CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH B
Cv 4: 8-12; Tvịnh 117; 1 Gioan 3: 1-2;Gioan 10:11-18

Vừa rồi có gia tăng đột biến về số ca nhập viện và tử vong do vi rút Corona ở các bang trên khắp đất nước, nên chúng ta thêm một lần nữa được nhắc nhở về lòng dũng cảm anh hùng của các nhân viên y tế phòng cấp cứu. Chúng ta có quan tâm dến họ chưa? Chúng ta đã quên sự cống hiến của họ từ chính bản thân và gia đình họ hy sinh nhiều như thế nào vì họ lựa chọn để đáp ứng nhu cầu tuyệt vọng của các thành viên trong cộng đồng? Với sự gia tăng mới nhất của các trường hợp nguy kịch, chúng ta được nhắc nhở về những gì chúng ta nợ họ. Một lần nữa với nhiều người lân cận biết ơn đang đứng chờ bên ngoài phòng cấp cứu của bệnh viện để hoan hô các nhân viên y tế kiệt sức vừa ra về và các nhân viên khác đến thay ca để tiếp tục công việc. Chắc chắn họ là những anh hùng thời nay, họ đã chọn liều mình để giúp những người khác. Những hy sinh của họ đã mang lại được biết bao lợi ích cho mọi người. Khi chúng ta xem hay nghe các câu chuyện hy sinh của họ, chúng ta có tự hỏi, nếu chúng ta ở trong các hoàn cảnh như thế, chúng ta có nhiệt tình giúp đở như vậy hay không? Chúng ta có chấp nhận những rủi ro hằng ngày như họ hay không?

Tôi tự hỏi lúc tôi đang còn ở tuổi thanh niên, khi tôi đứng trên bãi biền nhiều gió lớn, khi nhìn thấy một người cứu hộ ở tuổi tôi, lao vào vùng nước đầy sóng to gió lớn để cứu một thanh niên đang cố gắng bơi vào bờ. Nếu không có người cứu hộ sẵn sàng liều mình bất kể nguy hiểm đến mạng sống của mình để cứu người sắp chết đuối đưa được họ vào bờ. Ký ức về những người cứu hộ đó là những hình ảnh của chủ nghĩa anh hùng hằng ngày của những người chấp nhận rủi ro để cứu những người bệnh trong cơn dịch được soi chiếu trong bài Phúc âm hôm nay.

Năm lần trong bài Phúc âm ngắn gọn hôm nay, Chúa Giêsu nói Ngài đã “hy sinh mạng sống của Ngài" cho chúng ta. Ngài sẵn sàng hy sinh mạng sống của Ngài cho các con chiên của Ngài. Những con chiên của Ngài đang bị đe dọa, và Ngài đã chọn không đứng ngoài cuộc, nhưng đối đầu với cái chết để cứu đàn chiên.

Nếu chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta không thể là những người đứng ngoài cuộc khi người khác gặp khó khăn cần được giúp đở. Sự cứu rỗi không chỉ dành riêng cho tôi và cho đời sống cầu nguyện của tôi. Chúng ta là một cộng đoàn hổ trợ chăm sóc cho nhau, không chỉ là công việc cho những người cần được giúp đở, không phải là việc của một số ít chuyên viên có tay nghề mà thôi. Và cũng không phải chỉ là sự chăm sóc cho những sự việc "tốt đáng làm"- đáng được khen ngợi. Theo gương Chúa Giêsu và với ân ban do Thần Khí của Ngài, chúng ta phải sẵn sàng hy sinh mạng sống chúng ta để phục vụ người khác. Như Chúa Giêsu đã dạy, chúng ta không giống như “người làm thuê” chạy trốn khi có nguy hiểm, hay khi có nhu cầu răn đe người khác.

Nếu chúng ta có thể gọi điều như thế là ''quà tặng" trong mùa đại dịch này đó chính là những hy sinh cao cả và các cử chỉ hiếu khách được thực hiện cho những người đang gặp khó khăn ở gần họ. Những người xa lạ đã trở thành bạn bè vì họ đã vươn tay ra khỏi những giới hạn thông thường của đời sống thường ngày của họ. Đó chẳng phải chăng là điều mà Chúa Giêsu luôn khuyến khich chúng ta phải làm như Ngài đã làm – Đó là hy sinh mạng sống của mình cho người khác sao? Sau cùng Ngài đã không chỉ hiến dâng mạng sống của mình để làm gương cho chúng ta. Cái chết do chính Ngài tự chọn đã giải cứu chúng ta khỏi sự ích kỷ và riêng lẻ của chúng ta. Nói một cách khác, đây là điều Ngài làm cho kẻ khác, phải không?

Chúa Giêsu không chỉ là nạn nhân của các thể chế chính trị và tôn giáo rất khắc nghiệt, hay những hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của Ngài. Mặc dù Ngài luôn sẵn sàng vâng theo thánh ý Thiên Chúa, Nhưng Ngài vẫn được tự do hy sinh mạng sống của Ngài hay không. Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta cũng sống trong sự sẵn sàng vâng theo thánh ý Thiên Chúa. Nơi Chúa Giêsu, chúng ta có một mục tử biết tên từng người trong chúng ta, và yêu thương chúng ta ngay từ bây giờ, bất chấp sự ương ngạnh của chúng ta khiến đi sai lạc. Ngài sẵn lòng ôm lấy mỗi người chúng ta bằng cách coi thường mạng sống của mình, rồi lấy lại chính nó, để chia sẻ sự phục sinh của Ngài cho chúng ta qua Thần Khí của Ngài.

Nội dung trong bài đọc thứ nhất, thánh Phêrô và thánh Gioan, đang bảo vệ đức tin của họ vào Chúa Kitô phục sinh trước các lãnh tụ tôn giáo. Họ đã chữa lành một người ăn xin ngồi nơi cổng vào Đền Thờ (Cv 3: 1-10). Thánh Phêrô tuyên bố rằng sự chữa lành có được là bởi Thiên Chúa mà dân chúng đang tôn thờ trong Đền Thờ trước mặt họ. Thiên Chúa của họ đã cho Chúa Giêsu sống lại từ kẻ chết và nhân danh Chúa Giêsu người ăn xin đã dược đứng dậy.

Bây giờ hai môn đệ đứng trước hội đồng quản trị tôn giáo của toà công luận và thánh Phêrô và Gioan đang tự bàu chữa những gì do ông đã làm và ông làm điều đó bằng cách nhân danh ai. Các lãnh đạo không thể chối bỏ những phép lạ đó. Có những nhân chứng và chính họ đã trông thấy điều đó. Nhưng, họ muốn biết "Với quyền lực nào và nhân danh ai để các ông thực hiện được phép lạ đó? (4:7) Khi thánh Phêrô và Gioan đứng trước hội đồng lãnh đạo tôn giáo, các ông đã nhớ là Chúa Giêsu đã từng nói với họ rằng họ sẽ gặp phải sự chống đối, nhưng Chúa Thánh Thần sẽ luôn ở với các ông và sẽ bảo các ông nói gì? (Lc 12: 11-12). Chúa Giêsu đã thực hiện lời hứa của Ngài, và thánh Luca tường thuật trong sách Công vụ tông đồ bắt đầu: "Phêrô với đầy ơn Chúa Thánh Thần nói..."

Sách đó được gọi là "Công vụ Tông đồ", nhưng, khi chúng ta đọc được những "Hành vi" của các Tông đồ, chúng ta có nhận thấy rằng thật sự chúng ta đang được mời gọi làm nhân chứng cho "Công vụ của Chúa Thánh Thần". Như chúng ta đã biết trước đó trong 4 phúc âm đã nói về thành tích tồi tệ của các Tông đồ. Nhưng, tất cả đã thay đổi. Họ đã thay đổi - vì trong mỗi lời rao giảng và chữa lành, ngay cả trước các người chống đối, hình tác của Chúa Thánh Thần như đã hứa sẽ thực hiện qua họ. Vì thế, nên gọi là "Công vụ Chúa Thánh Thần ".

Chúng ta không phải là người đọc sách thoáng qua về các mẫu chuyện này phải không? Không, chúng ta là những người có đức tin được nhắc nhở rằng chúng ta cũng là những người ăn xin, không tự chữa lành và tự cứu mình được. Nhưng, bởi phép Rửa tội, một đời sống mới bắt đầu trong chúng ta là những người ăn xin được chữa lành. Chúng ta có thể đứng dậy và bước đi. Giống như thánh Phêrô, người đã từng nhân danh Chúa Giêsu chữa lành, và chúng ta có thể "nâng dậy" những người bị áp bức.

Họ là ai, những người cần nhận được lời khai phán và việc chữa lành? Chúng ta hãy phá bỏ sự thinh lặng và nói lời thương yêu và tha thứ cho những người gần nhất trong gia đình chúng ta. Chúng ta đã bị nhốt trong phòng lâu rồi, và trong lúc chán nản, chúng ta đã nói những lời xúc phạm đến những người thân thiết nhất của chúng ta. Hãy phá bỏ sự thinh lặng. Những người xung quanh chúng ta vẫn còn bị cô đơn trong gia đình vì tuổi cao, do nghèo khó hay vì bệnh tật. Chúng ta, những người đi ngang qua khỏi họ, như Phêrô và Gioan có thể làm điều gì cho họ trên đường đi vào Đền Thờ cầu nguyện. Thay vào đó, chúng ta hãy tiếp cận họ và phá bỏ sự thinh lặng.

Có nhiều câu chuyện mạnh mẽ và đơn giản về những người lớn và các trẻ em gởi những thông điệp yêu thương cho các nhân viên y tế đang kiệt sức trong các bệnh viện. Chúng ta hãy bỏ sự thinh lặng. Chúng ta không cần phải tìm kiếm xa để gặp người ăn xin. Giống như Phêrô và Gioan đã thấy, hoặc chúng ta đã đi qua họ hằng ngày. Họ ngồi nơi cửa các siêu thị, quán ăn, các ngã tư đường và sống dưới các cầu vượt đường cao tốc. Chúng ta có thể chia thức ăn với họ, nở nụ cười và nói lời yêu thương với họ chứ? Hãy phá bỏ sự thinh lặng. Có những người ở trong tù phòng tử hình, nhà cách ly phòng tránh dịch bệnh, không được phép thăm viếng. Có người ngồi trong tù quá lâu, họ đã không nhận được thơ từ gia đình họ. Hãy thử tìm xem tên những người tù, gởi cho họ một lời kinh nguyện nhân danh Chúa Giêsu và phá bỏ sự thinh lặng.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 4: 8-12; Psalm 118;1 John 3: 1-2; John 10: 11-18

With the recent spike in hospitalizations and deaths from the Corona virus in states across the country we are once again reminded of the heroic valor of emergency room medical staffs. Were we taking them for granted? Have we forgotten how much they have been giving of themselves and the sacrifices their families have made because they choose to respond to the desperate needs of members of the community? With the latest surge of critical cases we are reminded of what we owe them. Once again grateful neighbors are standing outside hospital emergency rooms cheering exhausted staff coming off duty and those entering for the next grueling shift. Modern day heroes for sure, who choose to risk their own health to save others. Their sacrifice benefits so many. As we watch, or read their stories of heroism do we wonder if we, in a similar situation, would respond so generously? Would we take the risks they take daily?

I wondered that once as a teenager as I stood on a stormy ocean beach watching a lifeguard my age rush into the turbulent waters to rescue a floundering man. If it weren’t for that lifeguard, willing to risk his own life, the man would have drowned. The memory of that lifeguard and current images of daily heroism by risk takers during the pandemic illuminate today’s gospel for me.

Five times in today’s brief passage Jesus says he "lays down his life" for us. He is ready and willing to give his life for his sheep. His sheep are threatened and he chooses not to be a bystander, but to confront death and save them.

If we are to be Jesus’ followers then we can not be bystanders when others are in need. Salvation is not just about me and my prayer life. We are a community and care of those in need is not just a job of a few professionals. Nor is the care of others just a matter of contributing to a "worthy cause" – as good and noble as that is. Following Jesus’ example and gifted by his Spirit, we are to be willing to give of our lives to serve others. We are not, as Jesus instructs, to be like the "hired hand" who flees when danger, or need threatens others.

If we can call it so, one of the "gifts" of this pandemic is the extraordinary sacrifices and gestures of hospitality shown to those in need by their neighbors. Strangers have become friends because they have reached out beyond the usual confines of their private lives. Isn’t that what Jesus encourages us to do – as he did – lay down our lives for others? After all, Jesus did not just offer his life as an example for us. His freely-chosen death also released us from our selfishness and privacy to do, in some way, what he did for others?

Jesus was not just a victim of harsh political and religious institutions, or circumstances beyond his control. While willing to give obedience to God’s will, still he was free to lay down his life – or not. Because of Jesus we also live in willing obedience to God’s will. In him we have a shepherd who knows each of us by name and loves us now, despite our wayward ways. He has willingly embraced each of us by laying down his life, taking it up again and sharing his risen life with us through his Spirit.

In our first reading Peter and John are defending their faith in the resurrected Christ before the religious authorities. They had healed a beggar at the gate of the Temple (Acts 3:1-10). Peter proclaimed that the healing came through the very God the people worshiped in the Temple before them. Their God had raised Jesus from the dead and in Jesus’ name the beggar was raised.

Now the two disciples are before the Sanhedrin’s religious authorities and Peter is defending what he did and in whose name he did it. The authorities can’t deny the miracle, there were witnesses to the event. But they want to know, "By what power, or in whose name have men of your stripe done this?"(4:7) When Peter and John stood before the religious authorities did they remember that Jesus had told them they would encounter opposition, but also that the Holy Spirit would be with them and tell them what to say? (Luke 12: 11-12) Jesus fulfilled his promise because Luke’s account in Acts begins: "Peter filled with the Holy Spirit said...."

It is called the "Acts of the Apostles," but as we read about the "acts" of the apostles, we realize we are really being invited to witness the "Acts of the Holy Spirit." We know of the previous dismal performance of the apostles from the four Gospels. But all has changed – they had changed – because in each of their wonderful preachings and healings, even before opponents, the promised Spirit was acting through them. Thus, the "Acts of the Holy Spirit."

We are not just casual readers of this account are we? No, we are people of faith being reminded that we too were beggars unable to heal and save ourselves. Then, through our baptism, new life was given us, healed beggars. We could stand up and move. Like Peter, who once healed in the name of Jesus, we too can "raise up" the downtrodden.

Who are they who need healing words and actions? Let us break the silence and speak loving and forgiving words to those nearest us in our own families. We have been locked up too long and in our frustration have said and done hurtful things to those closest to us. Break the silence. People around us are still isolated in their homes due to age, poverty, or illness. Let’s not pass them by, as Peter and John could have done on their way to pray. Instead reach out to them and break the silence.

There have been powerful, yet simple stories, about adults and children sending loving messages to a exhausted hospital staff. Let’s break the silence. We don’t have to look far these days for beggars. Like Peter and John we see, or pass them daily. They are near supermarkets, at food pantries, road crossings and living under highway overpasses. Can we share food with them, a smile and a kind word? Let’s break the silence. There are people in prisons and on death row, isolated by the virus and not allowed visitors. Some have been in prison so long they don’t even receive mail from their own families. Check the prisoners’ names below, send them a prayer message in Jesus’ name and break the silence.