THÂN MÌNH CHÚA PHỤC SINH
Thánh Phaolô nói: Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì lời rao giảng của tôi là vô ích và niềm tin của anh chị em là hão huyền. Như thế có nghĩa là tất cả đời sống đạo của chúng ta đặt nền tảng vào Chúa Giêsu phục sinh. Chúa phục sinh làm cho đạo Chúa khác các tôn giáo khác. Người ta chết là cánh cửa cuộc đời khép lại kết thúc, còn riêng Chúa Giêsu, chết lại là cánh cửa mở ra một sự sống mới tuyệt vời hơn.
Sau khi phục sinh, Chúa đã nhiều lần hiện ra với nhiều người ở các nơi khác nhau để khẳng định Chúa đã sống lại thật sự. Chúa hiện ra với bà Maria Mađalêna nơi cửa mộ, Chúa hiện ra với 2 môn đệ trên đường đi Emmau, Chúa hiện ra với các môn đệ trên bãi biển, Chúa hiện ra với các môn đệ ở trong nhà. Phúc Âm tuần này kể chuyện Chúa hiện ra không chỉ nói, mà Chúa còn cho các môn đệ sờ xem tay chân Ngài. Thêm vào đó, Chúa còn ăn cá nướng với các môn đệ. Chúa làm tất cả những điều đó để khẳng định chính Chúa đã sống lại thật, chứ không phải là ma như các môn đệ tưởng.
Thân xác Chúa đã chết và đã thực sự sống lại. Tuy nhiên, thân xác đó có những biến đổi nên các môn đệ không nhận ra Chúa, hoặc nhà đóng kín cửa mà Chúa vẫn vào được. Thân xác Chúa Giêsu phục sinh biến đổi vinh hiển. Và khi chúng ta tin vào Chúa Giêsu phục sinh, tức là tin rằng: thân xác của chúng ta cũng được tham dự vào sự phục sinh của Chúa, chúng ta cũng phải sử dụng thân xác ta như Chúa Giêsu đã sử dụng. Chúa đã sử dụng thân xác như thế nào? Môi miệng Chúa đã nói những lời yêu thương; bàn tay Chúa đã chữa lành bệnh tật và mang thương tích để cứu độ, đôi chân Chúa đã hăng hái đi loan báo Tin Mừng.
Xin Chúa cho mỗi chúng ta biết dùng thân xác là dụng cụ diễn tả tình yêu và sự sống theo gương Chúa Giêsu. Amen.
Thánh Phaolô nói: Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì lời rao giảng của tôi là vô ích và niềm tin của anh chị em là hão huyền. Như thế có nghĩa là tất cả đời sống đạo của chúng ta đặt nền tảng vào Chúa Giêsu phục sinh. Chúa phục sinh làm cho đạo Chúa khác các tôn giáo khác. Người ta chết là cánh cửa cuộc đời khép lại kết thúc, còn riêng Chúa Giêsu, chết lại là cánh cửa mở ra một sự sống mới tuyệt vời hơn.
Sau khi phục sinh, Chúa đã nhiều lần hiện ra với nhiều người ở các nơi khác nhau để khẳng định Chúa đã sống lại thật sự. Chúa hiện ra với bà Maria Mađalêna nơi cửa mộ, Chúa hiện ra với 2 môn đệ trên đường đi Emmau, Chúa hiện ra với các môn đệ trên bãi biển, Chúa hiện ra với các môn đệ ở trong nhà. Phúc Âm tuần này kể chuyện Chúa hiện ra không chỉ nói, mà Chúa còn cho các môn đệ sờ xem tay chân Ngài. Thêm vào đó, Chúa còn ăn cá nướng với các môn đệ. Chúa làm tất cả những điều đó để khẳng định chính Chúa đã sống lại thật, chứ không phải là ma như các môn đệ tưởng.
Thân xác Chúa đã chết và đã thực sự sống lại. Tuy nhiên, thân xác đó có những biến đổi nên các môn đệ không nhận ra Chúa, hoặc nhà đóng kín cửa mà Chúa vẫn vào được. Thân xác Chúa Giêsu phục sinh biến đổi vinh hiển. Và khi chúng ta tin vào Chúa Giêsu phục sinh, tức là tin rằng: thân xác của chúng ta cũng được tham dự vào sự phục sinh của Chúa, chúng ta cũng phải sử dụng thân xác ta như Chúa Giêsu đã sử dụng. Chúa đã sử dụng thân xác như thế nào? Môi miệng Chúa đã nói những lời yêu thương; bàn tay Chúa đã chữa lành bệnh tật và mang thương tích để cứu độ, đôi chân Chúa đã hăng hái đi loan báo Tin Mừng.
Xin Chúa cho mỗi chúng ta biết dùng thân xác là dụng cụ diễn tả tình yêu và sự sống theo gương Chúa Giêsu. Amen.