CN 2 VỌNG B
Lối sống đi đôi với lời loan báo
Bài đọc 1 trích “Sách An Ủi” là phần thứ hai của Sách Isaia, mở đầu với câu: “Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta” (Is 40,1), loan báo việc Chúa sắp đưa dân Người từ nơi lưu đày Babilon trở về, câu thứ ba vang lên như một lời công bố tin mừng “Có tiếng người hô: trong hoang địa hãy dọn sẵn con đường”, ám chỉ tới hoang địa ngăn cách Babilon với đất Giuđa, để Chúa đưa dân lưu đày trở về. Cả bốn sách Tin Mừng đều áp dụng vào với việc ông Gioan khởi đầu sứ vụ rao giảng trong hoang địa xứ Giuđa.
Với Chúa Nhật II, chúng ta bước vào lịch sử: những loan báo trong Cựu Ước bắt đầu thực hiện và giấc mơ của nhân loại trở thành hiện thực. Người loan báo Tin Vui này là Gioan Tẩy Giả, một ngôn sứ đầy tràn ơn Thánh Linh. Gioan mời gọi: “Hãy hối cải vì nước trời đã cận kề”.
Gioan là sứ giả đi trước, làm tiếng hô trong hoang địa, kêu gọi người ta dọn đường cho Chúa bằng “Phép Rửa thống hối”, để lãnh ơn của Thiên Chúa đang đến ban ơn cứu độ, tức là ơn tha tội. Còn “Đấng quyền thế hơn”, đến sau ông, chính là Thiên Chúa đến ban ơn tha tội nhờ “Phép Rửa trong Thành Thần”.
1. Sứ giả đi trước
Sự xuất hiện của Gioan không phải là chuyện ngẫu nhiên, đột xuất, bất ngờ nhưng là kế hoạch của Thiên Chúa đã được loan báo trong Cựu ước.
Trong sách Xuất hành, Thiên Chúa tuyên bố với dân của Giao ước: “Này Ta sai thiên sứ đi trước ngươi, để gìn giữ ngươi khi đi đường và đưa ngươi vào nơi Ta đã dọn sẵn” (Xh 23,20).
Trong sách ngôn sứ Malakhi: “Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh điện của Người” (Ml 3,1).
Trong sách ngôn sứ Isaia: “Có tiếng hô, trong hoang địa, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu” (Is 40,3-4).
Trong sách Xuất hành, Thiên Chúa sai thiên sứ đi trước để gìn giữ và đưa dân vào Đất Hứa. Trong sách Isaia, Thiên Chúa gởi tiếng hô dọn đưởng để Thiên Chúa đưa dân lưu đày trở về. Trong sách Malakhi, Thiên Chúa sai sứ giả dọn đường trước mặt Thiên Chúa, để Ngài đến cứu độ. Ba lời này gom lại để diễn tả hai nhân vật: “Đúng theo lời đó, ông Gioan đã xuất hiện trong hoang địa…” Trước hết, sự xuất hện của ông Gioan Tẩy Giả trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Isaia nói về dọn một con đường trong hoang địa để Thiên Chúa đưa dân lưu đày trở về; Maccô di chuyển dấu phết để nói về ông Gioan xuất hiện trong hoang địa. Con đường ông dọn không phải là con đường trong hoang địa, nhưng là con đường trong lòng người, được uốn thẳng san bằng nhờ lòng sám hối, để được ơn cứu độ tức là ơn tha tội. Sách Malakhi nói về dọn đường trước mặt Ta, tức là Thiên Chúa. Maccô ghép với lời sách Xuất hành để nói sứ giả dọn đường trước mặt Con, tức là Đức Giêsu, như tiếng từ trời xác nhận sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa. (x.Tĩnh tâm với sách Tin Mừng Maccô, Lm Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ).
Gioan là cầu nối giữa hai giai đoạn của lịch sử cứu độ.Ông vừa thuộc nhóm những ngôn sứ của giai đoạn trước,vừa là người đã chạm đến Nước Trời ở giai đoạn sau. Giai đoạn trước của những lời Thiên Chúa hứa,và giai đoạn sau khi Thiên Chúa thực hiện những lời hứa này. Đức Giêsu là Đấng khai mở giai đoạn sau.Nhưng Ngài cần Gioan để làm người tiền hô, dọn đường.
2. Dọn đường tâm hồn
Hình dáng và y phục của Gioan gợi nhớ ông Êlia (x.2V1,8), vị ngôn sứ đã một mình chống lại tất cả để bênh vực Thiên Chúa. Thức ăn của ông gợi nhớ thức ăn của “Emmanuel” (Is 7,15). Những nét phảng phất ấy gợi cho ta nhìn ở ông Gioan hình bóng một vị ngôn sứ giống như Êlia, đơn thân đứng lên kêu gọi mọi người quay về với Thiên Chúa, vào thời Đấng Emanuel xuất hiện. Lời rao giảng của ông cho biết con đường ông hô hào người ta dọn sẵn không phải là con đường cho cuộc hồi hương mà là con đường trong lòng mỗi người.Những chỗ ghập ghềnh quanh co phải san phẳng uốn ngay chính là tội lỗi trong lòng người.
Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ. Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vằng ánh sáng tình yêu. Sửa đường theo Gioan là sám hối. Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có. Những gì cong queo, hãy san cho thẳng. Những gì gò cao cần phải bạt xuống. Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp. Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.
Con đường Gioan mời gọi là đường vào cõi lòng. Con đường nội tâm của mọi người. Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế. Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý. Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến. Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách. Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất. Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thần dân của Người. Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng. Như con đường cho Chúa đi qua; như căn nhà cho Chúa ngự tới; Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào. Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có nỗi đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu. Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì. Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác. Và tâm hồn ấy bình an nên nghe rõ tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi. Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.
3. Hiệu quả lời rao giảng của Gioan
“Mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội và ông làm Phép Rửa cho họ trong sông Giođan”. Theo truyền thuyết thì nơi ông Gioan khởi sự rao giảng và làm Phép Rửa ở khúc sông Giođan gần thành Giêrikhô. Sách Tin mừng Gioan nói là “Bêtania bên kia sông Giođan” (Ga 1,28). Khoảng cách từ đây lên Giêrusalem là hai ngày đường, phù hợp với câu chuyện Chúa đi từ đây lên một làng cùng tên là Bêtania ở gần Giêrusalem để gọi Ladarô ra khỏi mồ (Ga 11,1-44). Khúc sông này mang nặng ý nghĩa, vì cũng là khúc sông Thiên Chúa rẽ nước cho dân Cựu Ước qua sông để vào Đất Hứa (x.Gs 2-2), và ông Êlia rẽ nước đi qua bên kia để được cất lên trời (x.2V 2,1-18). Vị trí này giúp hiểu tại sao dân từ khắp miền Giuđê và từ Giêrusalem dễ dàng nghe biết. Nhưng chuyện “Họ kéo đến với ông Gioan, họ thú tội và ông làm Phép Rửa cho họ trong sông Giođan”, lại không phải là chuyện đương nhiên. Họ đón nhận lời rao giảng của ông và đáp lại, đó ơn của Thiên Chúa. (sđd trang 25).
4. Gioan loan báo Đấng đến sau ông.
Người ta kéo đến với ông, thú tội và chịu Phép Rửa. Nhưng Gioan trung thành với sứ mạng của mình là sứ giả đi trước để dọn đường. “Ông rao giảng rằng: có Đấng quyền hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”. Sự khác biệt giữa ông và Đấng đến sau ông hiện rõ nơi Phép Rửa mà mỗi bên làm: “Tôi thì làm Phép Rửa cho anh em trong nước, con Người sẽ làm Phép Rửa cho anh em trong Thánh Thần”.
Phép rửa mà Gioan Tẩy Giả đề xướng không nhằm mục đích nào khác ngoài việc tỏ lòng sám hối. Thanh tẩy của thánh nhân là dấu hiệu thanh tẩy nội tâm, chuẩn bị tâm hồn đón nhận ơn tha thứ tội lỗi, nhưng tự nó chưa có quyền ban ơn tha thứ này. Phép rửa của Gioan không phải là phép rửa Kitô giáo có khả năng xóa tội (Cv 2,38; 22,16): “Đấng mạnh thế hơn … sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa”. Vai trò chính yếu của Gioan là “bảo cho dân Chúa biết rằng Chúa sẽ tha thứ mọi tội khiên”.
5. Lối sống đi đôi với lời loan báo
Thánh Gioan đã giúp người ta sám hối, thú tội và lãnh nhận phép rửa, sửa đường nội tâm. Nếp sống giản dị của Gioan mang tâm tình sám hối, sửa đường. Gioan kêu gọi mọi người dọn tâm hồn để đón Đấng Cứu Thế, và chính Gioan đã sống như con đường thẳng. Gioan mời gọi người ta sám hối, và chính đời ngài đã mang nét sửa chữa bằng tâm tình sám hối chân thành.
Thánh Gioan đã sống tất cả những khó khăn thử thách của người dọn đường cho Chúa. Ông sống đời chay tịnh, cô độc trong hoang địa đất đá nắng nóng khô khan khắc nghiệt. Ông sống khó nghèo, áo bằng da lạc đà, thức ăn đạm bạc là châu chấu và mật ong rừng. Kêu gọi người khác dọn đường, chính Gioan đã là con đường đưa con người đến với Đức Giêsu. Mời gọi người khác sám hối, Gioan đã sống tâm tình sám hối ấy trước.
Mùa Vọng là mùa đợi chờ Đức Giêsu đến lần thứ hai. Gioan chính là người giúp chúng ta sống tâm tình chờ đợi tuyệt vời hơn cả, vì nơi ông, lối sống đi đôi với lời loan báo, hành động sánh vai với ý hướng. Đặc biệt hơn, ông không hướng người ta về với mình, nhưng chỉ dẫn họ đến với Chúa. Để là người giới thiệu Chúa cho người lân cận, chúng được mời gọi hãy sống như Gioan.
Lối sống đi đôi với lời loan báo
Bài đọc 1 trích “Sách An Ủi” là phần thứ hai của Sách Isaia, mở đầu với câu: “Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta” (Is 40,1), loan báo việc Chúa sắp đưa dân Người từ nơi lưu đày Babilon trở về, câu thứ ba vang lên như một lời công bố tin mừng “Có tiếng người hô: trong hoang địa hãy dọn sẵn con đường”, ám chỉ tới hoang địa ngăn cách Babilon với đất Giuđa, để Chúa đưa dân lưu đày trở về. Cả bốn sách Tin Mừng đều áp dụng vào với việc ông Gioan khởi đầu sứ vụ rao giảng trong hoang địa xứ Giuđa.
Với Chúa Nhật II, chúng ta bước vào lịch sử: những loan báo trong Cựu Ước bắt đầu thực hiện và giấc mơ của nhân loại trở thành hiện thực. Người loan báo Tin Vui này là Gioan Tẩy Giả, một ngôn sứ đầy tràn ơn Thánh Linh. Gioan mời gọi: “Hãy hối cải vì nước trời đã cận kề”.
Gioan là sứ giả đi trước, làm tiếng hô trong hoang địa, kêu gọi người ta dọn đường cho Chúa bằng “Phép Rửa thống hối”, để lãnh ơn của Thiên Chúa đang đến ban ơn cứu độ, tức là ơn tha tội. Còn “Đấng quyền thế hơn”, đến sau ông, chính là Thiên Chúa đến ban ơn tha tội nhờ “Phép Rửa trong Thành Thần”.
1. Sứ giả đi trước
Sự xuất hiện của Gioan không phải là chuyện ngẫu nhiên, đột xuất, bất ngờ nhưng là kế hoạch của Thiên Chúa đã được loan báo trong Cựu ước.
Trong sách Xuất hành, Thiên Chúa tuyên bố với dân của Giao ước: “Này Ta sai thiên sứ đi trước ngươi, để gìn giữ ngươi khi đi đường và đưa ngươi vào nơi Ta đã dọn sẵn” (Xh 23,20).
Trong sách ngôn sứ Malakhi: “Này Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh điện của Người” (Ml 3,1).
Trong sách ngôn sứ Isaia: “Có tiếng hô, trong hoang địa, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hóa thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu” (Is 40,3-4).
Trong sách Xuất hành, Thiên Chúa sai thiên sứ đi trước để gìn giữ và đưa dân vào Đất Hứa. Trong sách Isaia, Thiên Chúa gởi tiếng hô dọn đưởng để Thiên Chúa đưa dân lưu đày trở về. Trong sách Malakhi, Thiên Chúa sai sứ giả dọn đường trước mặt Thiên Chúa, để Ngài đến cứu độ. Ba lời này gom lại để diễn tả hai nhân vật: “Đúng theo lời đó, ông Gioan đã xuất hiện trong hoang địa…” Trước hết, sự xuất hện của ông Gioan Tẩy Giả trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Isaia nói về dọn một con đường trong hoang địa để Thiên Chúa đưa dân lưu đày trở về; Maccô di chuyển dấu phết để nói về ông Gioan xuất hiện trong hoang địa. Con đường ông dọn không phải là con đường trong hoang địa, nhưng là con đường trong lòng người, được uốn thẳng san bằng nhờ lòng sám hối, để được ơn cứu độ tức là ơn tha tội. Sách Malakhi nói về dọn đường trước mặt Ta, tức là Thiên Chúa. Maccô ghép với lời sách Xuất hành để nói sứ giả dọn đường trước mặt Con, tức là Đức Giêsu, như tiếng từ trời xác nhận sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa. (x.Tĩnh tâm với sách Tin Mừng Maccô, Lm Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ).
Gioan là cầu nối giữa hai giai đoạn của lịch sử cứu độ.Ông vừa thuộc nhóm những ngôn sứ của giai đoạn trước,vừa là người đã chạm đến Nước Trời ở giai đoạn sau. Giai đoạn trước của những lời Thiên Chúa hứa,và giai đoạn sau khi Thiên Chúa thực hiện những lời hứa này. Đức Giêsu là Đấng khai mở giai đoạn sau.Nhưng Ngài cần Gioan để làm người tiền hô, dọn đường.
2. Dọn đường tâm hồn
Hình dáng và y phục của Gioan gợi nhớ ông Êlia (x.2V1,8), vị ngôn sứ đã một mình chống lại tất cả để bênh vực Thiên Chúa. Thức ăn của ông gợi nhớ thức ăn của “Emmanuel” (Is 7,15). Những nét phảng phất ấy gợi cho ta nhìn ở ông Gioan hình bóng một vị ngôn sứ giống như Êlia, đơn thân đứng lên kêu gọi mọi người quay về với Thiên Chúa, vào thời Đấng Emanuel xuất hiện. Lời rao giảng của ông cho biết con đường ông hô hào người ta dọn sẵn không phải là con đường cho cuộc hồi hương mà là con đường trong lòng mỗi người.Những chỗ ghập ghềnh quanh co phải san phẳng uốn ngay chính là tội lỗi trong lòng người.
Gioan đã chỉ cho thấy rằng, mỗi con người đều có ít nhiều đồi núi kiêu ngạo, thung lũng ích kỷ, ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối quan hệ. Có bao lối nghĩ quanh co, có bao tính toán lệch lạc, có những lũng sâu tăm tối thiếu vằng ánh sáng tình yêu. Sửa đường theo Gioan là sám hối. Nhìn lại con đường mình đã đi qua, sửa lại những sai lệch nếu có. Những gì cong queo, hãy san cho thẳng. Những gì gò cao cần phải bạt xuống. Lúc đó mới nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp. Đó là sứ điệp Gioan gởi tới chúng ta trong Mùa Vọng này, để chúng ta dọn lòng mình thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.
Con đường Gioan mời gọi là đường vào cõi lòng. Con đường nội tâm của mọi người. Sửa con đường nội tâm là thay đổi cõi lòng, thay đổi cuộc sống để xứng đáng đón tiếp Chúa Cứu Thế. Sửa đường cho Chúa đến là cần thiết và hợp lý. Khi đón tiếp một vị khách quý, người ta thường sửa sang đường sá, làm sạch đẹp nơi vị khách sẽ đến. Như thế là biểu lộ lòng kính trọng đối với vị khách. Thiên Chúa là vị khách cao trọng nhất. Người hạ mình đến thăm và ở lại cùng sống với thần dân của Người. Đó là hạnh phúc tuyệt vời nên cần phải dọn tâm hồn xứng đáng. Như con đường cho Chúa đi qua; như căn nhà cho Chúa ngự tới; Chúa đứng ngoài cửa lòng và gõ cửa, ai mở thì Ngài đi vào. Con đường có thể có chông gai tội lỗi, có nỗi đam mê tiền lợi danh, có những tính hư nết xấu. Cho nên trong cõi lòng đó phải có im lặng như cõi lòng Mẹ Maria ghi nhớ, suy niệm và không nói gì. Chỉ nói những lời để giúp đỡ người khác. Và tâm hồn ấy bình an nên nghe rõ tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi. Như thế dọn đường chính là tạo im lặng cho tâm hồn để nghe được tiếng Chúa và chỉ nghe được tiếng Chúa mà thôi.
3. Hiệu quả lời rao giảng của Gioan
“Mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội và ông làm Phép Rửa cho họ trong sông Giođan”. Theo truyền thuyết thì nơi ông Gioan khởi sự rao giảng và làm Phép Rửa ở khúc sông Giođan gần thành Giêrikhô. Sách Tin mừng Gioan nói là “Bêtania bên kia sông Giođan” (Ga 1,28). Khoảng cách từ đây lên Giêrusalem là hai ngày đường, phù hợp với câu chuyện Chúa đi từ đây lên một làng cùng tên là Bêtania ở gần Giêrusalem để gọi Ladarô ra khỏi mồ (Ga 11,1-44). Khúc sông này mang nặng ý nghĩa, vì cũng là khúc sông Thiên Chúa rẽ nước cho dân Cựu Ước qua sông để vào Đất Hứa (x.Gs 2-2), và ông Êlia rẽ nước đi qua bên kia để được cất lên trời (x.2V 2,1-18). Vị trí này giúp hiểu tại sao dân từ khắp miền Giuđê và từ Giêrusalem dễ dàng nghe biết. Nhưng chuyện “Họ kéo đến với ông Gioan, họ thú tội và ông làm Phép Rửa cho họ trong sông Giođan”, lại không phải là chuyện đương nhiên. Họ đón nhận lời rao giảng của ông và đáp lại, đó ơn của Thiên Chúa. (sđd trang 25).
4. Gioan loan báo Đấng đến sau ông.
Người ta kéo đến với ông, thú tội và chịu Phép Rửa. Nhưng Gioan trung thành với sứ mạng của mình là sứ giả đi trước để dọn đường. “Ông rao giảng rằng: có Đấng quyền hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”. Sự khác biệt giữa ông và Đấng đến sau ông hiện rõ nơi Phép Rửa mà mỗi bên làm: “Tôi thì làm Phép Rửa cho anh em trong nước, con Người sẽ làm Phép Rửa cho anh em trong Thánh Thần”.
Phép rửa mà Gioan Tẩy Giả đề xướng không nhằm mục đích nào khác ngoài việc tỏ lòng sám hối. Thanh tẩy của thánh nhân là dấu hiệu thanh tẩy nội tâm, chuẩn bị tâm hồn đón nhận ơn tha thứ tội lỗi, nhưng tự nó chưa có quyền ban ơn tha thứ này. Phép rửa của Gioan không phải là phép rửa Kitô giáo có khả năng xóa tội (Cv 2,38; 22,16): “Đấng mạnh thế hơn … sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa”. Vai trò chính yếu của Gioan là “bảo cho dân Chúa biết rằng Chúa sẽ tha thứ mọi tội khiên”.
5. Lối sống đi đôi với lời loan báo
Thánh Gioan đã giúp người ta sám hối, thú tội và lãnh nhận phép rửa, sửa đường nội tâm. Nếp sống giản dị của Gioan mang tâm tình sám hối, sửa đường. Gioan kêu gọi mọi người dọn tâm hồn để đón Đấng Cứu Thế, và chính Gioan đã sống như con đường thẳng. Gioan mời gọi người ta sám hối, và chính đời ngài đã mang nét sửa chữa bằng tâm tình sám hối chân thành.
Thánh Gioan đã sống tất cả những khó khăn thử thách của người dọn đường cho Chúa. Ông sống đời chay tịnh, cô độc trong hoang địa đất đá nắng nóng khô khan khắc nghiệt. Ông sống khó nghèo, áo bằng da lạc đà, thức ăn đạm bạc là châu chấu và mật ong rừng. Kêu gọi người khác dọn đường, chính Gioan đã là con đường đưa con người đến với Đức Giêsu. Mời gọi người khác sám hối, Gioan đã sống tâm tình sám hối ấy trước.
Mùa Vọng là mùa đợi chờ Đức Giêsu đến lần thứ hai. Gioan chính là người giúp chúng ta sống tâm tình chờ đợi tuyệt vời hơn cả, vì nơi ông, lối sống đi đôi với lời loan báo, hành động sánh vai với ý hướng. Đặc biệt hơn, ông không hướng người ta về với mình, nhưng chỉ dẫn họ đến với Chúa. Để là người giới thiệu Chúa cho người lân cận, chúng được mời gọi hãy sống như Gioan.