KINH NGẠC VÀ SAY MÊ
“Tất cả đều ăn no”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến những bữa tiệc kỳ vĩ của Thiên Chúa, tiệc Cựu Ước, tiệc Tân Ước; qua đó, tấm lòng hào hiệp của Chúa Trời được tỏ lộ, đồng thời, báo trước bữa tiệc Thánh Thể khi Con Thiên Chúa tự hiến mình, khoản đãi liên lỉ những ai ‘kinh ngạc và say mê’ Ngài.
Lạ lùng thay, trước viễn cảnh lưu đày cách đây gần 2,800 năm, ngôn sứ Isaia vẫn tuyên sấm về một Thiên Chúa quyền năng và hào phóng, Đấng sẽ lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt, cất bỏ sự tủi hổ của dân và sẽ chiêu đãi muôn dân một bữa no say, “Ngày ấy, Chúa các đạo binh sẽ thết tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon”. Isaia nói như người đang say, chân cao chân thấp; đúng hơn, ông nói như người đang mơ, dẫu là mơ giữa ban ngày, vì lẽ lúc bấy giờ, Israel dân Chúa sắp phải trẩy đi lưu đày nơi đất khách quê người.
Gần 800 năm sau, một bữa tiệc tương tự cũng xảy ra trên một ngọn núi thấp hơn khi Con Thiên Chúa, với bảy chiếc bánh và mấy con cá quảng đại của ai đó, đã nhân lên cấp luỹ thừa để nuôi 4,000 đàn ông, không kể phái yếu và con trẻ, “Tất cả đều ăn no, và người ta thu lượm được bảy thúng đầy mảnh vụn còn lại”. Thật khó để đánh giá thấp tác động của phép lạ này đối với những con người thực sự có mặt ở đó. Có lẽ nhiều người thậm chí không biết thức ăn từ đâu đến; họ chỉ thấy các giỏ bánh được chuyền tay, họ lấy phần mình và chuyển phần còn lại cho người khác. Chúng ta đừng bỏ qua một chi tiết quan trọng, đám đông đã ở với Chúa Giêsu ròng rã ba ngày, không có gì ăn; họ ngạc nhiên với lời giảng dạy và quyền năng chữa bệnh của Ngài. Trên thực tế, họ ‘kinh ngạc và say mê’ đến mức không có dấu hiệu rời bỏ Ngài, mặc dầu họ đang đói. Đây là hình ảnh tuyệt vời về những gì chúng ta phải tìm kiếm cho bằng được trong đời sống thiêng liêng.
Đối với những người được ăn bánh, trong đó, sẽ có những môn đệ đầu tiên, thì chính việc khám phá Ngôi Vị của Chúa Giêsu đã có một tác dụng nhất định đối với họ, họ ‘kinh ngạc và say mê’ Ngài; say mê và kinh ngạc đến nỗi ‘quên cả dạ cồn cào, quên cả việc phải bỏ và quên cả giờ phải về’. Cũng thế, với đặc ân hưởng nhận bánh Thánh Thể Giêsu mỗi ngày, việc chúng ta khám phá và thấu hiểu những mầu nhiệm khôn ví ẩn tàng ‘phía bên kia’ Ngôi Vị Thiên Chúa nơi con người Giêsu như Lời quyền năng của Ngài, ân sủng Thánh Thần của Ngài, lòng thương xót của Ngài… thì lẽ ra chúng ta phải ‘kinh ngạc và say mê’ Ngài gấp mấy! Và như một tất yếu, chúng ta đã nên thánh từ lâu; vậy mà xem ra chúng ta còn ở rất xa sự thánh thiện, dẫu chúng ta may mắn hơn nhiều. Đó là một điều đáng cho chúng ta suy nghĩ trong những ngày Mùa Vọng này.
Nói đến việc tại sao các Kitô hữu chậm chạp trong việc nên thánh, kể cả những ai đã từng ‘kinh ngạc và say mê’ theo Chúa gần cả cuộc đời, những con người xem ra hiểu biết các mầu nhiệm đức tin nhất, thì một ẩn sĩ kia giải đáp với một minh hoạ hết sức kỳ thú. Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là một công trình kiến trúc khổng lồ tiêu tốn vô số tiền bạc, vô vàn nhân công; khi được hoàn thành, nó có vẻ như bất khả xâm phạm. Thế nhưng, kẻ thù đã chọc thủng nó; không phải bằng việc phá vỡ nó, vây hãm nó; họ đã làm điều đó bằng cách hối lộ những người gác cổng.
Anh Chị em,
Phải chăng cách nào đó, ma quỷ cũng đã hối lộ ở những cánh cửa linh hồn chúng ta; phải chăng chúng ta đã để cho mình ra mê muội bởi những ngẫu tượng phù phiếm mà thế gian và chủ nhân của nó chào mời? Mùa Vọng là thời điểm thuận tiện nhất để chúng ta ‘tát cạn đầm lầy’ linh hồn mình hầu có thể tiếp tục ‘kinh ngạc và say mê’ Chúa Giêsu, Đấng đã đến trong hang lừa máng cỏ, cũng là Đấng đã chết trên thập giá để cứu chuộc mọi người, và mỗi ngày, đang hiến mình khoản đãi chúng ta trên các bàn thờ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết choáng ngợp trước bao hồng ân của Chúa, cho con biết ‘kinh ngạc và say mê’ trước những chăm chút Chúa dành cho linh hồn con hôm nay, và mãi cho đến ngày, “Này con được ở đền Ngài, những ngày tháng, những năm dài triền miên” như tâm tình Thánh Vịnh đáp ca diễn tả vốn rất đỗi ngọt ngào!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tất cả đều ăn no”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến những bữa tiệc kỳ vĩ của Thiên Chúa, tiệc Cựu Ước, tiệc Tân Ước; qua đó, tấm lòng hào hiệp của Chúa Trời được tỏ lộ, đồng thời, báo trước bữa tiệc Thánh Thể khi Con Thiên Chúa tự hiến mình, khoản đãi liên lỉ những ai ‘kinh ngạc và say mê’ Ngài.
Lạ lùng thay, trước viễn cảnh lưu đày cách đây gần 2,800 năm, ngôn sứ Isaia vẫn tuyên sấm về một Thiên Chúa quyền năng và hào phóng, Đấng sẽ lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt, cất bỏ sự tủi hổ của dân và sẽ chiêu đãi muôn dân một bữa no say, “Ngày ấy, Chúa các đạo binh sẽ thết tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon”. Isaia nói như người đang say, chân cao chân thấp; đúng hơn, ông nói như người đang mơ, dẫu là mơ giữa ban ngày, vì lẽ lúc bấy giờ, Israel dân Chúa sắp phải trẩy đi lưu đày nơi đất khách quê người.
Gần 800 năm sau, một bữa tiệc tương tự cũng xảy ra trên một ngọn núi thấp hơn khi Con Thiên Chúa, với bảy chiếc bánh và mấy con cá quảng đại của ai đó, đã nhân lên cấp luỹ thừa để nuôi 4,000 đàn ông, không kể phái yếu và con trẻ, “Tất cả đều ăn no, và người ta thu lượm được bảy thúng đầy mảnh vụn còn lại”. Thật khó để đánh giá thấp tác động của phép lạ này đối với những con người thực sự có mặt ở đó. Có lẽ nhiều người thậm chí không biết thức ăn từ đâu đến; họ chỉ thấy các giỏ bánh được chuyền tay, họ lấy phần mình và chuyển phần còn lại cho người khác. Chúng ta đừng bỏ qua một chi tiết quan trọng, đám đông đã ở với Chúa Giêsu ròng rã ba ngày, không có gì ăn; họ ngạc nhiên với lời giảng dạy và quyền năng chữa bệnh của Ngài. Trên thực tế, họ ‘kinh ngạc và say mê’ đến mức không có dấu hiệu rời bỏ Ngài, mặc dầu họ đang đói. Đây là hình ảnh tuyệt vời về những gì chúng ta phải tìm kiếm cho bằng được trong đời sống thiêng liêng.
Đối với những người được ăn bánh, trong đó, sẽ có những môn đệ đầu tiên, thì chính việc khám phá Ngôi Vị của Chúa Giêsu đã có một tác dụng nhất định đối với họ, họ ‘kinh ngạc và say mê’ Ngài; say mê và kinh ngạc đến nỗi ‘quên cả dạ cồn cào, quên cả việc phải bỏ và quên cả giờ phải về’. Cũng thế, với đặc ân hưởng nhận bánh Thánh Thể Giêsu mỗi ngày, việc chúng ta khám phá và thấu hiểu những mầu nhiệm khôn ví ẩn tàng ‘phía bên kia’ Ngôi Vị Thiên Chúa nơi con người Giêsu như Lời quyền năng của Ngài, ân sủng Thánh Thần của Ngài, lòng thương xót của Ngài… thì lẽ ra chúng ta phải ‘kinh ngạc và say mê’ Ngài gấp mấy! Và như một tất yếu, chúng ta đã nên thánh từ lâu; vậy mà xem ra chúng ta còn ở rất xa sự thánh thiện, dẫu chúng ta may mắn hơn nhiều. Đó là một điều đáng cho chúng ta suy nghĩ trong những ngày Mùa Vọng này.
Anh Chị em,
Phải chăng cách nào đó, ma quỷ cũng đã hối lộ ở những cánh cửa linh hồn chúng ta; phải chăng chúng ta đã để cho mình ra mê muội bởi những ngẫu tượng phù phiếm mà thế gian và chủ nhân của nó chào mời? Mùa Vọng là thời điểm thuận tiện nhất để chúng ta ‘tát cạn đầm lầy’ linh hồn mình hầu có thể tiếp tục ‘kinh ngạc và say mê’ Chúa Giêsu, Đấng đã đến trong hang lừa máng cỏ, cũng là Đấng đã chết trên thập giá để cứu chuộc mọi người, và mỗi ngày, đang hiến mình khoản đãi chúng ta trên các bàn thờ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết choáng ngợp trước bao hồng ân của Chúa, cho con biết ‘kinh ngạc và say mê’ trước những chăm chút Chúa dành cho linh hồn con hôm nay, và mãi cho đến ngày, “Này con được ở đền Ngài, những ngày tháng, những năm dài triền miên” như tâm tình Thánh Vịnh đáp ca diễn tả vốn rất đỗi ngọt ngào!”, Amen.
(Tgp. Huế)