MỘT SỰ THÚC ĐẨY THÁNH
“Ông là bậc thầy trong dân Israel mà không biết điều ấy sao?”.
M. Louise Ciccone, ‘Nữ hoàng nhạc Pop’, đã từng nói, “Động lực sống của tôi bắt nguồn từ một nỗi sợ kinh hoàng có tên là ‘tầm thường’. Nỗi sợ đó luôn thúc đẩy tôi, nó thúc đẩy tôi! Vì dẫu tôi đã trở thành ‘một ai đó’, tôi vẫn luôn phải chứng tỏ, tôi là ‘một ai đó’. Cuộc chiến của tôi chưa bao giờ kết thúc, và có lẽ, sẽ không bao giờ kết thúc!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nỗi sợ trở nên ‘tầm thường’ đó phải chăng cũng là một ám ảnh của Nicôđêmô, để rồi sau câu hỏi bất ngờ đầy thách thức của Chúa Giêsu, “Ông là bậc thầy trong dân Israel mà không biết điều ấy sao?”, tất cả con người của ông dường như đã đảo lộn; đảo lộn những gì ông suy tính, đảo lộn cả hướng đi của một cuộc đời. Đúng thế, Nicôđêmô, một trong những Pharisêu cuối cùng đã cải đạo và trở thành môn đệ Chúa Giêsu, để từ rất sớm đến nay, ông được coi là một vị thánh. Thật hiếm hoi, một biệt phái làm thánh! Tại sao? Bởi lẽ, bên trong Nicôđêmô, đã có ‘một sự thúc đẩy thánh!’.
Ngoài Nicôđêmô, những người Pharisêu ít ỏi khác được ghi nhận đã cải đạo là thánh Phaolô và Gamaliel; tuy thế, Công Vụ Tông Đồ 15, 5 còn chỉ ra một số biệt phái vô danh khác cũng đã trở lại. Nhưng nếu xét toàn bộ các cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và những người Pharisêu, thì rõ ràng, họ là những người chống đối Ngài và giáo huấn của Ngài đến cùng; họ luôn tìm cách gài bẫy Chúa Giêsu và tất nhiên, cuối cùng, chịu trách nhiệm về cái chết của Ngài cùng với các vị lãnh đạo đương thời. Vì lý do đó, thật dễ hiểu, tất cả những người biệt phái đều tẩy chay Chúa Giêsu; mỗi người trong họ sẽ chịu áp lực của các đồng sự để hành động theo một quan điểm chung dành cho Ngài, đó là lên án và giết chết; bởi lẽ, họ quá trần tục; bên trong họ, vắng bóng ‘một sự thúc đẩy thánh’. Đây là bối cảnh của Tin Mừng hôm nay khi Nicôđêmô đặt câu hỏi, làm thế nào để được “tái sinh bởi trời” như Chúa Giêsu khẳng định; và Ngài đã khiển trách ông như thế.
Biết được Nicôđêmô đã có ‘một sự thúc đẩy thánh’ bên trong, Chúa Giêsu mời ông hướng thượng. Ngài mời ông ngước mắt lên trời, chiêm ngắm một Đấng đến từ trời, cũng là Đấng sẽ ban cho ông một cuộc sống đời đời trên đó. Đúng hơn, Ngài mặc khải cho ông con đường về trời, đó là tin vào Đấng từ trời xuống, cũng là Đấng phải được “Giương cao lên như con rắn trong sa mạc, để ai tin Ngài thì được sống đời đời”. Vì thế, sẽ rất hữu ích nếu chúng ta hiểu rằng, khiển trách của Chúa Giêsu dành cho Nicôđêmô không phải là sự lên án; nó không giống với giọng điệu của những câu nói Ngài thường áp dụng cho giới thông luật, “Khốn cho các ngươi, khốn cho các ngươi!”. Đúng hơn, đó là một thử thách nhẹ nhàng nhưng rất trực tiếp đối với Nicôđêmô; Ngài dịch chuyển ông từ câu hỏi đầy bối rối sang việc đào sâu đức tin của mình. Và đó là chìa khoá! Đúng hơn, đó là ‘một sự thúc đẩy thánh’. Thú vị thay, Chúa Giêsu biết, chính nhờ sự thử thách trực tiếp, khá táo bạo nhưng đầy yêu thương này, như ‘một cú hích’ của ‘một sự thúc đẩy thánh’, Ngài có thể đẩy Nicôđêmô đi vào bầu khí ân sủng của Thánh Thần; để từ đó, ông có thể đón nhận quà tặng đức tin. Tất nhiên, thử thách của Chúa Giêsu, cuối cùng, đã chiến thắng người biệt phái thiện chí này.
Anh Chị em,
Ai trong chúng ta cũng bị ám ảnh bởi một nỗi sợ có tên là ‘tầm thường’. Hôm nay, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta điều quan trọng phải làm để không ‘tầm thường’ nhưng trở nên ‘phi thường’. Đó là làm những điều Nicôđêmô đã làm: ngước mắt lên, chiêm ngắm và tin vào Ngài, Đấng từ trời xuống, cũng là Đấng bị treo lên; nhờ đó, như Nicôđêmô, chúng ta cũng sẽ được sống đời đời. Ngài không muốn, cũng không cần chúng ta trở thành ‘một ai đó’, nhưng Ngài đòi buộc chúng ta trở thành ‘một vị thánh nào đó’; Ngài đòi chúng ta ‘nên thánh’. Cuộc chiến này cũng không bao giờ được phép kết thúc; vì lẽ, gió Thánh Linh của Ngài sẽ thổi chúng ta không biết đến tận phương nào nếu mỗi ngày chúng ta mỗi ước ao nên thánh hơn. Vậy, hôm nay, thử hỏi trong cuộc sống của chúng ta, áp lực thế tục nào đang làm cho chúng ta bất an và bối rối? Điều gì đang áp đặt lên chúng ta, cách nào đó, một áp lực ngang ngược nghịch với đời sống thánh thiện đích thực của linh hồn? Hoặc có quyền lực nào, huyễn danh nào hay của cải nào đang cầm chân khiến chúng ta không trở nên ‘người của cõi trên’; nói cách khác, không được ‘sinh lại từ trên’ đúng nghĩa như Thiên Chúa muốn, dẫu chúng ta đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy? Phải chăng, chúng ta cũng đang rất cần ‘một sự thúc đẩy thánh’ từ Chúa Giêsu Phục Sinh để được ‘tái sinh’ thêm một lần nữa trong lửa thanh tẩy của Thánh Thần.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa biết con cần ‘một sự thúc đẩy thánh’ nào cho linh hồn; nhờ đó, con có thể thắng mọi cản trở ‘nên thánh’ của con, hầu con trở thành một môn đệ đáng yêu hơn của Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ông là bậc thầy trong dân Israel mà không biết điều ấy sao?”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nỗi sợ trở nên ‘tầm thường’ đó phải chăng cũng là một ám ảnh của Nicôđêmô, để rồi sau câu hỏi bất ngờ đầy thách thức của Chúa Giêsu, “Ông là bậc thầy trong dân Israel mà không biết điều ấy sao?”, tất cả con người của ông dường như đã đảo lộn; đảo lộn những gì ông suy tính, đảo lộn cả hướng đi của một cuộc đời. Đúng thế, Nicôđêmô, một trong những Pharisêu cuối cùng đã cải đạo và trở thành môn đệ Chúa Giêsu, để từ rất sớm đến nay, ông được coi là một vị thánh. Thật hiếm hoi, một biệt phái làm thánh! Tại sao? Bởi lẽ, bên trong Nicôđêmô, đã có ‘một sự thúc đẩy thánh!’.
Ngoài Nicôđêmô, những người Pharisêu ít ỏi khác được ghi nhận đã cải đạo là thánh Phaolô và Gamaliel; tuy thế, Công Vụ Tông Đồ 15, 5 còn chỉ ra một số biệt phái vô danh khác cũng đã trở lại. Nhưng nếu xét toàn bộ các cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và những người Pharisêu, thì rõ ràng, họ là những người chống đối Ngài và giáo huấn của Ngài đến cùng; họ luôn tìm cách gài bẫy Chúa Giêsu và tất nhiên, cuối cùng, chịu trách nhiệm về cái chết của Ngài cùng với các vị lãnh đạo đương thời. Vì lý do đó, thật dễ hiểu, tất cả những người biệt phái đều tẩy chay Chúa Giêsu; mỗi người trong họ sẽ chịu áp lực của các đồng sự để hành động theo một quan điểm chung dành cho Ngài, đó là lên án và giết chết; bởi lẽ, họ quá trần tục; bên trong họ, vắng bóng ‘một sự thúc đẩy thánh’. Đây là bối cảnh của Tin Mừng hôm nay khi Nicôđêmô đặt câu hỏi, làm thế nào để được “tái sinh bởi trời” như Chúa Giêsu khẳng định; và Ngài đã khiển trách ông như thế.
Biết được Nicôđêmô đã có ‘một sự thúc đẩy thánh’ bên trong, Chúa Giêsu mời ông hướng thượng. Ngài mời ông ngước mắt lên trời, chiêm ngắm một Đấng đến từ trời, cũng là Đấng sẽ ban cho ông một cuộc sống đời đời trên đó. Đúng hơn, Ngài mặc khải cho ông con đường về trời, đó là tin vào Đấng từ trời xuống, cũng là Đấng phải được “Giương cao lên như con rắn trong sa mạc, để ai tin Ngài thì được sống đời đời”. Vì thế, sẽ rất hữu ích nếu chúng ta hiểu rằng, khiển trách của Chúa Giêsu dành cho Nicôđêmô không phải là sự lên án; nó không giống với giọng điệu của những câu nói Ngài thường áp dụng cho giới thông luật, “Khốn cho các ngươi, khốn cho các ngươi!”. Đúng hơn, đó là một thử thách nhẹ nhàng nhưng rất trực tiếp đối với Nicôđêmô; Ngài dịch chuyển ông từ câu hỏi đầy bối rối sang việc đào sâu đức tin của mình. Và đó là chìa khoá! Đúng hơn, đó là ‘một sự thúc đẩy thánh’. Thú vị thay, Chúa Giêsu biết, chính nhờ sự thử thách trực tiếp, khá táo bạo nhưng đầy yêu thương này, như ‘một cú hích’ của ‘một sự thúc đẩy thánh’, Ngài có thể đẩy Nicôđêmô đi vào bầu khí ân sủng của Thánh Thần; để từ đó, ông có thể đón nhận quà tặng đức tin. Tất nhiên, thử thách của Chúa Giêsu, cuối cùng, đã chiến thắng người biệt phái thiện chí này.
Anh Chị em,
Ai trong chúng ta cũng bị ám ảnh bởi một nỗi sợ có tên là ‘tầm thường’. Hôm nay, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta điều quan trọng phải làm để không ‘tầm thường’ nhưng trở nên ‘phi thường’. Đó là làm những điều Nicôđêmô đã làm: ngước mắt lên, chiêm ngắm và tin vào Ngài, Đấng từ trời xuống, cũng là Đấng bị treo lên; nhờ đó, như Nicôđêmô, chúng ta cũng sẽ được sống đời đời. Ngài không muốn, cũng không cần chúng ta trở thành ‘một ai đó’, nhưng Ngài đòi buộc chúng ta trở thành ‘một vị thánh nào đó’; Ngài đòi chúng ta ‘nên thánh’. Cuộc chiến này cũng không bao giờ được phép kết thúc; vì lẽ, gió Thánh Linh của Ngài sẽ thổi chúng ta không biết đến tận phương nào nếu mỗi ngày chúng ta mỗi ước ao nên thánh hơn. Vậy, hôm nay, thử hỏi trong cuộc sống của chúng ta, áp lực thế tục nào đang làm cho chúng ta bất an và bối rối? Điều gì đang áp đặt lên chúng ta, cách nào đó, một áp lực ngang ngược nghịch với đời sống thánh thiện đích thực của linh hồn? Hoặc có quyền lực nào, huyễn danh nào hay của cải nào đang cầm chân khiến chúng ta không trở nên ‘người của cõi trên’; nói cách khác, không được ‘sinh lại từ trên’ đúng nghĩa như Thiên Chúa muốn, dẫu chúng ta đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy? Phải chăng, chúng ta cũng đang rất cần ‘một sự thúc đẩy thánh’ từ Chúa Giêsu Phục Sinh để được ‘tái sinh’ thêm một lần nữa trong lửa thanh tẩy của Thánh Thần.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa biết con cần ‘một sự thúc đẩy thánh’ nào cho linh hồn; nhờ đó, con có thể thắng mọi cản trở ‘nên thánh’ của con, hầu con trở thành một môn đệ đáng yêu hơn của Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)