Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Năm Phục Sinh Năm C 28-4-2013
“Một lần nào, cho tôi gặp lại em,”
“Đôi môi đó đến nay còn nồng!
“Một lần nào cho tôi lại gặp em,
“rồi thiên thu sẽ là nhung nhớ.”
(Vũ Thành An – Một Ngày Nào Cho Tôi Lại Gặp Em)
(2Ph 1: 5-8)
“Cho tôi lại gặp Em” , phải chăng đó là mộng ước có nhung có nhớ? Nhung nhớ ấy, không chỉ là nỗi nhớ về đấng bậc có cuộc sống rất đáng ghi tạc, ở trong lòng. Nhưng còn là nhớ về cung cách và mẫu gương sống Đạo, vẫn rất nhiều.
Bần đạo đây, thuộc loại bầy tôi tớ rất hèn mọn, chỉ dám mạn bàn chuyện bên lề, dù phải trái, về sự việc xảy ra đã lâu ngày. Nay, ngồi nhớ chuyện vừa đến rồi đi như một số nhà báo từng viết về các người “em” gặp ở đâu đó, xó chợ hay lề đường, trông cũng tội. Nhưng trước khi trích dẫn, đề cập đến các bài viết về “người em” trên phố nhỏ cũng rất buồn, tưởng cũng nên nghe thêm lời thơ/ý nhạc của nghệ sĩ nay trở thành “thày sáu vĩnh viễn” họ Vũ tên gọi rất Thành và rất An như sau:
“Giòng đời nào đưa Em đi về đâu
Sao không thấy qua đây một lần
Giòng đời nào đưa Em đi về đâu
Những bến bờ xưa cũ đã mờ.”
(Vũ Thành An – bđd)
“Những bến bờ xưa cũ, đã mờ” sao vẫn thấy người em tôi “đi về đâu”, “không thấy qua đây một lần”, “giòng đời nào” từng đẩy đưa em ra như thế? Phải chăng là chốn bụi bờ lẩn quẩn, hay khung trời u uẩn những tù nhân, tựa như nhận định của đấng bậc chuyên phụ trách chăm lo cho các em rất bụi đời, từng ngỏ lời như sau:
“Vừa qua, báo cáo của Uỷ Ban Toàn Quốc về Rượu và Ma Tuý đã tập trung nhấn mạnh đến các dịch vụ đem lại lợi ích cho mọi người ở Úc. Theo báo cáo này, vấn đề: “Nhà Tù và việc Giải quyết nơi ăn chốn ở có phân tách về kinh tế cho tội phạm Thổ dân và người Đảo Torres Strait”, tiết kiệm được cho ngân sách Úc lên đến $110,000 bằng việc chuyển các em nào không có hạnh kiểm xấu hay bạo loạn về nơi định cư an hoà hơn là nhốt các em vào tù.
Thêm nữa, báo cáo trên còn cho biết việc định cư điều trị tội phạm trẻ tuổi để các em được trở về sống chung với cộng đồng dân chúng hơn là nhốt tù các em, sẽ đem lại kết quả tốt cho các em, kể cả chuyện giảm bớt tình trạng tái phạm thói tật cũ; kết quả tốt cho sức khoẻ, giảm thiểu tử suất, và tạo chất lượng sống cho cuộc đời của các em, sau này.
Việc này đặc biệt có lợi cho con em của chúng ta là những người trẻ, ở giai đoạn nào đó trong đời khi khối óc của các em vẫn đang phát triển và như thế cũng dễ cho dịch vụ chu cấp điều trị nữa. Trong hệ thống pháp lý về thiếu nhi phạm pháp, giới trẻ người Thổ dân đang đạt số lượng khá cao, nhất là với tuổi từ 10 đến 16 tăng gấp 15 lần so với các em không phải Thổ dân. Đó là số liệu do Ủy ban Phụ Trách Sự vụ Thổ dân và Người Đảo Torres Strait ở Hạ viện từng cung cấp. Xem như thế, vấn đề nhốt tù các em này xem ra không hữu lý.
Trong khi đó, nhu liệu của toà án cho biết: số lượng thiếu nhi phạm pháp nói chung bị nhốt tù liến quan đến tội vi phạm luật về Rượu và Ma Túy. Theo tài liệu của Ủy Ban Toàn Quốc về Tệ nạn về Ruợu và Ma Tuý nơi giới trẻ người Thổ dân, thì số lượng giới trẻ Thổ dân có tuổi từ 18 đến 24, 76% đang bị nhốt tù vì tội sử dụng Ma Túy.
Năm 2011, có đến 1607 tù nhân người Thổ dân bị nhốt vào tù chỉ vì đã dính dấp vào các tội không mang tính bạo-loạn. Với giới trẻ bụi đời, kinh nghiệm dạy chúng tôi biết rằng: tội lạm dụng rượu và Ma Túy là dấu hiệu của các vấn đề còn nghiêm trọng hơn với giới trẻ, trong đó phải kể đến chuyện sống ngoài đường, gia đình đổ vỡ, lạm dụng nhiều thứ. Nếu cứ nhốt tù những người trẻ như thế, vô hình chung ta đặt các em vào tình trạng “xa mặt thì cách lòng”, chứ cũng chẳng giải quyết các vấn đề khiến cho các em sống trong tù ngay từ đầu. Nhốt tù các em như thế, là ta gia tăng tình trạng tái phạm tội trong tương lai càng dễ dàng trở thành nghiêm trọng hơn. Chúng tôi nghĩ rằng: đối với người trẻ, giải pháp đưa họ vào tù chỉ nên dùng như chọn lựa cuối, khi không có biện pháp nào khác tốt hơn, thôi…” (xem Lm Chris Riley, Jail Isn’t the Answer for Young Offenders, The Catholic Weekly 17/2/2013, tr. 24)
Với con em người Việt từng quên lãng hoặc không biết lối sống văn hoá của người mình, cũng nên đọc lại lời thư trăn trối của cố giáo sư Nguyễn Văn Phú, cựu Hiệu trưởng trường Hưng Đạo Sàigòn, gửi con cháu của ông để nói đôi trước ngày ông qui tiên, như:
“Các con thân yêu,
Nay, bố mẹ tuổi đã 80, thế cũng là khá thọ so với các thế hệ trước bố mẹ. Bố mẹ đã nhiều lần nói chuyện với các con về một số vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ các con cùng nghe. Hơn nữa, không chắc các con đã nhớ hết những lời nói của bố mẹ. Vì thế mới có lá thư này để tóm tắt những ý kiến chính mà bố mẹ muốn gửi đến các con. Còn các cháu thì chỉ nói mà ít đọc được tiếng Việt, nên các con hãy liệu cách truyền đạt lại ý của bố mẹ và giảng giải cho các cháu biết, chẳng những biết mà phải hiểu kỹ những điều bố mẹ viết ra đây ngày hôm nay…
Suy Xét Thông Tin và Sử Liệu. Thời buổi này, thông tin rất nhiều, quá nhiều. Người ta viết về Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam nhiều lắm, có cả phim ảnh nữa, nhưng trung thực thì chẳng được bao nhiêu. Có người viết trung thực nhưng chỉ nhìn được một khía cạnh của vấn đề, hệt như “những anh mù sờ voi”. Có người cố ý bẻ cong sự thật, nhằm đạt mục đích riêng của mình. Có người – kể cả nhà tu – còn bịa đặt thêm chuyện để vu khống người khác! Tệ nhất là khi kẻ cầm quyền hay tay sai của họ viết sử. Nhà văn Alex Haley đã viết ở giòng cuối tác phẩm “Roots” (Nguồn cội): “Rốt cuộc, chính kẻ chiến thắng là kẻ viết sử.” Cho nên, bố mẹ ân cần dặn các con và nhất là các cháu rằng khi đọc tài liệu, sách vở và coi phim về Việt Nam thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dù là của tác giả nào, kể cả Âu-Mỹ, cũng phải hết sức thận trọng và suy xét thông minh.
Chuyện Trong Gia Ðình. Bây giờ, nói chuyện trong nhà. Bố mẹ thuộc thế hệ trước, nuôi nấng các con theo quan niệm thời bố mẹ, cũng như ông bà nuôi nấng bố mẹ thời ông bà. Một vài lúc nào đó, có thể các con nghĩ rằng bố mẹ đã quá khắt khe với các con. Thời buổi ấy là như vậy. Mong các con quên đi những gì mà bố mẹ đã vô tình làm các con buồn lòng. Hãy nhớ rằng bố mẹ không đua đòi ăn chơi, không chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng giữ một đời sống mực thước, và bố mẹ đã cố gắng làm việc và dành dụm để các con được sống đầy đủ, được học hành cẩn thận, dưới mái ấm của gia đình.
Vì tài sản của bố mẹ đã bị cs cướp hết rồi nên khi sang tới đất mới này, đời sống của chúng ta khá khó khăn. Bố mẹ đã nhận làm những công việc thật mệt nhọc. Các con đã chịu khó đi làm vất vả trong các dịp hè, và đã cố gắng học hành chăm chỉ, đến nay thì “đâu vào đấy”cả. Các con không bao giờ được tự mãn, nghĩ rằng mình tài, mình giỏi. Hãy nhớ: “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình”. Cái tài, cái giỏi nếu có thì chỉ là một phần thôi, còn các phần khác là nhờ các thuận duyên, nhờ âm đức của tổ tiên và của chính mình, từ các kiếp trước và kiếp này. Các con phải luôn luôn sống đạo đức để bồi đắp cho cái nghiệp lành của mình, hệt như người dùng xe hơi phải lo “xạc điện” cho cái bình ắc-quy vậy. Gieo nhân lành thì sẽ hái quả lành. Luật nhân quả là một luật của trời đất, không sai được!.
Trong gia đình riêng của các con, bố mẹ khuyên: vợ chồng phải cư xử với nhau trong sự tương kính, phải nhường nhịn lẫn nhau. Không thể tránh được vài đụng chạm đâu, hãy khéo léo và bình tĩnh mà giải quyết mọi việc. Nóng giận là hỏng.
Còn đối với con cái, hãy thương yêu nhưng không được nuông chiều. Cần phải kiểm soát bạn bè của các cháu và phải liên lạc với cha mẹ của bạn bè các cháu để tìm hiểu cho chắc chắn; hư hỏng vì bè bạn trong xã hội này là một sự kiện rất phổ biến! Tivi, “games”, “chat”, phải hạn chế, còn thể dục thể thao thì nên khuyến khích. Bản thân các con phải lo xếp thì giờ tập thể dục, sống một cuộc sống thăng bằng. Hãy rút kinh nghiệm của bố: lúc trẻ, bố miệt mài làm việc nhiều quá cho nên nay về già, bị cơ thể “hỏi tội”, đau lên đau xuống hoài!
Trong đời sống hàng ngày, phải luôn luôn tiết kiệm và bảo vệ môi trường sinh hoạt vì tài nguyên thế giới chỉ có hạn, chúng ta cần nghĩ đến các thế hệ mai sau. Dùng thứ gì cũng không được phí phạm, kể từ tờ giấy lau tay! Thỉnh thoảng, hãy cho các cháu coi hình chụp hay phim ảnh những trẻ em đói rét và cho các cháu biết rằng trên trái đất này còn rất nhiều người khổ cực.
Khi anh chị em cư xử với nhau, phải nhớ kỹ mấy câu “anh em như thể tay chân”, “chị ngã em nâng”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Bí quyết là áp dụng chữ sau. Hãy bỏ qua hết mọi khuyết điểm của anh chị em mình. Các con mà chia rẽ thì bố mẹ sẽ đau khổ vô cùng.
Trong xã hội này, vì bận rộn quá, người ta chỉ đủ thì giờ lo cho gia đình riêng nên có khi lơ là với đại gia đình, dù thâm tâm không muốn như vậy. Các con hãy đề cao tình đoàn kết trong đại gia đình. Với các con gái và con dâu, bố mẹ nhắc: các con hãy giúp chồng giữ liên lạc tốt đẹp với anh chị em và họ hàng nội ngoại.
Xã Hội Âu-Mỹ. Xã hội này là một xã hội tiêu thụ quá mức. Các con không nên để mình bị lôi cuốn dễ dàng vào các trò tiếp thị khéo léo nhằm xúi giục chúng ta mua hàng thả dàn. Chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quảng cáo, ngay cả trong khi chúng ta đang bị các nhà băng và các hãng bảo hiểm bao vây, chi phối. Các con cần “thiểu dục, tri túc” tức là “ít ham, biết đủ”, chỉ mua thứ cần thiết, không có không được mà thôi! Nhà, xe cũng vậy; an toàn và đủ dùng cho sinh hoạt hàng ngày là được rồi. Tránh nợ nhiều. Thảnh thơi thì hơn! Bố mẹ không nói lý thuyết xuông đâu, xã hội bây giờ xuống dốc về đạo đức, về tâm linh, chỉ vì hướng ngoại nhiều quá, lo về vật chất nhiều quá, ích kỷ quá, chẳng tìm thấy hạnh phúc ở đâu cả! Bớt ích kỷ, hãy nghĩ đến đồng loại, phải biết chia sẻ với đồng loại.
Riêng Phần Bố Mẹ. Già thì sẽ bệnh, bệnh rồi sẽ ... ra đi! Quy luật tự nhiên là vậy. Ðến ngày ấy, các con hãy lo thu xếp tổ chức tang lễ cho bố mẹ được trang nghiêm nhưng đơn giản. Nếu chôn cất bố mẹ ở một nghĩa trang thì, sau này, khi phải đi làm ăn nơi khác, các con sẽ thắc mắc vì ở xa không trông nom được phần mộ! Bố mẹ chọn cách hỏa táng, thuận tiện hơn; mà khỏi phải chiếm đất, vì đất rất cần thiết cho các thế hệ sau. Có thể đem trải tro của bố mẹ lên núi hay xuống sông, xuống biển. Cát bụi trở về cát bụi, có gì đâu! Thay vì đãi đằng ăn uống, các con nên dành tiền bạc góp vào các việc có ích lợi chung. Ðừng e thiên hạ chê cười, mọi người sẽ hiểu và sẽ tán thành.
Có một chi tiết như thế này: nếu chẳng may, bố hay mẹ ngã bệnh mà phải chịu một “đời sống thực vật”, các con hãy can đảm chọn giải pháp rút các ống trợ sinh; kéo dài làm chi, chỉ gây khổ cho mọi người!
Bàn Thờ Gia Ðình. Trong hoàn cảnh ngày nay, khó lập bàn thờ ngay trong nhà. Nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại, cha mẹ, các con có thể bày ảnh nơi trang trọng nhất ở trong nhà để tỏ lòng tôn kính và để tự hứa không bao giờ làm tổn hại gia phong. Ðến ngày giỗ, xếp một bàn nhỏ, bày một chén nước trong, vài bông hoa thơm, mấy trái cây tươi và một nén nhang (nhang điện cũng được) là đủ, vì lòng thành của các con và các cháu mới là quý. Bố mẹ nói “các cháu” là có ý nhắc các con cần cho các cháu biết ý nghĩa ngày giỗ của dân tộc Việt Nam. Vào những ngày giỗ, các con hãy nghĩ thiện, làm lành nhiều hơn các ngày khác, hãy chia sẻ chút đỉnh cho người nghèo, hãy gom quần áo dư để dành cho các hội từ thiện. Nếu anh chị em nhân ngày giỗ mà về họp mặt ở một nơi thì thật là tốt vì tình thân gia đình sẽ nhờ đó mà tăng lên.
Mong các con đọc kỹ thư này, suy nghĩ đến nơi và cố gắng thực hành những lời dặn của bố mẹ. Bố mẹ cám ơn tất cả các con đã luôn luôn tận tâm săn sóc bố mẹ từ bao nhiêu năm nay và đã lo toan đầy đủ để cho bố mẹ được thoải mái, vui hưởng tuổi già.
Hôn các con thật lâu!
Bố Mẹ” (trích điện thư trên mạng gửi khắp nơi, năm 2012)
Đọc thư rồi, bạn và tôi, ta sẽ cùng nghệ sĩ Lê Hựu Hà, cất tiếng ca vui, mà hát rằng:
“Hãy vui lên bạn ơi!
Thời gian chẳng cho ta một giờ để cười
Yêu đương chẳng dư được một giây phút vui
Dù sao hãy cười bạn ơi! Hãy vui lên bạn ơi!
Ngày mai lắm khi không còn gì để cười
Tương lai biết đâu chỉ là thương nhớ thôi
Dù sao hãy cười bạn ơi!”
(Lê Hựu Hà – Hãy Vui Lên Bạn Ơi)
Hát thế rồi, ta về với Lời vàng của Đấng thánh hiền, để niệm suy những điều cần nhớ:
“Anh em hãy đem tất cả nhiệt tình,
làm sao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ,
có đức độ lại thêm hiểu biết,
có hiểu biết lại thêm tiết độ,
có tiết độ lại thêm kiên nhẫn,
có kiên nhẫn lại thêm đạo đức,
có đạo đức lại thêm tình huynh đệ,
có tình huynh đệ lại thêm bác ái.
Thật vậy, nếu anh em có những đức tính ấy
và có dồi dào,
thì anh em sẽ không trở nên những người chẳng làm gì
và chẳng làm gì được để biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
(2Ph 1: 5-8)
Niệm suy xong, hãy cùng tôi và cùng bạn, ta đọc tiếp câu truyện kể cũng khá vui ở bên dưới:
“Truyện rằng:
Tại quầy khách ở phòng mạch bác sĩ tâm thần nọ, vẫn nghe rất rõ lời đối đáp, như sau:
-Thưa bác sĩ, ngoài này có ông đứng ở đây muốn gặp bác sĩ ngay tức thì vì ông bảo: ông là người vô hình, muốn gặp bác sĩ trong chốc lát rồi sẽ biết mất, nhưng bác sĩ gặp ông càng sớm sẽ thấy vui và nhớ lời ông nói rằng: mọi người cũng sẽ hết bệnh và cũng sẽ vui như ông vì có thể trở thành người vô hình rồi sẽ vui suốt đời như ông thôi…
-Cô nói với ông ta là tôi đang bận chữa cho bệnh nhân cũng vô hình như ông. Cố chờ một chút, đừng biến mất!”
Vâng đúng thế. Dù ông, bà có vấn đề về vô hình và hữu hình hoặc gì đi nữa, hãy cứ vui mà hát lên lời vui của nghệ sĩ khi xưa vẫn rất vui và vẫn hát:
“Cuộc đời chẳng có bao lâu
Sao ta cứ mãi u sầu?
Hãy mỉm cười với tất cả mọi người
Tự nhiên ta sẽ thấy đời thêm tươi.
Hãy vui lên bạn ơi!
Đời tuy đắng cay như cuộc tình nửa vời.
Tim tuy chán chê lòng người nhưng cố vui,
Dù sao hãy cười bạn ơi!”
(Lê Hựu Hà – bđd)
Trần Ngọc Mười Hai
Chỉ muốn nhắn với tôi và với bạn
rằng: đời người vẫn có những chuyện như thế,
cũng rất vui.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Năm Phục Sinh năm C 28.4.2013
“Em là người của ngày xa lắm,"
“Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 13: 31-35
Người của ngày xa lắm, nay đâu phải thế! Lòng ước hai ta cũng chẳng gần, có là ước mơ của nhà Đạo, lâu rày vẫn vậy? Điều này còn có nghĩa: phép lạ và sự quan phòng của Chúa mới đáng để ta quan tâm. Bởi nếu không, sự quan phòng của Chúa có nghĩa gì? Trả lời vấn nạn này, thánh Gioan nhấn mạnh đến điều mà ta hiểu về việc Chúa bày tỏ: “Như Ta đã yêu mến các ngươi.” (Ga 13: 34)
Quan phòng, tuyệt nhiên không là sự việc Chúa can thiệp vào công cuộc tạo dựng vẫn đang diễn tiến, như chuyện lạ. Quan phòng, cũng không là động thái tạo tương quan tức thời trong cuộc sống, của chúng dân. Chúa quan phòng, Ngài luôn tích cực thực hiện cả vào lúc ta có vấn đề lớn/nhỏ, cả những việc ta che giấu hoặc huỷ xoá. Chúa có mặt trong mọi sự việc, nên không có Ngài, sự việc ấy chẳng có nghĩa và cũng không thành toàn. Việc ta làm, không thể đạt thành quả mà lại không có Chúa dính dự, giúp đỡ. Nói cách khác, ta làm gì thì Chúa vẫn ở trong ta và ta trong Chúa, thật rất rõ.
Trình thuật nay diễn tả, là: Chúa tuy đã chấm dứt cuộc sống dưới thế trần khi Ngài về với Cha. Và lúc đó, ta sẽ một mình hành xử, tự mình sống cho mình và vì mình. Còn người khác, kẻ khác có được ta quan tâm chú ý nữa không? Dù sao, thì Chúa vẫn ở với ta, khi ta làm bất cứ chuyện gì. Đó là ý nghĩa của tương quan mật thiết ta có với Chúa, tức sự quan phòng Chúa tỏ bày cho ta.
Trình thuật nay dọi lại lời Chúa trăn trối ở buổi Tạ Từ, vào phút cuối lúc Ngài thực sự nguyện cầu cho mọi người. Lời Chúa xác chứng Ngài không còn “ở” với thế trần, bao lâu nữa. Và cũng thế, đời của ta cũng sẽ không còn ý nghĩa, từ ngày ấy. Bởi lẽ, ta cũng sẽ không còn “ở” với thế gian này, kể từ nay. Thay vào đó, ta được tháp đặt về với Cha và Cha sẽ giữ gìn và thánh hoá ta suốt một đời.
Trình thuật, nay nói đến sự quan phòng của Chúa, tức diễn tả về tương quan tức thời ta vẫn có với Cha. Ngài là “điềm tới” và là món quà gửi đến cho ta vào phút chót. Đó là lý do khiến Ngài đi vào cõi chết, để rồi sống lại và về với Cha. Từ nơi Cha, Ngài trao ban quà tặng quý giá là tương quan tức thời với Cha như ân lộc Thần Khí Hiện Đến với mọi người, nhân ngày Ngũ Tuần. Từ đó kết hợp ta vào với Cha để nên một, có Cha làm một với ta.
Chúa là Đấng trung gian hài hoà giữa ta và Cha Ngài, như thế có nghĩa: Ngài từ Cha đến với ta và Ngài trở về với Cha ngày Thăng thiên để nguyện cầu cho ta, vào mọi lúc. Những lời như thế, không nên thể hiểu theo nghĩa từ vựng, từng chữ. Bởi, Đức Chúa là LỜI của Cha, Ngài tặng ban cho ta. Vai trò “trung gian hài hoà” của Ngài là LỜI đem ta vào với “tương quan tức thời” với Cha. Dân con Chúa đều hiểu rõ điều này, cách nằm lòng. Và con dân Ngài vẫn đáp lại nhờ vào Ngài, bằng LỜI Ngài, để rồi tất cả sẽ đi vào Tiệc Thánh, tức: đi vào “quan hệ tức thời” về với Cha.
Nói ra điều này thật không dễ để nói cho đúng cách. Điều cần, là ta nên tránh đường xưa lối tắt dẫn đưa con người mãi đi xa, lạc đường không đến được. Và, cung cách dẫn đi xa, thường khiến ta chối bỏ tương quan tức thời, Chúa đợi chờ. Thế nên, ở trên và ở ngoài ngôn từ ta vẫn có, Lời Ngài đến với ta để kể cho ta nghe sự thật, rất thực. Và, ta được “thánh hoá” bằng sự thật, vượt ngôn ngữ.
Chuyển giao sự thật cho mọi người, ta sẽ trở thành đấng hiền từ như Kitô-khác. Và nếu ta cùng mọi người làm được điều đó, thì tất cả sẽ là ngôn sứ của Chúa và dân con hiền hoà thực hiện Lời Ngài như điều Chúa hứa vào lễ Ngũ Tuần. Và, Ngài vẫn muốn sự việc xảy ra như thế. Đó là sự thật tràn đầy từng khiến con dân Chúa ngạc nhiên. Thần Khí Chúa thổi đến nơi nào Ngài muốn thổi và ta có âm thanh điệu thổi của Ngài nhưng lại không biết âm thanh ấy từ đâu đến rồi sẽ đi về đâu. Ta chẳng thể nào đòi Ngài hoạt động theo cách thế của thông tin thời đại hoặc toán pháp, hình học rất chính xác được.
Hoạt động của Thần Khí Ngài, thánh Phaolô cũng từng kể: cách thế Chúa làm, nhiều lúc rất bộc phát, dị kỳ và khinh xuất. Cả Con Chúa cũng từng làm nhiều điều khiến ta khó đoán. Sách Công Vụ, có kể về sự kiện thánh Phêrô gặp công dân La Mã ngoài Đạo, ở Rôma ông tên là Cornêlius là người cũng từng cảm nhận được Thần Khí Chúa sống động ở bên trong. Điều này có nghĩa: ông cũng có tương quan tức thời với Chúa, với Cha. Và, cả thánh Phêrô nữa đã chấp nhận thanh tẩy rửa ông để ông có tương quan tức thời với Hội thánh nữa. Và, ông là người đầu tiên trong lịch sử tuy không phải là Do thái, nhưng lại gia nhập hàng ngũ các kẻ tin có tương quan với Chúa, rất tức thời.
Sau ngày Thày trỗi dậy, các tông đồ đã tụ tập tại Giêrusalem để chọn người thay cho Giuđa Iscariốt. Người đó chính là Mathias. Nhưng trước đó, nào đã ai hay biết quá trình lý lịch của ông này chút nào. Cũng hệt thế, thánh Phaolô cũng có kinh nghiệm để đời về tương quan tức thời, khi thánh-nhân gặp gỡ Chúa trên đường Đamát. Vậy nên, những việc tương tự làm sao ta đoán được.
Về tương quan tức thời, trong đó có năng lực đặc biệt khiến đầu óc con người bối rối, khó lường. Muốn tránh khỏi cảnh này, ta chỉ cần nhận biết sự thật cách khiêm tốn và đón nhận thật tình và định ra được tính chất thực/hư của sự việc bằng phương cách mở lòng mình để sự việc tốt lành được diễn tiến theo cung cách thường tình.
Cũng nên biết rằng: dù có tương quan tức thời với Chúa và với Cha, ta vẫn là người có đặc trưng khác biệt. Khác mọi người, trong mọi lúc. Và, để ý một chút, hẳn là ta sẽ nhận ra rằng con dân Chúa luôn có tư cách và phương án xử sự khác người thường. Và, có khi còn khác cả Chúa nữa. Điều này thật rất đúng, nếu ta nhìn vào mỗi cá nhân hoặc nhóm hội/đoàn thể và cả giáo hội địa phương nữa.
Cũng thế, ngay những người cùng nhóm hội/đoàn thể vẫn xảy ra hiện tượng ghen tương, ghét bỏ, đố kỵ. Sở dĩ có chuyện đó, là vì ai cũng nghĩ mình là nhân vật quan trọng, khác thường. Lại có người nghĩ mình là trung tâm địa cầu hoặc “rốn vũ trụ”, mọi người khác chỉ là số không rất lớn. Không cần có trên thế gian này, và không xứng đáng để mình bận tâm.
Có vị còn nghĩ: mình mới là người có khả năng thực thi ý định của Chúa. Bởi thế nên, họ vẫn nhìn người khác bằng con mắt kỳ thị, thấp hèn, thua kém mình. Thật khó có thể nói rằng: đôi lúc, trong chúng ta cũng có người hành xử giống hệt như thế. Tức, vẫn coi mình là người của công chúng, hoặc của cộng đoàn rất thánh là Hội thánh, chẳng bao giờ có khó khăn hoặc vấn đề gì. Chúng ta, tuy là một nhưng không phải ai cũng thế. Đó chính là vấn đề.
Lời Chúa ở Tin Mừng thánh Gioan chương 17 cho thấy: Ngài khẩn cầu lên Cha để tất cả chúng trở nên một như Ngài với Cha là Một. Ngài và Cha tuy không giống hệt nhau, vì Ngài là Con. Còn, Chúa Cha là Cha Ngài, mỗi Vị chứng tỏ Ngài là ai? Là Đấng nào? Để rồi, ta cũng làm như thế.
Giáo hội địa phương ở các nơi được mời gọi sống tích cực về lịch sử, văn hoá và truyền thống, rất đa dạng. Đây không là vấn đề xã hội riêng rẽ, nhưng là đòi hỏi của niềm tin vào Chúa. Tính đa dạng/độc đáo của truyền thống đã khiến Hội thánh trở nên phong phú hơn qua lối sống có niềm tin đích thực. Sống cách đó, ta không chỉ khác nhau theo cách giản đơn, nhưng còn trở nên khác biệt, cách độc đáo nữa.
Công đồng Vatican 2 lại đã công nhận rằng: đại kết là hiệp nhất để tín hữu Đức Kitô trở nên một, nhưng điều đó không cò nghĩa xoá bỏ mọi khác biệt giữa các giáo hội địa phương. Sống niềm tin đích thực không phe phái, cũng chẳng độc tài toàn trị nhưng ta vẫn có cơ hội để hiểu rằng tất cả chúng ta đều ở trong tương quan tức thời với Chúa với Cha theo cung cách riêng của mỗi người.
Như thế là ta đã xây dựng một lễ Ngũ Tuần ngay trong Hội thánh. Và Hội thánh, vẫn bao gồm thời khắc đặc biệt để ta có thể nguyện cầu cho sự hiệp nhất, rất đại kết. Tức: kết hợp mọi kẻ tin vào với hiệp thông, quan phòng và tương quan tức thời với Cha và với Chúa.
Trong tâm tình cảm nghiệm được như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ còn dang dở, rằng:
“Em trở về đây với bướm xuân,
Cho tôi mơ ước một đôi lần.
Em là người của ngày xa lắm,
Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”
(Đinh Hùng – Bướm Xuân)
Có bướm, có xuân, nhưng “lòng cũ cũng chẳng gần”, bởi anh và em đâu muốn tạo tương quan thật gần gũi. Lòng cũ với bướm xuân chỉ có được, khi em và tôi cùng mọi người tạo tương quan tức thời với Chúa, với Cha, với cả mọi người, để rồi ta cứ thế gìn giữ tình thân thương rất gần gũi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Một lần nào, cho tôi gặp lại em,”
“Đôi môi đó đến nay còn nồng!
“Một lần nào cho tôi lại gặp em,
“rồi thiên thu sẽ là nhung nhớ.”
(Vũ Thành An – Một Ngày Nào Cho Tôi Lại Gặp Em)
(2Ph 1: 5-8)
“Cho tôi lại gặp Em” , phải chăng đó là mộng ước có nhung có nhớ? Nhung nhớ ấy, không chỉ là nỗi nhớ về đấng bậc có cuộc sống rất đáng ghi tạc, ở trong lòng. Nhưng còn là nhớ về cung cách và mẫu gương sống Đạo, vẫn rất nhiều.
Bần đạo đây, thuộc loại bầy tôi tớ rất hèn mọn, chỉ dám mạn bàn chuyện bên lề, dù phải trái, về sự việc xảy ra đã lâu ngày. Nay, ngồi nhớ chuyện vừa đến rồi đi như một số nhà báo từng viết về các người “em” gặp ở đâu đó, xó chợ hay lề đường, trông cũng tội. Nhưng trước khi trích dẫn, đề cập đến các bài viết về “người em” trên phố nhỏ cũng rất buồn, tưởng cũng nên nghe thêm lời thơ/ý nhạc của nghệ sĩ nay trở thành “thày sáu vĩnh viễn” họ Vũ tên gọi rất Thành và rất An như sau:
“Giòng đời nào đưa Em đi về đâu
Sao không thấy qua đây một lần
Giòng đời nào đưa Em đi về đâu
Những bến bờ xưa cũ đã mờ.”
(Vũ Thành An – bđd)
“Những bến bờ xưa cũ, đã mờ” sao vẫn thấy người em tôi “đi về đâu”, “không thấy qua đây một lần”, “giòng đời nào” từng đẩy đưa em ra như thế? Phải chăng là chốn bụi bờ lẩn quẩn, hay khung trời u uẩn những tù nhân, tựa như nhận định của đấng bậc chuyên phụ trách chăm lo cho các em rất bụi đời, từng ngỏ lời như sau:
“Vừa qua, báo cáo của Uỷ Ban Toàn Quốc về Rượu và Ma Tuý đã tập trung nhấn mạnh đến các dịch vụ đem lại lợi ích cho mọi người ở Úc. Theo báo cáo này, vấn đề: “Nhà Tù và việc Giải quyết nơi ăn chốn ở có phân tách về kinh tế cho tội phạm Thổ dân và người Đảo Torres Strait”, tiết kiệm được cho ngân sách Úc lên đến $110,000 bằng việc chuyển các em nào không có hạnh kiểm xấu hay bạo loạn về nơi định cư an hoà hơn là nhốt các em vào tù.
Thêm nữa, báo cáo trên còn cho biết việc định cư điều trị tội phạm trẻ tuổi để các em được trở về sống chung với cộng đồng dân chúng hơn là nhốt tù các em, sẽ đem lại kết quả tốt cho các em, kể cả chuyện giảm bớt tình trạng tái phạm thói tật cũ; kết quả tốt cho sức khoẻ, giảm thiểu tử suất, và tạo chất lượng sống cho cuộc đời của các em, sau này.
Việc này đặc biệt có lợi cho con em của chúng ta là những người trẻ, ở giai đoạn nào đó trong đời khi khối óc của các em vẫn đang phát triển và như thế cũng dễ cho dịch vụ chu cấp điều trị nữa. Trong hệ thống pháp lý về thiếu nhi phạm pháp, giới trẻ người Thổ dân đang đạt số lượng khá cao, nhất là với tuổi từ 10 đến 16 tăng gấp 15 lần so với các em không phải Thổ dân. Đó là số liệu do Ủy ban Phụ Trách Sự vụ Thổ dân và Người Đảo Torres Strait ở Hạ viện từng cung cấp. Xem như thế, vấn đề nhốt tù các em này xem ra không hữu lý.
Trong khi đó, nhu liệu của toà án cho biết: số lượng thiếu nhi phạm pháp nói chung bị nhốt tù liến quan đến tội vi phạm luật về Rượu và Ma Túy. Theo tài liệu của Ủy Ban Toàn Quốc về Tệ nạn về Ruợu và Ma Tuý nơi giới trẻ người Thổ dân, thì số lượng giới trẻ Thổ dân có tuổi từ 18 đến 24, 76% đang bị nhốt tù vì tội sử dụng Ma Túy.
Năm 2011, có đến 1607 tù nhân người Thổ dân bị nhốt vào tù chỉ vì đã dính dấp vào các tội không mang tính bạo-loạn. Với giới trẻ bụi đời, kinh nghiệm dạy chúng tôi biết rằng: tội lạm dụng rượu và Ma Túy là dấu hiệu của các vấn đề còn nghiêm trọng hơn với giới trẻ, trong đó phải kể đến chuyện sống ngoài đường, gia đình đổ vỡ, lạm dụng nhiều thứ. Nếu cứ nhốt tù những người trẻ như thế, vô hình chung ta đặt các em vào tình trạng “xa mặt thì cách lòng”, chứ cũng chẳng giải quyết các vấn đề khiến cho các em sống trong tù ngay từ đầu. Nhốt tù các em như thế, là ta gia tăng tình trạng tái phạm tội trong tương lai càng dễ dàng trở thành nghiêm trọng hơn. Chúng tôi nghĩ rằng: đối với người trẻ, giải pháp đưa họ vào tù chỉ nên dùng như chọn lựa cuối, khi không có biện pháp nào khác tốt hơn, thôi…” (xem Lm Chris Riley, Jail Isn’t the Answer for Young Offenders, The Catholic Weekly 17/2/2013, tr. 24)
Với con em người Việt từng quên lãng hoặc không biết lối sống văn hoá của người mình, cũng nên đọc lại lời thư trăn trối của cố giáo sư Nguyễn Văn Phú, cựu Hiệu trưởng trường Hưng Đạo Sàigòn, gửi con cháu của ông để nói đôi trước ngày ông qui tiên, như:
“Các con thân yêu,
Nay, bố mẹ tuổi đã 80, thế cũng là khá thọ so với các thế hệ trước bố mẹ. Bố mẹ đã nhiều lần nói chuyện với các con về một số vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ các con cùng nghe. Hơn nữa, không chắc các con đã nhớ hết những lời nói của bố mẹ. Vì thế mới có lá thư này để tóm tắt những ý kiến chính mà bố mẹ muốn gửi đến các con. Còn các cháu thì chỉ nói mà ít đọc được tiếng Việt, nên các con hãy liệu cách truyền đạt lại ý của bố mẹ và giảng giải cho các cháu biết, chẳng những biết mà phải hiểu kỹ những điều bố mẹ viết ra đây ngày hôm nay…
Suy Xét Thông Tin và Sử Liệu. Thời buổi này, thông tin rất nhiều, quá nhiều. Người ta viết về Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam nhiều lắm, có cả phim ảnh nữa, nhưng trung thực thì chẳng được bao nhiêu. Có người viết trung thực nhưng chỉ nhìn được một khía cạnh của vấn đề, hệt như “những anh mù sờ voi”. Có người cố ý bẻ cong sự thật, nhằm đạt mục đích riêng của mình. Có người – kể cả nhà tu – còn bịa đặt thêm chuyện để vu khống người khác! Tệ nhất là khi kẻ cầm quyền hay tay sai của họ viết sử. Nhà văn Alex Haley đã viết ở giòng cuối tác phẩm “Roots” (Nguồn cội): “Rốt cuộc, chính kẻ chiến thắng là kẻ viết sử.” Cho nên, bố mẹ ân cần dặn các con và nhất là các cháu rằng khi đọc tài liệu, sách vở và coi phim về Việt Nam thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dù là của tác giả nào, kể cả Âu-Mỹ, cũng phải hết sức thận trọng và suy xét thông minh.
Chuyện Trong Gia Ðình. Bây giờ, nói chuyện trong nhà. Bố mẹ thuộc thế hệ trước, nuôi nấng các con theo quan niệm thời bố mẹ, cũng như ông bà nuôi nấng bố mẹ thời ông bà. Một vài lúc nào đó, có thể các con nghĩ rằng bố mẹ đã quá khắt khe với các con. Thời buổi ấy là như vậy. Mong các con quên đi những gì mà bố mẹ đã vô tình làm các con buồn lòng. Hãy nhớ rằng bố mẹ không đua đòi ăn chơi, không chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng giữ một đời sống mực thước, và bố mẹ đã cố gắng làm việc và dành dụm để các con được sống đầy đủ, được học hành cẩn thận, dưới mái ấm của gia đình.
Vì tài sản của bố mẹ đã bị cs cướp hết rồi nên khi sang tới đất mới này, đời sống của chúng ta khá khó khăn. Bố mẹ đã nhận làm những công việc thật mệt nhọc. Các con đã chịu khó đi làm vất vả trong các dịp hè, và đã cố gắng học hành chăm chỉ, đến nay thì “đâu vào đấy”cả. Các con không bao giờ được tự mãn, nghĩ rằng mình tài, mình giỏi. Hãy nhớ: “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình”. Cái tài, cái giỏi nếu có thì chỉ là một phần thôi, còn các phần khác là nhờ các thuận duyên, nhờ âm đức của tổ tiên và của chính mình, từ các kiếp trước và kiếp này. Các con phải luôn luôn sống đạo đức để bồi đắp cho cái nghiệp lành của mình, hệt như người dùng xe hơi phải lo “xạc điện” cho cái bình ắc-quy vậy. Gieo nhân lành thì sẽ hái quả lành. Luật nhân quả là một luật của trời đất, không sai được!.
Trong gia đình riêng của các con, bố mẹ khuyên: vợ chồng phải cư xử với nhau trong sự tương kính, phải nhường nhịn lẫn nhau. Không thể tránh được vài đụng chạm đâu, hãy khéo léo và bình tĩnh mà giải quyết mọi việc. Nóng giận là hỏng.
Còn đối với con cái, hãy thương yêu nhưng không được nuông chiều. Cần phải kiểm soát bạn bè của các cháu và phải liên lạc với cha mẹ của bạn bè các cháu để tìm hiểu cho chắc chắn; hư hỏng vì bè bạn trong xã hội này là một sự kiện rất phổ biến! Tivi, “games”, “chat”, phải hạn chế, còn thể dục thể thao thì nên khuyến khích. Bản thân các con phải lo xếp thì giờ tập thể dục, sống một cuộc sống thăng bằng. Hãy rút kinh nghiệm của bố: lúc trẻ, bố miệt mài làm việc nhiều quá cho nên nay về già, bị cơ thể “hỏi tội”, đau lên đau xuống hoài!
Trong đời sống hàng ngày, phải luôn luôn tiết kiệm và bảo vệ môi trường sinh hoạt vì tài nguyên thế giới chỉ có hạn, chúng ta cần nghĩ đến các thế hệ mai sau. Dùng thứ gì cũng không được phí phạm, kể từ tờ giấy lau tay! Thỉnh thoảng, hãy cho các cháu coi hình chụp hay phim ảnh những trẻ em đói rét và cho các cháu biết rằng trên trái đất này còn rất nhiều người khổ cực.
Khi anh chị em cư xử với nhau, phải nhớ kỹ mấy câu “anh em như thể tay chân”, “chị ngã em nâng”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Bí quyết là áp dụng chữ sau. Hãy bỏ qua hết mọi khuyết điểm của anh chị em mình. Các con mà chia rẽ thì bố mẹ sẽ đau khổ vô cùng.
Trong xã hội này, vì bận rộn quá, người ta chỉ đủ thì giờ lo cho gia đình riêng nên có khi lơ là với đại gia đình, dù thâm tâm không muốn như vậy. Các con hãy đề cao tình đoàn kết trong đại gia đình. Với các con gái và con dâu, bố mẹ nhắc: các con hãy giúp chồng giữ liên lạc tốt đẹp với anh chị em và họ hàng nội ngoại.
Xã Hội Âu-Mỹ. Xã hội này là một xã hội tiêu thụ quá mức. Các con không nên để mình bị lôi cuốn dễ dàng vào các trò tiếp thị khéo léo nhằm xúi giục chúng ta mua hàng thả dàn. Chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quảng cáo, ngay cả trong khi chúng ta đang bị các nhà băng và các hãng bảo hiểm bao vây, chi phối. Các con cần “thiểu dục, tri túc” tức là “ít ham, biết đủ”, chỉ mua thứ cần thiết, không có không được mà thôi! Nhà, xe cũng vậy; an toàn và đủ dùng cho sinh hoạt hàng ngày là được rồi. Tránh nợ nhiều. Thảnh thơi thì hơn! Bố mẹ không nói lý thuyết xuông đâu, xã hội bây giờ xuống dốc về đạo đức, về tâm linh, chỉ vì hướng ngoại nhiều quá, lo về vật chất nhiều quá, ích kỷ quá, chẳng tìm thấy hạnh phúc ở đâu cả! Bớt ích kỷ, hãy nghĩ đến đồng loại, phải biết chia sẻ với đồng loại.
Riêng Phần Bố Mẹ. Già thì sẽ bệnh, bệnh rồi sẽ ... ra đi! Quy luật tự nhiên là vậy. Ðến ngày ấy, các con hãy lo thu xếp tổ chức tang lễ cho bố mẹ được trang nghiêm nhưng đơn giản. Nếu chôn cất bố mẹ ở một nghĩa trang thì, sau này, khi phải đi làm ăn nơi khác, các con sẽ thắc mắc vì ở xa không trông nom được phần mộ! Bố mẹ chọn cách hỏa táng, thuận tiện hơn; mà khỏi phải chiếm đất, vì đất rất cần thiết cho các thế hệ sau. Có thể đem trải tro của bố mẹ lên núi hay xuống sông, xuống biển. Cát bụi trở về cát bụi, có gì đâu! Thay vì đãi đằng ăn uống, các con nên dành tiền bạc góp vào các việc có ích lợi chung. Ðừng e thiên hạ chê cười, mọi người sẽ hiểu và sẽ tán thành.
Có một chi tiết như thế này: nếu chẳng may, bố hay mẹ ngã bệnh mà phải chịu một “đời sống thực vật”, các con hãy can đảm chọn giải pháp rút các ống trợ sinh; kéo dài làm chi, chỉ gây khổ cho mọi người!
Bàn Thờ Gia Ðình. Trong hoàn cảnh ngày nay, khó lập bàn thờ ngay trong nhà. Nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại, cha mẹ, các con có thể bày ảnh nơi trang trọng nhất ở trong nhà để tỏ lòng tôn kính và để tự hứa không bao giờ làm tổn hại gia phong. Ðến ngày giỗ, xếp một bàn nhỏ, bày một chén nước trong, vài bông hoa thơm, mấy trái cây tươi và một nén nhang (nhang điện cũng được) là đủ, vì lòng thành của các con và các cháu mới là quý. Bố mẹ nói “các cháu” là có ý nhắc các con cần cho các cháu biết ý nghĩa ngày giỗ của dân tộc Việt Nam. Vào những ngày giỗ, các con hãy nghĩ thiện, làm lành nhiều hơn các ngày khác, hãy chia sẻ chút đỉnh cho người nghèo, hãy gom quần áo dư để dành cho các hội từ thiện. Nếu anh chị em nhân ngày giỗ mà về họp mặt ở một nơi thì thật là tốt vì tình thân gia đình sẽ nhờ đó mà tăng lên.
Mong các con đọc kỹ thư này, suy nghĩ đến nơi và cố gắng thực hành những lời dặn của bố mẹ. Bố mẹ cám ơn tất cả các con đã luôn luôn tận tâm săn sóc bố mẹ từ bao nhiêu năm nay và đã lo toan đầy đủ để cho bố mẹ được thoải mái, vui hưởng tuổi già.
Hôn các con thật lâu!
Bố Mẹ” (trích điện thư trên mạng gửi khắp nơi, năm 2012)
Đọc thư rồi, bạn và tôi, ta sẽ cùng nghệ sĩ Lê Hựu Hà, cất tiếng ca vui, mà hát rằng:
“Hãy vui lên bạn ơi!
Thời gian chẳng cho ta một giờ để cười
Yêu đương chẳng dư được một giây phút vui
Dù sao hãy cười bạn ơi! Hãy vui lên bạn ơi!
Ngày mai lắm khi không còn gì để cười
Tương lai biết đâu chỉ là thương nhớ thôi
Dù sao hãy cười bạn ơi!”
(Lê Hựu Hà – Hãy Vui Lên Bạn Ơi)
Hát thế rồi, ta về với Lời vàng của Đấng thánh hiền, để niệm suy những điều cần nhớ:
“Anh em hãy đem tất cả nhiệt tình,
làm sao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ,
có đức độ lại thêm hiểu biết,
có hiểu biết lại thêm tiết độ,
có tiết độ lại thêm kiên nhẫn,
có kiên nhẫn lại thêm đạo đức,
có đạo đức lại thêm tình huynh đệ,
có tình huynh đệ lại thêm bác ái.
Thật vậy, nếu anh em có những đức tính ấy
và có dồi dào,
thì anh em sẽ không trở nên những người chẳng làm gì
và chẳng làm gì được để biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
(2Ph 1: 5-8)
Niệm suy xong, hãy cùng tôi và cùng bạn, ta đọc tiếp câu truyện kể cũng khá vui ở bên dưới:
“Truyện rằng:
Tại quầy khách ở phòng mạch bác sĩ tâm thần nọ, vẫn nghe rất rõ lời đối đáp, như sau:
-Thưa bác sĩ, ngoài này có ông đứng ở đây muốn gặp bác sĩ ngay tức thì vì ông bảo: ông là người vô hình, muốn gặp bác sĩ trong chốc lát rồi sẽ biết mất, nhưng bác sĩ gặp ông càng sớm sẽ thấy vui và nhớ lời ông nói rằng: mọi người cũng sẽ hết bệnh và cũng sẽ vui như ông vì có thể trở thành người vô hình rồi sẽ vui suốt đời như ông thôi…
-Cô nói với ông ta là tôi đang bận chữa cho bệnh nhân cũng vô hình như ông. Cố chờ một chút, đừng biến mất!”
Vâng đúng thế. Dù ông, bà có vấn đề về vô hình và hữu hình hoặc gì đi nữa, hãy cứ vui mà hát lên lời vui của nghệ sĩ khi xưa vẫn rất vui và vẫn hát:
“Cuộc đời chẳng có bao lâu
Sao ta cứ mãi u sầu?
Hãy mỉm cười với tất cả mọi người
Tự nhiên ta sẽ thấy đời thêm tươi.
Hãy vui lên bạn ơi!
Đời tuy đắng cay như cuộc tình nửa vời.
Tim tuy chán chê lòng người nhưng cố vui,
Dù sao hãy cười bạn ơi!”
(Lê Hựu Hà – bđd)
Trần Ngọc Mười Hai
Chỉ muốn nhắn với tôi và với bạn
rằng: đời người vẫn có những chuyện như thế,
cũng rất vui.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Năm Phục Sinh năm C 28.4.2013
“Em là người của ngày xa lắm,"
“Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 13: 31-35
Người của ngày xa lắm, nay đâu phải thế! Lòng ước hai ta cũng chẳng gần, có là ước mơ của nhà Đạo, lâu rày vẫn vậy? Điều này còn có nghĩa: phép lạ và sự quan phòng của Chúa mới đáng để ta quan tâm. Bởi nếu không, sự quan phòng của Chúa có nghĩa gì? Trả lời vấn nạn này, thánh Gioan nhấn mạnh đến điều mà ta hiểu về việc Chúa bày tỏ: “Như Ta đã yêu mến các ngươi.” (Ga 13: 34)
Quan phòng, tuyệt nhiên không là sự việc Chúa can thiệp vào công cuộc tạo dựng vẫn đang diễn tiến, như chuyện lạ. Quan phòng, cũng không là động thái tạo tương quan tức thời trong cuộc sống, của chúng dân. Chúa quan phòng, Ngài luôn tích cực thực hiện cả vào lúc ta có vấn đề lớn/nhỏ, cả những việc ta che giấu hoặc huỷ xoá. Chúa có mặt trong mọi sự việc, nên không có Ngài, sự việc ấy chẳng có nghĩa và cũng không thành toàn. Việc ta làm, không thể đạt thành quả mà lại không có Chúa dính dự, giúp đỡ. Nói cách khác, ta làm gì thì Chúa vẫn ở trong ta và ta trong Chúa, thật rất rõ.
Trình thuật nay diễn tả, là: Chúa tuy đã chấm dứt cuộc sống dưới thế trần khi Ngài về với Cha. Và lúc đó, ta sẽ một mình hành xử, tự mình sống cho mình và vì mình. Còn người khác, kẻ khác có được ta quan tâm chú ý nữa không? Dù sao, thì Chúa vẫn ở với ta, khi ta làm bất cứ chuyện gì. Đó là ý nghĩa của tương quan mật thiết ta có với Chúa, tức sự quan phòng Chúa tỏ bày cho ta.
Trình thuật nay dọi lại lời Chúa trăn trối ở buổi Tạ Từ, vào phút cuối lúc Ngài thực sự nguyện cầu cho mọi người. Lời Chúa xác chứng Ngài không còn “ở” với thế trần, bao lâu nữa. Và cũng thế, đời của ta cũng sẽ không còn ý nghĩa, từ ngày ấy. Bởi lẽ, ta cũng sẽ không còn “ở” với thế gian này, kể từ nay. Thay vào đó, ta được tháp đặt về với Cha và Cha sẽ giữ gìn và thánh hoá ta suốt một đời.
Trình thuật, nay nói đến sự quan phòng của Chúa, tức diễn tả về tương quan tức thời ta vẫn có với Cha. Ngài là “điềm tới” và là món quà gửi đến cho ta vào phút chót. Đó là lý do khiến Ngài đi vào cõi chết, để rồi sống lại và về với Cha. Từ nơi Cha, Ngài trao ban quà tặng quý giá là tương quan tức thời với Cha như ân lộc Thần Khí Hiện Đến với mọi người, nhân ngày Ngũ Tuần. Từ đó kết hợp ta vào với Cha để nên một, có Cha làm một với ta.
Chúa là Đấng trung gian hài hoà giữa ta và Cha Ngài, như thế có nghĩa: Ngài từ Cha đến với ta và Ngài trở về với Cha ngày Thăng thiên để nguyện cầu cho ta, vào mọi lúc. Những lời như thế, không nên thể hiểu theo nghĩa từ vựng, từng chữ. Bởi, Đức Chúa là LỜI của Cha, Ngài tặng ban cho ta. Vai trò “trung gian hài hoà” của Ngài là LỜI đem ta vào với “tương quan tức thời” với Cha. Dân con Chúa đều hiểu rõ điều này, cách nằm lòng. Và con dân Ngài vẫn đáp lại nhờ vào Ngài, bằng LỜI Ngài, để rồi tất cả sẽ đi vào Tiệc Thánh, tức: đi vào “quan hệ tức thời” về với Cha.
Nói ra điều này thật không dễ để nói cho đúng cách. Điều cần, là ta nên tránh đường xưa lối tắt dẫn đưa con người mãi đi xa, lạc đường không đến được. Và, cung cách dẫn đi xa, thường khiến ta chối bỏ tương quan tức thời, Chúa đợi chờ. Thế nên, ở trên và ở ngoài ngôn từ ta vẫn có, Lời Ngài đến với ta để kể cho ta nghe sự thật, rất thực. Và, ta được “thánh hoá” bằng sự thật, vượt ngôn ngữ.
Chuyển giao sự thật cho mọi người, ta sẽ trở thành đấng hiền từ như Kitô-khác. Và nếu ta cùng mọi người làm được điều đó, thì tất cả sẽ là ngôn sứ của Chúa và dân con hiền hoà thực hiện Lời Ngài như điều Chúa hứa vào lễ Ngũ Tuần. Và, Ngài vẫn muốn sự việc xảy ra như thế. Đó là sự thật tràn đầy từng khiến con dân Chúa ngạc nhiên. Thần Khí Chúa thổi đến nơi nào Ngài muốn thổi và ta có âm thanh điệu thổi của Ngài nhưng lại không biết âm thanh ấy từ đâu đến rồi sẽ đi về đâu. Ta chẳng thể nào đòi Ngài hoạt động theo cách thế của thông tin thời đại hoặc toán pháp, hình học rất chính xác được.
Hoạt động của Thần Khí Ngài, thánh Phaolô cũng từng kể: cách thế Chúa làm, nhiều lúc rất bộc phát, dị kỳ và khinh xuất. Cả Con Chúa cũng từng làm nhiều điều khiến ta khó đoán. Sách Công Vụ, có kể về sự kiện thánh Phêrô gặp công dân La Mã ngoài Đạo, ở Rôma ông tên là Cornêlius là người cũng từng cảm nhận được Thần Khí Chúa sống động ở bên trong. Điều này có nghĩa: ông cũng có tương quan tức thời với Chúa, với Cha. Và, cả thánh Phêrô nữa đã chấp nhận thanh tẩy rửa ông để ông có tương quan tức thời với Hội thánh nữa. Và, ông là người đầu tiên trong lịch sử tuy không phải là Do thái, nhưng lại gia nhập hàng ngũ các kẻ tin có tương quan với Chúa, rất tức thời.
Sau ngày Thày trỗi dậy, các tông đồ đã tụ tập tại Giêrusalem để chọn người thay cho Giuđa Iscariốt. Người đó chính là Mathias. Nhưng trước đó, nào đã ai hay biết quá trình lý lịch của ông này chút nào. Cũng hệt thế, thánh Phaolô cũng có kinh nghiệm để đời về tương quan tức thời, khi thánh-nhân gặp gỡ Chúa trên đường Đamát. Vậy nên, những việc tương tự làm sao ta đoán được.
Về tương quan tức thời, trong đó có năng lực đặc biệt khiến đầu óc con người bối rối, khó lường. Muốn tránh khỏi cảnh này, ta chỉ cần nhận biết sự thật cách khiêm tốn và đón nhận thật tình và định ra được tính chất thực/hư của sự việc bằng phương cách mở lòng mình để sự việc tốt lành được diễn tiến theo cung cách thường tình.
Cũng nên biết rằng: dù có tương quan tức thời với Chúa và với Cha, ta vẫn là người có đặc trưng khác biệt. Khác mọi người, trong mọi lúc. Và, để ý một chút, hẳn là ta sẽ nhận ra rằng con dân Chúa luôn có tư cách và phương án xử sự khác người thường. Và, có khi còn khác cả Chúa nữa. Điều này thật rất đúng, nếu ta nhìn vào mỗi cá nhân hoặc nhóm hội/đoàn thể và cả giáo hội địa phương nữa.
Cũng thế, ngay những người cùng nhóm hội/đoàn thể vẫn xảy ra hiện tượng ghen tương, ghét bỏ, đố kỵ. Sở dĩ có chuyện đó, là vì ai cũng nghĩ mình là nhân vật quan trọng, khác thường. Lại có người nghĩ mình là trung tâm địa cầu hoặc “rốn vũ trụ”, mọi người khác chỉ là số không rất lớn. Không cần có trên thế gian này, và không xứng đáng để mình bận tâm.
Có vị còn nghĩ: mình mới là người có khả năng thực thi ý định của Chúa. Bởi thế nên, họ vẫn nhìn người khác bằng con mắt kỳ thị, thấp hèn, thua kém mình. Thật khó có thể nói rằng: đôi lúc, trong chúng ta cũng có người hành xử giống hệt như thế. Tức, vẫn coi mình là người của công chúng, hoặc của cộng đoàn rất thánh là Hội thánh, chẳng bao giờ có khó khăn hoặc vấn đề gì. Chúng ta, tuy là một nhưng không phải ai cũng thế. Đó chính là vấn đề.
Lời Chúa ở Tin Mừng thánh Gioan chương 17 cho thấy: Ngài khẩn cầu lên Cha để tất cả chúng trở nên một như Ngài với Cha là Một. Ngài và Cha tuy không giống hệt nhau, vì Ngài là Con. Còn, Chúa Cha là Cha Ngài, mỗi Vị chứng tỏ Ngài là ai? Là Đấng nào? Để rồi, ta cũng làm như thế.
Giáo hội địa phương ở các nơi được mời gọi sống tích cực về lịch sử, văn hoá và truyền thống, rất đa dạng. Đây không là vấn đề xã hội riêng rẽ, nhưng là đòi hỏi của niềm tin vào Chúa. Tính đa dạng/độc đáo của truyền thống đã khiến Hội thánh trở nên phong phú hơn qua lối sống có niềm tin đích thực. Sống cách đó, ta không chỉ khác nhau theo cách giản đơn, nhưng còn trở nên khác biệt, cách độc đáo nữa.
Công đồng Vatican 2 lại đã công nhận rằng: đại kết là hiệp nhất để tín hữu Đức Kitô trở nên một, nhưng điều đó không cò nghĩa xoá bỏ mọi khác biệt giữa các giáo hội địa phương. Sống niềm tin đích thực không phe phái, cũng chẳng độc tài toàn trị nhưng ta vẫn có cơ hội để hiểu rằng tất cả chúng ta đều ở trong tương quan tức thời với Chúa với Cha theo cung cách riêng của mỗi người.
Như thế là ta đã xây dựng một lễ Ngũ Tuần ngay trong Hội thánh. Và Hội thánh, vẫn bao gồm thời khắc đặc biệt để ta có thể nguyện cầu cho sự hiệp nhất, rất đại kết. Tức: kết hợp mọi kẻ tin vào với hiệp thông, quan phòng và tương quan tức thời với Cha và với Chúa.
Trong tâm tình cảm nghiệm được như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ còn dang dở, rằng:
“Em trở về đây với bướm xuân,
Cho tôi mơ ước một đôi lần.
Em là người của ngày xa lắm,
Lòng cũ hai ta cũng chẳng gần.”
(Đinh Hùng – Bướm Xuân)
Có bướm, có xuân, nhưng “lòng cũ cũng chẳng gần”, bởi anh và em đâu muốn tạo tương quan thật gần gũi. Lòng cũ với bướm xuân chỉ có được, khi em và tôi cùng mọi người tạo tương quan tức thời với Chúa, với Cha, với cả mọi người, để rồi ta cứ thế gìn giữ tình thân thương rất gần gũi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch