Bách hại tôn giáo, hay việc bạo hành người vô tội chỉ vì các niềm tin và thực hành tôn giáo của họ, hay vì niềm tin và thực hành tôn giáo của những người hành hạ họ, đang diễn ra khắp thế giới một cách thường xuyên đến mức báo động. Thực vậy, chứng cớ gần đây cho thấy tệ trạng này đang lan rộng tới hầu hết mọi vùng và nền văn hóa trên địa cầu. Chỉ xin trưng dẫn một trong những chứng cớ ấy: cuộc điều tra sâu rộng của cơ quan Pew về Tôn Giáo và Sinh Hoạt Công Cộng, được công bố hồi tháng 12 năm rồi, đã cho thấy 70% dân số thế giới hiện đang sống tại các quốc gia trong đó họ bị nhiều hạn chế nghiêm ngặt về phương diện tự do tôn giáo.
Hơn một thập niên qua, Mỹ đã bị luật pháp yêu cầu giải quyết vấn đề này. Năm 1998, Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, được Tổng Thống Bill Clinton ký ban hành. Đạo luật này chỉ thị cho các nhà ngoại giao Mỹ phải chống đối việc bách hại tôn giáo và cổ vũ tự do tôn giáo ở ngoại quốc. Đạo luật cũng dự trù nhiều phương tiện ngoại giao để thực hiện nhiệm vụ trên. Không may, cho đến nay, đạo luật này chỉ gặt hái được rất ít thành quả. Lý do tại sao thì ai cũng đã rõ, cũng như ai cũng hiểu rõ hậu quả của những thất bại ấy ảnh hưởng ra sao đối với các nạn nhân và xã hội của họ. Nhưng đồng thời, những thất bại này cũng là dịp may để chính phủ của ông Obama duyệt lại chính sách của mình.
Các bộ mặt của bách hại
Dựa và phúc trình “Các Hạn Chế Hoàn Cầu Đối Với Tôn Giáo” của cơ quan Pew, Phúc Trình Hàng Năm của Bộ Ngoại Giao Mỹ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và phúc trình của Ủy Ban Mỹ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, ta có thể đưa ra một bản mô tả nhỏ về những kinh hoàng của nạn kỳ thị tôn giáo.
Năm 2002, tại Gujurat, Ấn Độ, nhiều phụ nữ Hồi Giáo đã bị các đám đông Ấn Giáo hãm hiếp và sát hại. Các đám đông này kiếm cách trả thù những người Hồi Giáo quá khích đã sát hại nhiều người Ấn Giáo trước đó. Khi các phụ nữ Hồi Giáo yêu cầu lực lượng cảnh sát Hồi Giáo địa phương giúp đỡ, họ nhận được câu trả lời như sau: “bọn tôi không được lệnh cứu các chị”.
Tháng 3 năm 2009, lực lượng an ninh Trung Quốc đánh chết một tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng vì đã phân phát truyền đơn ủng hộ Đức Đạt La Lạt Ma. Ở Trung Quốc, việc tra tấn và “mất tích” các nam nữ tu sĩ Phật Giáo và những người Hồi Giáo, Kitô Giáo và tín đồ của Pha Luân Công không được ưa chuộng đã diễn ra thường xuyên.
Ở Saudi Arabia, một giáo sĩ cao cấp gần đây đã ban hành một fatwa lên án tử hình bất cứ ai dám tuyên bố rằng đàn ông và đàn bà có thể làm việc với nhau trên bình diện chuyên nghiệp. Một ‘sắc chỉ’ như thế sở dĩ có được là do lối giải thích Hồi Giáo của người Saudi gọi là Wahhabism (chủ nghĩa Wahhab), một hình thức Hồi Giáo chống lại mọi cải tiến, cực bảo thủ, một loại thần học chính trị cực đoan từng nuôi dưỡng Osama bib Laden và tiếp tục được xuất khẩu ra khắp thế giới, kể cả Mỹ.
Nền thần học này và nhiều nền thần học chính trị cực đoan tương tự, giống như nền thần học chính trị của Taliban, hay của các đồ đệ Sayyid Qutb (cha đỡ đầu trí thức của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo – Muslim Brotherhood), đều là những nền thần học hỗ trợ việc lên án về luật lệ và xã hội bất cứ hình thức bỏ đạo, cải đạo, phạm thượng và phỉ báng nào. Các hạn chế này, nhiều khi còn kèm theo cả án tử hình ở một số quốc gia, không những dẫn tới việc bách hại thể lý, mà còn gây hậu quả làm câm miệng các nhà cải cách tôn giáo và triệt hạ việc phát triển các nền thần học chính trị cởi mở hơn.
Tại Iran, người Hồi Giáo Shi-a lên tiếng chỉ trích hình thức Shi-a của chế độ đều bị xử tử vì đã dám “tuyên chiến chống lại Thiên Chúa”. Người theo đạo Bahai của Iran luôn phải sống trong nỗi lo sợ bị cầm tù, tra tấn và án tử. Tại Iraq, một nước mà cơ hội được hưởng thứ tự do có sắp xếp hiện đang được mua bằng giá máu người Mỹ, các Kitô hữu đang bị chú mục và sát hại. Hàng ngàn người trong thiểu số cổ xưa và đang mau chóng giảm thiểu này buộc phải trốn khỏi mái ấm gia đình và làng mạc của họ.
Ngay tại Tây Âu và Bắc Mỹ, tự do tôn giáo cũng đang gặp trở ngại từ đủ thứ hướng, trong đó, có việc người Pháp dùng luật lệ hạn chế, chỉ cho phép phát biểu tôn giáo trong lãnh vực tư. Người Gia Nã Đại cũng đang dùng luật pháp để dẹp bỏ giáo huấn Kitô Giáo về tính dục…
Các quan tâm và thiếu sót của Hoa Kỳ
Người Mỹ tự nhiên lưu ý tới vấn đề này. Họ chống đối bất cứ hình thức lạm dụng nhân quyền nào, nhưng vì lịch sử của họ, họ đặc biệt khó chịu đối với nạn bách hại và kỳ thị tôn giáo. Phần lớn người Mỹ như có bản năng nắm bắt được ý nghĩa sâu xa của hình thức đàn áp này: tước bỏ tự do tôn giáo của bất cứ ai, huống hồ là tra tấn hay bạo hành bất cứ cách nào khác chỉ vì tôn giáo của họ, là một hành động tấn công vào chính nhân phẩm của họ, một tấn công cần phải chấm dứt và sửa trị. Đối với người Mỹ, quyền đi tìm các chân lý siêu việt và hành động theo các chân lý ấy nằm ở ngay trong tâm điểm của nhân phẩm con người.
Phần lớn người Mỹ cũng hiểu rõ rằng việc các chính phủ và cơ sở tư từ khước tự do tôn giáo ở khắp nơi trên thế giới đem lại nhiều hệ luận nghiêm trọng đối với quyền lợi quốc gia của Mỹ. Như lịch sử Mỹ từng chứng minh, tự do tôn giáo là điều cần thiết nếu người ta muốn cho nền dân chủ được bình an và ổn định, mang lại lợi ích cho mọi công dân. Tự do tôn giáo là điều cần thiết nếu các xã hội muốn ngăn chặn việc nuôi dưỡng và xuất cảng nạn bạo hành và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Ấy thế nhưng, các nhà ngoại giao Mỹ nói chung lại có khuynh hướng khá dè dặt trong việc ủng hộ các nhà hoạt động cũng như các ý niệm tôn giáo. Năm 1998, Quốc Hội Mỹ quyết định giải quyết tình thế này. Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, ban hành năm đó, ra lệnh phải cổ vũ tự do tôn giáo như yếu tố chính trong chính sách ngoại giao của Mỹ và thiết lập ra một viên chức ngoại giao cao cấp, ngang hàng đại sứ, để lãnh đạo công tác này. Viên chức này làm việc trực tiếp dưới quyền bộ trưởng ngoại giao, theo đúng ý định của Quốc Hội, đứng đầu Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (I.R.F), có quyền hạn đại diện Mỹ trên các nghị trường song phương và đa phương và mang danh nghĩa “cố vấn chính của Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngoại Giao”.
Trong các năm qua, chính sách của I.R.F. đã mang lại một số kết quả tích cực, như phóng thích tù nhân và gia tăng việc dùng ngoại giao ủng hộ các nhà hoạt động tôn giáo địa phương. Chính vì những kết quả này, Bộ Ngoại Giao Mỹ đang có kế hoạch gia tăng việc huấn luyện có hệ thống về tôn giáo cho các nhà ngoại giao của mình.
Nhưng 12 năm qua chỉ đem lại được bấy nhiêu thành quả. Xét chung, chính sách của Mỹ gây rất ít tác động đối với mức độ bách hại tôn giáo hay tự do tôn giáo. Phương thức tiếp cận của nó phần lớn chỉ có trên ngôn từ hoa mỹ: công bố các phúc trình hàng năm, tập chú vào các nạn nhân thiểu số bị bách hại, lên án các tên bách hại và đe dọa (chứ không áp đặt) việc trừng phạt kinh tế. Chính đạo luật cũng đã củng cố và tăng cường phương thức hành động này. Nó cho phép các chương trình ngoại giao trực tiếp và gián tiếp nhằm cổ vũ tự do tôn giáo nhưng lại chỉ đòi phải phúc trình hàng năm và công khai tố giác những tên bách hại trâng tráo nhất. Bộ Ngoại Giao do đó chỉ chọn làm điều tối thiểu, nhờ thế tránh được chống đối nội bộ. Phương thức duy tối thiểu này tốn rất ít và không hề đòi phải tổng hợp tự do tôn giáo vào chính sách ngoại giao. Nó tránh né nhu cầu cần nhất trí về ý nghĩa của tự do tôn giáo và, do đó, làm thế nào để có được sự nhất trí đó.
Hai chính phủ Clinton và Bush phần lớn đã theo phương thức hoa mỹ này. Mỗi chính phủ đều đề cử những đại sứ I.R.F. có tài năng nhưng lại để Bộ Ngoại Giao mặc tình xuống cấp chức vụ và vai trò của họ. Dù cả hai đại sứ này đều cố gắng đạt được những chiến thắng nhỏ nhoi trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng chẳng ai trong số họ gây đuợc ảnh hưởng gì đối với chính sách ngoại giao của Mỹ. Các vấn đề được họ đại biểu đã được các chính phủ ngoại quốc cũng như các viên chức Mỹ coi là thuộc ưu tiên thứ yếu đối với nước Mỹ.
Tại sao lại không ủng hộ một chính sách mạnh mẽ hơn? Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy các nhà ngoại giao Mỹ không muốn nói tới tôn giáo. Nhiều người được huấn luyện để chỉ suy nghĩ theo lối thực tiễn. Họ cho rằng các vấn đề đức tin đã được loại bỏ khỏi các liên hệ ngoại giao sau các cuộc chiến tranh tôn giáo trong thế kỷ thứ 17 và từ đó tôn giáo được coi là thộc phạm vi tư riêng. Tác phẩm lớn năm 1994 của Henry Kissinger là “Diplomacy” không có cả hạn từ “tôn giáo” trong danh mục rất chi tiết ở cuối sách.
Nền ngoại giao Mỹ cũng từng đồng sàng với chủ đề tục hóa từ lâu, nghĩa là với ý niệm cho rằng với thế giới hiện đại, tôn giáo sẽ bị đẩy qua bên lề sự việc nhân bản, trở thành bất liên quan. Chủ đề ấy đáng lẽ phải được vất bỏ từ lâu bởi những người có nhiệm vụ huy động thế giới để bảo vệ các quyền lợi của Hoa Kỳ. Dù gì, thì thế giới cũng là một nơi rất tôn giáo. Ở hậu bán thế kỷ 20, thế giới đầy rẫy chứng cớ cho sự thật ấy: từ cuộc cách mạng Iran năm 1979 tới việc phổ biến dân chủ trong các xã hội Công Giáo (do Công Đồng Vatican II và do Triều Đại Đức Gioan Phaolô II châm ngòi). Chúng chứng tỏ rằng các ý niệm và tác nhân tôn giáo đang đóng vai trò chính trên diễn đàn quốc tế.
Đàng khác, phần lớn các nền văn hóa tỏ vẻ hoài nghi khi người ngoại cuộc tìm cách ve vãn họ trong chính các thực hành và ý kiến tôn giáo của họ. Sự hoài nghi ấy càng gia tăng, nếu người ve vãn ấy là Mỹ. Đặc biệt sau ngày 11 tháng 9, giả thiết tổng quát và tiên thiên vẫn cho rằng chính sách của I.R.F., dù có nhẹ nhàng và vô hiệu bao nhiêu, vẫn chỉ là con ngựa thành Troie do Mỹ đặt ra để phá hoại các cộng đồng đa số về tôn giáo, như Ấn Độ Giáo, Chính Thống Giáo Nga hay Shi-a Iraq
Trong suốt thập niên đầu tiên của nó, Người Mỹ học được những bài học nào từ chính sách Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế? Bài học đầu tiên: một chiến lược thuần túy chống bách hại mà thôi không làm giảm việc bách hại tôn giáo. Thường thì các lời kết án có tính hoa mỹ chỉ tổ làm người ta càng nhận ra chủ nghĩa đế quốc văn hóa của Mỹ hay khiến họ càng tin rằng nước Mỹ chỉ ủng hộ các nhóm thiểu số Kitô Giáo. Nói rộng hơn, chiến lược Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế có khuynh hướng phản động. Cùng lắm, chiến lược ấy chỉ thỉnh thoảng cứu được một vài tù nhân hay buộc được một vài chính phủ giảm bớt các hành vi bách hại. Tuy nhiên, tệ hơn cả, là phương thức phản động chỉ giúp nền ngoại giao Mỹ đạt được rất ít thành quả ngoại trừ việc lên án. Trong nhiều trường hợp, nó đã khiến người ta gia tốc và gia trọng việc bách hại.
Việc rõ ràng nó không làm là thăng tiến tự do tôn giáo theo chiều hướng chính trị hay văn hóa. Sự bỏ sót này là một lầm lẫn nghiêm trọng, dù có thể hiểu được do chính sách cung tên của nền ngoại giao Mỹ và sự ngờ vực vốn có đối với chính sách I.R.F. Cổ xúy các định chế chính trị và các thói quen văn hóa nhằm phát huy tự do tôn giáo, nhất là trong các xã hội có tinh thần tôn giáo cao độ, mới có thể giảm thiểu việc bách hại một cách hữu hiệu hơn chính sách Mỹ từng làm từ trước đến nay. Vả lại, điều ấy còn giúp gia tăng nền hòa bình quốc tế.
Thực vậy, khoa học xã hội đang xác nhận điều vốn được lịch sử và lương tri gợi ý. Đó là: tự do tôn giáo là điều cần thiết nếu muốn việc tự trị đem lại sự ổn định về chính trị, sự lớn mạnh về kinh tế, sự hòa hợp về xã hội và hòa bình. Nó là điều chắc chắn cần thiết nếu các quốc gia muốn thoát khỏi chủ nghĩa cực đoan và khủng bố tôn giáo, trong đó có các hình thức khủng bố từng được du nhập vào nội địa Hoa Kỳ. Tóm lại, người Mỹ phải thăng tiến tự do tôn giáo bởi cả hai lý do sau đây: thứ nhất, tự do này giúp người khác giảm thiểu việc bách hại và gia tăng tự do; thứ hai, nó tăng cường an ninh cho chính nhân dân Hoa Kỳ.
Cơ may của chính phủ Obama
Tất cả các nhận định trên cho thấy chính phủ Obama đã được dành cho một cơ hội độc đáo trong việc tái trang bị và lên sinh lực cho chính sách tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ. Điều này xem ra có vẻ rất tự nhiên, xét vì vị Tổng Thống này vốn mở rộng tầm tay đối với thế giới Hồi Giáo. Bộ Trưởng Ngoại Giao, Hilary Clinton, là người từng nhấn mạnh tới chính sách “ngoại giao khôn khéo” (smart dipolmacy). Đàng khác, Tổng Thống Obama, ngày 22 tháng 5 vừa qua, tại West Point, từng cam kết sẽ lên khuôn “một trật tự quốc tế” mới dựa trên ngoại giao và vận kết (engagement).
Để khởi đầu, chính phủ nên đề cử một đại sứ toàn quyền có kinh nghiệm và tài năng biết đưa quan điểm về tự do tôn giáo nói trên vào nghị trình, đặt vị đại sứ này trực tiếp dưới quyền bộ trưởng ngoại giao. Phải có đạo luật để dự liệu thẩm quyền và tài nguyên cho việc thực thi nhiệm vụ này. Phương thức này gần đây đã được khẩn trương đề nghị bởi rất nhiều nhóm có ảnh hưởng trong lãnh vực chính trị và tôn giáo, trong đó có nhóm đặc nhiệm của Hội Đồng Thế Giới Vụ của Chicago, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Mỹ, và một nhóm học giả của cả hai đảng do Các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Và Cộng Hòa Vì Tự Do tổ chức. Ngay Hội Đồng Cố Vấn Về Các Hiệp Tác Dựa Trên Đức Tin Và Khu Phố (Advisory Council on Faith-base and Neighborhood Partnerships) của Tổng Thống Obama cũng khuyến cáo phải chú tâm hơn nữa đối với vấn đề này.
Chẳng may, các dấu chỉ không có chi đáng khích lệ cả. Ngày 15 tháng 6 vừa qua, sau 16 tháng làm Tổng Thống, Ông Obama cuối cùng đã đề cử nữ mục sư Suzan Johnson Cook đứng đầu công tác tự do tôn giáo quốc tế. Người ta nói bà là một mục sư năng động và thành đạt của Giáo Hội Baptist Mỹ, nhưng xem ra bà thiếu kinh nghiệm về ngoại giao và về các vấn đề tự do tôn giáo quốc tế. Trong khi ấy, chính phủ vốn đặc cử nhiều phái viên ngoại giao cao cấp cho các vấn đề về phụ nữ, về các cộng đồng Hồi Giáo, về khuyết tật, về H.I.V./AIDS và nhiều vấn đề đặc thù khác. Tất cả các phái viên ấy đều là những người nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực riêng của mình. Những người ủng hộ I.R.F. có lý để lo ngại rằng đứa con tự do đầu lòng của lịch sử Hoa Kỳ dám bị hạ cấp hơn là nâng cấp trong chính sách ngoại giao hiện hành của Hoa Kỳ.
Phải hiểu rõ điều này: việc thăng tiến tự do tôn giáo trên trường quốc tế, dù rất khó khăn, nhưng có tính sinh tử đối với các cá nhân, các xã hội, với nền hòa bình thế giới và quyền lợi quốc gia của Mỹ. Dù có những dấu chỉ ngược lại, người ta vẫn nên hy vọng rằng việc thăng tiến tự do tôn giáo ấy sẽ trở thành một phần trong di sản chính sách ngoại giao của ông Obama.
Theo Thomas F. Farr, giám đốc chương trình Tôn Giáo và Chính Sách Ngoại Giao Mỹ tại Trung Tâm Berkeley về Tôn Giáo, Hòa Bình, Và Thế Giới Vụ tại ĐH Georgetown, tác giả cuốn “World of Faith and Freedom: Why International Religious Liberty Is Vital to American National Security” (Oxford, 2008). (Tạp chí America, số 19 tháng 7 năm 2010).
Hơn một thập niên qua, Mỹ đã bị luật pháp yêu cầu giải quyết vấn đề này. Năm 1998, Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, được Tổng Thống Bill Clinton ký ban hành. Đạo luật này chỉ thị cho các nhà ngoại giao Mỹ phải chống đối việc bách hại tôn giáo và cổ vũ tự do tôn giáo ở ngoại quốc. Đạo luật cũng dự trù nhiều phương tiện ngoại giao để thực hiện nhiệm vụ trên. Không may, cho đến nay, đạo luật này chỉ gặt hái được rất ít thành quả. Lý do tại sao thì ai cũng đã rõ, cũng như ai cũng hiểu rõ hậu quả của những thất bại ấy ảnh hưởng ra sao đối với các nạn nhân và xã hội của họ. Nhưng đồng thời, những thất bại này cũng là dịp may để chính phủ của ông Obama duyệt lại chính sách của mình.
Các bộ mặt của bách hại
Dựa và phúc trình “Các Hạn Chế Hoàn Cầu Đối Với Tôn Giáo” của cơ quan Pew, Phúc Trình Hàng Năm của Bộ Ngoại Giao Mỹ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và phúc trình của Ủy Ban Mỹ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, ta có thể đưa ra một bản mô tả nhỏ về những kinh hoàng của nạn kỳ thị tôn giáo.
Năm 2002, tại Gujurat, Ấn Độ, nhiều phụ nữ Hồi Giáo đã bị các đám đông Ấn Giáo hãm hiếp và sát hại. Các đám đông này kiếm cách trả thù những người Hồi Giáo quá khích đã sát hại nhiều người Ấn Giáo trước đó. Khi các phụ nữ Hồi Giáo yêu cầu lực lượng cảnh sát Hồi Giáo địa phương giúp đỡ, họ nhận được câu trả lời như sau: “bọn tôi không được lệnh cứu các chị”.
Tháng 3 năm 2009, lực lượng an ninh Trung Quốc đánh chết một tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng vì đã phân phát truyền đơn ủng hộ Đức Đạt La Lạt Ma. Ở Trung Quốc, việc tra tấn và “mất tích” các nam nữ tu sĩ Phật Giáo và những người Hồi Giáo, Kitô Giáo và tín đồ của Pha Luân Công không được ưa chuộng đã diễn ra thường xuyên.
Ở Saudi Arabia, một giáo sĩ cao cấp gần đây đã ban hành một fatwa lên án tử hình bất cứ ai dám tuyên bố rằng đàn ông và đàn bà có thể làm việc với nhau trên bình diện chuyên nghiệp. Một ‘sắc chỉ’ như thế sở dĩ có được là do lối giải thích Hồi Giáo của người Saudi gọi là Wahhabism (chủ nghĩa Wahhab), một hình thức Hồi Giáo chống lại mọi cải tiến, cực bảo thủ, một loại thần học chính trị cực đoan từng nuôi dưỡng Osama bib Laden và tiếp tục được xuất khẩu ra khắp thế giới, kể cả Mỹ.
Nền thần học này và nhiều nền thần học chính trị cực đoan tương tự, giống như nền thần học chính trị của Taliban, hay của các đồ đệ Sayyid Qutb (cha đỡ đầu trí thức của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo – Muslim Brotherhood), đều là những nền thần học hỗ trợ việc lên án về luật lệ và xã hội bất cứ hình thức bỏ đạo, cải đạo, phạm thượng và phỉ báng nào. Các hạn chế này, nhiều khi còn kèm theo cả án tử hình ở một số quốc gia, không những dẫn tới việc bách hại thể lý, mà còn gây hậu quả làm câm miệng các nhà cải cách tôn giáo và triệt hạ việc phát triển các nền thần học chính trị cởi mở hơn.
Tại Iran, người Hồi Giáo Shi-a lên tiếng chỉ trích hình thức Shi-a của chế độ đều bị xử tử vì đã dám “tuyên chiến chống lại Thiên Chúa”. Người theo đạo Bahai của Iran luôn phải sống trong nỗi lo sợ bị cầm tù, tra tấn và án tử. Tại Iraq, một nước mà cơ hội được hưởng thứ tự do có sắp xếp hiện đang được mua bằng giá máu người Mỹ, các Kitô hữu đang bị chú mục và sát hại. Hàng ngàn người trong thiểu số cổ xưa và đang mau chóng giảm thiểu này buộc phải trốn khỏi mái ấm gia đình và làng mạc của họ.
Ngay tại Tây Âu và Bắc Mỹ, tự do tôn giáo cũng đang gặp trở ngại từ đủ thứ hướng, trong đó, có việc người Pháp dùng luật lệ hạn chế, chỉ cho phép phát biểu tôn giáo trong lãnh vực tư. Người Gia Nã Đại cũng đang dùng luật pháp để dẹp bỏ giáo huấn Kitô Giáo về tính dục…
Các quan tâm và thiếu sót của Hoa Kỳ
Người Mỹ tự nhiên lưu ý tới vấn đề này. Họ chống đối bất cứ hình thức lạm dụng nhân quyền nào, nhưng vì lịch sử của họ, họ đặc biệt khó chịu đối với nạn bách hại và kỳ thị tôn giáo. Phần lớn người Mỹ như có bản năng nắm bắt được ý nghĩa sâu xa của hình thức đàn áp này: tước bỏ tự do tôn giáo của bất cứ ai, huống hồ là tra tấn hay bạo hành bất cứ cách nào khác chỉ vì tôn giáo của họ, là một hành động tấn công vào chính nhân phẩm của họ, một tấn công cần phải chấm dứt và sửa trị. Đối với người Mỹ, quyền đi tìm các chân lý siêu việt và hành động theo các chân lý ấy nằm ở ngay trong tâm điểm của nhân phẩm con người.
Phần lớn người Mỹ cũng hiểu rõ rằng việc các chính phủ và cơ sở tư từ khước tự do tôn giáo ở khắp nơi trên thế giới đem lại nhiều hệ luận nghiêm trọng đối với quyền lợi quốc gia của Mỹ. Như lịch sử Mỹ từng chứng minh, tự do tôn giáo là điều cần thiết nếu người ta muốn cho nền dân chủ được bình an và ổn định, mang lại lợi ích cho mọi công dân. Tự do tôn giáo là điều cần thiết nếu các xã hội muốn ngăn chặn việc nuôi dưỡng và xuất cảng nạn bạo hành và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Ấy thế nhưng, các nhà ngoại giao Mỹ nói chung lại có khuynh hướng khá dè dặt trong việc ủng hộ các nhà hoạt động cũng như các ý niệm tôn giáo. Năm 1998, Quốc Hội Mỹ quyết định giải quyết tình thế này. Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, ban hành năm đó, ra lệnh phải cổ vũ tự do tôn giáo như yếu tố chính trong chính sách ngoại giao của Mỹ và thiết lập ra một viên chức ngoại giao cao cấp, ngang hàng đại sứ, để lãnh đạo công tác này. Viên chức này làm việc trực tiếp dưới quyền bộ trưởng ngoại giao, theo đúng ý định của Quốc Hội, đứng đầu Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (I.R.F), có quyền hạn đại diện Mỹ trên các nghị trường song phương và đa phương và mang danh nghĩa “cố vấn chính của Tổng Thống và Bộ Trưởng Ngoại Giao”.
Trong các năm qua, chính sách của I.R.F. đã mang lại một số kết quả tích cực, như phóng thích tù nhân và gia tăng việc dùng ngoại giao ủng hộ các nhà hoạt động tôn giáo địa phương. Chính vì những kết quả này, Bộ Ngoại Giao Mỹ đang có kế hoạch gia tăng việc huấn luyện có hệ thống về tôn giáo cho các nhà ngoại giao của mình.
Nhưng 12 năm qua chỉ đem lại được bấy nhiêu thành quả. Xét chung, chính sách của Mỹ gây rất ít tác động đối với mức độ bách hại tôn giáo hay tự do tôn giáo. Phương thức tiếp cận của nó phần lớn chỉ có trên ngôn từ hoa mỹ: công bố các phúc trình hàng năm, tập chú vào các nạn nhân thiểu số bị bách hại, lên án các tên bách hại và đe dọa (chứ không áp đặt) việc trừng phạt kinh tế. Chính đạo luật cũng đã củng cố và tăng cường phương thức hành động này. Nó cho phép các chương trình ngoại giao trực tiếp và gián tiếp nhằm cổ vũ tự do tôn giáo nhưng lại chỉ đòi phải phúc trình hàng năm và công khai tố giác những tên bách hại trâng tráo nhất. Bộ Ngoại Giao do đó chỉ chọn làm điều tối thiểu, nhờ thế tránh được chống đối nội bộ. Phương thức duy tối thiểu này tốn rất ít và không hề đòi phải tổng hợp tự do tôn giáo vào chính sách ngoại giao. Nó tránh né nhu cầu cần nhất trí về ý nghĩa của tự do tôn giáo và, do đó, làm thế nào để có được sự nhất trí đó.
Hai chính phủ Clinton và Bush phần lớn đã theo phương thức hoa mỹ này. Mỗi chính phủ đều đề cử những đại sứ I.R.F. có tài năng nhưng lại để Bộ Ngoại Giao mặc tình xuống cấp chức vụ và vai trò của họ. Dù cả hai đại sứ này đều cố gắng đạt được những chiến thắng nhỏ nhoi trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng chẳng ai trong số họ gây đuợc ảnh hưởng gì đối với chính sách ngoại giao của Mỹ. Các vấn đề được họ đại biểu đã được các chính phủ ngoại quốc cũng như các viên chức Mỹ coi là thuộc ưu tiên thứ yếu đối với nước Mỹ.
Tại sao lại không ủng hộ một chính sách mạnh mẽ hơn? Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy các nhà ngoại giao Mỹ không muốn nói tới tôn giáo. Nhiều người được huấn luyện để chỉ suy nghĩ theo lối thực tiễn. Họ cho rằng các vấn đề đức tin đã được loại bỏ khỏi các liên hệ ngoại giao sau các cuộc chiến tranh tôn giáo trong thế kỷ thứ 17 và từ đó tôn giáo được coi là thộc phạm vi tư riêng. Tác phẩm lớn năm 1994 của Henry Kissinger là “Diplomacy” không có cả hạn từ “tôn giáo” trong danh mục rất chi tiết ở cuối sách.
Nền ngoại giao Mỹ cũng từng đồng sàng với chủ đề tục hóa từ lâu, nghĩa là với ý niệm cho rằng với thế giới hiện đại, tôn giáo sẽ bị đẩy qua bên lề sự việc nhân bản, trở thành bất liên quan. Chủ đề ấy đáng lẽ phải được vất bỏ từ lâu bởi những người có nhiệm vụ huy động thế giới để bảo vệ các quyền lợi của Hoa Kỳ. Dù gì, thì thế giới cũng là một nơi rất tôn giáo. Ở hậu bán thế kỷ 20, thế giới đầy rẫy chứng cớ cho sự thật ấy: từ cuộc cách mạng Iran năm 1979 tới việc phổ biến dân chủ trong các xã hội Công Giáo (do Công Đồng Vatican II và do Triều Đại Đức Gioan Phaolô II châm ngòi). Chúng chứng tỏ rằng các ý niệm và tác nhân tôn giáo đang đóng vai trò chính trên diễn đàn quốc tế.
Đàng khác, phần lớn các nền văn hóa tỏ vẻ hoài nghi khi người ngoại cuộc tìm cách ve vãn họ trong chính các thực hành và ý kiến tôn giáo của họ. Sự hoài nghi ấy càng gia tăng, nếu người ve vãn ấy là Mỹ. Đặc biệt sau ngày 11 tháng 9, giả thiết tổng quát và tiên thiên vẫn cho rằng chính sách của I.R.F., dù có nhẹ nhàng và vô hiệu bao nhiêu, vẫn chỉ là con ngựa thành Troie do Mỹ đặt ra để phá hoại các cộng đồng đa số về tôn giáo, như Ấn Độ Giáo, Chính Thống Giáo Nga hay Shi-a Iraq
Trong suốt thập niên đầu tiên của nó, Người Mỹ học được những bài học nào từ chính sách Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế? Bài học đầu tiên: một chiến lược thuần túy chống bách hại mà thôi không làm giảm việc bách hại tôn giáo. Thường thì các lời kết án có tính hoa mỹ chỉ tổ làm người ta càng nhận ra chủ nghĩa đế quốc văn hóa của Mỹ hay khiến họ càng tin rằng nước Mỹ chỉ ủng hộ các nhóm thiểu số Kitô Giáo. Nói rộng hơn, chiến lược Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế có khuynh hướng phản động. Cùng lắm, chiến lược ấy chỉ thỉnh thoảng cứu được một vài tù nhân hay buộc được một vài chính phủ giảm bớt các hành vi bách hại. Tuy nhiên, tệ hơn cả, là phương thức phản động chỉ giúp nền ngoại giao Mỹ đạt được rất ít thành quả ngoại trừ việc lên án. Trong nhiều trường hợp, nó đã khiến người ta gia tốc và gia trọng việc bách hại.
Việc rõ ràng nó không làm là thăng tiến tự do tôn giáo theo chiều hướng chính trị hay văn hóa. Sự bỏ sót này là một lầm lẫn nghiêm trọng, dù có thể hiểu được do chính sách cung tên của nền ngoại giao Mỹ và sự ngờ vực vốn có đối với chính sách I.R.F. Cổ xúy các định chế chính trị và các thói quen văn hóa nhằm phát huy tự do tôn giáo, nhất là trong các xã hội có tinh thần tôn giáo cao độ, mới có thể giảm thiểu việc bách hại một cách hữu hiệu hơn chính sách Mỹ từng làm từ trước đến nay. Vả lại, điều ấy còn giúp gia tăng nền hòa bình quốc tế.
Thực vậy, khoa học xã hội đang xác nhận điều vốn được lịch sử và lương tri gợi ý. Đó là: tự do tôn giáo là điều cần thiết nếu muốn việc tự trị đem lại sự ổn định về chính trị, sự lớn mạnh về kinh tế, sự hòa hợp về xã hội và hòa bình. Nó là điều chắc chắn cần thiết nếu các quốc gia muốn thoát khỏi chủ nghĩa cực đoan và khủng bố tôn giáo, trong đó có các hình thức khủng bố từng được du nhập vào nội địa Hoa Kỳ. Tóm lại, người Mỹ phải thăng tiến tự do tôn giáo bởi cả hai lý do sau đây: thứ nhất, tự do này giúp người khác giảm thiểu việc bách hại và gia tăng tự do; thứ hai, nó tăng cường an ninh cho chính nhân dân Hoa Kỳ.
Cơ may của chính phủ Obama
Tất cả các nhận định trên cho thấy chính phủ Obama đã được dành cho một cơ hội độc đáo trong việc tái trang bị và lên sinh lực cho chính sách tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ. Điều này xem ra có vẻ rất tự nhiên, xét vì vị Tổng Thống này vốn mở rộng tầm tay đối với thế giới Hồi Giáo. Bộ Trưởng Ngoại Giao, Hilary Clinton, là người từng nhấn mạnh tới chính sách “ngoại giao khôn khéo” (smart dipolmacy). Đàng khác, Tổng Thống Obama, ngày 22 tháng 5 vừa qua, tại West Point, từng cam kết sẽ lên khuôn “một trật tự quốc tế” mới dựa trên ngoại giao và vận kết (engagement).
Để khởi đầu, chính phủ nên đề cử một đại sứ toàn quyền có kinh nghiệm và tài năng biết đưa quan điểm về tự do tôn giáo nói trên vào nghị trình, đặt vị đại sứ này trực tiếp dưới quyền bộ trưởng ngoại giao. Phải có đạo luật để dự liệu thẩm quyền và tài nguyên cho việc thực thi nhiệm vụ này. Phương thức này gần đây đã được khẩn trương đề nghị bởi rất nhiều nhóm có ảnh hưởng trong lãnh vực chính trị và tôn giáo, trong đó có nhóm đặc nhiệm của Hội Đồng Thế Giới Vụ của Chicago, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Mỹ, và một nhóm học giả của cả hai đảng do Các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Và Cộng Hòa Vì Tự Do tổ chức. Ngay Hội Đồng Cố Vấn Về Các Hiệp Tác Dựa Trên Đức Tin Và Khu Phố (Advisory Council on Faith-base and Neighborhood Partnerships) của Tổng Thống Obama cũng khuyến cáo phải chú tâm hơn nữa đối với vấn đề này.
Chẳng may, các dấu chỉ không có chi đáng khích lệ cả. Ngày 15 tháng 6 vừa qua, sau 16 tháng làm Tổng Thống, Ông Obama cuối cùng đã đề cử nữ mục sư Suzan Johnson Cook đứng đầu công tác tự do tôn giáo quốc tế. Người ta nói bà là một mục sư năng động và thành đạt của Giáo Hội Baptist Mỹ, nhưng xem ra bà thiếu kinh nghiệm về ngoại giao và về các vấn đề tự do tôn giáo quốc tế. Trong khi ấy, chính phủ vốn đặc cử nhiều phái viên ngoại giao cao cấp cho các vấn đề về phụ nữ, về các cộng đồng Hồi Giáo, về khuyết tật, về H.I.V./AIDS và nhiều vấn đề đặc thù khác. Tất cả các phái viên ấy đều là những người nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực riêng của mình. Những người ủng hộ I.R.F. có lý để lo ngại rằng đứa con tự do đầu lòng của lịch sử Hoa Kỳ dám bị hạ cấp hơn là nâng cấp trong chính sách ngoại giao hiện hành của Hoa Kỳ.
Phải hiểu rõ điều này: việc thăng tiến tự do tôn giáo trên trường quốc tế, dù rất khó khăn, nhưng có tính sinh tử đối với các cá nhân, các xã hội, với nền hòa bình thế giới và quyền lợi quốc gia của Mỹ. Dù có những dấu chỉ ngược lại, người ta vẫn nên hy vọng rằng việc thăng tiến tự do tôn giáo ấy sẽ trở thành một phần trong di sản chính sách ngoại giao của ông Obama.
Theo Thomas F. Farr, giám đốc chương trình Tôn Giáo và Chính Sách Ngoại Giao Mỹ tại Trung Tâm Berkeley về Tôn Giáo, Hòa Bình, Và Thế Giới Vụ tại ĐH Georgetown, tác giả cuốn “World of Faith and Freedom: Why International Religious Liberty Is Vital to American National Security” (Oxford, 2008). (Tạp chí America, số 19 tháng 7 năm 2010).