CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
BÌNH AN CỦA CHÚA LÀ SỨC MẠNH NGƯỜI MÔN ĐỆ
Trước lúc thụ nạn, biết lòng các tông đồ nhiều lo sợ, bất an, Chúa Giêsu trao ơn bình an để các ông kiên vững: "Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi " (Ga 14, 27).
Chính thánh Gioan cũng lại là người ghi nhận, nhiều lần sau Phục sinh, khi hiện ra cùng các môn đệ, Chúa Giêsu tiếp tục trao ban bình an khi tuyên bố: "Bình an cho các con" (Ga 20, 19.26).
Hôm nay, thánh Luca, khi tường thuật Tin Mừng Phục sinh, cũng cho thấy lời đầu tiên khi Chúa gặp các môn đệ vẫn là: "Bình an cho các con" (Lc 24, 36).
Nhớ lại sau khi Chúa bị bắt, bị đóng đinh, chính các Tông đồ là những người mất bình an hơn ai hết. Hết bỏ Chúa chạy trốn, họ lại chỉ biết vào phòng đóng kín cửa. Dù đóng kín cửa, lòng các tông đồ vẫn đầy hoan mang, sợ hãi...
Nhưng sau khi các tông đồ đón nhận ơn Phục sinh và tin tưởng hoàn toàn vào sự Phục sinh của Chúa, nhất là sau khi được Chúa ban bình an của chính Chúa, các tông đồ không còn lo sợ nữa.
Ngược lại, những Thượng tế, kỳ mục là những người mất bình an. Cứ tưởng, sau khi giết Giêsu, sau khi đã trừ được “họa” Giêsu như một “hiện tượng” nổi lên trong dân, lôi kéo dân bằng giáo lý mới, bằng những phép lạ khác thường…, từ nay, họ sẽ sung sướng, sẽ “ăn ngủ” thoải mái.
Nào ngờ, sau khi giết Giêsu, họ mất bình an hơn, bởi “đám” môn đệ “dốt nát” của Giêsu không như “rắn bị chặt đầu”, không hề sợ hãi, ngược lại, còn táo bạo hơn, khẳng khái hơn, mạnh mẽ hơn, khẳng định Giêsu đã Phục sinh.
Nhờ tin và nhờ nhận lãnh bình an, các tông đồ hoàn toàn đổi mới: trở nên những người can đảm, mạnh mẽ lạ thường. Các ngài mở tung cửa nhà, lao ra không chỉ khỏi căn nhà, mà lao ra khỏi vùng quê, khỏi thủ đô tráng lệ, khỏi biên cương quốc gia, chia nhau đi ra từng ngả đường thế giới, bỏ hết tất cả nghề nghiệp đang có để kiếm sống, bất chấp mọi lao tâm khổ tứ hay mọi đòn vọt, tù tội hay mọi thứ đòn thù hiểm ác nhất, ngay cả đánh đổi mạng sống của mình, để loan báo ngày càng dữ dội hơn, mạnh mẽ hơn, ráo riết hơn việc Giêsu sống lại và đang ngự nơi Thiên Chúa.
Bằng mọi giá, môn đệ Giêsu, muôn người như một, trơ lỳ, hiên ngang và càng mạnh bạo la to lên rằng: Giêsu đã sống và vẫn sống. Họ nhất quyết một lòng bảo vệ Tin mừng trọng đại: Chúa của họ đã phục sinh.
Môn đệ Giêsu, cứ tưởng chừng chỉ là những kẻ đui mù chữ nghĩa, lại có thể đối đầu với bao nhiêu tòa án, bao nhiêu kẻ lãnh đạo đầy tri thức và khoa bản.
Bây giờ ai cũng phải nhìn nhận, môn đệ Giêsu lợi khẩu chưa từng thấy, can đảm đến mức cứng đầu chưa từng thấy. Trong lòng họ, giờ đây không còn khái niệm về khuất phục hay lùi bước. Môn đệ Giêsu vững vàng như không còn ai vững hơn. Họ đang làm cho giáo lý của Giêsu nổ tung khắp đất nước và đang vươn ra thế giới ngoại giáo.
Giêsu còn sống đã là một mối nguy, một hiểm họa, giờ đây, lại “tung tin” Giêsu đã chết thật, nay sống lại thật, càng là một hiểm nguy (dành cho hượng tế và kỳ mục) không thể nói hết. Thà đừng chết, nhưng cứ sống, thì sự việc dù có rắc rối, vẫn không rắc rối bằng việc người đã chết mà nay vẫn đang sống.
Các thượng tế, các kỳ mục là kẻ có quyền, thay vì yên thân trong quyền lực của mình, giờ đây họ càng nhấp nhổm, càng như “người ngồi giữa lửa”.
“Khủng khiếp” hơn, khi môn đệ Giêsu giờ đây không biết sợ là gì, thì sự mất bình an của các thượng tế, các kỳ mục nhân lên gấp nhiều lần. Họ như liên tục bị thách thức bởi Giêsu từ khi còn sống đến sau khi đã chết.
Họ càng bị thách thức nhiều hơn với tin đồn Giêsu vẫn sống. Họ khử trừ Giêsu, nghĩa là khử trừ “mối họa” của họ. Nhưng tại sao “họa” không chấm dứt, mà “họa” còn lớn hơn?
Tin Mừng theo thánh Mathêu diễn tả sự hoang mang cực độ ấy, khi cho thấy những con người này cố tìm cách che đậy sự thật:
“Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: Các anh hãy nói như thế này: ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự. Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay” (Mt 28, 12 - 15).
Từ hai thái độ đối nghịch: Các tông đồ an nhiên giữa những bạo lực mà nhiều thế lực gây ra cho các ngài đối kháng với sự hùng hổ nhưng bất lực và đầy hoang mang của các thượng tế, các kỳ mục, cho chúng ta kết luận: Bình an thật sự chỉ có thể có được trong niềm xác tín vào Chúa Giêsu Phục sinh. Chỉ có trong Chúa, niềm bình an của ta mới vững bền, mới là sức mạnh giúp ta băng ghềnh, vượt thác.
Chỉ có Chúa Giêsu phục sinh mới là nguyên lý không bao giờ thay đổi; là lẽ sống mãnh liệt cho ai tin; là nguồn cội của mọi câu trả lời bằng cả thái độ sống kiên cường, hiên ngang, quật khởi của người tín hữu.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin ban bình an của Chúa cho chúng con, để tăng thêm nơi lòng chúng con tinh thần quả cảm, sức sống cuộn trào, giúp chúng con hiên ngang làm chứng cho Chúa, dù phải đối đầu với những thử thách lớn lao cách mấy. Amen.
BÌNH AN CỦA CHÚA LÀ SỨC MẠNH NGƯỜI MÔN ĐỆ
Trước lúc thụ nạn, biết lòng các tông đồ nhiều lo sợ, bất an, Chúa Giêsu trao ơn bình an để các ông kiên vững: "Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi " (Ga 14, 27).
Chính thánh Gioan cũng lại là người ghi nhận, nhiều lần sau Phục sinh, khi hiện ra cùng các môn đệ, Chúa Giêsu tiếp tục trao ban bình an khi tuyên bố: "Bình an cho các con" (Ga 20, 19.26).
Hôm nay, thánh Luca, khi tường thuật Tin Mừng Phục sinh, cũng cho thấy lời đầu tiên khi Chúa gặp các môn đệ vẫn là: "Bình an cho các con" (Lc 24, 36).
Nhớ lại sau khi Chúa bị bắt, bị đóng đinh, chính các Tông đồ là những người mất bình an hơn ai hết. Hết bỏ Chúa chạy trốn, họ lại chỉ biết vào phòng đóng kín cửa. Dù đóng kín cửa, lòng các tông đồ vẫn đầy hoan mang, sợ hãi...
Nhưng sau khi các tông đồ đón nhận ơn Phục sinh và tin tưởng hoàn toàn vào sự Phục sinh của Chúa, nhất là sau khi được Chúa ban bình an của chính Chúa, các tông đồ không còn lo sợ nữa.
Ngược lại, những Thượng tế, kỳ mục là những người mất bình an. Cứ tưởng, sau khi giết Giêsu, sau khi đã trừ được “họa” Giêsu như một “hiện tượng” nổi lên trong dân, lôi kéo dân bằng giáo lý mới, bằng những phép lạ khác thường…, từ nay, họ sẽ sung sướng, sẽ “ăn ngủ” thoải mái.
Nào ngờ, sau khi giết Giêsu, họ mất bình an hơn, bởi “đám” môn đệ “dốt nát” của Giêsu không như “rắn bị chặt đầu”, không hề sợ hãi, ngược lại, còn táo bạo hơn, khẳng khái hơn, mạnh mẽ hơn, khẳng định Giêsu đã Phục sinh.
Nhờ tin và nhờ nhận lãnh bình an, các tông đồ hoàn toàn đổi mới: trở nên những người can đảm, mạnh mẽ lạ thường. Các ngài mở tung cửa nhà, lao ra không chỉ khỏi căn nhà, mà lao ra khỏi vùng quê, khỏi thủ đô tráng lệ, khỏi biên cương quốc gia, chia nhau đi ra từng ngả đường thế giới, bỏ hết tất cả nghề nghiệp đang có để kiếm sống, bất chấp mọi lao tâm khổ tứ hay mọi đòn vọt, tù tội hay mọi thứ đòn thù hiểm ác nhất, ngay cả đánh đổi mạng sống của mình, để loan báo ngày càng dữ dội hơn, mạnh mẽ hơn, ráo riết hơn việc Giêsu sống lại và đang ngự nơi Thiên Chúa.
Bằng mọi giá, môn đệ Giêsu, muôn người như một, trơ lỳ, hiên ngang và càng mạnh bạo la to lên rằng: Giêsu đã sống và vẫn sống. Họ nhất quyết một lòng bảo vệ Tin mừng trọng đại: Chúa của họ đã phục sinh.
Môn đệ Giêsu, cứ tưởng chừng chỉ là những kẻ đui mù chữ nghĩa, lại có thể đối đầu với bao nhiêu tòa án, bao nhiêu kẻ lãnh đạo đầy tri thức và khoa bản.
Bây giờ ai cũng phải nhìn nhận, môn đệ Giêsu lợi khẩu chưa từng thấy, can đảm đến mức cứng đầu chưa từng thấy. Trong lòng họ, giờ đây không còn khái niệm về khuất phục hay lùi bước. Môn đệ Giêsu vững vàng như không còn ai vững hơn. Họ đang làm cho giáo lý của Giêsu nổ tung khắp đất nước và đang vươn ra thế giới ngoại giáo.
Giêsu còn sống đã là một mối nguy, một hiểm họa, giờ đây, lại “tung tin” Giêsu đã chết thật, nay sống lại thật, càng là một hiểm nguy (dành cho hượng tế và kỳ mục) không thể nói hết. Thà đừng chết, nhưng cứ sống, thì sự việc dù có rắc rối, vẫn không rắc rối bằng việc người đã chết mà nay vẫn đang sống.
Các thượng tế, các kỳ mục là kẻ có quyền, thay vì yên thân trong quyền lực của mình, giờ đây họ càng nhấp nhổm, càng như “người ngồi giữa lửa”.
“Khủng khiếp” hơn, khi môn đệ Giêsu giờ đây không biết sợ là gì, thì sự mất bình an của các thượng tế, các kỳ mục nhân lên gấp nhiều lần. Họ như liên tục bị thách thức bởi Giêsu từ khi còn sống đến sau khi đã chết.
Họ càng bị thách thức nhiều hơn với tin đồn Giêsu vẫn sống. Họ khử trừ Giêsu, nghĩa là khử trừ “mối họa” của họ. Nhưng tại sao “họa” không chấm dứt, mà “họa” còn lớn hơn?
Tin Mừng theo thánh Mathêu diễn tả sự hoang mang cực độ ấy, khi cho thấy những con người này cố tìm cách che đậy sự thật:
“Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: Các anh hãy nói như thế này: ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự. Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay” (Mt 28, 12 - 15).
Từ hai thái độ đối nghịch: Các tông đồ an nhiên giữa những bạo lực mà nhiều thế lực gây ra cho các ngài đối kháng với sự hùng hổ nhưng bất lực và đầy hoang mang của các thượng tế, các kỳ mục, cho chúng ta kết luận: Bình an thật sự chỉ có thể có được trong niềm xác tín vào Chúa Giêsu Phục sinh. Chỉ có trong Chúa, niềm bình an của ta mới vững bền, mới là sức mạnh giúp ta băng ghềnh, vượt thác.
Chỉ có Chúa Giêsu phục sinh mới là nguyên lý không bao giờ thay đổi; là lẽ sống mãnh liệt cho ai tin; là nguồn cội của mọi câu trả lời bằng cả thái độ sống kiên cường, hiên ngang, quật khởi của người tín hữu.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin ban bình an của Chúa cho chúng con, để tăng thêm nơi lòng chúng con tinh thần quả cảm, sức sống cuộn trào, giúp chúng con hiên ngang làm chứng cho Chúa, dù phải đối đầu với những thử thách lớn lao cách mấy. Amen.