NGỦ QUÊN TÂM LINH
“Điều Thầy bảo các con,
thì Thầy bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật lạ lùng, đang sống giữa ban ngày, đi giữa ban ngày, làm bao nhiêu việc giữa ban ngày, vậy mà bước vào năm phụng vụ mới với Chúa Nhật I Mùa Vọng, Chúa Giêsu bảo chúng ta và bảo mọi người rằng, “Hãy tỉnh thức!”. Vậy phải chăng chúng ta đang mơ màng, ngái ngủ hay đang ngủ quên, một sự ‘ngủ quên tâm linh’ vốn rất bất lợi cho linh hồn.
Vậy thì tỉnh thức để làm gì? Tỉnh thức để thấy Chúa Giêsu, Đấng đã đến lần thứ nhất trong ngày giáng sinh, sẽ đến lần thứ hai trong ngày quang lâm và Ngài đang đến với mỗi chúng ta mỗi ngày ngay hôm nay. Chúng ta có chú ý đến Ngài không? Đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng mà nhiều người đã không hiểu hết ý nghĩa của nó. Chúa Giêsu đã đến nhưng Ngài vẫn đang tiếp tục đến cũng như nhất định Ngài sẽ đến ít nữa trong giờ chết của mỗi người. Vì thế, không nhận thức được sự hiện diện của Ngài, có lẽ chúng ta đã ngủ quên, cách nào đó, một sự ‘ngủ quên tâm linh’.
Chúng ta ‘ngủ quên tâm linh’ mỗi khi chúng ta dán mắt nội tâm của mình vào những điều không quan trọng, những gì đã qua và thậm chí những điều lố lăng nhảm nhí của thế giới này. Chăm chú vào các điều ấy, chúng ta không có khả năng chăm chú đến Chúa Kitô. Buồn thay, điều này đang xảy ra hàng ngày khi thế giới đảo điên với bao sự ác vốn đang hành hạ và quấy nhiễu chúng ta mỗi ngày. Các phương tiện truyền thông đua nhau cung cấp thông tin; chúng giành dật nhau và tìm cách lấp đầy thời gian chú ý ngắn ngủi của chúng ta bằng những âm thanh, hình ảnh vốn chỉ thoả mãn trong chốc lát. Kết quả là, con mắt linh hồn và tầm nhìn bên trong của chúng ta về đức tin bị bỏ qua, bị lãng quên hoặc bị gạt bỏ. Vì thế, nhiều người dường như không còn khả năng vượt qua sự ồn ào hỗn loạn đang ngày càng gia tăng để có thể cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ thế giới; vậy mà Ngài đang đứng trước cửa lòng mỗi người, đang gõ rất khẽ vào cánh cửa trái tim và linh hồn; Ngài đang nói rất nhẹ nhàng, những tiếng nói thầm thì với những lời ân phúc, lời cứu độ rất sâu sắc với linh hồn mỗi người.
Thế nhưng, để có thể tỉnh thức mà trông đợi, để có thể khỏi ‘ngủ quên tâm linh’, chúng ta phải biết Đấng chúng ta trông đợi là ai. Ngài là Giêsu, Cứu Chúa của linh hồn, Ngài là Đấng thứ tha tội lỗi, Đấng giao hoà chúng ta với Thiên Chúa, Ngài đưa chúng ta vào đời sống ân sủng của con cái Thiên Chúa, Ngài chuẩn bị cho chúng ta dự tiệc Nước Trời và chỉ duy mình Ngài là Đấng ban ơn cứu độ, vì Ngài ban cho chúng ta sự sống đời đời. Biết Ngài, nhận ra Ngài là Đấng chúng ta phải khao khát, chắc chắn chúng ta sẽ được hưởng kiến thiên đàng ngay hôm nay và trong chốn đời đời. Thánh Phaolô nói với chúng ta trong bài đọc thứ hai, “Anh em không còn thiếu ơn nào nữa trong khi mong chờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta tỏ mình ra”. Phải, Thiên Chúa ban cho chúng ta đủ mọi ơn cần thiết để chúng ta đủ sức chu toàn phận vụ Người trao đang khi chúng ta mong chờ ngày Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang.
Một đệ tử tập tu đã lâu nhưng vẫn chỉ thấy lờ mờ trong đàng tâm linh, một hôm hỏi sư phụ, “Thưa Thầy, con thấy trong cuộc sống, có những người đầy hứng khởi năng động nhưng cũng có nhiều người mỏi mệt, thiếu sinh khí. Vậy đâu là khác biệt?”. Vị thầy đang trù trừ tìm cách giải thích cho đệ tử thì bỗng, trước mặt họ, một con thỏ rừng phóng qua; con chó của thầy trông thấy liền sủa mấy tiếng rồi lao mình đuổi theo. Nghe tiếng sủa và thấy con chó nhà chùa truy đuổi một vật gì đó, các con chó trong làng cũng ùa ra, sủa vang và đâm đầu chạy theo. Thấy thế, vị thầy bảo các đồ đệ theo dõi. Chỉ sau mấy phút, các con chó hàng xóm lủi thủi trở về, con nào con nấy bơ phờ, lưỡi thè dài, mắt mờ đi vì quá mệt; trừ con chó nhà chùa thì chưa thấy về, nó nhất quyết đuổi theo con thỏ. Nhà sư liền hỏi, “Điều gì đã làm nên sự khác biệt?”; người đệ tử hiểu ra và gật đầu, “Thưa Thầy, con đã hiểu; chỉ con chó nhà chùa trông thấy thỏ, những con chó khác thì không”.
Anh Chị em,
Câu truyện nói lên phần nào hiện trạng của nhiều người trong chúng ta, chúng ta đang mắt sáng lòng trong hay đang bơ phờ mệt mỏi; chúng ta có đang ‘ngủ quên tâm linh’ hay đang tỉnh thức đón chờ Chúa đến? Một lần nữa, bắt đầu Mùa Vọng, Chúa Giêsu đang nói với chúng ta từ nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn; Ngài nhẹ nhàng nói, “Thức dậy đi”, “Đừng mê nữa!”. Ngài không la hét, nhưng thì thầm cho những ai dành trọn sự quan tâm cho Ngài. Ước gì chúng ta nghe được tiếng Ngài. Vậy mỗi người cũng hãy thưa lên với Ngài như tâm tình của Isaia trong bài đọc hôm nay, “Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống”; hoặc như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cho chúng con được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con ước ao Mùa Vọng này là thời gian đổi mới sâu sắc cho cuộc đời con; để được vậy, xin cho con hết lòng tìm kiếm Chúa và nghe cho được tiếng nói nhẹ nhàng của Chúa mỗi ngày; xin giúp con tránh xa ồn ào của thế giới, để con khỏi ‘ngủ quên tâm linh’ hầu sống với Chúa một cách sâu sắc hơn trong những ngày hồng phúc này”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Điều Thầy bảo các con,
thì Thầy bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật lạ lùng, đang sống giữa ban ngày, đi giữa ban ngày, làm bao nhiêu việc giữa ban ngày, vậy mà bước vào năm phụng vụ mới với Chúa Nhật I Mùa Vọng, Chúa Giêsu bảo chúng ta và bảo mọi người rằng, “Hãy tỉnh thức!”. Vậy phải chăng chúng ta đang mơ màng, ngái ngủ hay đang ngủ quên, một sự ‘ngủ quên tâm linh’ vốn rất bất lợi cho linh hồn.
Vậy thì tỉnh thức để làm gì? Tỉnh thức để thấy Chúa Giêsu, Đấng đã đến lần thứ nhất trong ngày giáng sinh, sẽ đến lần thứ hai trong ngày quang lâm và Ngài đang đến với mỗi chúng ta mỗi ngày ngay hôm nay. Chúng ta có chú ý đến Ngài không? Đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng mà nhiều người đã không hiểu hết ý nghĩa của nó. Chúa Giêsu đã đến nhưng Ngài vẫn đang tiếp tục đến cũng như nhất định Ngài sẽ đến ít nữa trong giờ chết của mỗi người. Vì thế, không nhận thức được sự hiện diện của Ngài, có lẽ chúng ta đã ngủ quên, cách nào đó, một sự ‘ngủ quên tâm linh’.
Thế nhưng, để có thể tỉnh thức mà trông đợi, để có thể khỏi ‘ngủ quên tâm linh’, chúng ta phải biết Đấng chúng ta trông đợi là ai. Ngài là Giêsu, Cứu Chúa của linh hồn, Ngài là Đấng thứ tha tội lỗi, Đấng giao hoà chúng ta với Thiên Chúa, Ngài đưa chúng ta vào đời sống ân sủng của con cái Thiên Chúa, Ngài chuẩn bị cho chúng ta dự tiệc Nước Trời và chỉ duy mình Ngài là Đấng ban ơn cứu độ, vì Ngài ban cho chúng ta sự sống đời đời. Biết Ngài, nhận ra Ngài là Đấng chúng ta phải khao khát, chắc chắn chúng ta sẽ được hưởng kiến thiên đàng ngay hôm nay và trong chốn đời đời. Thánh Phaolô nói với chúng ta trong bài đọc thứ hai, “Anh em không còn thiếu ơn nào nữa trong khi mong chờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta tỏ mình ra”. Phải, Thiên Chúa ban cho chúng ta đủ mọi ơn cần thiết để chúng ta đủ sức chu toàn phận vụ Người trao đang khi chúng ta mong chờ ngày Chúa Giêsu trở lại trong vinh quang.
Một đệ tử tập tu đã lâu nhưng vẫn chỉ thấy lờ mờ trong đàng tâm linh, một hôm hỏi sư phụ, “Thưa Thầy, con thấy trong cuộc sống, có những người đầy hứng khởi năng động nhưng cũng có nhiều người mỏi mệt, thiếu sinh khí. Vậy đâu là khác biệt?”. Vị thầy đang trù trừ tìm cách giải thích cho đệ tử thì bỗng, trước mặt họ, một con thỏ rừng phóng qua; con chó của thầy trông thấy liền sủa mấy tiếng rồi lao mình đuổi theo. Nghe tiếng sủa và thấy con chó nhà chùa truy đuổi một vật gì đó, các con chó trong làng cũng ùa ra, sủa vang và đâm đầu chạy theo. Thấy thế, vị thầy bảo các đồ đệ theo dõi. Chỉ sau mấy phút, các con chó hàng xóm lủi thủi trở về, con nào con nấy bơ phờ, lưỡi thè dài, mắt mờ đi vì quá mệt; trừ con chó nhà chùa thì chưa thấy về, nó nhất quyết đuổi theo con thỏ. Nhà sư liền hỏi, “Điều gì đã làm nên sự khác biệt?”; người đệ tử hiểu ra và gật đầu, “Thưa Thầy, con đã hiểu; chỉ con chó nhà chùa trông thấy thỏ, những con chó khác thì không”.
Anh Chị em,
Câu truyện nói lên phần nào hiện trạng của nhiều người trong chúng ta, chúng ta đang mắt sáng lòng trong hay đang bơ phờ mệt mỏi; chúng ta có đang ‘ngủ quên tâm linh’ hay đang tỉnh thức đón chờ Chúa đến? Một lần nữa, bắt đầu Mùa Vọng, Chúa Giêsu đang nói với chúng ta từ nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn; Ngài nhẹ nhàng nói, “Thức dậy đi”, “Đừng mê nữa!”. Ngài không la hét, nhưng thì thầm cho những ai dành trọn sự quan tâm cho Ngài. Ước gì chúng ta nghe được tiếng Ngài. Vậy mỗi người cũng hãy thưa lên với Ngài như tâm tình của Isaia trong bài đọc hôm nay, “Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống”; hoặc như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cho chúng con được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con ước ao Mùa Vọng này là thời gian đổi mới sâu sắc cho cuộc đời con; để được vậy, xin cho con hết lòng tìm kiếm Chúa và nghe cho được tiếng nói nhẹ nhàng của Chúa mỗi ngày; xin giúp con tránh xa ồn ào của thế giới, để con khỏi ‘ngủ quên tâm linh’ hầu sống với Chúa một cách sâu sắc hơn trong những ngày hồng phúc này”, Amen.
(Tgp. Huế)