"Tội ác thù hận có liên quan đến việc phủ nhận tự do tôn giáo"
ROMA - "Các tội ác thù hận được nuôi dưỡng từ một môi trường, trong đó sự tự do tôn giáo không được tôn trọng đầy đủ, và tôn giáo bị phân biệt đối xử", - Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, Thư ký Tòa thánh về các Quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Tòa thánh), nói như thế, khi Ngài phát biểu ngày 12-9 tại Hội nghị thượng đỉnh ở Roma của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), về chủ đề "Ngăn ngừa và đáp trả cho các tội ác thù hận chống lại Kitô hữu".
Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Massimo Introvigne, đại diện cá nhân cho cuộc tranh đấu chống lại sự bất khoan dung và sự phân biệt đối xử chống Kitô hữu của Chủ tịch hiện nay của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), ông Audronius Aubalis người Lithuania, đã khẳng định: “Có một con đường trơn trượt dẫn từ sự bất khoan dung đến sự phân biệt đối xử, và từ sự phân biệt đối xử đến tội ác thù hận”.
Về phần mình, Tổng giám mục Hilarion Alfeyev, Chủ tịch Cơ quan Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Moscow, Nga, đã khẳng định “đã đến lúc để các tín hữu Chính thống giáo và người Công giáo cùng nhau đáp trả cho các thách thức này”. Ngài cảnh báo: “Ngày nay, ý tưởng sai lầm lan truyền rằng các gốc rễ Kitô giáo của châu Âu có thể là một mối đe dọa cho các nền văn hóa tôn giáo khác nhau, nhưng đây chỉ là một nỗ lực cuối cùng để sử dụng sự đa dạng, nhằm loại trừ Kitô giáo ra khỏi lĩnh vực công cộng".
Trong hội nghị, một số hướng dẫn chỉ đạo cần làm theo trong cuộc chiến đấu và ngăn ngừa các tội ác thù hận chống lại các Kitô hữu đã xuất hiện, được tóm tắt bởi Đại sứ Renatas Norkus của nướcLithuania, chủ tịch Hội đồng thường trực của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Việc thứ nhất – liên quan đến việc thu thập một số lượng thông tin lớn về các tội ác chống lại Kitô hữu, qua việc thành lập một ngân hàng dữ liệu quốc tế - đã được đón nhận với một sự quan tâm lớn bởi Tổ chức trợ giúp Giáo hội lâm cơn khốn khó (AED). Từ khi thành lập đến nay, Tổ chức này đã cam kết để bảo vệ tự do tôn giáo, và xuất bản mỗi năm từ năm 1999 một "Báo cáo về Tự do Tôn giáo trên thế giới".
Trong bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục Mamberti đã nhấn mạnh rằng cũng có các hiện tượng phân biệt đối xử trong các nước đa số Kitô giáo, và "hiện nay, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị đàn áp nhất vì đức tin". Đây là một thực tế tượng trưng cho "một mối đe dọa đến an ninh và hòa bình".
Tiếp đó, Đức Tổng Giám Mục Mamberti giải thích: "Các tội ác thù hận được nuôi dưỡng từ một môi trường, trong đó sự tự do tôn giáo không được tôn trọng đầy đủ, và tôn giáo bị phân biệt đối xử". Tuy nhiên, Ngài nhấn mạnh, không nên nhầm lẫn giữa việc tôn trọng tự do tôn giáo "với thuyết tương đối hoặc ý kiến cho rằng trong thời hậu hiện đại, tôn giáo là một thành phần bên lề của đời sống công cộng".
Ngài còn khẳng định: "Tôn giáo còn hơn là một là ý kiến cá nhân, tôn giáo luôn tác động đến xã hội và các nguyên tắc đạo đức". Tự do tôn giáo không chỉ là tự do thờ phượng, mà còn "là quyền cầu nguyện, giáo dục, hoán cải, góp phần cho đường lối chính trị, và tham gia đầy đủ vào các hoạt động công cộng". (Zenit.org 14-9-2011)
ROMA - "Các tội ác thù hận được nuôi dưỡng từ một môi trường, trong đó sự tự do tôn giáo không được tôn trọng đầy đủ, và tôn giáo bị phân biệt đối xử", - Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, Thư ký Tòa thánh về các Quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Tòa thánh), nói như thế, khi Ngài phát biểu ngày 12-9 tại Hội nghị thượng đỉnh ở Roma của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), về chủ đề "Ngăn ngừa và đáp trả cho các tội ác thù hận chống lại Kitô hữu".
Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Massimo Introvigne, đại diện cá nhân cho cuộc tranh đấu chống lại sự bất khoan dung và sự phân biệt đối xử chống Kitô hữu của Chủ tịch hiện nay của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), ông Audronius Aubalis người Lithuania, đã khẳng định: “Có một con đường trơn trượt dẫn từ sự bất khoan dung đến sự phân biệt đối xử, và từ sự phân biệt đối xử đến tội ác thù hận”.
Về phần mình, Tổng giám mục Hilarion Alfeyev, Chủ tịch Cơ quan Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Moscow, Nga, đã khẳng định “đã đến lúc để các tín hữu Chính thống giáo và người Công giáo cùng nhau đáp trả cho các thách thức này”. Ngài cảnh báo: “Ngày nay, ý tưởng sai lầm lan truyền rằng các gốc rễ Kitô giáo của châu Âu có thể là một mối đe dọa cho các nền văn hóa tôn giáo khác nhau, nhưng đây chỉ là một nỗ lực cuối cùng để sử dụng sự đa dạng, nhằm loại trừ Kitô giáo ra khỏi lĩnh vực công cộng".
Trong hội nghị, một số hướng dẫn chỉ đạo cần làm theo trong cuộc chiến đấu và ngăn ngừa các tội ác thù hận chống lại các Kitô hữu đã xuất hiện, được tóm tắt bởi Đại sứ Renatas Norkus của nướcLithuania, chủ tịch Hội đồng thường trực của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Việc thứ nhất – liên quan đến việc thu thập một số lượng thông tin lớn về các tội ác chống lại Kitô hữu, qua việc thành lập một ngân hàng dữ liệu quốc tế - đã được đón nhận với một sự quan tâm lớn bởi Tổ chức trợ giúp Giáo hội lâm cơn khốn khó (AED). Từ khi thành lập đến nay, Tổ chức này đã cam kết để bảo vệ tự do tôn giáo, và xuất bản mỗi năm từ năm 1999 một "Báo cáo về Tự do Tôn giáo trên thế giới".
Trong bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục Mamberti đã nhấn mạnh rằng cũng có các hiện tượng phân biệt đối xử trong các nước đa số Kitô giáo, và "hiện nay, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị đàn áp nhất vì đức tin". Đây là một thực tế tượng trưng cho "một mối đe dọa đến an ninh và hòa bình".
Tiếp đó, Đức Tổng Giám Mục Mamberti giải thích: "Các tội ác thù hận được nuôi dưỡng từ một môi trường, trong đó sự tự do tôn giáo không được tôn trọng đầy đủ, và tôn giáo bị phân biệt đối xử". Tuy nhiên, Ngài nhấn mạnh, không nên nhầm lẫn giữa việc tôn trọng tự do tôn giáo "với thuyết tương đối hoặc ý kiến cho rằng trong thời hậu hiện đại, tôn giáo là một thành phần bên lề của đời sống công cộng".
Ngài còn khẳng định: "Tôn giáo còn hơn là một là ý kiến cá nhân, tôn giáo luôn tác động đến xã hội và các nguyên tắc đạo đức". Tự do tôn giáo không chỉ là tự do thờ phượng, mà còn "là quyền cầu nguyện, giáo dục, hoán cải, góp phần cho đường lối chính trị, và tham gia đầy đủ vào các hoạt động công cộng". (Zenit.org 14-9-2011)