Theo tin Zenit ngày 13 tháng 6, Linh Mục Bernardo Cervellera, giám đốc AsiaNews, cho hay: tự do tôn giáo có lẽ đang tiến triển tại Việt Nam, nhưng tất cả còn tùy hứng của chính phủ. Thành thử thay vì tự do tôn giáo, ta nên nói tới một thứ khoan dung nào đó đối với tôn giáo. Ngài giải thích như thế trong một cuộc phỏng vấn truyền hình của chương trình “Nơi Chúa Khóc” thuộc Hệ Thống Truyền Thanh Và Truyền Hình Công Giáo (CRTN) với sự hợp tác của tổ chức Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn.
Hỏi: Khoảng 10% dân số Việt Nam là Công Giáo. Sự việc đã cải thiện, nhưng ngày nay, tự do tôn giáo có thể có tại Việt Nam không?
Cha Cervellera: Đang có một số cải thiện, như trong mấy năm qua, các chủng viện, mà trước đây bị hạn chế vào con số ứng viên được định sẵn, nay đã được nới rộng và càng ngày càng có nhiều ơn kêu gọi hơn. Cũng có ít nhiều khoan nhượng của chính phủ, như đối với việc để các nữ tu cung cấp việc chăm sóc sức khỏe hay dạy các em vuờn trẻ, v.v… Tôi muốn nói khoan nhượng, chứ không phải cho phép, [mới là từ ngữ chính xác]. Xét về một vài phương diện, quả có tự do hơn nhưng tất cả các tự do này đều tùy thuộc ý muốn của chính phủ, một ý muốn lúc cho lúc không.
Hỏi: Nhưng vẫn còn bạo lực chống các Kitô hữu phải không?
Cha Cervellera: Tại một số khu vực ở Việt Nam, như ở miền bắc và tại các bộ lạc trên núi, vẫn còn bạo lực. Ở Sung La (Sơn La?) và nhiều giáo phận khác, cũng như các thị trấn và làng mạc nhỏ, người Công Giáo vẫn chưa được cử hành Thánh Lễ dịp Giáng Sinh hay Phục Sinh và bị ngăn cấm không được dạy giáo lý và giảng dạy đức tin cho con em vì chính quyền địa phương không cho phép bất cứ phát biểu đức tin nào.Nói một cách thực tế, họ muốn tiêu diệt đức tin Công Giáo.
Hỏi: Cha lấy những thông tin này từ đâu?
Cha Cervellera: Thông tin của chúng tôi phát xuất từ các nguồn bên trong Việt Nam. Rất nguy hiểm cho các nguồn này khi gửi thông tin này cho chúng tôi. Nhiều giáo phận tại Việt Nam cũng rất can đảm trong việc công bố trên trang mạng của họ các tin tức và phát biểu của vị giám mục sở tại, các đánh giá và chỉ trích một số vi phạm tới tự do tôn giáo. Bởi thế nhờ các trang mạng này, chúng tôi có thể lấy được tin tức.
Hỏi: Cha viết trên AsiaNews rằng bạo lực chống Công Giáo thường là hậu quả của tham nhũng?
Cha Cervellera: Phần lớn bạo lực chống người Công Giáo hiện nay tại Việt Nam sở dĩ xẩy ra là vì tham nhũng thối nát nơi các cán bộ của Đảng Cộng Sản. Việt Nam đang giao thời. Trước lúc giao thời này, là nền kinh tế cộng sản tập trung. Bây giờ, họ đang chuyển mình hướng tới nền kinh tế tư bản và vì vậy, nhiều cán bộ của Đảng Cộng Sản đang lấn quyền và trở nên chủ nhân ông nhiều cơ sở mà trước đây vốn thuộc của Giáo Hội, cả các chùa Phật Giáo hay cơ sở của các tôn giáo khác nữa. Việc này bất hợp pháp vì luật Việt Nam nói rằng những cơ sở hay đất đai chiếm hữu của Giáo Hội hay người khác phải hoàn trả khi nhà nước không sử dụng chúng nữa.
Hỏi: Và đó chính là chỗ ta tìm thấy vấn đề?
Cha Cervellera: Vâng, những cán bộ cộng sản này chiếm các cơ sở kia làm của riêng và khai thác chúng làm những nhà nghỉ mát hay biệt thự để sau đó bán lại trên thị trường địa ốc đang lên ở Việt Nam. Tuy nhiên, Giáo Hội đang cố gắng đòi lại các tài sản này. Việc này đang diễn ra ở Hà Nội, Sài Gòn, Vinh và nhiều nơi khác, và người Công Giáo hoàn toàn đúng trong các đòi hỏi của họ. Đáp ứng của chế độ cộng sản có tính bạo lực. Họ bắt giam, đánh đập những người Công Giáo nào dám đòi lại các tài sản hợp pháp của họ. Một linh mục đã bị ném ra ngoài từ lầu hai một tòa nhà trong khi đó, một linh mục khác bị đánh đến hôn mê. Quả có bạo lực và đó là cách làm câm giọng nói và quyền lợi của những người Công Giáo này.
Hỏi: Người Công Giáo Việt Nam cần cầu nguyện?
Cha Cervellera: Mọi Giáo Hội bị bách hại đều cần sự yểm trợ và trước nhất bằng lời cầu nguyện: lời cầu nguyện của Giáo Hội khắp thế giới vì không ai có thể chịu đựng được đau khổ và bách hại do việc thiếu tự do tôn giáo nếu không có sức mạnh của lời cầu nguyện đem lại. Cũng còn một xem sét khác: sự kiện Việt Nam hiện nay đang càng ngày càng trở nên một quốc gia có nhiều liên hệ buôn bán quốc tế, những liên hệ buôn bán này nên trở thành các ngả đường để truyền đạt sự quan trọng của nhân quyền và việc tôn trọng tự do tôn giáo. Nhờ thế, chính việc buôn bán sẽ tốt đẹp hơn, vì, nếu tự do tôn giáo mà thiếu thì mọi khía cạnh khác của nhân quyền, kể cả tự do hoạt động kinh tế nữa, cũng lâm nguy.
Hỏi: Phải chăng chính lịch sử tử đạo của Việt Nam là một lý do khiến Giáo Hội đang lớn mạnh nhanh chóng không?
Cha Cervellera: Tôi nghĩ vậy. Cùng với Trung Hoa, Việt Nam là một trong những Giáo Hội bị bách hại nhiều nhất tại Á Châu, ít nhất cũng trong vài thế kỷ qua. Trong hai thế kỷ 18 và 19, có khoảng 200,000 vị tử đạo Việt Nam. Việc tử đạo này từng là hạt giống nẩy sinh sức sống mới cho Giáo Hội. Khía cạnh thứ hai, theo tôi, đã làm Giáo Hội Việt Nam vững mạnh chính là sự hợp nhất của họ.
Hỏi: Nhờ đâu có sự hợp nhất này?
Cha Cervellera: Sự hợp nhất này phát sinh từ nền giáo dục mà các tu sĩ Dòng Tên đã đem đến cho họ và cũng từ các chứng nhân trong Giáo Hội đối với nhân dân Việt Nam trong suốt lịch sử Giáo Hội ở đây. Các nhân vật của Giáo Hội ngày nay đang nhận được nhiều tin cậy hơn các viên chức chính quyền.
Hỏi: Một trong các chứng nhân vĩ đại là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Cha có thể cho chúng con hay một ít điều về đời ngài không?
Cha Cervellera: Ngài là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam hiện nay. Phanxicô Nguyễn Văn Thuận là một linh mục rồi trở thành (tổng) giám mục chỉ mấy thang trước cuộc xâm lăng của Bắc Việt vào Nam Việt. Ngài là (tổng) giam mục phó của Sài Gòn trong thời gian đó. Đức TGM Thuận hiến tất cả để phục vụ nhân dân Miền Nam: cho người nghèo, trẻ em, cho giáo dục, cho việc xây dựng nhà cửa, v.v…
Hỏi: Nhưng sao ngài bị cầm tù?
Cha Cervellera: Ngài bị cầm tù, trước nhất vì ngài là thân nhân của vị tổng thống trước đây của Nam Việt Nam và thứ hai, vi ngài là một giám mục. Ngài là một người say mê bênh vực cho dân và do đó dân theo ngài, và đó là lý do ngài bị cầm tù 13 năm trong đó có 9 năm bị biệt giam. Đức Cha Thuận, sau này là Hồng Y Văn Thuận, trước tác một cuốn sách lớn, một cuốn nhật ký, nói về thời ngài ở trong tù, trong đó, ngài cho hay: những lúc thất vọng, cầu nguyện là niềm an ủi duy nhất của ngài. Ngài cũng nhắc đến cách ngài cử hành Thánh Lễ một cách bí mật ra sao cũng như cách các thân nhân của ngài gửi điều ngài gọi là “thuốc” mà thực sự là rượu lễ vào ra sao và cách ngài để dành bánh trong tù như thế nào để làm bánh thánh. Đây là cuốn nhật ký hết sức cảm động. Cũng còn một yếu tố cảm động nữa trong cuốn sách này: Nhiều lính gác tù từ từ trở thành bạn với ngài và nhiều người xin trở lại nhờ chứng tá của ngài.
Hỏi: Ngài gây ấn tượng gì đối với cha, khi cha gặp ngài?
Cha Cervellera: Ngài rất bình thản. Tôi gặp ngài ở Rôma. Nếu tôi nhớ không lầm, thì Vatican đã vận động được việc thả tự do cho ngài với điều kiện của Chính Phủ Việt Nam là ngài không được trở lại Việt Nam bao giờ nữa. Tôi gặp ngài khi ngài là tổng thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Cong Lý và Hòa Bình. Ngài, tôi không biết phải nói thế nào, rất trầm lặng và sâu sắc về hiểu biết và luôn rất gắn bó với Việt Nam. Ngài thường gặp các người tị nạn ở đây, ở Ý này hay người từ khắp thế giới đến thăm ngài. Ngài luôn làm việc và luôn yểm trợ Giáo Hội tại Việt Nam với một sự bình thản hết sức, dường như muốn nói: “chúng tôi biết Chúa Kitô sẽ luôn chiến thắng. Không cần gì phải vội vàng lo lắng”
Hỏi: Khoảng 10% dân số Việt Nam là Công Giáo. Sự việc đã cải thiện, nhưng ngày nay, tự do tôn giáo có thể có tại Việt Nam không?
Cha Cervellera: Đang có một số cải thiện, như trong mấy năm qua, các chủng viện, mà trước đây bị hạn chế vào con số ứng viên được định sẵn, nay đã được nới rộng và càng ngày càng có nhiều ơn kêu gọi hơn. Cũng có ít nhiều khoan nhượng của chính phủ, như đối với việc để các nữ tu cung cấp việc chăm sóc sức khỏe hay dạy các em vuờn trẻ, v.v… Tôi muốn nói khoan nhượng, chứ không phải cho phép, [mới là từ ngữ chính xác]. Xét về một vài phương diện, quả có tự do hơn nhưng tất cả các tự do này đều tùy thuộc ý muốn của chính phủ, một ý muốn lúc cho lúc không.
Hỏi: Nhưng vẫn còn bạo lực chống các Kitô hữu phải không?
Cha Cervellera: Tại một số khu vực ở Việt Nam, như ở miền bắc và tại các bộ lạc trên núi, vẫn còn bạo lực. Ở Sung La (Sơn La?) và nhiều giáo phận khác, cũng như các thị trấn và làng mạc nhỏ, người Công Giáo vẫn chưa được cử hành Thánh Lễ dịp Giáng Sinh hay Phục Sinh và bị ngăn cấm không được dạy giáo lý và giảng dạy đức tin cho con em vì chính quyền địa phương không cho phép bất cứ phát biểu đức tin nào.Nói một cách thực tế, họ muốn tiêu diệt đức tin Công Giáo.
Hỏi: Cha lấy những thông tin này từ đâu?
Cha Cervellera: Thông tin của chúng tôi phát xuất từ các nguồn bên trong Việt Nam. Rất nguy hiểm cho các nguồn này khi gửi thông tin này cho chúng tôi. Nhiều giáo phận tại Việt Nam cũng rất can đảm trong việc công bố trên trang mạng của họ các tin tức và phát biểu của vị giám mục sở tại, các đánh giá và chỉ trích một số vi phạm tới tự do tôn giáo. Bởi thế nhờ các trang mạng này, chúng tôi có thể lấy được tin tức.
Hỏi: Cha viết trên AsiaNews rằng bạo lực chống Công Giáo thường là hậu quả của tham nhũng?
Cha Cervellera: Phần lớn bạo lực chống người Công Giáo hiện nay tại Việt Nam sở dĩ xẩy ra là vì tham nhũng thối nát nơi các cán bộ của Đảng Cộng Sản. Việt Nam đang giao thời. Trước lúc giao thời này, là nền kinh tế cộng sản tập trung. Bây giờ, họ đang chuyển mình hướng tới nền kinh tế tư bản và vì vậy, nhiều cán bộ của Đảng Cộng Sản đang lấn quyền và trở nên chủ nhân ông nhiều cơ sở mà trước đây vốn thuộc của Giáo Hội, cả các chùa Phật Giáo hay cơ sở của các tôn giáo khác nữa. Việc này bất hợp pháp vì luật Việt Nam nói rằng những cơ sở hay đất đai chiếm hữu của Giáo Hội hay người khác phải hoàn trả khi nhà nước không sử dụng chúng nữa.
Hỏi: Và đó chính là chỗ ta tìm thấy vấn đề?
Cha Cervellera: Vâng, những cán bộ cộng sản này chiếm các cơ sở kia làm của riêng và khai thác chúng làm những nhà nghỉ mát hay biệt thự để sau đó bán lại trên thị trường địa ốc đang lên ở Việt Nam. Tuy nhiên, Giáo Hội đang cố gắng đòi lại các tài sản này. Việc này đang diễn ra ở Hà Nội, Sài Gòn, Vinh và nhiều nơi khác, và người Công Giáo hoàn toàn đúng trong các đòi hỏi của họ. Đáp ứng của chế độ cộng sản có tính bạo lực. Họ bắt giam, đánh đập những người Công Giáo nào dám đòi lại các tài sản hợp pháp của họ. Một linh mục đã bị ném ra ngoài từ lầu hai một tòa nhà trong khi đó, một linh mục khác bị đánh đến hôn mê. Quả có bạo lực và đó là cách làm câm giọng nói và quyền lợi của những người Công Giáo này.
Hỏi: Người Công Giáo Việt Nam cần cầu nguyện?
Cha Cervellera: Mọi Giáo Hội bị bách hại đều cần sự yểm trợ và trước nhất bằng lời cầu nguyện: lời cầu nguyện của Giáo Hội khắp thế giới vì không ai có thể chịu đựng được đau khổ và bách hại do việc thiếu tự do tôn giáo nếu không có sức mạnh của lời cầu nguyện đem lại. Cũng còn một xem sét khác: sự kiện Việt Nam hiện nay đang càng ngày càng trở nên một quốc gia có nhiều liên hệ buôn bán quốc tế, những liên hệ buôn bán này nên trở thành các ngả đường để truyền đạt sự quan trọng của nhân quyền và việc tôn trọng tự do tôn giáo. Nhờ thế, chính việc buôn bán sẽ tốt đẹp hơn, vì, nếu tự do tôn giáo mà thiếu thì mọi khía cạnh khác của nhân quyền, kể cả tự do hoạt động kinh tế nữa, cũng lâm nguy.
Hỏi: Phải chăng chính lịch sử tử đạo của Việt Nam là một lý do khiến Giáo Hội đang lớn mạnh nhanh chóng không?
Cha Cervellera: Tôi nghĩ vậy. Cùng với Trung Hoa, Việt Nam là một trong những Giáo Hội bị bách hại nhiều nhất tại Á Châu, ít nhất cũng trong vài thế kỷ qua. Trong hai thế kỷ 18 và 19, có khoảng 200,000 vị tử đạo Việt Nam. Việc tử đạo này từng là hạt giống nẩy sinh sức sống mới cho Giáo Hội. Khía cạnh thứ hai, theo tôi, đã làm Giáo Hội Việt Nam vững mạnh chính là sự hợp nhất của họ.
Hỏi: Nhờ đâu có sự hợp nhất này?
Cha Cervellera: Sự hợp nhất này phát sinh từ nền giáo dục mà các tu sĩ Dòng Tên đã đem đến cho họ và cũng từ các chứng nhân trong Giáo Hội đối với nhân dân Việt Nam trong suốt lịch sử Giáo Hội ở đây. Các nhân vật của Giáo Hội ngày nay đang nhận được nhiều tin cậy hơn các viên chức chính quyền.
Hỏi: Một trong các chứng nhân vĩ đại là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Cha có thể cho chúng con hay một ít điều về đời ngài không?
Cha Cervellera: Ngài là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam hiện nay. Phanxicô Nguyễn Văn Thuận là một linh mục rồi trở thành (tổng) giám mục chỉ mấy thang trước cuộc xâm lăng của Bắc Việt vào Nam Việt. Ngài là (tổng) giam mục phó của Sài Gòn trong thời gian đó. Đức TGM Thuận hiến tất cả để phục vụ nhân dân Miền Nam: cho người nghèo, trẻ em, cho giáo dục, cho việc xây dựng nhà cửa, v.v…
Hỏi: Nhưng sao ngài bị cầm tù?
Cha Cervellera: Ngài bị cầm tù, trước nhất vì ngài là thân nhân của vị tổng thống trước đây của Nam Việt Nam và thứ hai, vi ngài là một giám mục. Ngài là một người say mê bênh vực cho dân và do đó dân theo ngài, và đó là lý do ngài bị cầm tù 13 năm trong đó có 9 năm bị biệt giam. Đức Cha Thuận, sau này là Hồng Y Văn Thuận, trước tác một cuốn sách lớn, một cuốn nhật ký, nói về thời ngài ở trong tù, trong đó, ngài cho hay: những lúc thất vọng, cầu nguyện là niềm an ủi duy nhất của ngài. Ngài cũng nhắc đến cách ngài cử hành Thánh Lễ một cách bí mật ra sao cũng như cách các thân nhân của ngài gửi điều ngài gọi là “thuốc” mà thực sự là rượu lễ vào ra sao và cách ngài để dành bánh trong tù như thế nào để làm bánh thánh. Đây là cuốn nhật ký hết sức cảm động. Cũng còn một yếu tố cảm động nữa trong cuốn sách này: Nhiều lính gác tù từ từ trở thành bạn với ngài và nhiều người xin trở lại nhờ chứng tá của ngài.
Hỏi: Ngài gây ấn tượng gì đối với cha, khi cha gặp ngài?
Cha Cervellera: Ngài rất bình thản. Tôi gặp ngài ở Rôma. Nếu tôi nhớ không lầm, thì Vatican đã vận động được việc thả tự do cho ngài với điều kiện của Chính Phủ Việt Nam là ngài không được trở lại Việt Nam bao giờ nữa. Tôi gặp ngài khi ngài là tổng thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Cong Lý và Hòa Bình. Ngài, tôi không biết phải nói thế nào, rất trầm lặng và sâu sắc về hiểu biết và luôn rất gắn bó với Việt Nam. Ngài thường gặp các người tị nạn ở đây, ở Ý này hay người từ khắp thế giới đến thăm ngài. Ngài luôn làm việc và luôn yểm trợ Giáo Hội tại Việt Nam với một sự bình thản hết sức, dường như muốn nói: “chúng tôi biết Chúa Kitô sẽ luôn chiến thắng. Không cần gì phải vội vàng lo lắng”