Chuyện phiếm đọc trong tuần Lễ Thăng Thiên năm B 24.06.2012
“Em ơi nếu mộng không thành thì sao?”
“Non cao đất rộng biết đâu mà tìm.”
(Lam Phương – Duyên Kiếp)
(Ga 15: 1-8)
Nếu trên đây, là câu hỏi của ai đó gửi đấng bậc một thời năng nổ, ở giáo phận Parramatta, Sydney, thì câu trả lời trước tiên là từ báo đài địa phương rất dễ tìm, như sau:
“Các chức sắc thuộc Giáo hội Công giáo vừa cất bỏ chức vụ linh mục của vị đương kim chánh xứ họ đạo Glenmore Park, Sydney sau khi ông tiết lộ với đài truyền hình số 7 của Úc là: ông đã lấy vợ trong âm thầm.
Lm Kevin Lee người từng là đấng bậc trụ trì giáo xứ Padre Pio cho biết: có khá nhiều linh mục đã và đang, cùng một lúc, sống những hai cuộc đời, thấy rất rõ. Và, ông biện luận: việc bó buộc linh mục Công giáo sống đời độc thân rồi ra cũng phải chấm dứt thôi.
Lm Kevin Lee nói: ông tin rằng Giáo hội Công giáo đã chọn thái độ làm ngơ trước sự kiện ông lập gia đình, bởi rõ ràng là ông chẳng giấu diếm gì về chuyện ông có quan hệ tình dục với một phụ nữ tên là Jsephina, mà ông có dịp gặp ở Phi-líp-pin vào dạo trước.
Báo chí tường thuật cho biết đấng bậc chủ quản Giáo phận Parramatta là Gm Anthony Fisher, OP đã chối bỏ nguồn tin cho rằng Lm K. Lee biết rõ nhiều linh mục đã và đang cùng một lúc có hai cuộc sống và Giáo hội Công giáo cũng biết rõ chuyện linh mục này đã có vợ.
Gm Anthony Fisher nói: “Như cha Kevin từng biết đến, vì ông đã có hành xử trái với luật đạo, nên ông không thể tiếp tục thi hành chức vụ linh mục được nữa; vì thế nên, tôi buộc lòng phải tìm một vị giám quản khác trông nom cho giáo xứ Padre Pio.”
Được biết, luật Giáo hội quyết rằng: các linh mục phải sống đời độc thân mãn đời mà không linh mục nào được phép lấy vợ.” (x. www.yahoo7News ngày 04.05.2012)
Chuyện linh mục tằng tịu với phụ nữ hoặc công khai sống với ai đó, có lẽ là chuyện thường ở huyện, bên trời Tây, ở đây đó. Nhưng bảo rằng, hiện có khá nhiều linh mục ở Sydney hay ở Úc vẫn làm thế, có khác nào nhắc nhở Hội thánh Chúa ở đây rằng các ngài nên coi lại luật buộc linh mục phải ở độc thân, nữa rồi.
Đó là việc đạo, của nhà Đạo. Thế còn, chuyện đời của người đời, thì sao? Trả lời cho vấn nạn này, thật không dễ. Cũng chẳng dễ, như câu ca mà nghệ sĩ nhà mình vẫn hát:
“Đường đời mịt mờ vạn nẻo về đâu,
Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu.
Em ơi, nhắc lại phút xưa gặp nhau!
Trên đê vắng người lúc tan chợ chiều
Ngại ngùng mỗi lần anh đến tìm em
Má em ửng hồng vì quá thẹn thùng.”
(Lam Phương – bđd)
Bảo rằng, đa phần linh mục Công giáo hôm nay lại đã dám hành xử như cựu linh mục Kevin Lee ở Úc, e rằng khó mà có được thống kê chính xác, dù cứ 5 năm một lần, chính quyền Úc vẫn cứ đều đặn lập thống kê khá chính xác trên khắp nước. Tuy nhiên, kiếm tìm mà làm gì khi Giáo hội chẳng mấy bận tâm về những chuyện như thế. Những chuyện như thể bảo rằng giới truyền thông nay lại cứ thổi phồng câu chuyện, tường trình về tin tức…mình, rất như sau:
“Linh mục Kevin Lee nay đang sống ở Manila với ý trung nhân còn mới của mình và ông cho biết ông sống hạnh phúc, nhưng rất nhớ công việc mục vụ trước đây ông vẫn làm mỗi ngày. Được biết, lm Kevin Lee lần đầu gặp vợ là ở quán bán rượu mang tên “Shinjiu No Mori”, có nghĩa là “Khu Rừng Ngà Ngọc.” Tuần rồi, linh mục Lee có cho đài truyền hình số 7 của Úc biết là: ông đã cưới vợ cả năm nay rồi và chính ông từng dấy lên cuộc tranh luận về việc phải cho phép các linh mục được quyền lấy vợ. Đồng thời, ông cũng cho biết ông tin là giáo hội của ông thừa biết chuyện này nhưng chọn thái độ làm ngơ/phớt lờ như không biết, trong khi ông chẳng giấu diếm điều gì.” (x. mạng thông tin đã dẫn ngày 07.05.2012)
Nghe báo đài kể chuyện riêng tư của cựu linh mục mang tên Kevin Lee, có khác gì khi nghe thêm đoạn nhạc của Lam Phương có ca từ và tiết điệu như:
“Em ơi nhớ chăng thuở ấy
Mỗi khi bóng chiều xuống dần,
Em về trên quãng đường xa
Gặp nhau dù không dám cười
Nhìn nhau, nhìn nhau mà lòng vẫn vui.”
(Lam Phương – bđd)
“Nhìn nhau (mà) lòng vẫn vui” ư? Điều ấy, chắc chỉ có cựu linh mục ở trong cuộc là còn biết và nhớ chuyện ấy. Chứ, hỏi thành viên Hội thánh rất Công giáo ở Sydney hay toàn nước Úc về chuyện này, đã lấy gì làm chắc. Chưa chắc, là bởi: mới đây vị giám mục chủ quản giáo phận Parramatta, miền Tây Sydney là Gm Anthony Fisher OP, cũng đã về giáo xứ Glenmore Park, để thổ lộ tâm tình người mục tử rất chân chính và chân tình bằng bài chia sẻ như sau:
“Thưa anh chị em,
Tôi không biết phải nói thế nào với anh chị em về chuyện xảy ra với giáo phận trong tuần vừa qua. Một tuần không vui cho cả anh chị em và cả tôi nữa. Có vài người trong anh chị em có lẽ cũng lo buồn và giận dữ đến thế nào thì anh chị em cũng nên biết rằng tôi đây cũng như thế. Với tư cách là giám mục chủ quản, thoạt nghe tin về lối hành xử của cha Kevin Lee, tôi thấy xót xa cho anh chị em; và vốn là người anh em trong Chúa Kitô, tâm can tôi cũng bị xé nát cách nào đó như anh chị em. Tôi quyết tiếp tục nguyện cầu để đầu óc sáng suốt hầu giúp mọi người qua cơn thử thách này.
Nhiều vị gửi thư cho biết họ đã bị phản bội cách sao đó vì sự dối trá, giả hình cứ thế đổ lên đầu Hội thánh và hàng ngũ linh mục vì hành xử của một trong các linh mục của chúng ta đã vi phạm. Có vị lại nghĩ: lm Kevin Lee là người anh hùng dám chống lại chuyện bắt linh mục phải sống đời độc thân, anh hùng vì dám chống lại quyền bính và những ai lòng dạ hai mặt. Một số anh chị em khác lại đắn đo không biết có nên tin vào các lời báo cáo cũng như đồn đại không. Có vị lại nghĩ: lòng tin của mình đã bị tổn hại trong khi những người khác thấy chẳng mảy may hề hấn gì, hoặc có khi còn củng cố quyết tâm của mình ơn lên.
Dịp này, tôi muốn san sẻ với anh chị em đôi điều vì chưa có dịp nói chuyện nhiều với anh chị em. Tôi sẽ đề cập theo từng điểm, sau đây:
1. Tôi muốn nói, đây là dịp tốt để ta thấy rằng dù ta có nỗi đau và rẽ chia, nhưng anh chị em vẫn đến đây để cùng Hội thánh thông phần dự tiệc. Dù biết rằng mình vẫn có thể ném chiếc khăn bẩn vào mặt giáo hội hoặc bỏ đi nơi khác, nhưng anh chị em vẫn có mặt ở đây, để cùng nhau đến với Chúa. Đó là điểm son chứng tỏ sự trung thành và lòng độ lượng của chúng ta. Hôm nay, ta được nghe Tin Mừng thánh Gioan 15: 1-8 nhắc nhở rằng: nếu cắt bỏ đi bất cứ cành nào ra khỏi vườn nho Đức Kitô, thì ta sẽ trở thành cây khô không trái.
2. Trong lúc ta bị xôn xao vì chuyện cha Kevin Lee rời bỏ cộng đoàn, ta vẫn trân trọng công việc ngài làm trong thời gian ngài là cha chánh của xứ đạo này. Giả như có anh chị em nào nghi ngờ điều gì về tính hiệu lực các mầu nhiệm ngài thi hành, cũng xin biết cho rằng: Đức Kitô và Hội thánh dù có những người con lỗi phạm này khác, nhưng hiệu năng của các phép bí tích không tuỳ thuộc vào tính khả thi của linh mục.
3. Nay là dịp để ta suy nghĩ về lý lẽ và cớ sự dẫn đến thành công cũng như thất bại của đời độc thân linh mục hoặc về tiểu sử của linh mục nào đó cách riêng. Nói cho cùng, thì cách nào đó có thể nói được là chúng ta vẫn có những yếu điểm. Nhưng cho tôi nói thêm đôi điều về bản chất của những khám phá nói chung, phát hiện dạo gần đây.
Theo thống kê trên toàn quốc, thì hầu như dưới phân nửa số người Úc ở độ tuổi lập gia đình còn quyết tâm lập gia đình; hiện có dấu hiệu đáng kể cho thấy số người ở độc thân nay đang gia tăng. Đó là điều thách thức chúng ta, nhưng Hội thánh lâu nay dạy rằng đời sống hôn nhân hoặc độc thân sống một mình vẫn giúp ta nên thánh được hết, miễn ta sống sao cho tốt.
Kinh nghiệm của riêng tôi và của Hội thánh vẫn cho thấy là ta có thể sống đời độc thân một cách có hiệu quả và sinh hoa kết trái vẫn cho phép người tận hiến đời mình cho việc phục vụ Đức Kitô và Hội thánh của Ngài. Thêm vào đó, Hội thánh của ta công nhận rằng cả hai bí tích hôn phối và linh mục vẫn bổ túc cho nhau. Mỗi bí tích đều hoàn tất chức năng của mình đến suốt đời. Đời sống hôn nhân cũng như đời độc thân sống một mình không là chuyện dễ dàng và càng ngày càng có nhiều sức ép đáng sợ đổ dồn về đó. Điều khá ngộ, là: những người sống ở hai bên hàng rào đều cứ nghĩ cỏ vườn hàng xóm bao giờ cũng xanh cũng mướt hơn cỏ vườn nhà mình.
Ngày nay, ai cũng biết: khủng hoảng về đời sống hôn nhân vẫn lớn hơn đời độc thân, ở một mình. Nhiều người đã đầu hàng cùng thất bại như nhau. Có người chủ trương chung sống trước đã, sau đó nếu cần thì làm đám cưới ngoài nhà thờ, và họ cũng chỉ muốn có ít con hoặc chẳng muốn đứa con nào hết, cuối cùng đi đến ly dị. Nếu so sánh, ai cũng thấy rằng ngày nay số người chia tay ly dị vẫn nhiều hơn tình trạng giảm sút ơn kêu gọi.
Kể chuyện này, tôi cũng chẳng muốn đổ lỗi cho ai hết. Bởi ai cũng biết và cũng thương cho những người đã cố gắng tránh đổ vỡ nhưng không thành. Một phần của vấn đề là xã hội ta đang sống: hiện nay ta ít được sự hỗ trợ của bất cứ ai. Nhưng thật là đơn sơ chất phác nếu có người nghĩ rằng đời sống hôn nhân sẽ giải quyết sự suy giảm ơn ơn linh mục hoặc sức ép lên hàng giáo sĩ. Nhiều chỉ dẫn cũng cho thấy hàng giáo sĩ lập gia đình cũng đang chịu mức giảm sút cộng thêm đó, là khó khăn về chung thuỷ và bền bỉ trong chung sống và trong hàng giáo sĩ có vợ nay cũng có vấn đề đổ vỡ gia đình.
4. Về chuyện lạm dụng tình dục. Sự việc giáo sĩ có vấn đề về ấu dâm là chuyện khủng khiếp cần loại bỏ cho tương lai trong khi ta vẫn cứ dính líu với quá khứ và vẫn cố gắng giúp đỡ nạn nhân của sự việc. Thế nhưng, cho phép hàng giáo sĩ được lấy vợ không là giải pháp chữa trị được chuyện này và cũng không là giải đáp cho khủng hoảng ơn gọi mà ta gặp. Nhiều nghiên cứu/khảo sát cho thấykẻ xâm phạm ấu dâm đều có đời sống ở bất cứ đâu, có gia đình hoặc độc thân, giáo sĩ hoặc giáo dân cũng có vấn đề này.
5.Thiên Chúa chuyện trò với ta khi ta có nhu cầu hiện tại ngang qua Lời Ngài và bí tích. Thư thứ nhất thánh Gioan tông đồ đoạn 3 câu 18-24 có nói rõ: lòng tin và lòng mến không nên diễn tả bằng lời nói, nhưng bằng việc làm thực sự. Cũng thế, lòng tin và lòng mến vượt quá tình cảm, nên ta diễn tả tấm lòng của ta qua việc tuân giữ lệnh truyền của Chúa. Đôi lúc việc này mang đến niềm vui đích thực, đó là điều mà bài đọc 1 hôm nay gọi là “sự an ủi của Chúa Thánh Thần” (Cv 9: 26-313). Có lúc, lại đem đến cho ta những đổi thay đau đớn, điều mà Phúc Âm hôm nay gọi là “sự tỉa bỏ” (Ga 156: 1-8)Tuy nhiên, ta sẽ không sinh hoa kết trái được nếu tự mình dứt bỏ ra khỏi “Vườn Nho Đích Thực” của Đức Kitô và Hội thánh.
6. Về chuyện linh mục Kevin Lee, không có chuyện gọi là dứt bỏ hoặc trừng phạt nào hết, từ phía giáo phận Parramatta. Ngài không bị vạ tuyệt thông, cũng không bị tống cổ khỏi giáo phận. Nhưng ngài từ chối không liên lạc điện thoại với tôi và với văn phòng địa phận, cũng chẳng thông đạt với Giáo hội mà chỉ liên lạc với báo/đài. Bởi thế nên, tôi cũng bị sốc như anh chị em và biết rất ít về chuyện của ngài cho đến khi chuyện này xảy ra. Như anh chị em, tôi lo lắng cho phúc lợi của ngài và nay thì cả người phối ngẫu và tất cả những ai bị ảnh hưởng do các hành xử của ngài trong những ngày qua. Chúng ta đều biết rõ, là: theo luật Hội thánh và truyền thống giáo hội Công giáo thì không thể để Kevin Lee ở lại làm chánh xứ được nữa vì anh đã lập gia đình. Và chính anh đã rời bỏ thừa tác vụ và giáo xứ như anh muốn.
7. Cuối cùng, tôi muốn nói với anh chị em rằng số rất đông các linh mục và tu sĩ trong giáo phận của chúng ta vẫn cho đi rất độ lượng và phục vụ rất tốt. Tất cả đều là những người anh em trước sau như một, không có cái-gọi-là hai cuộc sống rất chống chõi. Thế nên, chúng ta vẫn phải tin tưởng vào hàng giáo sĩ và mọi người ở Miền Tây Sydney.
Xin cảm ơn Đức Ông Bob McGuckin là Tổng Đại diện giáo phận đã nhận lời làm giám quản giáo xứ vào lúc này. Cảm ơn cha phó địa phận Chris de Sousa đã kịp đến với giáo xứ ngay khi có tin về chuyện vừa qua. Và cha cũng đã hỗ trợ chúng ta rất mực. Sau thánh lễ, tôi cũng vui lòng tiếp chuyện và trả lời tất cả những câu hỏi của anh chị em. Và, nếu anh chị em có những vấn nạn gì cần được giải đáp, xin cứ cho biết tôi sẽ cố gắng để giúp anh chị em có thông tin chính xác. Mới đây, có nhiều anh chị đã đến nói với tôi rằng các vị ấy vẫn đang cầu nguyện cho anh chị em hết thảy. Tôi cũng xin mọi người trong cộng đoàn này hãy hợp cùng các giáo xứ khác vào thánh lễ hôm nay thêm lời nguyện cầu cho tất cả mọi người để rồi Lời Chúa nói trong Phúc Âm hôm nay : chúng ta có thể sinh hoa kết trái đạt niềm vui trong cuộc sống miên trường.” (x. www.Parramattadiocese.net Homelie 6/5/2012 của Gm Anthony Fisher OP oại giáo xứ Padre Pio ở Glenmore Park, Sydney)
Bài chia sẻ của đấng bậc chủ quản giáo phận, phải như thế. Không thể khác hơn. Như thế, còn là những lời khẳng định rất chính qui, mạch lời, không sai sót. Vấn đề, chỉ là phản ứng của người nghe cũng như người quan sát sự việc xảy ra với thế giới của người Công giáo ở Úc, hoặc giáo hội địa phương rất Sydney.
Nói chung thì, đã sống trong đời, dù đạo đức hay không đạo lý, vẫn luôn phấn đấu để sống cho ra sống. Sống cho ra con người với “tính bổn thiện”. Và, một khi đã phấn đấu thì bao giờ cũng có người thành công hoặc thất bại. Điều đó, tuỳ tầm nhìn của mỗi vị và tùy vị thế của người đang đứng đó nhìn sự việc. Chính vì vị thế và tầm nhìn ấy, có người gọi chuyện của cựu đấng bậc Kevin Lee là xì-căng-đan/tai tiếng, có người lại cho là hồi chuông báo động để Hội thánh Chúa phải thay đổi luật và lệ, vv..
Về chuyện phấn đấu, có người phấn đấu thoát khỏi rượu chè, cờ bạc, trai gái có người lại phấn đấu bỏ đi cơn giận dữ… Điều thấy rất rõ, là: xì-căng-đan/tai tiếng chẳng bao giờ xâm nhập vào được cuộc phấn đấu của bất cứ ai, cả khi người đó ngã gục. Chỉ là tai tiếng với xì-căng-đan khi ta tô thắm khuyết điểm của mình rồi gọi đó là nhân đức, hoặc khi ta cố gắng biện minh cho xét đoán lầm lạc của chính mình rồi thương-mại-hoá cho người khác để họ cũng như ta công nhận đó là sự thật, phải tin tưởng.
Sự việc của cựu đấng bậc Kevin Lee chỉ là một trong nhiều trường hợp vẫn xảy đến ở khắp nơi, vào mọi thời. Nơi và thời, mà hội thánh đây đó vẫn gặp chuyện muôn thuở. Dù có thế, cũng nên nói như nghệ sĩ Nguyễn Đức Quang từng viết thành nhạc bản, bảo rằng: “Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi, hãy dùng bàn tay mà làm cho tươi mới…” Nay cũng thế, không phải là lúc để ta xa rời Hội thánh vì khác chính kiến, mà là thời điểm Hội thành vẫn cần bạn, cần tôi ta ở lại mà “làm cho tươi mới”. Hội thánh vẫn cần người làm mới nhiều thứ trong tình yêu, danh dự và tích cực.
Dựng xây trong tình thương yêu, là Lời của Đấng Thánh Hiền được trích dẫn, vẫn cứ bảo:
“Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.
Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy,
anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy,
như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy
và ở lại trong tình thương của Người.
Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em
để anh em được hưởng niềm vui của Thầy,
và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”
(Ga 15: 9-11)
Lời khuyên của Thày Chí Thánh rõ ràng là thế, mà sao vẫn có người còn nghi ngờ. Ngờ và nghi, đến độ có người vị còn đi hỏi “bậc thày” ở nơi khác. Khác chốn miền. Khác cung cách hành Đạo, nhưng cũng cùng một tâm tưởng hành đạo làm nguời, rất như sau:
“-Thưa Thầy, tôi không phải là người theo đạo Phật.
Xin Thầy chỉ dẫn cho phương pháp tu tập.
-Quí vị muốn phương pháp tu tập với mục đích gì và tại sao lại chọn chúng tôi để đặt câu hỏi?
-Tôi thấy cuộc đời này sao khổ quá. Như tôi đây cũng có trình độ học thức, có công ăn việc làm tốt, gia cảnh đầm ấm, nhưng vẫn thấy khổ tâm nhiều chuyện, nhiều lúc cảm thấy bất an đến độ ăn không ngon ngủ không yên, nhiều điều lo lắng, bực mình lắm!
Tôi muốn được an tâm nên đì tìm phương pháp tu tập để thoát khổ. Tôi chọn qúi Thầy để đặt câu hỏi, bởi tôi thường nhận các emails từ bạn bè ở Canada chuyển tới, với các bài viết tuy mang hình thức Phật giáo, nhưng nội dung hay quá, các bạn của tôi thấy có ích lợi nên chuyển cho tôi, mặc dù tôi không phải theo đạo Phật.
-Trên đời này, người nào không có tâm cố chấp, không có tâm phân biệt, không mang nặng hình thức thế gian thì người đó sống đời an lạc với hạnh phúc xuất thế gian.
- Kính xin Thầy giảng rõ hơn.
- Người đời thường mang hai cái bị. Một cái trước ngực chứa đầy lỗi lầm của người khác. Một cái sau lưng chứa đầy lỗi lầm của chính bản thân. Do đó, người đời thường bực bội, bất an trước các lỗi lầm quá dễ thấy của người khác. Trái lại, với các lỗi lầm của chính bản thân, người đời thường che giấu, không muốn ai thấy, chính mình cũng không thừa nhận, không nhận ra, cho nên khó khá được, cho nên khổ dài dài. Muốn hết khổ, muốn bớt khổ, người đời - dù theo tôn giáo nào - nên đổi vị trí của hai cái bị nói trên.
Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác, cũng như không còn chỉ trích tôn giáo, tín ngưỡng của người khác đang theo.
-Kính cảm tạ lời chỉ giáo của Thầy. Thực hay quá. Nhưng riêng tôi, tôi không muốn đổi vị trí của hai cái bị đó thì sao, thưa Thầy?
-À, quí vị không muốn đổi vị trí của hai cái bị, thì quí vị đổi nội dung của chúng cũng được mà.
-Tôi chưa hiểu rõ ý của Thầy ?
-Nếu quí vị vẫn giữ vị trí của hai cái bị: Cái bị trước ngực qúi vị chứa đựng toàn là ưu điểm của người khác. Cái bị sau lưng quí vị chứa đựng toàn là ưu điểm của bản thân.
-Tôi vẫn chưa tỏ tường?
-À, khi đó quí vị sẽ thấy ưu điểm của người khác quá nhiều, lắm khi vượt trội hơn mình, mình thực ra chẳng bằng nhiều người lắm. Từ đó, mình bớt đi tánh phê phán, phỉ báng người khác, hãy thu mình lại, quan sát chính bản thân, quan sát chính bản tâm, mình sẽ được bình an ngay.
-Thực là quí hoá, tôi hiểu rồi. Kính chúc Thầy tâm luôn bình an. Kính cảm tạ.”
Theo thiển ý, cuộc đời con người không chỉ có mỗi hai cái bị mà thôi, nhưng rất nhiều. Mang được bao nhiêu bị, cái đó còn tuỳ. Tùy tâm tư và tâm tính của mỗi người, mà lựa chọn. Và một khi đã chọn lựa bất cứ thứ gì cho đời mình rồi, tưởng cũng nên quyết tâm theo nó cho đến cùng. Và chọn lựa nào cũng đều vô giá hết; nên sẽ không là chuyện lạ, khi thấy người khác không hành xử như mình.
Vậy nên, để mọi chuyện được thư giãn/dễ chịu, tưởng cũng nên nghe thêm ca từ cuối có câu hát rất nhè nhẹ, như sau:
“Em ơi phải chăng phút giây ngày ấy
Đôi tim ước mộng bấy lâu thành lời
Dù rằng đường đời ngăn cách tình ta
Phút giây ban đầu mãi không phai nhòa.”
(Lam Phương – bđd)
Hát nhè nhẹ như thế rồi, giờ đây mời bạn và mời tôi, ta cứ chọn lựa để rồi sẽ quyết tâm mà sống. Sống có tình có lý. Có anh có chị và có em trong cộng đoàn Hội thánh, rất Nước Trời.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng đã chọn và lựa từ lâu
mọi sự, cho đời mình.
để được vui.
Suốt cuộc đời.
Suy niệm Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên Năm B 20.5.2012
“Hồn hỡi hồn, lên nữa, quá thinh gian,”
“Tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 16: 15-20
Hồn tìm chốn chiêm bao chờ đón Chúa lên cao, lên cao nữa, “quá thinh gian”. Ngoài sự thực. Sự rất thực, nay được thánh Máccô xác quyết ở trình thuật rất hôm nay.
Trình thuật thánh Máccô nay kể, khiến người đọc liên tưởng đến huyền thoại La Mã nói nhiều về Hoàng đế Caesar được thần thánh hoá, đã lui về chốn thiên đường, sau cái chết. Nhưng, Đức Chúa thực thụ của vũ trụ lại không là Caesar rất đế chế, mà là Đức Kitô đã Phục Sinh. Lại nữa, thăng thiên hôm nay lại cũng giống như Phục Sinh quang vinh năm nào, nếu ta nhìn từ góc độ nay đảo ngược. Bởi, Đức Giêsu đã trỗi dậy rời khỏi cõi chết, để rồi Ngài “cứ lên cao, lên cao nữa” hầu đi vào chốn “thinh gian” nghịch chống động thái chôn vùi, trì trệ. Suy cho kỹ, “chốn thinh gian” nay mang ý nghĩa của “vũ trụ vạn vật” rất bao la.
Ở nơi vũ trụ vạn vật, nay có động lực dũng mãnh với uy quyền trên con người. Nay, có niềm khích lệ để vững mãi trong khổ hạnh và linh thiêng hầu vững chãi vượt thắng mọi uy lực của thần thiêng. Để hoàn thành việc này, cũng cần đến ngoan cường, nên Đức Giêsu thực hiện điều này bằng việc thăng thiên đi vào chốn vũ trụ có Cha có Chúa, để Ngài rồi sẽ ban phát khôn ngoan/bình an cho thánh Hội, ở thế trần. Và từ đó, Hội thánh sẽ là không gian bảo bọc mọi người con khỏi sức mạnh vẫn đè bẹp, nhờ vào chúc lành của Đức Chúa nay thăng thiên đi vào vũ trụ vạn vật. Thực chất của sự việc nói lên một việc, là: nơi chúng ta, ơn đặc sủng không cần môi giới. Bởi, Đức Giêsu đã trực chỉ thẳng đến chúng ta và vũ trụ, cách trực tiếp.
Suy như thế, ta lại sẽ rút ra được nhận thức vẫn có từ hai bức thư của thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Colôsê và Êphêsô. Từ thư này, các nhà chú giải lại đã thắc mắc không biết thánh Phaolô có là tác giả của thư này hay không? Chừng như, cả hai thư được gửi vào thời khắc sau khi thánh nhân khuất dạng. Nhưng ý tứ trong thư là điều thánh nhân vẫn xác quyết. Và, để tránh mọi tranh luận/bàn cãi, hãy coi đây là thư do chính thánh nhân hoặc đệ tử mình viết qua tư cách của một Phaolô trẻ sau thời kỳ thánh nhân nổi danh. Nhất nhất các điều kể trong thư đều về Đức Giêsu “lên cao/lên cao nữa” để về với Cha.
Đức Chúa thăng thiên, là ảnh hình của vũ trụ vạn vật trong đó ta thấy được nhiều thứ chứ không chỉ mỗi việc “lên cao/lên cao” xảy đến, rất rõ ràng. Có được ảnh hình vũ trụ vạn vật rất “lên cao”, ta lại sẽ nhìn thẳng vào đó và thấy có vũ trụ. Vũ trụ, không theo nghĩa thể lý, vật chất, nhưng là thực tại trọn vẹn. Trọn vẹn tính vũ trụ vạn vật mà mỗi thành phần trong đó đều mang ảnh hình khác lạ khiến ta kinh ngạc, đến thích thú. Đức Chúa “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ là ảnh hình chính vũ trụ ấy đã để cho ta thấy trọn vẹn ý nghĩa “lên cao” của chính nó. Hãy nhìn Ngài “lên cao lên cao” mãi rồi sẽ thấy Ngài trổi dậy và cứ thế “lên cao” đi vào phần sâu thẳm và sâu sắc của “mọi sự”.
Cứ thử nhìn ảnh hình nào đó, tự khắc sẽ thấy ảnh hình ấy đang nhìn trở lại chính người nhìn. Tựa hồ khi ta ngắm bức truyền thần nổi tiếng “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci, cứ nhìn mãi như thế, rồi ra ta sẽ thấy ảnh hình ấy cũng thấy được nhiều điều/nhiều “sự” ở nơi ta. Hệt như thế, khi ta nhìn ngắm Chúa “lên cao/lên cao” đi vào vũ-trụ chốn sâu thẳm, ta biết được là Ngài đang nhìn vào chốn thẳm sâu ở nơi ta. Và, Ngài thấy cả bản thể của ta. Cả sự việc, ta từ đâu đến? Ta làm được gì, từ đó. Và khi ấy, ta biết là Ngài đang nhìn vào chính tương lai của ta nữa.
Sách Công vụ kể rằng: đồ đệ Chúa, cứ mải chiêm ngưỡng sự việc Thày “lên cao/lên cao nữa” để rồi Thày cũng nhìn vào tương lai/mai ngày của các ngài, là Hội thánh. Chúa “lên cao/lên cao nữa”, chính là sự “khởi đầu” mà tiếng Do thái khi xưa không chỉ nói rõ một “khởi sự” của mọi sự thôi. Nhưng khởi đầu mọi sự, là năng lực vẫn tiến hành và diễn biến vào mọi lúc. Nơi vũ trụ vạn vật có Chúa nhập vào hồn, luôn có sự khởi đầu và năng lực rất mới mẻ.
Tư tưởng này, tiếng Hy Lạp dịch là “arche”, tức một “khởi sự” tương tự như khởi động một sự “lên cao/lên cao nữa” của Đức Chúa. Và, dân gian người người không thể có được sự ký thác rất mực vào với Chúa, nếu như người người lại cứ cột mình vào với bùn đất, chất nhiều dĩ vãng mà không khởi đầu “sự” gì mới mẻ, rất “khởi sự”.
Nếu phải diễn dịch sự kiện “khởi đầu mọi sự”, thì tốt hơn, ta nên dịch và diễn ý nghĩa của sự việc Chúa “lên cao/lên cao nữa” khi ta đã, đang và sẽ có một “khởi sự” nơi Ngài rồi thì ta cũng đã, đang và sẽ có Chúa làm điều gì đó rất mới, nơi “vũ trụ vạn vật”. Tựa như Tin Mừng thứ tư trong đó thánh Gioan khởi sự bằng những chữ, như: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa…” (Ga 1: 1) Điều này có nghĩa: ở đâu có sự khởi đầu, ở đó luôn có ý nghĩa: Đức Chúa Đấng Khởi Đầu đã nên Lời.
Đàng khác, khi Chúa “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ vạn vật, Ngài chính là sự “tràn đầy” hiểu theo cụm từ “Pleroma” tiếng Hy Lạp. Tràn Đầy, là sự viên mãn hoàn tất, rất đích thật. Khi xưa, dân con nhà Đạo thường dùng cụm từ này để kể về Lời tiên tri, do các ngôn sứ nói. Tức, những gì xảy đến với con người đều mang ý nghĩa tràn đầy, trọn vẹn nơi lời lẽ hoặc sự thể diễn ra trong quá khứ, nhưng lại mở ra sự tràn đầy/viên mãn mà chẳng ai đoán trước được. Chính đó là sự “hoàn thành”. Là, ứng nghịệm cách trọn vẹn, đầy tràn điều ngôn sứ khi xưa thường vẫn nói.
Tựa như Tin Mừng thánh Mát-thêu cũng trích dẫn 10 điều ứng nghiệm xảy đến đúng như lời tiên tri, khi trước. Ở đây nữa, Thiên Chúa vẫn trung thành với Lời Ngài từng hứa sẽ đổi mới tận thâm căn hết mọi sự, vì ta và cho ta. Vì ơn cứu độ Ngài dành để cho ta, cho hết mọi loài. Cuối cùng ra, đó là sự tràn đầy/viên mãn, tức: sự trọn vẹn của Thiên Chúa nay thành hiện thực.
Chúa “lên cao/lên cao nữa”, là Ngài khởi sự cùng đến với nhau mà tiếng Hy Lạp gọi là “Katallassein” mà bản tiếng Anh và tiếng Việt vẫn gọi là “giao hoà”. Kinh thánh tiếng Hy Lạp diễn ta sự việc này, bằng cụm từ “Allos”, tức “cái gì khác”, “không giống thế”, rất đa dạng. Tiếng Hy Lạp lại dùng cụm từ “Kata” để chỉ “theo như”, “cùng một hàng với”. Khi ta đã thấy mọi sự trong trời đất/vũ trụ “cùng đến với nhau” trong lúc duy trì sự khác biệt/đa dạng ở đó, thì đó là lúc ta có được sự “hài hoà” như một thứ “cầu vồng”.
Có thể là, ngày buổi đầu khi Đức Giêsu “lên cao/lên cao nữa” Ngài thẩm nhập đi vào với vũ trụ, chắc lúc ấy mọi người đều thấy “cầu vồng” tuyệt mỹ. Đó cũng là cảm nghiệm mà ông Nôê đã có khi cơn lụt đại hồng thủy đã qua đi. Đó, cũng là dấu chỉ về một giao ước, không chỉ mỗi giao và ước giữa Thiên Chúa và loài người thôi, mà còn là giao ước đã có giữa Thiên Chúa với và trong mỗi trụ cột nơi tạo dựng.
Cũng nên hiểu việc Chúa “lên cao/lên cao nữa” theo ngôn từ mà bản kinh sách tiếng Hy Lạp dùng qua cụm từ “Sunestiken” để diễn tả ý tưởng mang ý nghĩa: nơi Ngài, mọi sự được hiện thực “chung cùng nhau”, nhưng mọi sự vẫn ở trong nhau, gìn giữ nhau. Điều này còn có nghĩa: mọi sự đạt tới điểm là: mọi sự cứ thế vẫn cộng thêm, mà không đi ngược về vị trí cũ và không còn vỡ đổ nữa. Đây là điều chắc chắn. Qua sự việc “Chúa lên cao/lên cao nữa”, ta hiểu rằng mình có đi đâu, đến nơi nào đi nữa đều có Chúa lo toan, giữ trong đầu. Chắc chắn ta sẽ đạt tới đó, không còn quay lại chốn cũ nữa.
Chúa” lên cao/lên cao nữa”, còn là sự bình an im ắng của vũ trụ vạn vật. Bình an của Chúa vượt quá mọi hiểu biết nắm vững, bởi Thiên Chúa của Bình an đang ở với ta, và trong ta. Đó là ý nghĩa của lời chào “Shalom” tiếng Do thái có nghĩa: bình an cho anh em. Bình an cho sức khoẻ, cho tính tích cực và ơn cứu độ của anh em. Bình an, là sự hiện diện gần gũi với Chúa, được Chúa thăng thiên đem đến cho ta. Rõ ràng, sự bình an này đã và vẫn có ở cộng đoàn tín hữu của Chúa, như hoa trái của Thần Khí. Ta sống trong tin tưởng và tận hiến cho Chúa qua nguyện cầu cảm tạ, và biết được sự bình an không ai hiểu nổi.
Chúa “lên cao/lên cao nữa”, Ngài là Vị Trưởng Tử, như cụm từ Hy Lạp“Prototokos” từng diễn tả. Đức Giêsu là Đấng Trỗi dậy “ngay từ đầu”. Ngài là Hoa trái đầu của những ai còn thiếp ngủ. Bởi thế nên, ta trổi dậy cùng với Ngài, và trong Ngài. Và, mọi hoa trái của sự kiện Sống Lại nay thuộc về ta. Đức Giêsu và chỉ mình Ngài là Con Một Thiên Chúa. Nhờ Ngài và qua Ngài, ta được thẩm nhập vào với Ngài. Vì Ngài là Trưởng Tử, tức Đấng Bậc Đầu của đàn con của Thiên Chúa, có chúng ta. Về việc này, thánh Phaolô gọi đó là tình huống “tái tháp nhập” vào với Đấng đích thực là thế, ở mọi thời.
Ngài là thế, trong ý nghĩa tràn đầy của sự chúc lành, không hạn chế. Bằng vào sự kiện Ngài “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ, Đức Giêsu đã chúc lành cho vạn vật. Làm thế, là Ngài lại đã chúc tụng Thiên Chúa, có vũ trụ vạn vật nghe được tiếng Ngài. Và, Ngài cùng với vũ trụ, tất cả cùng nhau cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa. Và, Chúa đã làm thế. Làm thế, để ta được lên cao cùng với Chúa hầu cất tiếng ngợi ca cùng với Đức Chúa “lên cao/lên cao nữa”, rất thăng thiên. Nhân hiền. Cùng ngợi ca sự kiện “khởi đầu” đi vào làm hoà với vũ trụ, rất vạn vật.
Trong tâm tình ấy, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ vang nhiều ý nghĩa, hát rằng:
“Hồn hỡi hồn, lên nữa, quá thinh gian,
Tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực.
Mộng là mộng tràn trề muôn vạn ức,
Tình thơm tho như ngấn lệ còn nguyên.”
(Hàn Mặc Tử - Ngoài Vũ Trụ)
Là như thế, Đức Chúa nay lên cao lên cao vút, quá thinh gian. Để người người, tràn trề muôn vạn ức, vẫn rất tình. Tình thơm tho, có Chúa cho tháp nhập với Tình Cha-Con có Thánh Thần Chúa ở giữa, rất đích thật, một sự thực. Sư thực ấy, đàn con Chúa nay đã hiểu và đã giữ trong lòng, mãi mãi. Rất muôn đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch
“Em ơi nếu mộng không thành thì sao?”
“Non cao đất rộng biết đâu mà tìm.”
(Lam Phương – Duyên Kiếp)
(Ga 15: 1-8)
Nếu trên đây, là câu hỏi của ai đó gửi đấng bậc một thời năng nổ, ở giáo phận Parramatta, Sydney, thì câu trả lời trước tiên là từ báo đài địa phương rất dễ tìm, như sau:
“Các chức sắc thuộc Giáo hội Công giáo vừa cất bỏ chức vụ linh mục của vị đương kim chánh xứ họ đạo Glenmore Park, Sydney sau khi ông tiết lộ với đài truyền hình số 7 của Úc là: ông đã lấy vợ trong âm thầm.
Lm Kevin Lee người từng là đấng bậc trụ trì giáo xứ Padre Pio cho biết: có khá nhiều linh mục đã và đang, cùng một lúc, sống những hai cuộc đời, thấy rất rõ. Và, ông biện luận: việc bó buộc linh mục Công giáo sống đời độc thân rồi ra cũng phải chấm dứt thôi.
Lm Kevin Lee nói: ông tin rằng Giáo hội Công giáo đã chọn thái độ làm ngơ trước sự kiện ông lập gia đình, bởi rõ ràng là ông chẳng giấu diếm gì về chuyện ông có quan hệ tình dục với một phụ nữ tên là Jsephina, mà ông có dịp gặp ở Phi-líp-pin vào dạo trước.
Báo chí tường thuật cho biết đấng bậc chủ quản Giáo phận Parramatta là Gm Anthony Fisher, OP đã chối bỏ nguồn tin cho rằng Lm K. Lee biết rõ nhiều linh mục đã và đang cùng một lúc có hai cuộc sống và Giáo hội Công giáo cũng biết rõ chuyện linh mục này đã có vợ.
Gm Anthony Fisher nói: “Như cha Kevin từng biết đến, vì ông đã có hành xử trái với luật đạo, nên ông không thể tiếp tục thi hành chức vụ linh mục được nữa; vì thế nên, tôi buộc lòng phải tìm một vị giám quản khác trông nom cho giáo xứ Padre Pio.”
Được biết, luật Giáo hội quyết rằng: các linh mục phải sống đời độc thân mãn đời mà không linh mục nào được phép lấy vợ.” (x. www.yahoo7News ngày 04.05.2012)
Chuyện linh mục tằng tịu với phụ nữ hoặc công khai sống với ai đó, có lẽ là chuyện thường ở huyện, bên trời Tây, ở đây đó. Nhưng bảo rằng, hiện có khá nhiều linh mục ở Sydney hay ở Úc vẫn làm thế, có khác nào nhắc nhở Hội thánh Chúa ở đây rằng các ngài nên coi lại luật buộc linh mục phải ở độc thân, nữa rồi.
Đó là việc đạo, của nhà Đạo. Thế còn, chuyện đời của người đời, thì sao? Trả lời cho vấn nạn này, thật không dễ. Cũng chẳng dễ, như câu ca mà nghệ sĩ nhà mình vẫn hát:
“Đường đời mịt mờ vạn nẻo về đâu,
Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu.
Em ơi, nhắc lại phút xưa gặp nhau!
Trên đê vắng người lúc tan chợ chiều
Ngại ngùng mỗi lần anh đến tìm em
Má em ửng hồng vì quá thẹn thùng.”
(Lam Phương – bđd)
Bảo rằng, đa phần linh mục Công giáo hôm nay lại đã dám hành xử như cựu linh mục Kevin Lee ở Úc, e rằng khó mà có được thống kê chính xác, dù cứ 5 năm một lần, chính quyền Úc vẫn cứ đều đặn lập thống kê khá chính xác trên khắp nước. Tuy nhiên, kiếm tìm mà làm gì khi Giáo hội chẳng mấy bận tâm về những chuyện như thế. Những chuyện như thể bảo rằng giới truyền thông nay lại cứ thổi phồng câu chuyện, tường trình về tin tức…mình, rất như sau:
“Linh mục Kevin Lee nay đang sống ở Manila với ý trung nhân còn mới của mình và ông cho biết ông sống hạnh phúc, nhưng rất nhớ công việc mục vụ trước đây ông vẫn làm mỗi ngày. Được biết, lm Kevin Lee lần đầu gặp vợ là ở quán bán rượu mang tên “Shinjiu No Mori”, có nghĩa là “Khu Rừng Ngà Ngọc.” Tuần rồi, linh mục Lee có cho đài truyền hình số 7 của Úc biết là: ông đã cưới vợ cả năm nay rồi và chính ông từng dấy lên cuộc tranh luận về việc phải cho phép các linh mục được quyền lấy vợ. Đồng thời, ông cũng cho biết ông tin là giáo hội của ông thừa biết chuyện này nhưng chọn thái độ làm ngơ/phớt lờ như không biết, trong khi ông chẳng giấu diếm điều gì.” (x. mạng thông tin đã dẫn ngày 07.05.2012)
Nghe báo đài kể chuyện riêng tư của cựu linh mục mang tên Kevin Lee, có khác gì khi nghe thêm đoạn nhạc của Lam Phương có ca từ và tiết điệu như:
“Em ơi nhớ chăng thuở ấy
Mỗi khi bóng chiều xuống dần,
Em về trên quãng đường xa
Gặp nhau dù không dám cười
Nhìn nhau, nhìn nhau mà lòng vẫn vui.”
(Lam Phương – bđd)
“Nhìn nhau (mà) lòng vẫn vui” ư? Điều ấy, chắc chỉ có cựu linh mục ở trong cuộc là còn biết và nhớ chuyện ấy. Chứ, hỏi thành viên Hội thánh rất Công giáo ở Sydney hay toàn nước Úc về chuyện này, đã lấy gì làm chắc. Chưa chắc, là bởi: mới đây vị giám mục chủ quản giáo phận Parramatta, miền Tây Sydney là Gm Anthony Fisher OP, cũng đã về giáo xứ Glenmore Park, để thổ lộ tâm tình người mục tử rất chân chính và chân tình bằng bài chia sẻ như sau:
“Thưa anh chị em,
Tôi không biết phải nói thế nào với anh chị em về chuyện xảy ra với giáo phận trong tuần vừa qua. Một tuần không vui cho cả anh chị em và cả tôi nữa. Có vài người trong anh chị em có lẽ cũng lo buồn và giận dữ đến thế nào thì anh chị em cũng nên biết rằng tôi đây cũng như thế. Với tư cách là giám mục chủ quản, thoạt nghe tin về lối hành xử của cha Kevin Lee, tôi thấy xót xa cho anh chị em; và vốn là người anh em trong Chúa Kitô, tâm can tôi cũng bị xé nát cách nào đó như anh chị em. Tôi quyết tiếp tục nguyện cầu để đầu óc sáng suốt hầu giúp mọi người qua cơn thử thách này.
Nhiều vị gửi thư cho biết họ đã bị phản bội cách sao đó vì sự dối trá, giả hình cứ thế đổ lên đầu Hội thánh và hàng ngũ linh mục vì hành xử của một trong các linh mục của chúng ta đã vi phạm. Có vị lại nghĩ: lm Kevin Lee là người anh hùng dám chống lại chuyện bắt linh mục phải sống đời độc thân, anh hùng vì dám chống lại quyền bính và những ai lòng dạ hai mặt. Một số anh chị em khác lại đắn đo không biết có nên tin vào các lời báo cáo cũng như đồn đại không. Có vị lại nghĩ: lòng tin của mình đã bị tổn hại trong khi những người khác thấy chẳng mảy may hề hấn gì, hoặc có khi còn củng cố quyết tâm của mình ơn lên.
Dịp này, tôi muốn san sẻ với anh chị em đôi điều vì chưa có dịp nói chuyện nhiều với anh chị em. Tôi sẽ đề cập theo từng điểm, sau đây:
1. Tôi muốn nói, đây là dịp tốt để ta thấy rằng dù ta có nỗi đau và rẽ chia, nhưng anh chị em vẫn đến đây để cùng Hội thánh thông phần dự tiệc. Dù biết rằng mình vẫn có thể ném chiếc khăn bẩn vào mặt giáo hội hoặc bỏ đi nơi khác, nhưng anh chị em vẫn có mặt ở đây, để cùng nhau đến với Chúa. Đó là điểm son chứng tỏ sự trung thành và lòng độ lượng của chúng ta. Hôm nay, ta được nghe Tin Mừng thánh Gioan 15: 1-8 nhắc nhở rằng: nếu cắt bỏ đi bất cứ cành nào ra khỏi vườn nho Đức Kitô, thì ta sẽ trở thành cây khô không trái.
2. Trong lúc ta bị xôn xao vì chuyện cha Kevin Lee rời bỏ cộng đoàn, ta vẫn trân trọng công việc ngài làm trong thời gian ngài là cha chánh của xứ đạo này. Giả như có anh chị em nào nghi ngờ điều gì về tính hiệu lực các mầu nhiệm ngài thi hành, cũng xin biết cho rằng: Đức Kitô và Hội thánh dù có những người con lỗi phạm này khác, nhưng hiệu năng của các phép bí tích không tuỳ thuộc vào tính khả thi của linh mục.
3. Nay là dịp để ta suy nghĩ về lý lẽ và cớ sự dẫn đến thành công cũng như thất bại của đời độc thân linh mục hoặc về tiểu sử của linh mục nào đó cách riêng. Nói cho cùng, thì cách nào đó có thể nói được là chúng ta vẫn có những yếu điểm. Nhưng cho tôi nói thêm đôi điều về bản chất của những khám phá nói chung, phát hiện dạo gần đây.
Theo thống kê trên toàn quốc, thì hầu như dưới phân nửa số người Úc ở độ tuổi lập gia đình còn quyết tâm lập gia đình; hiện có dấu hiệu đáng kể cho thấy số người ở độc thân nay đang gia tăng. Đó là điều thách thức chúng ta, nhưng Hội thánh lâu nay dạy rằng đời sống hôn nhân hoặc độc thân sống một mình vẫn giúp ta nên thánh được hết, miễn ta sống sao cho tốt.
Kinh nghiệm của riêng tôi và của Hội thánh vẫn cho thấy là ta có thể sống đời độc thân một cách có hiệu quả và sinh hoa kết trái vẫn cho phép người tận hiến đời mình cho việc phục vụ Đức Kitô và Hội thánh của Ngài. Thêm vào đó, Hội thánh của ta công nhận rằng cả hai bí tích hôn phối và linh mục vẫn bổ túc cho nhau. Mỗi bí tích đều hoàn tất chức năng của mình đến suốt đời. Đời sống hôn nhân cũng như đời độc thân sống một mình không là chuyện dễ dàng và càng ngày càng có nhiều sức ép đáng sợ đổ dồn về đó. Điều khá ngộ, là: những người sống ở hai bên hàng rào đều cứ nghĩ cỏ vườn hàng xóm bao giờ cũng xanh cũng mướt hơn cỏ vườn nhà mình.
Ngày nay, ai cũng biết: khủng hoảng về đời sống hôn nhân vẫn lớn hơn đời độc thân, ở một mình. Nhiều người đã đầu hàng cùng thất bại như nhau. Có người chủ trương chung sống trước đã, sau đó nếu cần thì làm đám cưới ngoài nhà thờ, và họ cũng chỉ muốn có ít con hoặc chẳng muốn đứa con nào hết, cuối cùng đi đến ly dị. Nếu so sánh, ai cũng thấy rằng ngày nay số người chia tay ly dị vẫn nhiều hơn tình trạng giảm sút ơn kêu gọi.
Kể chuyện này, tôi cũng chẳng muốn đổ lỗi cho ai hết. Bởi ai cũng biết và cũng thương cho những người đã cố gắng tránh đổ vỡ nhưng không thành. Một phần của vấn đề là xã hội ta đang sống: hiện nay ta ít được sự hỗ trợ của bất cứ ai. Nhưng thật là đơn sơ chất phác nếu có người nghĩ rằng đời sống hôn nhân sẽ giải quyết sự suy giảm ơn ơn linh mục hoặc sức ép lên hàng giáo sĩ. Nhiều chỉ dẫn cũng cho thấy hàng giáo sĩ lập gia đình cũng đang chịu mức giảm sút cộng thêm đó, là khó khăn về chung thuỷ và bền bỉ trong chung sống và trong hàng giáo sĩ có vợ nay cũng có vấn đề đổ vỡ gia đình.
4. Về chuyện lạm dụng tình dục. Sự việc giáo sĩ có vấn đề về ấu dâm là chuyện khủng khiếp cần loại bỏ cho tương lai trong khi ta vẫn cứ dính líu với quá khứ và vẫn cố gắng giúp đỡ nạn nhân của sự việc. Thế nhưng, cho phép hàng giáo sĩ được lấy vợ không là giải pháp chữa trị được chuyện này và cũng không là giải đáp cho khủng hoảng ơn gọi mà ta gặp. Nhiều nghiên cứu/khảo sát cho thấykẻ xâm phạm ấu dâm đều có đời sống ở bất cứ đâu, có gia đình hoặc độc thân, giáo sĩ hoặc giáo dân cũng có vấn đề này.
5.Thiên Chúa chuyện trò với ta khi ta có nhu cầu hiện tại ngang qua Lời Ngài và bí tích. Thư thứ nhất thánh Gioan tông đồ đoạn 3 câu 18-24 có nói rõ: lòng tin và lòng mến không nên diễn tả bằng lời nói, nhưng bằng việc làm thực sự. Cũng thế, lòng tin và lòng mến vượt quá tình cảm, nên ta diễn tả tấm lòng của ta qua việc tuân giữ lệnh truyền của Chúa. Đôi lúc việc này mang đến niềm vui đích thực, đó là điều mà bài đọc 1 hôm nay gọi là “sự an ủi của Chúa Thánh Thần” (Cv 9: 26-313). Có lúc, lại đem đến cho ta những đổi thay đau đớn, điều mà Phúc Âm hôm nay gọi là “sự tỉa bỏ” (Ga 156: 1-8)Tuy nhiên, ta sẽ không sinh hoa kết trái được nếu tự mình dứt bỏ ra khỏi “Vườn Nho Đích Thực” của Đức Kitô và Hội thánh.
6. Về chuyện linh mục Kevin Lee, không có chuyện gọi là dứt bỏ hoặc trừng phạt nào hết, từ phía giáo phận Parramatta. Ngài không bị vạ tuyệt thông, cũng không bị tống cổ khỏi giáo phận. Nhưng ngài từ chối không liên lạc điện thoại với tôi và với văn phòng địa phận, cũng chẳng thông đạt với Giáo hội mà chỉ liên lạc với báo/đài. Bởi thế nên, tôi cũng bị sốc như anh chị em và biết rất ít về chuyện của ngài cho đến khi chuyện này xảy ra. Như anh chị em, tôi lo lắng cho phúc lợi của ngài và nay thì cả người phối ngẫu và tất cả những ai bị ảnh hưởng do các hành xử của ngài trong những ngày qua. Chúng ta đều biết rõ, là: theo luật Hội thánh và truyền thống giáo hội Công giáo thì không thể để Kevin Lee ở lại làm chánh xứ được nữa vì anh đã lập gia đình. Và chính anh đã rời bỏ thừa tác vụ và giáo xứ như anh muốn.
7. Cuối cùng, tôi muốn nói với anh chị em rằng số rất đông các linh mục và tu sĩ trong giáo phận của chúng ta vẫn cho đi rất độ lượng và phục vụ rất tốt. Tất cả đều là những người anh em trước sau như một, không có cái-gọi-là hai cuộc sống rất chống chõi. Thế nên, chúng ta vẫn phải tin tưởng vào hàng giáo sĩ và mọi người ở Miền Tây Sydney.
Xin cảm ơn Đức Ông Bob McGuckin là Tổng Đại diện giáo phận đã nhận lời làm giám quản giáo xứ vào lúc này. Cảm ơn cha phó địa phận Chris de Sousa đã kịp đến với giáo xứ ngay khi có tin về chuyện vừa qua. Và cha cũng đã hỗ trợ chúng ta rất mực. Sau thánh lễ, tôi cũng vui lòng tiếp chuyện và trả lời tất cả những câu hỏi của anh chị em. Và, nếu anh chị em có những vấn nạn gì cần được giải đáp, xin cứ cho biết tôi sẽ cố gắng để giúp anh chị em có thông tin chính xác. Mới đây, có nhiều anh chị đã đến nói với tôi rằng các vị ấy vẫn đang cầu nguyện cho anh chị em hết thảy. Tôi cũng xin mọi người trong cộng đoàn này hãy hợp cùng các giáo xứ khác vào thánh lễ hôm nay thêm lời nguyện cầu cho tất cả mọi người để rồi Lời Chúa nói trong Phúc Âm hôm nay : chúng ta có thể sinh hoa kết trái đạt niềm vui trong cuộc sống miên trường.” (x. www.Parramattadiocese.net Homelie 6/5/2012 của Gm Anthony Fisher OP oại giáo xứ Padre Pio ở Glenmore Park, Sydney)
Bài chia sẻ của đấng bậc chủ quản giáo phận, phải như thế. Không thể khác hơn. Như thế, còn là những lời khẳng định rất chính qui, mạch lời, không sai sót. Vấn đề, chỉ là phản ứng của người nghe cũng như người quan sát sự việc xảy ra với thế giới của người Công giáo ở Úc, hoặc giáo hội địa phương rất Sydney.
Nói chung thì, đã sống trong đời, dù đạo đức hay không đạo lý, vẫn luôn phấn đấu để sống cho ra sống. Sống cho ra con người với “tính bổn thiện”. Và, một khi đã phấn đấu thì bao giờ cũng có người thành công hoặc thất bại. Điều đó, tuỳ tầm nhìn của mỗi vị và tùy vị thế của người đang đứng đó nhìn sự việc. Chính vì vị thế và tầm nhìn ấy, có người gọi chuyện của cựu đấng bậc Kevin Lee là xì-căng-đan/tai tiếng, có người lại cho là hồi chuông báo động để Hội thánh Chúa phải thay đổi luật và lệ, vv..
Về chuyện phấn đấu, có người phấn đấu thoát khỏi rượu chè, cờ bạc, trai gái có người lại phấn đấu bỏ đi cơn giận dữ… Điều thấy rất rõ, là: xì-căng-đan/tai tiếng chẳng bao giờ xâm nhập vào được cuộc phấn đấu của bất cứ ai, cả khi người đó ngã gục. Chỉ là tai tiếng với xì-căng-đan khi ta tô thắm khuyết điểm của mình rồi gọi đó là nhân đức, hoặc khi ta cố gắng biện minh cho xét đoán lầm lạc của chính mình rồi thương-mại-hoá cho người khác để họ cũng như ta công nhận đó là sự thật, phải tin tưởng.
Sự việc của cựu đấng bậc Kevin Lee chỉ là một trong nhiều trường hợp vẫn xảy đến ở khắp nơi, vào mọi thời. Nơi và thời, mà hội thánh đây đó vẫn gặp chuyện muôn thuở. Dù có thế, cũng nên nói như nghệ sĩ Nguyễn Đức Quang từng viết thành nhạc bản, bảo rằng: “Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi, hãy dùng bàn tay mà làm cho tươi mới…” Nay cũng thế, không phải là lúc để ta xa rời Hội thánh vì khác chính kiến, mà là thời điểm Hội thành vẫn cần bạn, cần tôi ta ở lại mà “làm cho tươi mới”. Hội thánh vẫn cần người làm mới nhiều thứ trong tình yêu, danh dự và tích cực.
Dựng xây trong tình thương yêu, là Lời của Đấng Thánh Hiền được trích dẫn, vẫn cứ bảo:
“Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.
Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy,
anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy,
như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy
và ở lại trong tình thương của Người.
Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em
để anh em được hưởng niềm vui của Thầy,
và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”
(Ga 15: 9-11)
Lời khuyên của Thày Chí Thánh rõ ràng là thế, mà sao vẫn có người còn nghi ngờ. Ngờ và nghi, đến độ có người vị còn đi hỏi “bậc thày” ở nơi khác. Khác chốn miền. Khác cung cách hành Đạo, nhưng cũng cùng một tâm tưởng hành đạo làm nguời, rất như sau:
“-Thưa Thầy, tôi không phải là người theo đạo Phật.
Xin Thầy chỉ dẫn cho phương pháp tu tập.
-Quí vị muốn phương pháp tu tập với mục đích gì và tại sao lại chọn chúng tôi để đặt câu hỏi?
-Tôi thấy cuộc đời này sao khổ quá. Như tôi đây cũng có trình độ học thức, có công ăn việc làm tốt, gia cảnh đầm ấm, nhưng vẫn thấy khổ tâm nhiều chuyện, nhiều lúc cảm thấy bất an đến độ ăn không ngon ngủ không yên, nhiều điều lo lắng, bực mình lắm!
Tôi muốn được an tâm nên đì tìm phương pháp tu tập để thoát khổ. Tôi chọn qúi Thầy để đặt câu hỏi, bởi tôi thường nhận các emails từ bạn bè ở Canada chuyển tới, với các bài viết tuy mang hình thức Phật giáo, nhưng nội dung hay quá, các bạn của tôi thấy có ích lợi nên chuyển cho tôi, mặc dù tôi không phải theo đạo Phật.
-Trên đời này, người nào không có tâm cố chấp, không có tâm phân biệt, không mang nặng hình thức thế gian thì người đó sống đời an lạc với hạnh phúc xuất thế gian.
- Kính xin Thầy giảng rõ hơn.
- Người đời thường mang hai cái bị. Một cái trước ngực chứa đầy lỗi lầm của người khác. Một cái sau lưng chứa đầy lỗi lầm của chính bản thân. Do đó, người đời thường bực bội, bất an trước các lỗi lầm quá dễ thấy của người khác. Trái lại, với các lỗi lầm của chính bản thân, người đời thường che giấu, không muốn ai thấy, chính mình cũng không thừa nhận, không nhận ra, cho nên khó khá được, cho nên khổ dài dài. Muốn hết khổ, muốn bớt khổ, người đời - dù theo tôn giáo nào - nên đổi vị trí của hai cái bị nói trên.
Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng chỉ trích nhục mạ người khác, cũng như không còn chỉ trích tôn giáo, tín ngưỡng của người khác đang theo.
-Kính cảm tạ lời chỉ giáo của Thầy. Thực hay quá. Nhưng riêng tôi, tôi không muốn đổi vị trí của hai cái bị đó thì sao, thưa Thầy?
-À, quí vị không muốn đổi vị trí của hai cái bị, thì quí vị đổi nội dung của chúng cũng được mà.
-Tôi chưa hiểu rõ ý của Thầy ?
-Nếu quí vị vẫn giữ vị trí của hai cái bị: Cái bị trước ngực qúi vị chứa đựng toàn là ưu điểm của người khác. Cái bị sau lưng quí vị chứa đựng toàn là ưu điểm của bản thân.
-Tôi vẫn chưa tỏ tường?
-À, khi đó quí vị sẽ thấy ưu điểm của người khác quá nhiều, lắm khi vượt trội hơn mình, mình thực ra chẳng bằng nhiều người lắm. Từ đó, mình bớt đi tánh phê phán, phỉ báng người khác, hãy thu mình lại, quan sát chính bản thân, quan sát chính bản tâm, mình sẽ được bình an ngay.
-Thực là quí hoá, tôi hiểu rồi. Kính chúc Thầy tâm luôn bình an. Kính cảm tạ.”
Theo thiển ý, cuộc đời con người không chỉ có mỗi hai cái bị mà thôi, nhưng rất nhiều. Mang được bao nhiêu bị, cái đó còn tuỳ. Tùy tâm tư và tâm tính của mỗi người, mà lựa chọn. Và một khi đã chọn lựa bất cứ thứ gì cho đời mình rồi, tưởng cũng nên quyết tâm theo nó cho đến cùng. Và chọn lựa nào cũng đều vô giá hết; nên sẽ không là chuyện lạ, khi thấy người khác không hành xử như mình.
Vậy nên, để mọi chuyện được thư giãn/dễ chịu, tưởng cũng nên nghe thêm ca từ cuối có câu hát rất nhè nhẹ, như sau:
“Em ơi phải chăng phút giây ngày ấy
Đôi tim ước mộng bấy lâu thành lời
Dù rằng đường đời ngăn cách tình ta
Phút giây ban đầu mãi không phai nhòa.”
(Lam Phương – bđd)
Hát nhè nhẹ như thế rồi, giờ đây mời bạn và mời tôi, ta cứ chọn lựa để rồi sẽ quyết tâm mà sống. Sống có tình có lý. Có anh có chị và có em trong cộng đoàn Hội thánh, rất Nước Trời.
Trần Ngọc Mười Hai
Cũng đã chọn và lựa từ lâu
mọi sự, cho đời mình.
để được vui.
Suốt cuộc đời.
Suy niệm Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên Năm B 20.5.2012
“Hồn hỡi hồn, lên nữa, quá thinh gian,”
“Tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 16: 15-20
Hồn tìm chốn chiêm bao chờ đón Chúa lên cao, lên cao nữa, “quá thinh gian”. Ngoài sự thực. Sự rất thực, nay được thánh Máccô xác quyết ở trình thuật rất hôm nay.
Trình thuật thánh Máccô nay kể, khiến người đọc liên tưởng đến huyền thoại La Mã nói nhiều về Hoàng đế Caesar được thần thánh hoá, đã lui về chốn thiên đường, sau cái chết. Nhưng, Đức Chúa thực thụ của vũ trụ lại không là Caesar rất đế chế, mà là Đức Kitô đã Phục Sinh. Lại nữa, thăng thiên hôm nay lại cũng giống như Phục Sinh quang vinh năm nào, nếu ta nhìn từ góc độ nay đảo ngược. Bởi, Đức Giêsu đã trỗi dậy rời khỏi cõi chết, để rồi Ngài “cứ lên cao, lên cao nữa” hầu đi vào chốn “thinh gian” nghịch chống động thái chôn vùi, trì trệ. Suy cho kỹ, “chốn thinh gian” nay mang ý nghĩa của “vũ trụ vạn vật” rất bao la.
Ở nơi vũ trụ vạn vật, nay có động lực dũng mãnh với uy quyền trên con người. Nay, có niềm khích lệ để vững mãi trong khổ hạnh và linh thiêng hầu vững chãi vượt thắng mọi uy lực của thần thiêng. Để hoàn thành việc này, cũng cần đến ngoan cường, nên Đức Giêsu thực hiện điều này bằng việc thăng thiên đi vào chốn vũ trụ có Cha có Chúa, để Ngài rồi sẽ ban phát khôn ngoan/bình an cho thánh Hội, ở thế trần. Và từ đó, Hội thánh sẽ là không gian bảo bọc mọi người con khỏi sức mạnh vẫn đè bẹp, nhờ vào chúc lành của Đức Chúa nay thăng thiên đi vào vũ trụ vạn vật. Thực chất của sự việc nói lên một việc, là: nơi chúng ta, ơn đặc sủng không cần môi giới. Bởi, Đức Giêsu đã trực chỉ thẳng đến chúng ta và vũ trụ, cách trực tiếp.
Suy như thế, ta lại sẽ rút ra được nhận thức vẫn có từ hai bức thư của thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Colôsê và Êphêsô. Từ thư này, các nhà chú giải lại đã thắc mắc không biết thánh Phaolô có là tác giả của thư này hay không? Chừng như, cả hai thư được gửi vào thời khắc sau khi thánh nhân khuất dạng. Nhưng ý tứ trong thư là điều thánh nhân vẫn xác quyết. Và, để tránh mọi tranh luận/bàn cãi, hãy coi đây là thư do chính thánh nhân hoặc đệ tử mình viết qua tư cách của một Phaolô trẻ sau thời kỳ thánh nhân nổi danh. Nhất nhất các điều kể trong thư đều về Đức Giêsu “lên cao/lên cao nữa” để về với Cha.
Đức Chúa thăng thiên, là ảnh hình của vũ trụ vạn vật trong đó ta thấy được nhiều thứ chứ không chỉ mỗi việc “lên cao/lên cao” xảy đến, rất rõ ràng. Có được ảnh hình vũ trụ vạn vật rất “lên cao”, ta lại sẽ nhìn thẳng vào đó và thấy có vũ trụ. Vũ trụ, không theo nghĩa thể lý, vật chất, nhưng là thực tại trọn vẹn. Trọn vẹn tính vũ trụ vạn vật mà mỗi thành phần trong đó đều mang ảnh hình khác lạ khiến ta kinh ngạc, đến thích thú. Đức Chúa “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ là ảnh hình chính vũ trụ ấy đã để cho ta thấy trọn vẹn ý nghĩa “lên cao” của chính nó. Hãy nhìn Ngài “lên cao lên cao” mãi rồi sẽ thấy Ngài trổi dậy và cứ thế “lên cao” đi vào phần sâu thẳm và sâu sắc của “mọi sự”.
Cứ thử nhìn ảnh hình nào đó, tự khắc sẽ thấy ảnh hình ấy đang nhìn trở lại chính người nhìn. Tựa hồ khi ta ngắm bức truyền thần nổi tiếng “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci, cứ nhìn mãi như thế, rồi ra ta sẽ thấy ảnh hình ấy cũng thấy được nhiều điều/nhiều “sự” ở nơi ta. Hệt như thế, khi ta nhìn ngắm Chúa “lên cao/lên cao” đi vào vũ-trụ chốn sâu thẳm, ta biết được là Ngài đang nhìn vào chốn thẳm sâu ở nơi ta. Và, Ngài thấy cả bản thể của ta. Cả sự việc, ta từ đâu đến? Ta làm được gì, từ đó. Và khi ấy, ta biết là Ngài đang nhìn vào chính tương lai của ta nữa.
Sách Công vụ kể rằng: đồ đệ Chúa, cứ mải chiêm ngưỡng sự việc Thày “lên cao/lên cao nữa” để rồi Thày cũng nhìn vào tương lai/mai ngày của các ngài, là Hội thánh. Chúa “lên cao/lên cao nữa”, chính là sự “khởi đầu” mà tiếng Do thái khi xưa không chỉ nói rõ một “khởi sự” của mọi sự thôi. Nhưng khởi đầu mọi sự, là năng lực vẫn tiến hành và diễn biến vào mọi lúc. Nơi vũ trụ vạn vật có Chúa nhập vào hồn, luôn có sự khởi đầu và năng lực rất mới mẻ.
Tư tưởng này, tiếng Hy Lạp dịch là “arche”, tức một “khởi sự” tương tự như khởi động một sự “lên cao/lên cao nữa” của Đức Chúa. Và, dân gian người người không thể có được sự ký thác rất mực vào với Chúa, nếu như người người lại cứ cột mình vào với bùn đất, chất nhiều dĩ vãng mà không khởi đầu “sự” gì mới mẻ, rất “khởi sự”.
Nếu phải diễn dịch sự kiện “khởi đầu mọi sự”, thì tốt hơn, ta nên dịch và diễn ý nghĩa của sự việc Chúa “lên cao/lên cao nữa” khi ta đã, đang và sẽ có một “khởi sự” nơi Ngài rồi thì ta cũng đã, đang và sẽ có Chúa làm điều gì đó rất mới, nơi “vũ trụ vạn vật”. Tựa như Tin Mừng thứ tư trong đó thánh Gioan khởi sự bằng những chữ, như: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa…” (Ga 1: 1) Điều này có nghĩa: ở đâu có sự khởi đầu, ở đó luôn có ý nghĩa: Đức Chúa Đấng Khởi Đầu đã nên Lời.
Đàng khác, khi Chúa “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ vạn vật, Ngài chính là sự “tràn đầy” hiểu theo cụm từ “Pleroma” tiếng Hy Lạp. Tràn Đầy, là sự viên mãn hoàn tất, rất đích thật. Khi xưa, dân con nhà Đạo thường dùng cụm từ này để kể về Lời tiên tri, do các ngôn sứ nói. Tức, những gì xảy đến với con người đều mang ý nghĩa tràn đầy, trọn vẹn nơi lời lẽ hoặc sự thể diễn ra trong quá khứ, nhưng lại mở ra sự tràn đầy/viên mãn mà chẳng ai đoán trước được. Chính đó là sự “hoàn thành”. Là, ứng nghịệm cách trọn vẹn, đầy tràn điều ngôn sứ khi xưa thường vẫn nói.
Tựa như Tin Mừng thánh Mát-thêu cũng trích dẫn 10 điều ứng nghiệm xảy đến đúng như lời tiên tri, khi trước. Ở đây nữa, Thiên Chúa vẫn trung thành với Lời Ngài từng hứa sẽ đổi mới tận thâm căn hết mọi sự, vì ta và cho ta. Vì ơn cứu độ Ngài dành để cho ta, cho hết mọi loài. Cuối cùng ra, đó là sự tràn đầy/viên mãn, tức: sự trọn vẹn của Thiên Chúa nay thành hiện thực.
Chúa “lên cao/lên cao nữa”, là Ngài khởi sự cùng đến với nhau mà tiếng Hy Lạp gọi là “Katallassein” mà bản tiếng Anh và tiếng Việt vẫn gọi là “giao hoà”. Kinh thánh tiếng Hy Lạp diễn ta sự việc này, bằng cụm từ “Allos”, tức “cái gì khác”, “không giống thế”, rất đa dạng. Tiếng Hy Lạp lại dùng cụm từ “Kata” để chỉ “theo như”, “cùng một hàng với”. Khi ta đã thấy mọi sự trong trời đất/vũ trụ “cùng đến với nhau” trong lúc duy trì sự khác biệt/đa dạng ở đó, thì đó là lúc ta có được sự “hài hoà” như một thứ “cầu vồng”.
Có thể là, ngày buổi đầu khi Đức Giêsu “lên cao/lên cao nữa” Ngài thẩm nhập đi vào với vũ trụ, chắc lúc ấy mọi người đều thấy “cầu vồng” tuyệt mỹ. Đó cũng là cảm nghiệm mà ông Nôê đã có khi cơn lụt đại hồng thủy đã qua đi. Đó, cũng là dấu chỉ về một giao ước, không chỉ mỗi giao và ước giữa Thiên Chúa và loài người thôi, mà còn là giao ước đã có giữa Thiên Chúa với và trong mỗi trụ cột nơi tạo dựng.
Cũng nên hiểu việc Chúa “lên cao/lên cao nữa” theo ngôn từ mà bản kinh sách tiếng Hy Lạp dùng qua cụm từ “Sunestiken” để diễn tả ý tưởng mang ý nghĩa: nơi Ngài, mọi sự được hiện thực “chung cùng nhau”, nhưng mọi sự vẫn ở trong nhau, gìn giữ nhau. Điều này còn có nghĩa: mọi sự đạt tới điểm là: mọi sự cứ thế vẫn cộng thêm, mà không đi ngược về vị trí cũ và không còn vỡ đổ nữa. Đây là điều chắc chắn. Qua sự việc “Chúa lên cao/lên cao nữa”, ta hiểu rằng mình có đi đâu, đến nơi nào đi nữa đều có Chúa lo toan, giữ trong đầu. Chắc chắn ta sẽ đạt tới đó, không còn quay lại chốn cũ nữa.
Chúa” lên cao/lên cao nữa”, còn là sự bình an im ắng của vũ trụ vạn vật. Bình an của Chúa vượt quá mọi hiểu biết nắm vững, bởi Thiên Chúa của Bình an đang ở với ta, và trong ta. Đó là ý nghĩa của lời chào “Shalom” tiếng Do thái có nghĩa: bình an cho anh em. Bình an cho sức khoẻ, cho tính tích cực và ơn cứu độ của anh em. Bình an, là sự hiện diện gần gũi với Chúa, được Chúa thăng thiên đem đến cho ta. Rõ ràng, sự bình an này đã và vẫn có ở cộng đoàn tín hữu của Chúa, như hoa trái của Thần Khí. Ta sống trong tin tưởng và tận hiến cho Chúa qua nguyện cầu cảm tạ, và biết được sự bình an không ai hiểu nổi.
Chúa “lên cao/lên cao nữa”, Ngài là Vị Trưởng Tử, như cụm từ Hy Lạp“Prototokos” từng diễn tả. Đức Giêsu là Đấng Trỗi dậy “ngay từ đầu”. Ngài là Hoa trái đầu của những ai còn thiếp ngủ. Bởi thế nên, ta trổi dậy cùng với Ngài, và trong Ngài. Và, mọi hoa trái của sự kiện Sống Lại nay thuộc về ta. Đức Giêsu và chỉ mình Ngài là Con Một Thiên Chúa. Nhờ Ngài và qua Ngài, ta được thẩm nhập vào với Ngài. Vì Ngài là Trưởng Tử, tức Đấng Bậc Đầu của đàn con của Thiên Chúa, có chúng ta. Về việc này, thánh Phaolô gọi đó là tình huống “tái tháp nhập” vào với Đấng đích thực là thế, ở mọi thời.
Ngài là thế, trong ý nghĩa tràn đầy của sự chúc lành, không hạn chế. Bằng vào sự kiện Ngài “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ, Đức Giêsu đã chúc lành cho vạn vật. Làm thế, là Ngài lại đã chúc tụng Thiên Chúa, có vũ trụ vạn vật nghe được tiếng Ngài. Và, Ngài cùng với vũ trụ, tất cả cùng nhau cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa. Và, Chúa đã làm thế. Làm thế, để ta được lên cao cùng với Chúa hầu cất tiếng ngợi ca cùng với Đức Chúa “lên cao/lên cao nữa”, rất thăng thiên. Nhân hiền. Cùng ngợi ca sự kiện “khởi đầu” đi vào làm hoà với vũ trụ, rất vạn vật.
Trong tâm tình ấy, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ vang nhiều ý nghĩa, hát rằng:
“Hồn hỡi hồn, lên nữa, quá thinh gian,
Tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực.
Mộng là mộng tràn trề muôn vạn ức,
Tình thơm tho như ngấn lệ còn nguyên.”
(Hàn Mặc Tử - Ngoài Vũ Trụ)
Là như thế, Đức Chúa nay lên cao lên cao vút, quá thinh gian. Để người người, tràn trề muôn vạn ức, vẫn rất tình. Tình thơm tho, có Chúa cho tháp nhập với Tình Cha-Con có Thánh Thần Chúa ở giữa, rất đích thật, một sự thực. Sư thực ấy, đàn con Chúa nay đã hiểu và đã giữ trong lòng, mãi mãi. Rất muôn đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch