong lịch sử Kitô Giáo.
Nhưng thứ Kitô Giáo mà Aikman cho rằng đang phát triển mạnh ấy gần như không có chỗ đứng trong Đạo Công Giáo. Sự lạc quan của ông còn khiến ông tiên đoán là nhiều người Hồi Giáo sẽ trở thành Kitô hữu, nhờ thế, ta đạt được điều mà thế giới Kitô Giáo chưa bao giờ đạt được trước đây. Sự lạc quan ấy đi ngược lại thực tế. Người Công Giáo tại Trung Hoa mới chỉ chiếm khoảng 1 phần trăm dân số, và phần đông đều là nông dân nghèo và vô học. Cuộc lữ hành của Đạo Công Giáo tại Trung Hoa là cuộc hành trình leo đèo lội suối tiến về một tương lai xa tắp.
Các học giả khác, như Gianni Criveller, cho rằng dù xứ sở này đang thay đổi mau chóng về phương diện kinh tế và xã hội, nhưng trong hơn 20 năm qua, nó chẳng thay đổi chi về chính trị và tôn giáo. Theo các học giả này, các thay đổi có tầm mức liên quan tới tôn giáo gần đây nhất xuất hiện thời Đặng Tiểu Bình qua Văn Kiện số 19, ngày 31 tháng 3 năm 1982, và Điều 36, ngày 12 tháng 4 năm 1982, về tự do tôn giáo trong Tân Hiến Pháp. Ngay ba văn kiện ban hành hồi tháng 3 năm 2003 nhằm hệ thống hóa Giáo Hội tại Trung Hoa và Các Qui Định Mới Về Các Vấn Đề Tôn Giáo (Sắc Lệnh Số 426) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2005, cũng cho thấy rất ít thay đổi theo chiều hướng cởi mở.
Theo nữ tu Maheu, nhìn hiện tình theo lối đoản kỳ, dĩ nhiên, người ta phải đồng ý với phe bi quan; nhưng nếu nhìn nó theo lối trường kỳ, họ phải đồng ý rằng Giáo Hội Trung Hoa đang có những bước lạc quan kể từ đầu thập niên 1980.
Muốn lượng định tình hình Giáo Hội Trung Hoa ngày nay, cần phải nhìn tới các vị giám mục, linh mục, nữ tu và giáo dân của Giáo Hội này.
Các giám mục tại Trung Hoa
Từ tháng Giêng năm 2005, ít nhất mỗi tháng có một vị giám mục qua đời. Hiện nay, có 70 vị còn hoạt động trong Giáo Hội công khai, và 48 vị trong Giáo Hội thầm lặng. 18 vị giám mục hầm trú coi như bị giam cầm. Các vị giám mục gần như suốt đời sống trong tù đầy hay trại lao động sắp sửa trở thành quá khứ, họ là những con người can trường sẵn sàng dâng hiến tất cả cho Chúa Kitô. Việc họ ra đi sẽ kết thúc thời kỳ bi đát trong lịch sử Giáo Hội Trung Hoa và đem tới một thời kỳ thay đổi chưa từng có, mà chiều kích thì chưa ai biết rõ.
Các vị giám mục trẻ tuổi nhất trên thế giới hiện nay chính là các vị giám mục tại Trung Hoa. Họ là dấu chỉ của mới mẻ và sức sống. Các linh mục có tuổi hơn, những người từng chịu đau khổ nhiều, thường là những người dè dặt. Các tân giám mục sẵn sàng dấn thân mạo hiểm hơn. Họ mong muốn đem Giáo Hội vào thế kỷ 21. Nhiều vị trong số này, từng du học ngoại quốc, nên tỏ ra khoan dung hơn với các đối tác của mình trong Giáo Hội thầm lặng và có cái nhìn đại kết rộng rãi hơn. Tương lai của Giáo Hội Trung Hoa tùy thuộc các vị này.
Các nữ tu Trung Hoa
Từ năm 1991, nữ tu Maheu năng đi thăm các nữ tu khắp Trung Hoa và chăm chú quan sát diễn tiến cuộc sống tu trì của họ. Nói chung, các nữ tu này rất nghèo. Nhà ở của họ thường là các chủng viện bỏ trống. Nhưng nếu đời sống Giáo Hội tùy thuộc các nữ tu, thì một cách lượng định tình hình Giáo Hội là tìm hiểu xem điều gì đã xẩy ra cho các nữ tu này từ ngày Trung Hoa mở cửa.
Các nữ tu phải trải qua một đoạn đường rất dài. Ngày nay, có hai trung tâm huấn luyện, trong đó, hàng năm có tuyển sinh để được huấn luyện về mọi khía cạnh của cuộc sống tu trì. Tại một vài khu vực, đã thiết lập ra hội đồng các bề trên dòng. Các nữ tu từ Hồng Kông và Đài Loan tới hướng dẫn các buổi tĩnh tâm hay tập huấn. Nhiều nhân viên thuộc văn phòng giáo lý Hồng Kông đến giúp huấn luyện về giáo lý. Mỗi mùa hè, các nữ tu từ đất liền qua Hồng Kông tham dự các khóa học chuyên biệt về đời sống tu trì. Khá đông các nữ tu trong đất liền từng du học hay đang du học tại ngoại quốc. Người cùi đang tìm được hy vọng qua việc phục vụ đầy yêu thương của các nữ tu, và một số đông các nữ tu đang được huấn luyện để chăm sóc các bệnh nhân AIDS.
Tuy nhiên, các nữ tu vẫn còn một con đường khá dài để đi. Nhiều người vẫn còn cần được đào tạo tốt hơn về đời sống tu trì cũng như học thuật. Điều này hết sức quan yếu khi rất nhiều sinh viên đại học đang khám phá ra Kitô Giáo hay đang đi tìm ý nghĩa trong đời. Rất ít nữ tu được huấn luyện cho môi trường trí thức này.
Các linh mục Trung Hoa
Tình trạng các linh mục trẻ Trung Hoa có nhiều vấn đề hơn là tình trạng các nữ tu. Họ nhận nhiều trách nhiệm hơn, thường là ngay sau khi thụ phong, và thường là người ta đặt quá nhiều hy vọng ở các ngài.
Nhưng xét chung, các linh mục trẻ cũng nhận được nhiều lợi điểm hơn các nữ tu. Nền giáo dục và các phương tiện giáo dục của họ cao hơn; họ có nhiều cơ hội du hành hơn; càng ngày càng có nhiều linh mục tốt nghiệp ở ngoại quốc hay đang học tại ngoại quốc hơn. Tuy nhiên, họ chịu nhiều áp lực hơn các nữ tu. Trước khi vào chủng viện, họ chịu nhiều áp lực của gia đình, nhất là nếu họ là con trai duy nhất hay con trai cả. Khi đã nhập chủng viện, họ chịu áp lực phải đạt thành tích học tập, dù không có hậu cảnh hay tài nguyên thích đáng. Họ còn bị nhiều áp lực chính trị từ chính phủ hơn các nữ tu. Nhu cầu thiêng liêng của họ đôi khi bị lãng quên vì nhu cầu nhồi sọ chính trị. Sau khi thụ phong, khoảng phân cách thế hệ tạo ra nhiều áp lực như các linh mục già hay so sánh phẩm chất của lớp trẻ với phẩm chất các thế hệ đàn anh. Ngoài ra, nhiều linh mục trẻ còn phải phục vụ tại những vùng xa xôi, nghèo nàn. Nhiều vị sống rất nghèo và cô đơn, chỉ nhờ vào bổng lễ từ ngoại quốc.
Giáo dân Trung Hoa
Phần đông người Công Giáo Trung Hoa tập trung tại các vùng nông thôn. Trong lịch sử, các nhà truyền giáo cũng đã làm nhiều người ở nông thôn trở lại đạo hơn người tỉnh thành. Người Công Giáo cũng có khuynh hướng tập trung tại 2 tỉnh Hebei và Shaanxi hơn. Hebei là quê hương của ít nhất 1/4 người Công Giáo cả nước. Hebei cũng là trung tâm của Giáo Hội hầm trú, nơi xẩy ra phần lớn các vụ bắt bớ giám mục và giáo dân. Tỉnh này cũng tự hào có nhiều “làng Công Giáo”, nơi hầu hết dân làng đều là người Công Giáo. Dự thánh lễ sáng sớm tại những làng này là một kinh nghiệm cảm động. Sự sâu sắc đức tin của dân làng là điều bạn có thể cảm thấy. Nữ tu Maheu kể lại có dịp đi thăm một làng loại này với 2 phụ nữ Đức thuộc tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu. Khi Thánh Lễ kết thúc, một trong hai phụ nữ này xúc động quá, không ở lại tham dự buổi lễ chúc mừng của dân làng, mà chạy ra ngoài một mình và bật khóc.
Liệu một đức tin như thế có thể sống sót trong một Trung Hoa đang càng ngày càng theo chủ nghĩa tiêu thụ hay không? Còn các người Công Giáo tại các đô thị thì sao? Cơn sốt Kitô Giáo của thập niên 1980 tại Trung Hoa không bao giờ có tác dụng sâu xa trong Giáo Hội Công Giáo. Bị chia rẽ nội bộ, gặp các khó khăn trong các liên hệ giữa Trung Hoa và Vatican, phải xây dựng lại các cơ cấu bị Cách Mạng Văn Hóa phá xập, phải lo giáo dục các thế hệ linh mục và nữ tu trẻ tuổi, ấy là mới kể một số khó khăn, Giáo Hội Công Giáo không còn hơi sức phát triển phẩm chất việc chăm sóc mục vụ cách thoả đáng để đáp ứng nhu cầu thiêng liêng của giáo dân cả ở vùng quê lẫn thành thị. Phần lớn các cố gắng được tập trung vào việc giúp giáo dân từ bỏ dị đoan mê tín và thẩm thấu giáo huấn của Công Đồng Vatican II chứ không hẳn chỉ là việc dùng ngôn ngữ Trung Hoa trong Thánh Lễ.
Dù các vị giám mục rất coi trọng vai trò của giáo dân và những mong họ đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn, nhưng nói chung, hàng ngũ giáo dân vẫn còn nhiều thụ động.
Giáo Hội công khai và Giáo Hội hầm trú
Nhìn một cách qua loa theo lối đơn giản chủ nghĩa, người ta vẫn coi giáo hội công khai là giáo hội yêu nước, trung thành với chính phủ, không hiệp thông với Đức Giáo Hoàng hay Giáo Hội hoàn vũ. Trái lại, Giáo Hội hầm trú là giáo hội trung thành, hiệp thông với Tòa Thánh và Giáo Hội hoàn vũ. Thực tế có phức tạp hơn thế về cả ba phương diện: lịch sử, giáo hội học và giáo luật.
Trước nhất, ta phải hiểu rằng không hề có hai giáo hội Công Giáo tại Trung Hoa. Chỉ có một Giáo Hội tại đó mà thôi. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II luôn thận trọng nói tới Giáo Hội Trung Hoa như một giáo hội duy nhất. Thứ hai, Trung Hoa không có một Giáo Hội Công Giáo “yêu nước”. Chỉ có Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Hoa mà thôi, đây là một tổ chức chính trị do Đảng Cộng Sản thiết lập để theo dõi và điều hướng sinh hoạt của Giáo Hội công khai.
Họ cũng tổ chức các hội tương tự để theo dõi 5 tôn giáo được nhà nước công nhận. Các giáo hội được điều hành cách tự do ra sao là gần như hoàn toàn tùy thuộc phẩm chất các viên chức phục vụ trong các hội này, tùy thuộc động cơ của họ, sự hiểu biết và lòng kính trọng tôn giáo của họ. Nhiều người phục vụ trong các hội này chỉ nhằm bổng lộc và quyền hành mà thôi. Cuối cùng, sự chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa có tính chính trị, chứ không phải tín lý.
Kiểu nói “công khai” và “hầm trú” cũng không lột tả được thực tế. Các giáo hội chỉ là có đăng ký hay không đăng ký mà thôi. Các qui định của chính phủ đòi phải có việc đăng ký các nơi thờ phượng. Các giáo hội công khai, chính thức hay được chính phủ công nhận, thẩy đều được đăng ký. Các giáo hội hầm trú là các giáo hội không được đăng ký, và các nơi thờ phượng từ khước đăng ký đều bị coi là bất hợp pháp và phải chịu đóng cửa và dẹp bỏ. Tuy nhiên, các nhà cầm quyền ở một số nơi xử lý rất khác nhau với cả các nhóm đăng ký lẫn không đăng ký.
Giáo Hội hầm trú không ẩn nấp theo nghĩa đen. Ở một số khu vực, nhà thờ “hầm trú” khá lớn và rất đẹp, giữa chốn thị thành thanh thiên bạch nhật để mọi người thấy. Ngược lại, ở một vài địa điểm, nó ở mãi tận lầu bẩy! Tại một ít nơi, nhà thờ hầm trú là nhà thờ Công Giáo duy nhất của khu vực. Tuy nhiên, tại nhiều nơi khác, người ta phải họp nhau tham dự Thánh Lễ hay cầu nguyện tại các tư gia. Đó là những cộng đoàn bị công an theo dõi sát nút. Tại một số chủng viện công khai, các giám mục hầm trú được sử dụng làm giáo sư. Lại có nơi, cả giáo hội công khai lẫn giáo hội hầm trú cùng sử dụng một tòa nhà để thờ phượng trong khi tại nơi khác, họ hoàn toàn chống chọi nhau. Cũng có nơi, một vị có thể vừa là giám mục của Giáo Hội hầm trú vừa là linh mục của Giáo Hội công khai.
Nữ tu Maheu cho rằng người Tây Phương, tức những người thích đóng hộp sự vật thành phạm trù rõ nét, không mấy thoải mái với cái loại hàm hồ trên.
Mối liên hệ Trung Hoa và Vatican
Nhiều người tự hỏi Đức Bênêđíctô XVI có cơ hội thực hiện được nhiều cải tiến với Trung Hoa hơn vị tiền nhiệm của ngài hay không? Như mọi người biết, Đức Gioan Phaolô II hết lòng đối với nhân dân Trung Hoa và nền văn hóa tuyệt vời của họ. Ngài cầu nguyện cho Trung Hoa hàng ngày và một trong ước vọng sâu xa nhất của ngài là được đặt chân lên Trung hoa, hôn mảnh đất và gặp gỡ nhân dân nước này. Để tỏ lòng thành thật, ngài đã lên tiếng xin lỗi Trung Hoa về những lỗi lầm của các nhà truyền giáo ngày xưa; ngài tìm đủ dịp để nói về Trung Hoa và Giáo Hội ở đó. Chắc chắn ngài đã dùng mọi sự trong quyền hạn của ngài để cải thiện tình thế.
Người ta đã nói nhiều đến vai trò của Đức Gioan Phaolô II trong việc lật đổ chủ nghĩa Cộng Sản ở Đông Âu. Vai trò ấy có bị nói quá hay không thì cũng thế thôi. Đối với nhà cầm quyền Trung Hoa, dù ngài đóng vai trò như thế nào đi chăng nữa, ngài vẫn là một đe dọa nghiêm trọng.
Hậu cảnh của Đức Bênêđíctô XVI khác nhiều lắm, nhưng nhiệm vụ của ngài cũng vẫn hết sức nặng nề. Nhiều người khuyên ngài hãy thiết lập liên hệ trước, sau đó mới bàn tới chi tiết. Nhưng xem ra, ngài đã không nghe theo lời khuyên này. Điều chủ yếu vẫn là phải xem sét các chi tiết, trước khi thiết lập liên hệ để bảo đảm việc không một nguyên tắc nào phải hy sinh.
Dưới triều của Đức Bênêđíctô XVI, các viên chức Vatican đã cố gắng thuyết phục chính phủ Trung Hoa rằng sứ mệnh của Giáo Hội có tính tôn giáo chứ không chính trị. Liệu chính phủ Trung Hoa có hiểu thứ ngôn ngữ này hay không trong khi tại xã hội của họ, điều gì cũng có mầu sắc chính trị cả? Các viên chức Vatican cũng từng cố gắng thuyết phục chính phủ Trung Hoa rằng một giáo hội độc lập đối với sự canh chừng và kiểm soát của chính phủ sẽ làm việc hữu hiệu hơn cho việc ổn định quốc gia. Lời thuyết phục này không dễ gì lọt tai họ. Giáo Hội Trung Hoa vẫn sẽ sống còn dù có hay không có liên hệ ngoại giao giữa nhà nước với Tòa Thánh. Điều hiển nhiên là liên hệ ấy có lợi cho cả đôi bên. Dù sao, sự kiện Đức Bênêđíctô XVI, ngay từ đầu triều đại, đã đưa ra nhiều cử chỉ thân thiện với Trung Hoa đủ cho thấy ngài sẵn sàng mở lại các cuộc đối thoại. Không biết Trung Hoa có sẵn sàng như ngài không? Qua lòng trung thành của rất nhiều linh mục, nữ tu trẻ và giáo dân, những người đang càng ngày càng đảm nhiệm nhiều trách nhiệm lãnh đạo trong phạm vi mục vụ và xã hội hơn, Giáo Hội tại Trung Hoa tiếp tục cho thấy nhiều hứa hẹn. Việc phong chức hai giám mục phụ tá gần đây tại hai thành phố quan trọng là Thượng Hải và Thiên An (Xian), cả hai đều được được Tòa Thánh và chính phủ Trung Hoa loan báo, là dấu hiệu Giáo Hội tại Trung Hoa đã sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển kế tiếp.
Tòa Thánh lên án việc chính phủ Trung Hoa cử nhiệm giám mục
Các dấu chỉ lạc quan trên đây của nữ tu Maheu vào đầu triều đại Bênêđíctô XVI chẳng bao lâu sau đã như tan biến mất với việc chính phủ Trung Hoa tự ý cử nhiệm giám mục. Austen Ivereigh, trên Blog của America ngày 24 tháng 11 năm 2010, nhận định rằng: với việc cử nhiệm này, chính phủ Trung Hoa đã lái cỗ xe ngựa của mình lên trên các cố gắng cần mẫn của Vatican nhằm vượt qua hố phân cách giữa “Giáo Hội Công Giáo yêu nước” và “Giáo Hội hầm trú”.
Trong cuộc phỏng vấn “Ánh Sáng Thế Gian”, Đức Bênêđíctô XVI cho thấy rõ ngài hết sức mong muốn được thấy hai giáo hội ấy hợp nhất. Ngài nói: “cho dù các khó khăn bất ngờ luôn luôn hiện diện, hiện đang có nhiều hy vọng chúng ta sẽ dứt khoát vựợt qua được sự phân cách. Đây là một mục tiêu hết sức thân thiết đối với tôi và tôi mang việc ấy vào lời cầu nguyện hàng ngày với Chúa”.
Sau đó, ngài kể ra các khai triển tích cực, tiết lộ rằng hầu như mọi giám mục “yêu nước” đều tìm cách hợp nhất với Rôma. Ý muốn được hiệp thông với Đức Giáo Hoàng “không bao giờ khuyết diện nơi các giám mục được thụ phong bất hợp pháp”. Ngài cho hay việc này “khiến cho trên thực tế mọi giám mục đều đã dấn thân vào con đường hiệp thông, một diễn trình trong đó ta phải kiên nhẫn đồng hành với họ và cùng làm việc với họ trên căn bản từng người một”.
Thứ hai, “các giám mục được tấn phong cách bí mật, những người không được nhà nước công nhận, nay cũng được hưởng nhờ sự kiện này là ngay vì các lý do chính trị, chính phủ cũng không lợi lộc gì trong việc giam tù các giám mục Công Giáo và tước đoạt quyền tự do của họ trong việc trung thành với Rôma”.
Nhưng nếu đấy là những dấu chỉ tích cực, thì việc Giáo Hội yêu nước đề cử Cha Joseph Guo Jincai đứng đầu giáo phận Chengde đủ cho thấy “các khó khăn bất ngờ” vẫn còn lớn đến thế nào. Đây là lần đầu tiên một giám mục được đề cử bất chấp Rôma, nó quả đánh dấu một bước thụt lùi trông thấy.
Tuyên bố của Vatican về việc này khá gay gắt. Nó mô tả việc tấn phong này là “vết thương đau đớn gây ra cho việc hiệp thông của Giáo Hội và là một vi phạm trầm trọng đối với kỷ luật Công Giáo” mang theo nó vạ tuyệt thông tiền kết đối với Cha Guo Jincai.
Tuyên bố cũng cho biết: việc tấn phong này vẫn được thi hành dù một năm qua, Tòa Thánh đã nhiều lần phản đối: “Suốt trong năm nay, nhiều lần Tòa Thánh đã truyền đạt tới nhà cầm quyền Trung Hoa lời chống đối việc phong chức giám mục cho Cha Joseph Guo Jincai. Bất chấp việc ấy, nhà cầm quyền nói trên vẫn quyết định tiến hành đơn phương, phá hoại bầu khí tôn trọng từng được thiết lập bằng nhiều cố gắng lớn lao, với Tòa Thánh và với Giáo Hội Công Giáo qua các cuộc tấn phong giám mục gần đây. Cái chủ trương đặt mình lên trên các giám mục và lèo lái sinh hoạt của cộng đồng giáo hội như thế này không phù hợp với tín lý Công Giáo; nó xúc phạm đến Đức Thánh Cha, đến Giáo Hội Trung Hoa và Giáo Hội hoàn vũ, và làm phức tạp thêm các khó khăn mục vụ hiện thời”.
Cuộc đối thoại với nhà cầm quyền Trung Hoa và tương lai Giáo Hội Trung Hoa vẫn là một hành trình dài đòi hỏi nhiều cố gắng và thông sáng.