CN I MÙA VỌNG B
“Phải Tỉnh Thức”
Trong quyển "The legend of the Bells", John Shea kể rằng: Sau khi tạo dựng các giống cây, Thiên Chúa muốn ban một món quà cho mỗi giống. Nhưng trước đó Ngài muốn làm một cuộc thử nghiệm để xem cây nào xứng đáng nhận món quà nào. Ngài bảo "Ta muốn các ngươi luôn tỉnh thức suốt 7 đêm".
Những cây trẻ rất nôn nao nhận quà nên thức suốt đêm chẳng có gì khó khăn. Tuy nhiên sang đêm thứ hai thì điều ấy không còn dễ nữa. Hoàng hôn vừa buông xuống là một số cây đã ngủ thiếp đi. Đêm thứ ba, số cây ngủ tăng thêm. Và cứ thế. Qua khỏi đêm thứ bảy thì chỉ còn một số cây còn thức, đó là cây tuyết tùng, cây thông, cây vân sam, cây linh sam, cây nhựa ruồi và cây nguyệt quế.
Thiên Chúa rất vui lòng với những cây này. Ngài phán: "Các ngươi đã kiên trì một cách rất đáng khen. Ta ban cho các ngươi món quà đặc biệt là được xanh tươi mãi mãi. Các ngươi sẽ là những cây bảo vệ cho cả khu rừng. Ngay cả khi giá lạnh mùa đông làm cho những cây khác phải chết thì các ngươi và con cháu các ngươi vẫn sống và mãi mãi xanh tươi". Từ đó trở đi, người ta gọi những cây ấy là những cây trường xuân.
Kitô hữu phải là những cây trường xuân giữa khu rừng nhân loại. Thế giới chung quanh có thể ngủ vùi hoặc dần dà khô héo, nhưng kitô hữu vẫn tỉnh táo, vẫn thức, vẫn mọc lên những chồi xanh tốt bằng cuộc sống chứng nhân của mình. Nói cách khác, kitô hữu vẫn yêu thương giữa một thế giới hận thù, vẫn sống hòa thuận giữa một thế giới đấu tranh, vẫn giữ vững tâm hồn chính trực giữa một thế giới dối gian, vẫn hy vọng giữa một thế giới tuyệt vọng, vẫn tỏa ánh sáng rạng ngời giữa một thế giới tối tăm.Nói một cách khác nữa, họ là những người thợ, những giáo viên, những y sĩ, những cha mẹ, những con cái... lúc nào cũng tận tuỵ chu toàn trách nhiệm của mình. Họ chính là những cây trường xuân. (FM)
Bài Phúc Âm (Mc13,33-37) Chúa nhật I Mùa Vọng chỉ có 5 câu mà đã có tới 4 lần dùng cụm từ “phải tỉnh thức”. Mở đầu là lời kêu gọi “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức!”. Kết thúc cũng là lời kêu gọi: “Thầy nói với anh em đây và với mọi người là phải tỉnh thức!”. Giữa hai lời kêu gọi đó, là một dụ ngôn ngắn kể chuyện: người kia sắp đi xa, ông để nhà lại cho đầy tớ trông coi, chỉ định cho mỗi người một việc và dạy phải tỉnh thức, vì không biết chủ về lúc nào. Sẽ không may mắn cho người đầy tớ nào, khi chủ bất thần trở về, bắt gặp còn đang ngủ mê.
Chúa Giêsu dạy phải tỉnh thức giống như người canh cửa, sẵn sàng đón tiếp khi Chúa đến thăm.Có hai trường hợp có thể nói là Chúa đến bất ngờ. Đó là cái chết đến bất ngờ, và Chúa đến viếng thăm qua cuộc sống thường ngày.Cái chết đến bất ngờ thì họa hiếm và chỉ một lần trong đời. Còn hằng ngày, Chúa đến với ta nhiều lần qua tha nhân, qua những người bất hạnh, những người cần được giúp đỡ, những người cần tình thương, những kẻ bé mọn, qua những biến cố cuộc sống. Không bao giờ được quên ngày Chúa đến trong thời gian kết thúc của thế giới và đến trong ngày cuối cùng của đời ta. Tích cực dùng thời gian hiện tại để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cửu của mình. Tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi xa không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhẹn.
Tỉnh thức để “đợi chủ về”. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm và chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế, người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời thật tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Thánh Phaolô nhắc nhớ: "Anh em hãy tỉnh thức và hãy cầu nguyện luôn!... hãy đề phòng, đừng để cho lòng trí mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em". Ngài còn khuyên: "những ai tưởng mình đứng vững, hãy coi chừng kẻo ngã" (1Cor 10,12).
Tỉnh thức không “chè chén say sưa”, là đừng quá đam mê những hưởng thụ đời này. Tỉnh thức không “lo lắng sự đời”, là không quá mê say danh, lợi, thú. Luôn tỉnh thức như khi đang lái xe, luôn nhìn trước ngó sau, tay ga vững vàng, chân thắng sẵn sàng, đi đường an toàn.Tỉnh thức là biết chuẩn bị cho đời sau bằng cách vươn tâm hồn lên những chân trời cao thượng. Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Tỉnh thức để không đánh mất phẩm chất cao đẹp của mình.
Bài giáo lý về sách Công vụ Tông đồ trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô, sáng thứ tư, 04/12/2019, ĐTC Phanxicô dạy: người mục tử phải tỉnh thức, cha xứ phải tỉnh thức, chăm lo, các Linh mục phải tỉnh thức, Giám mục hay Giáo hoàng cũng vậy. Hãy tỉnh thức để bảo vệ đoàn chiên và chăm lo cho bản thân, hãy tự vấn lương tâm và nhìn xem nhiệm vụ chăm sóc này phải được thực hiện thế nào. Thánh Phaolô nói: “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Hội Thánh Người đã mua bằng máu của chính mình” (Cv 20,28).
Tỉnh thức để nhận ra mưu mô của ma quỷ, tỉnh thức trước những lôi cuốn của thế gian, tỉnh thức trước những yếu đuối của con người xác thịt.Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều cám dỗ. Một xã hội đầy dẫy các tệ nạn, có nhiều lối sống buông thả. Đó là môi trường là cơ hội thuận tiện cho ma quỷ ẩn núp và tấn công. Cám dỗ ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi dưới muôn hình dáng vẻ. Vì thế, lời dặn dò của Chúa Giêsu ngày càng khẩn thiết: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ”. Cơn cám dỗ độc hại nhất mà con người cần phải luôn tỉnh thức canh phòng và trường kỳ chiến đấu bằng mọi cách, chính là lòng ích kỷ, quan niệm sống hẹp hòi, thiển cận của chính mình, chỉ biết có mình mà quên kẻ khác, chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình mà quên quyền lợi kẻ khác.
Tại các ngã ba ngã tư của đường phố đều có đèn đỏ đèn xanh rõ ràng, nhắc hướng cần đi vào và cấm vượt ranh giới. Trong lương tâm, chúng ta không thấy rõ hệ thống đèn đỏ đèn xanh. Mình phải tự phán đoán, chọn lựa và phân định. Không tỉnh thức là đôi khi mình tự cho phép mình vượt đèn đỏ vô hình, và cũng không đi theo hướng đèn xanh chỉ dẫn. Vài lần thấy quen. Rồi thấy xung quanh vô số người cũng làm như vậy. Thế là thành thói quen phạm lỗi trên hành trình cuộc đời.
Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.
Tỉnh thức là tâm trạng của một con người luôn bình an, thư thái. Thái độ sống này giúp người Kitô hữu luôn làm cho mọi công việc hàng ngày trở thành lời nguyện tạ ơn chân thành.
Người tỉnh thức là người luôn cố gắng và nhiệt thành, biết thực thi những gì là chân thật, ngay chính và đáng quý chuộng.
Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cửu.
Ngày Chúa đến sẽ khủng khiếp hoặc vui mừng là tùy cách sống hiện tại của mỗi người. Mọi hành động, mọi tư tưởng đều được phơi bày ra trước ánh sáng của công lý, không ai có thể che dấu một chi tiết nào.
Ngày Chúa đến trong vinh quang để xét xử muôn dân sẽ là ngày cứu độ cho những ai tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng, nhưng sẽ là ngày kinh hoàng cho những ai đang mê ngủ trong đam mê tội lỗi.
Để tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta cần sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa.
Sau khi chịu phép Rửa Tội để trở nên một Kitô hữu, chúng ta dấn thân vào đời với nhiều thử thách của niềm tin, phải chịu nhiều cám dỗ của phận người lữ thứ. Nếu chúng ta tin rằng “Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta” (Tt 3,6) thì hãy vững tâm và tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng của Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ không bao giờ xa rời chúng ta đâu! Điều quan trọng là chúng ta có thành tâm để cầu xin và nhờ cậy Ngài, hay là không thôi!
Hãy tin tưởng và trông cậy vào Chúa Thánh Thần. Bảy hồng ân của Chúa Thánh Thần luôn trao ban cho người: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn nhận thức, ơn chỉ bảo, ơn dũng mạnh, ơn thánh thiện và ơn kính sợ Thiên Chúa. Hãy mở rộng tâm hồn đón nhận ơn Chúa Thánh Thần và hăng hái cộng tác với chương trình của Ngài, nhờ đó “Hoa trái của Thần Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22-23) sẽ tràn đầy trong tâm hồn và đời sống của chúng ta.
Việc gặp gỡ Chúa Thánh Thần rất dễ dàng. Chỉ cần hồi tâm lại, ý thức Ngài đang hiện diện ngay trong bản thân mình, và muốn được tan hòa vào trong Ngài. Chúa Thánh Thần sẽ mở tung cánh cửa ích kỷ. Ngài sẽ phá tan cánh cửa hẹp hòi. Ngài sẽ ban thêm sức mạnh. Ngài sẽ quét sạch mọi lớp bụi bặm rêu phong. Ngài sẽ đổ tràn vào hồn chúng ta nguồn sống mới giúp chúng ta chiến thắng mọi cám dỗ và hăng hái lên đường.
Xin Chúa cho chúng con như ngọn đèn chầu bên Nhà Tạm, thức luôn và sáng luôn trước nhan Chúa. Amen
“Phải Tỉnh Thức”
Trong quyển "The legend of the Bells", John Shea kể rằng: Sau khi tạo dựng các giống cây, Thiên Chúa muốn ban một món quà cho mỗi giống. Nhưng trước đó Ngài muốn làm một cuộc thử nghiệm để xem cây nào xứng đáng nhận món quà nào. Ngài bảo "Ta muốn các ngươi luôn tỉnh thức suốt 7 đêm".
Những cây trẻ rất nôn nao nhận quà nên thức suốt đêm chẳng có gì khó khăn. Tuy nhiên sang đêm thứ hai thì điều ấy không còn dễ nữa. Hoàng hôn vừa buông xuống là một số cây đã ngủ thiếp đi. Đêm thứ ba, số cây ngủ tăng thêm. Và cứ thế. Qua khỏi đêm thứ bảy thì chỉ còn một số cây còn thức, đó là cây tuyết tùng, cây thông, cây vân sam, cây linh sam, cây nhựa ruồi và cây nguyệt quế.
Thiên Chúa rất vui lòng với những cây này. Ngài phán: "Các ngươi đã kiên trì một cách rất đáng khen. Ta ban cho các ngươi món quà đặc biệt là được xanh tươi mãi mãi. Các ngươi sẽ là những cây bảo vệ cho cả khu rừng. Ngay cả khi giá lạnh mùa đông làm cho những cây khác phải chết thì các ngươi và con cháu các ngươi vẫn sống và mãi mãi xanh tươi". Từ đó trở đi, người ta gọi những cây ấy là những cây trường xuân.
Kitô hữu phải là những cây trường xuân giữa khu rừng nhân loại. Thế giới chung quanh có thể ngủ vùi hoặc dần dà khô héo, nhưng kitô hữu vẫn tỉnh táo, vẫn thức, vẫn mọc lên những chồi xanh tốt bằng cuộc sống chứng nhân của mình. Nói cách khác, kitô hữu vẫn yêu thương giữa một thế giới hận thù, vẫn sống hòa thuận giữa một thế giới đấu tranh, vẫn giữ vững tâm hồn chính trực giữa một thế giới dối gian, vẫn hy vọng giữa một thế giới tuyệt vọng, vẫn tỏa ánh sáng rạng ngời giữa một thế giới tối tăm.Nói một cách khác nữa, họ là những người thợ, những giáo viên, những y sĩ, những cha mẹ, những con cái... lúc nào cũng tận tuỵ chu toàn trách nhiệm của mình. Họ chính là những cây trường xuân. (FM)
Bài Phúc Âm (Mc13,33-37) Chúa nhật I Mùa Vọng chỉ có 5 câu mà đã có tới 4 lần dùng cụm từ “phải tỉnh thức”. Mở đầu là lời kêu gọi “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức!”. Kết thúc cũng là lời kêu gọi: “Thầy nói với anh em đây và với mọi người là phải tỉnh thức!”. Giữa hai lời kêu gọi đó, là một dụ ngôn ngắn kể chuyện: người kia sắp đi xa, ông để nhà lại cho đầy tớ trông coi, chỉ định cho mỗi người một việc và dạy phải tỉnh thức, vì không biết chủ về lúc nào. Sẽ không may mắn cho người đầy tớ nào, khi chủ bất thần trở về, bắt gặp còn đang ngủ mê.
Chúa Giêsu dạy phải tỉnh thức giống như người canh cửa, sẵn sàng đón tiếp khi Chúa đến thăm.Có hai trường hợp có thể nói là Chúa đến bất ngờ. Đó là cái chết đến bất ngờ, và Chúa đến viếng thăm qua cuộc sống thường ngày.Cái chết đến bất ngờ thì họa hiếm và chỉ một lần trong đời. Còn hằng ngày, Chúa đến với ta nhiều lần qua tha nhân, qua những người bất hạnh, những người cần được giúp đỡ, những người cần tình thương, những kẻ bé mọn, qua những biến cố cuộc sống. Không bao giờ được quên ngày Chúa đến trong thời gian kết thúc của thế giới và đến trong ngày cuối cùng của đời ta. Tích cực dùng thời gian hiện tại để chuẩn bị cho tương lai vĩnh cửu của mình. Tỉnh thức như người đầy tớ đợi chủ đi xa không biết về lúc nào. Thái độ tỉnh thức là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn”. Luôn sẵn sàng để khi chủ về thì mở cửa và ân cần phục vụ. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhẹn.
Tỉnh thức để “đợi chủ về”. Người Kitô hữu chờ đợi Chúa đến trong vinh quang ngày quang lâm và chờ đợi Chúa đến trong giờ sau hết đời mình. Vì thế, người Kitô hữu sống cuộc đời hiện tại một cách rất nghiêm chỉnh, họ cố gắng làm phận sự ở đời thật tích cực vì biết rằng đó là Thánh ý của Chúa và vì biết rằng hạnh phúc đời đời của mình đang được chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Thánh Phaolô nhắc nhớ: "Anh em hãy tỉnh thức và hãy cầu nguyện luôn!... hãy đề phòng, đừng để cho lòng trí mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em". Ngài còn khuyên: "những ai tưởng mình đứng vững, hãy coi chừng kẻo ngã" (1Cor 10,12).
Tỉnh thức không “chè chén say sưa”, là đừng quá đam mê những hưởng thụ đời này. Tỉnh thức không “lo lắng sự đời”, là không quá mê say danh, lợi, thú. Luôn tỉnh thức như khi đang lái xe, luôn nhìn trước ngó sau, tay ga vững vàng, chân thắng sẵn sàng, đi đường an toàn.Tỉnh thức là biết chuẩn bị cho đời sau bằng cách vươn tâm hồn lên những chân trời cao thượng. Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Tỉnh thức để không đánh mất phẩm chất cao đẹp của mình.
Bài giáo lý về sách Công vụ Tông đồ trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô, sáng thứ tư, 04/12/2019, ĐTC Phanxicô dạy: người mục tử phải tỉnh thức, cha xứ phải tỉnh thức, chăm lo, các Linh mục phải tỉnh thức, Giám mục hay Giáo hoàng cũng vậy. Hãy tỉnh thức để bảo vệ đoàn chiên và chăm lo cho bản thân, hãy tự vấn lương tâm và nhìn xem nhiệm vụ chăm sóc này phải được thực hiện thế nào. Thánh Phaolô nói: “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Hội Thánh Người đã mua bằng máu của chính mình” (Cv 20,28).
Tỉnh thức để nhận ra mưu mô của ma quỷ, tỉnh thức trước những lôi cuốn của thế gian, tỉnh thức trước những yếu đuối của con người xác thịt.Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều cám dỗ. Một xã hội đầy dẫy các tệ nạn, có nhiều lối sống buông thả. Đó là môi trường là cơ hội thuận tiện cho ma quỷ ẩn núp và tấn công. Cám dỗ ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi dưới muôn hình dáng vẻ. Vì thế, lời dặn dò của Chúa Giêsu ngày càng khẩn thiết: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ”. Cơn cám dỗ độc hại nhất mà con người cần phải luôn tỉnh thức canh phòng và trường kỳ chiến đấu bằng mọi cách, chính là lòng ích kỷ, quan niệm sống hẹp hòi, thiển cận của chính mình, chỉ biết có mình mà quên kẻ khác, chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình mà quên quyền lợi kẻ khác.
Tại các ngã ba ngã tư của đường phố đều có đèn đỏ đèn xanh rõ ràng, nhắc hướng cần đi vào và cấm vượt ranh giới. Trong lương tâm, chúng ta không thấy rõ hệ thống đèn đỏ đèn xanh. Mình phải tự phán đoán, chọn lựa và phân định. Không tỉnh thức là đôi khi mình tự cho phép mình vượt đèn đỏ vô hình, và cũng không đi theo hướng đèn xanh chỉ dẫn. Vài lần thấy quen. Rồi thấy xung quanh vô số người cũng làm như vậy. Thế là thành thói quen phạm lỗi trên hành trình cuộc đời.
Tỉnh thức là thái độ của một gia nhân trung thành. Tỉnh thức và đợi chờ với niềm hy vọng là chủ sẽ trở về.
Tỉnh thức là tâm trạng của một con người luôn bình an, thư thái. Thái độ sống này giúp người Kitô hữu luôn làm cho mọi công việc hàng ngày trở thành lời nguyện tạ ơn chân thành.
Người tỉnh thức là người luôn cố gắng và nhiệt thành, biết thực thi những gì là chân thật, ngay chính và đáng quý chuộng.
Người tỉnh thức sống ở đời này nhưng tâm hồn đã hướng về những giá trị tinh thần vĩnh cửu đời sau. Thời gian hiện tại là thời gian quyết định đối với số phận đời đời của con người. Mỗi giây phút qua đi là không bao giờ trở lại. Thời giờ Chúa cho ta sống ở trần gian là vô cùng quý báu, đây là lúc gieo mầm cho đời vĩnh cửu.
Ngày Chúa đến sẽ khủng khiếp hoặc vui mừng là tùy cách sống hiện tại của mỗi người. Mọi hành động, mọi tư tưởng đều được phơi bày ra trước ánh sáng của công lý, không ai có thể che dấu một chi tiết nào.
Ngày Chúa đến trong vinh quang để xét xử muôn dân sẽ là ngày cứu độ cho những ai tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng, nhưng sẽ là ngày kinh hoàng cho những ai đang mê ngủ trong đam mê tội lỗi.
Để tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta cần sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa.
Sau khi chịu phép Rửa Tội để trở nên một Kitô hữu, chúng ta dấn thân vào đời với nhiều thử thách của niềm tin, phải chịu nhiều cám dỗ của phận người lữ thứ. Nếu chúng ta tin rằng “Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta” (Tt 3,6) thì hãy vững tâm và tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng của Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ không bao giờ xa rời chúng ta đâu! Điều quan trọng là chúng ta có thành tâm để cầu xin và nhờ cậy Ngài, hay là không thôi!
Hãy tin tưởng và trông cậy vào Chúa Thánh Thần. Bảy hồng ân của Chúa Thánh Thần luôn trao ban cho người: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn nhận thức, ơn chỉ bảo, ơn dũng mạnh, ơn thánh thiện và ơn kính sợ Thiên Chúa. Hãy mở rộng tâm hồn đón nhận ơn Chúa Thánh Thần và hăng hái cộng tác với chương trình của Ngài, nhờ đó “Hoa trái của Thần Thần là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22-23) sẽ tràn đầy trong tâm hồn và đời sống của chúng ta.
Việc gặp gỡ Chúa Thánh Thần rất dễ dàng. Chỉ cần hồi tâm lại, ý thức Ngài đang hiện diện ngay trong bản thân mình, và muốn được tan hòa vào trong Ngài. Chúa Thánh Thần sẽ mở tung cánh cửa ích kỷ. Ngài sẽ phá tan cánh cửa hẹp hòi. Ngài sẽ ban thêm sức mạnh. Ngài sẽ quét sạch mọi lớp bụi bặm rêu phong. Ngài sẽ đổ tràn vào hồn chúng ta nguồn sống mới giúp chúng ta chiến thắng mọi cám dỗ và hăng hái lên đường.
Xin Chúa cho chúng con như ngọn đèn chầu bên Nhà Tạm, thức luôn và sáng luôn trước nhan Chúa. Amen