Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Mười Hai mùa Thường Niên Năm C 23-6-2013
“A ha! Đêm nay ai cũng cho em
là xinh nhất đây… a…á…à…đẹp xinh”
A ha! Trong đêm khiêu vũ em như
vừng sao xa khơi… à… a…á… sáng ngời!
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – Lời Việt: Phạm Duy)
(Mt 4: 1-2)
Có một lần, bần đạo đọc được ở trên báo, mà là báo đạo rất đàng hoàng, một câu chuyện tiếu lâm nhạt và cũng nhẽo như sau:
“Hôm ấy, vị linh mục nọ được mời đến nhà của giáo dân xyz làm phép nhà và ăn mừng tân gia. Vì là nghi thức không trọng thể và cũng chẳng mang tính chuyên nghiệp của vị thượng tế, nên vị linh mục được mời chỉ mặc thường phục có cổ trắng báo rõ mình là đấng bậc vị vọng, thế thôi. Nhưng, chuyện đeo cổ áo giáo sĩ, đã làm bé em của nhà chủ rất “lấy làm lạ”, cứ là ngắm nhìn suốt, không chán. Kịp nhận ra được điều đó, linh mục nhà mình bèn hỏi nhỏ bé:
-Cha có gì lạ trên người đâu mà sao cháu bé cứ ngó cứ nhìn trâng trâng thế?
-Cháu đâu có nhìn trâng tráo đâu. Thấy cha đeo cái gì mầu trăng trắng nơi cổ, nên mới nhìn.
-Thế cháu có biết cha đang đeo cái gì đây không?
-Dạ biết. Đó là cái để dụ những người mê cha cứ đeo bám cha là chết liền không kịp ngáp!” (xem The Catholic Weekly ngày 05/5/13 tr.5)
Gọi là tiếu lâm nhạt, cũng có lý. Nhưng không nhạt bằng những truyện kể ở quận/huyện nhà Đạo mà có lần bần đạo đây gặp ông cha chánh xứ nọ ở Sydney, cũng cất tiếng hỏi nhỏ: “Dạ thưa, có bao giờ ‘cha’ thấy chán ngấy công việc hàng ngày hay hàng tuần cứ là làm lễ và làm lễ không?” Hỏi, thì hỏi thế chứ có cha/cố nào dám trả lời là chán với ngán cơ chứ? Bởi, nếu có vị nào thấy ngán ngẫm chuyện thường ngày ở huyện, há đã bỏ mọi sự để kiếm việc khác, nghề khác cụng đặng!
Gọi đoạn trích ở trên là tiếu lâm chay hay truyện kể nhạt như nước ốc, cũng không đúng. Đúng hơn, có lẽ ta nên gọi đó là thắc mắc ‘cỏn con’ từ các trẻ mới lớn, chứ đằng này lớp tuổi già đầu tóc dính đầy những “tuyết” thì có gì lạ đâu chứ! Còn lại, là cung cách diễn tả của bé em về sự lôi cuốn/hấp dẫn từ đấng bậc nhà Đạo hệt ý/lời của bài hát có đoạn viết:
“A ha! Đêm nay em muốn nghe những lời ân ái…a à…êm êm.
A ha! Em nghe anh nói yêu em dài lâu nhé anh ơi! ..à..a..á.. Lâu dài!
Em mong cho chiếc áo,
Áo tươi mầu em đã chọn kỹ
Một chiếc áo rực rỡ, em vừa thêu.
Em mong cho chiếc áo đó
cũng như là mớ tóc mềm rũ
Được mơn trớn…(ư) dưới tay người.”
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – bđd)
Ngôn ngữ mới của tuổi trẻ hôm nay, khi đề cao chiếc cổ áo của ai đó hoặc chức thánh của hàng giáo sĩ đạo mạo, có áo mão/cân đai, viền dài nơi cổ hay sao đó, vẫn là lời chúc tụng/ngợi khen các đấng làm việc cho nhà thờ không ngừng nghỉ. Thế nhưng, có đấng-bậc-làm-việc-cho-nhà-thờ/nhà thánh hăng say không ít, và chẳng biết chán ngán như người ở ngoài, đó mới là quan-niệm vững chắc như đinh đóng cột, mà thôi.
Tuy thế, công việc nhà Đạo của đấng bậc có chức thánh hăng say không ngừng nghỉ, đã là điều khiến nhiều người lấy làm lạ, bèn lân la hỏi:
“Thưa cha. Con là bổn đạo mới vừa trở lại Đạo, nên không thuộc và không hiểu những gì ghi trong sách lễ Rôma mà con đem theo mỗi khi đi lễ, để theo dõi. Đôi khi, con vẫn thắc mắc không biết làm sao lại có lễ kính nhớ thánh này/thánh nọ ghi trong sách ấy để làm gì. Và thêm nữa: có lễ khác lại được ghi như thể: Chúa Nhật Thứ 8 mùa Thường niên Năm 1 là sao con không hiểu. Sao đã là mùa tức mỗi năm chỉ có vài vụ, lại thêm chữ thường niên, tức quanh năm suốt tháng để làm gì và có ý gì? Xin cha bố thí cho một giảng giải, sẽ biết ơn cha mãi.”
Lại thêm câu hỏi mang tính nghiệp-vụ, dễ cho đấng bậc vẫn ngồi đó chờ người hỏi để điều nghiên, kiếm tìm câu giải đáp cho phải phép. Giải và đáp, rất lễ phép như mọi lần, sau đây:
“Cảm ơn anh/chị đã có câu hỏi rất ích lợi không chỉ cho anh/chị thôi, mà còn cho nhiều người khác trong Đạo. Vâng. Quả vậy, đây là điều tốt lành để mọi người hiểu được lịch Hội thánh ta lập ra là để mọi người biết mà sống đời phụng vụ cho vẹn toàn. Lịch Hội thánh đặt căn bản trên 5 mùa cả thảy: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Phục Sinh và Mùa thường niên.
Lịch Hội thánh bắt đầu bằng Mùa Vọng là để vọng về với Giáng Sinh. Phải nói, đây là mùa Hy vọng chờ đợi hai việc: thứ nhất, là việc Chúa giáng hạ đi vào lịch sử; và thứ hai, là: Chúa đến lại trong lai thời. Mùa Vọng khởi sự từ Chúa Nhật Thứ Tư trước Giáng Sinh; như thế có 4 Chúa Nhật trong Mùa này. Thời gian Mùa này thường thay đổi tùy số ngày trong tuần nào có lễ Giáng Sinh, nhất là vào năm nào lễ này rơi đúng vào ngày Chúa Nhật. Trong Mùa này, áo chủ tế mặc cũng như mọi thứ trang hoàng đều mang mầu tía hoặc tím đậm, tức sắc mầu của sám hối, ăn năn, đền tội.
Mùa Giáng Sinh bắt đầu từ ngày 25 tháng Chạp và kết thúc vào lễ Chúa Thanh Tẩy. Đây là mùa lễ vui bởi thế nên, sắc mầu phụng vụ Mùa này phải là mầu trắng. Ở Mùa này, ta mừng kính lễ quan trọng tương tự như Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thường vẫn rơi vào ngày mồng Một tháng Giêng, rồi đến Lễ Thánh Gia và Hiển Linh qua đó ta cử hành việc các đạo sĩ phương Đông đến bái lạy Hài nhi Đức Chúa. Khi xưa, Lễ Hiển Linh rơi vào mồng 6 tháng Giêng là ngày mừng Chúa chịu Thanh Tẩy vẫn được mừng vào Chúa Nhật tiếp theo sau.
Ngay sau lễ Giáng Sinh, những ngày đầu ta gọi là Mùa bình thường trong năm, bên tiếng La-tinh là: “tempus per annum”, tức: thời gian kéo dài nhiều tháng. Cũng có thể, lịch sách ở đâu đó dịch cụm từ này thành “Mùa Thường Niên”. Dịch như thế, có lẽ không làm vừa lòng một số người đọc, bởi lẽ: chẳng có thời gian nào thờ phụng Chúa lại gọi là thường niên, thường nhật hết. Trong thời gian này, các bài đọc ở thánh lễ thường nói về các sự kiện Chúa Kitô từng trải trong đời hoạt động của Ngài. Mùa lễ này bao gồm 34 tuần, xen vào đó có các tuần Mùa Chay và lễ Phục Sinh. Thế nên, khi anh/chị đọc sách lễ Rôma thấy có chữ “Tuần thứ 8 Mùa Thuờng Niên” hoặc “Tuần thứ 8 trong năm” có nghĩa như thế. Thông thường, các Bản Tin Giáo Xứ phát hành vào Thánh lễ Chúa Nhật sẽ cho anh/chị biết là mình đang ở tuần nào trong lịch Phụng vụ; có như thế, ta mới tìm ra được ngày lễ kính trong sách. Mùa này, áo lễ vị chủ tế mặc, sẽ là mầu xanh lục, tức sắc mầu của đời thường vươn mạnh trong muôn ngàn cỏ cây. Mùa này cũng như mọi lúc, Hội thánh làm lễ kính các thánh cũng như mừng Chúa và Đức Mẹ cùng các thiên thần, suốt cả năm. Vào lễ kính các thánh, chủ tế sẽ mặc áo mầu đỏ, tức sắc mầu được dùng để kính các thánh tông đồ và tử vì đạo, các thánh khác sẽ dùng mầu trắng.
Sau một ít tuần thường niên, sẽ đến Mùa Chay, tức mùa chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh. Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro và sau đó có 6 tuần trọn thêm vào thời gian giữa Lễ Tro và Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay. Không tính các ngày Chúa Nhật hàng tuần kỷ niệm niềm vui Phục Sinh, Mùa Chay gồm 40 ngày là để kỷ niệm thời gian dài những 40 ngày Chúa ăn chay nguyện cầu ở sa-mạc, trước khi Ngài khởi sự hoạt động công khai với công chúng (x. Mt 4: 1-2). Chay mùa kiêng khem, là thời gian để mọi người lo mà hối cải, vì thế nên: sắc mầu được dùng vào mùa này đều tia tiá hoặc tím đậm. Vào Mùa này, các bài đọc tập trung vào rửa tội, hối cải và đền tội.
Còn, mùa Phục Sinh bắt đầu bằng Lễ Vọng nửa đêm thứ Bảy, tức đêm trước ngày Chúa Sống Lại, sau đó sẽ kéo dài 7 tuần và kết thúc vào Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống, tức vào hội lễ Thánh Thần Chúa ngự xuống với các tông đồ. Phục sinh, là Lễ hội quan trọng nhất trong năm để ta mừng kính Chúa sống lại hầu cứu chuộc con người. Thế nên, diễn tả niềm vui này, Hội thánh dùng mầu trắng là có nghĩa nhất.
Sau Chúa Nhật Hiện Xuống, sẽ tiếp tục mùa thường niên cho đến Chúa Nhật đầu Mùa Vọng cho chu kỳ phụng vụ năm tiếp theo sau. Chúa Nhật cuối Mùa Thường Niên, là lễ Đức Kitô Vua Vũ Trụ.
Cũng nên biết: các bài đọc trong thánh lễ sẽ thay đổi từng năm, theo tiếp chu kỳ 3 năm cho các lễ Chúa Nhật và chu kỳ 2 năm cho ngày thường trong tuần. Vào các Chúa Nhật như thế, có 3 bài đọc chính trong đó kể cả bài Tin Mừng. Ba bài này sẽ được thay đổi vào mỗi năm trong 3 năm của chu kỳ mà Hội thánh có thói quen gọi là Năm A, năm B và năm C. Muốn biết là ta đang cử hành phụng vụ năm nào trong chu kỳ phụng vụ, cần nhớ rõ là: chu kỳ phụng vụ bắt đầu vào năm đầu sau Công nguyên ta gọi là năm A, cứ như thế: các năm sau được chia cho 3 sẽ là năm C.
Chu kỳ gồm các lễ trong tuần gọi là năm 1 và năm 2, chia như thế là tùy con số chẵn/lẻ của năm đó. Bài đọc 1 trong thánh lễ cũng thay đổi mỗi năm là theo kế hoạch này. Tuy nhiên, bài Tin Mừng vẫn giữ như thế mỗi năm. Chúa Nhật bắt đầu Mùa Thường Niên, Hội thánh dùng Tin Mừng theo thánh Máccô là Tin Mừng ngắn nhất và được viết trước tiên. Khi Tin Mừng thánh Máccô kết thúc, Hội thánh lại sẽ cho đọc các đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu và Luca vốn dĩ không thấy trong Tin Mừng thánh Máccô; sau đó, đến Tin Mừng thánh Luca. Tin Mừng thánh Gioan đặc biệt được dùng vào mùa Phục Sinh.” (xem Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 02/6/2013 tr. 10)
Kể rành rọt như thế, làm sao người hỏi và người đọc sai sót được. Kể lể dài dòng, cũng như thể xem phim dài nhiều tập xem khúc cuối đã quên khúc đầu, là chuyện dễ gặp và dễ thấy nơi các vị không đi lễ đều đặn mỗi tuần. Thế nhưng, mục đích mà đấng bậc nêu ra hôm nay không để nhắc nhở những chuyện như thế.
Như thế, tức như thể kể rằng: bạn đạo của ta ở trời Tây cũng như quê nhà, vẫn đều nắm vững ý nghĩa và lý do tại sao Hội thánh lại tổ chức phụng vụ lễ lạy có lớp lang, đàng hoàng. Phải công nhận đây là công việc của các thày dòng khắc kỷ thời Trung Cổ hay trước đó, vẫn có thói quen dữ thánh lễ hằng ngày. Có khi mỗi ngày dự lễ và phụ giúp cha chủ tế đến 3, 4 lễ cũng không chừng. Và khi ấy, các lễ đều sử dụng tiếng La-tinh, nên cũng khó. Đó, cũng là kinh nghiệm của bần đạo và bạn đạo nào từng kinh qua (chứ không “kinh” quá), suốt nhiều năm trong Dòng thánh, rất bình thường mà không phài là thường niên, hoặc quanh năm.
Nói đi thì lại nói lại, phụng vụ thời nào cũng đều chú trọng vào chất lượng chứ không phải số lượng thánh lễ hoặc bài đọc mình cử hành, trong các vụ, các mùa, rất quanh năm. Nói lại thì lại nói một cách nôm na rằng: ngày hôm nay, mà đề cập đến vấn đề này, chỉ để ta rà soát chuyện lịch sử nhà Đạo trong quá khứ hoặc quá trình phụng thờ Chúa Chí Thánh, mà thôi.
Nói như thế, ra như thể chỉ muốn nói theo kiểu “con nhà có đạo”, vẫn rất đạo và rất đức, tức đức độ. Cứ, nếu nói theo kiểu nghệ sĩ ở đời, lại sẽ nói như người viết nhạc hôm đó, có câu như:
“A ha! Khi đêm buông xuống
em hay thường mơ ước xa xôi…a…à…á.. Em mơ,
A ha! Em mơ em sẽ mong lụa là…
Em xinh em tươi nhất, ôi nơi trần gian
Cho em khiêu vũ trong đêm thần tiên…”
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – bđd)
Hôm nay, trong đời đi đạo, dù là Đạo Chúa hay đạo làm người lại cũng có đấng bậc vị vọng của nhà Đạo, thích ứng thích hợp với cuộc sống ở ngoài đời, lại cứ quan niệm một cách nhè nhẹ, thanh thoát hơi khang khác, như:
“Ngày của Chúa, nhiều vị thường diễn tả việc dự Tiệc thánh như thói quen nguyện cầu, dâng tiến. Tệ hơn, có người lại coi việc cử hành Tiệc như màn độc diễn của vị chủ tế trên bàn thờ. Giáo dân tham dự chỉ với tính cách người dự khán, thôi. Nghĩa là, chỉ đến rồi đi. Đi xem lễ. Đến nhà thờ. Nhất nhất, để thực hiện tổng cộng những sáu điều Hội thánh khuyên răn. Không đi không đến e sẽ mắc tội. Và, là tội trọng.
Vốn mang trong người phong thái ấy, nhiều người vẫn hay đến trễ, về sớm. Chỉ đứng xa hoặc loanh quanh ở ngoài, hút thuốc nói chuyện hoặc liên tưởng chuyện làm ăn nào khác. Tuyệt nhiên, không mang dáng dấp tích cực, hợp tác nơi bàn tiệc. Tiệc Thánh, trước tiên và nhất thiết phải là động thái tích cực của cả cộng đoàn. Bởi, tự bản chất, ý nghĩa của Tiệc là như thế. Chí ít, ta tham dự Tiệc là để thật sự ăn Mình Chúa, và uống Máu Chúa, như đã dạy. Nói cho cùng, tham dự Tiệc không là chuyện đơn độc riêng lẻ, nhưng là việc của cả cộng đoàn. Cộng đoàn tình thương. Dự tiệc lòng Mến. Dự rất đông. Rất tích cực.
Dự Tiệc ngày của Chúa, ta cùng nhau đến vì Thân Mình Ngài. Cùng đến, như những người thân yêu chung tình, cùng ăn cùng uống. Cùng chung sức sống. Đến để bày tỏ lòng biết ơn chân thành, đối với Ngài. Đến, vì “Thánh Thể” thật sự mang ý nghĩa một cảm tạ. Ta đến, không phải vì sợ phạm vào điều khuyên thứ ba Hội thánh luôn răn giữ. Ta đến, không vì sợ tội. Không vì sợ vi phạm giới răn Hội Thánh Chúa, khuyên giữ. Ta đến, cũng chẳng phải là giữ chỉ để giữ. Giữ vì sợ mắc tội. Giữ, nhưng không mảy may thuyết phục. Thành thử, có người cứ đến trễ và về sớm. Rồi, cũng chẳng thấy cần phải lưu lại đôi phút để hàn huyên, chia sẻ những tâm tình người đồng Đạo.
Đến dự Tiệc thánh, tuyệt nhiên không là đi “xem lễ” như ta lầm gọi. Bởi, đi xem là xem vị chủ tế độc diễn màn dâng tiến một mình, trên bục cao. Ngược lại, đến dự Tiệc Thánh là việc tham gia vào việc chung. Tham dự và gia nhập tiệc vui rất chung. Ăn chung uống chung, cũng một Mình Máu Rất Thánh của Chúa. Ăn và uống chung, rất công khai. Đầy hưng phấn. Như Chúa từng bày tỏ: “Bằng vào việc này, mọi người sẽ biết các anh là môn đệ của Thầy, anh em hãy thương yêu nhau” (Yn 13: 35). Và,: “Xin cho chúng nên một để thế gian biết Cha đã gửi Con đến” (Yn 17: 21-23)
Đến dự Tiệc, mà mang tâm trạng đơn độc lặng thinh, là chưa hiểu ý nghĩa của sự đồng tâm cộng lực,chung lòng mến. Đến dự Tiệc, là cùng mang tâm tưởng thâm sâu đượm tình mật thiết của cộng đoàn kẻ tin. Tiệc Thánh, không là thời điểm ta tác tạo nên cộng đoàn, mà thôi. Nhưng, là thời gian giúp ta cử hành mừng kính đặc điểm cùng nhau chung phần vui hưởng của cộng đoàn. Thật đáng tiếc: hơn bốn thập niên thời hậu Công Đồng đã trôi qua, mà nhiều vị vẫn còn nhấn mạnh đến yếu tố tu đức cá thể. Chỉ nhắm mục đích tìm sự “rỗi linh hồn”, riêng mình ta thôi.
Vì thế, người dự Tiệc ngày Chúa Nhật vẫn cứ hành xử như khách lạ, vừa đến thăm. Khách đến, thiếu vắng cả nụ cười, tối thiểu. Thiếu tình thương. Thiếu hợp tác, đùm bọc. Cả khi, lời “chúc bình an, tay nắm tay” trao cho nhau, cũng chỉ là động tác lấy lệ. Chỉ như phản xạ tự nhiên, rất quen làm. Khác hẳn tâm tình người dự tiệc mừng ngày sinh, rất thân thương. Nói rộng hơn, dự Tiệc Thánh không chỉ đến để nhận bánh thánh hiệp thông, rất giản đơn. Mà, để chia sớt và cùng sẻ san một Bánh Thánh là Mình Ngài. Cùng uống chén Máu cứu độ của chính Ngài. Mình và Máu Đức Chúa đã Phục sinh. Mình Thánh Chúa ta lãnh nhận, không chỉ riêng Mình Đức Kitô thôi, nhưng còn là thân mình của cả cộng đoàn, vẫn được coi như chi thể thân thương đã tháp nhập vào Thân Mình Đức Kitô, đang hiện hữu. (x. Lm Richard Leonard sj, Suy Niệm Lễ Mình Máu Chúa năm C, Bản Tin Gx Fairfield, 02/6/13)
Hôm nay, trong cuộc sống thực tế ở đời, lại cũng có lập trường tuy không cứng ngắc, dài dòng về số lượng của công việc mình làm nhưng là là ý/lời đáng để đời, cần nhớ như truyện kể để thư giãn, rất như sau:
“Truyện rằng:
Tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ…
- Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà. Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:
- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước. Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:
- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.
- Ông xem này. Cậu bé hụt hơi nói – Thật là vô ích!
- Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư?Cháu thử nhìn cái giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.
- Cháu của ông ơi, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy. “ (Truyện kể nhận từ điện thư vi tính rất mới)
Nói gì thì nói, kể gì thì kể, cũng nên kể đến lời của bậc thánh hiền vẫn căn dặn người dân trong Đạo/ngoài đời, những lời như sau:
“Cho nên,
thưa anh em,
khi họp nhau để dùng bữa,
anh em hãy đợi nhau.
Ai đói, thì ăn ở nhà,
kẻo anh em đến họp mà hoá ra để bị kết án.
(1 Cor 11: 33-34)
Nói cho cùng, họp mặt để dự tiệc Lòng Mến rất Thánh Thể, hay để nguyện cầu Chúa ghé thăm, cũng chỉ nên họp sao cho niềm vui lan tràn, thật thư giãn. Chứ đừng coi đó như bổn phận, hoặc việc đền tội, hay sao đó, thật cũng khó.
Thế đó, là lời cuối được các bạn đạo nhắn nhủ gửi gắm bà con/anh em trong họ ngoài làng, rất thánh hội. Hôm nay. Thời buổi này.
Trần Ngọc Mười Hai
Chỉ biết tuân theo lời vàng ngọc
của chư thánh
chứ không dám
có ý/lời nghịch ngạo
cũng khó nghe.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 12 Thường niên năm C 23.6.2013
“Ta cố gọi những giác quan lười biếng,”
“để ghi cho hậu thế phút mơ màng”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Lc 9: 18-24
Phút mơ màng Lời Chúa dạy, nay thánh sử đà ghi chú. Ghi rất nhiều về cuộc sống của đấng thánh mà mọi người trân trọng, như trình thuật kể.
Trình thuật, nay thánh Luca kể về việc Chúa khen ngợi thánh Gioan Tiền Hô say mê lập cuộc sống ở sa mạc, đầy khắc kỷ. Sống khắc kỷ một đời người, thánh Gioan lại đã thiết lập Nước Trời như Chúa muốn. Trình thuật điều Chúa muốn, nay tỏ rõ về thánh-nhân thân thương, của cộng đoàn.
Cộng Đoàn Nước Trời, là đề tài được tác giả Josephus tóm gọn ý tưởng về đấng thánh Tiền Hô như người thời đó vẫn quan niệm. Quan niệm của chúng dân thời buổi đó, lại đã cho rằng: thánh Gioan Tiền Hô là bậc vĩ-nhân luôn khích-lệ dân-con người Do thái hãy phụng thờ Thiên Chúa và sống đời bác ái với anh em. Thánh-nhân lại cũng mời mọi người hãy nhận-lãnh ơn thanh-tẩy nơi giòng chảy Giođan. Tuy là thế, tác-giả lại không nói gì về ngày sinh hoặc chi tiết về gia-đình giòng-họ của thánh Gioan.
Thánh Máccô thì khác, thánh-sử đã thêm đôi điều và bảo: Thánh Gioan là bậc lành-thánh khắc-kỷ đáng kính nể. Ngài là người của sa-mạc. Là, đấng thánh sống đời khổ-hạnh nên đã lôi kéo được nhiều người về lối sống nhiệm-nhặt như ngài chủ trương. Thánh Máccô gọi thánh Gioan là ngôn-sứ đạo hạnh từng vắng bóng nơi lịch sử hằng thế kỷ. Thánh-nhân vẫn là sứ-giả mang thông-điệp gửi đến dân con Do-thái chưa từng biết từ ngày lưu-lạc trở về. Trên hết mọi sự, đấng thánh Tiền Hô đã dấn thân đi trước Chúa, hầu loan báo: “Nước Trời đã cận kề”. Và cũng thế, thánh Máccô lại cũng không nói gì về nguồn-gốc, giòng-tộc cũng như thuở ấu-thời của thánh Gioan Tiền-Hô/Thanh-tẩy đầy gương sống.
Tác giả Tin Mừng thứ tư là thánh Gioan Tông đồ, cũng chỉ đặt chỗ đứng khá hạn-hẹp cho đấng thánh Tiền Hô, thôi. Ở Tin Mừng thứ tư, đấng thánh Tiền-hô xuất hiện như đấng bậc tiên-phong chăm lo thanh tẩy cho mọi người. Và thánh-nhân, là chứng-tá đầu đời dám tuyên-xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế mọi người chờ trông. Và, thánh Gioan Tiền Hô nhận mình không là Đấng Mêsia, cũng chẳng là ngôn-sứ giống như tổ-phụ Môsê mà mọi người chờ mong. Tin Mừng thánh Gioan, cũng không đề cập đến gốc-gác và/hoặc thuở thiếu-thời của đấng thánh Tiên Hô và Thày mình, nữa.
Với thánh Mátthêu, đấng thánh Tiền Hô có chỗ đứng rất trang-trọng ở Tin Mừng. Tựa hồ như Đức Giêsu, thánh Gioan Tiền Hô mang đến cho mọi người một sứ điệp quan trọng: “Nước Trời đã gần kề”, nên: hãy thay đổi tầm nhìn về thế-giới và lối sống cá-nhân, và hãy sống cuộc đời đáng sống để nở mày nở mặt trong hoàn cảnh lịch sử mình đang sống.
Ở Tin Mừng thánh Mátthêu ghi, đấng thánh Tiền Hô chừng như chỉ tập trung mỗi sự việc Chúa sẽ trừng-phạt và trả-đũa về chính con người Ngài. Với thánh Mátthêu, thánh Gioan Tiền Hô tựa hồ đấng thánh giảng rao thuyết pháp về Tin Vui trong Đạo cũng đầy đặn chất giọng và tiếng hô. Thánh sử Mátthêu ghi rằng: chúng dân bình thường đã chấp nhận Chúa, duy mỗi đám Biệt Phái và bè Sađuxê lại vẫn nói không. Và, thánh Mátthêu đã đặt để nơi Chúa lời khen thánh Gioan Tiền Hô cao cả hơn bất cứ ai trong nhân lọai. Về gốc nguồn tiểu sử thánh Gioan Tiền Hô, thánh sử Mátthêu cũng không đặt nặng.
Riêng thánh-sử Luca lại coi đấng thánh Tiền Hô như đấng bậc thuộc chế độ xưa cũ, là cầu nối cho hệ-thống rất mới của Đạo Chúa. Và, ông là người đầu tiên nói về cội nguồn của Đức Giêsu xuất tự Thiên Chúa. Tin Mừng thánh Luca diễn tả sứ-điệp mới từ thánh Gioan: hãy san sẻ của ăn/thức uống cho người thiếu thốn. Chớ thu-thập thái quá những gì mình chỉ đáng hưởng. Chớ chèn ép/thống trị mọi người, nhưng hãy hài lòng với những gì mình đang có bằng thu nhập mình nhận lãnh. Và, hãy nhận ơn thanh tẩy tại giòng chảy Giođan, để trở thành dân con Đức Chúa.
Trong khi đó, sứ-điệp Chúa trao ban còn cao cả vượt quá đất nước Do thái. Sứ điệp này, được thánh Luca tóm tắt trong dụ-ngôn người Samaritanô nhân-hiền và truyện kể về người con hoang phá tán của cải của bậc cha ông. Tất cả cốt để nói trước về cuộc thanh lọc cả hoàn-vũ với mọi người, chứ không chỉ mỗi thanh tẩy bằng nước trên sông Giođan. Thanh Tẩy Chúa muốn nói, là thanh lọc bằng Thần Khí Chúa, Đấng ngự đến từ lễ Ngũ Tuần và còn tiếp tục mãi sau này.
Nhiều người vẫn cứ hiểu việc thánh Gioan Tiền Hô họat-động thanh tẩy giống như sinh hoạt phụng vụ ở nhà thờ. Nhưng không phải thế. Thật sự thì, thánh Gioan Tiền Hô tụ họp mọi người từ nơi xa xôi đến với ông, để đưa họ vào giòng chảy Giođan đầm mình ở đó trong chốc lát rồi lội nước băng sông cuối cùng sẽ đặt chân lên đất lành đã hứa và đòi quyền làm chủ như Chúa hứa ban. Đất hứa ban, nay bị Đế quốc chiếm hữug và lũng đoạn. Thế nên, công việc của thánh Gioan Tiền Hô là giúp mọi người đòi lại quyền của người Do-thái làm chủ miền đất Chúa hứa, tức: một động-thái chính-trị quyết chống-trả mọi bức-ép từ phía Đế-quốc. Thánh Gioan Tiền Hô là người của quần chúng. Ông cũng là đấng thánh thiết-lập các nghi-thức mang ý-nghĩa chính-trị khá nhức nhối đối với mọi người.
Thánh Luca lại cũng kể cho ta biết lập-trường/quan-niệm và sự ra đời của thánh Gioan Tiền Hô. Một phần truyện kể, lại cũng nói đến Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa đã ghé thăm người chị họ là bà Êlizabét than mẫu của thánh Gioan và cùng hát lên lời ‘Xin Vâng’, rất cảm tạ. Có điều lạ, là: chừng như hai bà mẹ đều đồng thanh hát lên lời ca ý-nhị ấy. Cũng có thể, cả thánh Gioan nữa lại đã hiệp-thông hát xướng cũng như thế, trong bụng mẹ.
Thánh Luca cũng hàm-ẩn cung-cách ‘chính trị của người Đạo Chúa và người theo Do-thái giáo’ đúng qui-cách trong lời ca do thánh-nhân đặt nơi miệng Đức Mẹ, lúc Mẹ thai nghén cưu-mang Ngài. Mẹ đã cùng với Con của Mẹ đi vào chính-trị của Thiên-Chúa mà ta gọi là bài ca ‘Xin Vâng’ qua đó Mẹ hiên ngang hát: “Thiên Chúa sẽ làm rất nhiều việc qua Con Một Ngài, là Đức Giêsu. Đó chính là thánh ý của Ngài, nay diễn tả với con người.
Lời ca ‘Xin Vâng’ do Mẹ hát, rõ ràng mang nặng tính-chất xúc-tác, đại để như:
“Ngài làm tiêu tán lũ kiêu căng,
Hạ kẻ quyền-năng khỏi ngôi báu,
Suy tôn người khiêm nhượng.
Đói khó, Người cho no phỉ sự lành,
giàu sang Người xua đuổi về không.” (Lc 1: 49-53)
Xem như thế, việc đó không mang ý-nghĩa của sự sùng kính/sốt sắng, nhưng là ngòi nổ chính trị. Bởi lẽ, vấn đề của mọi thời vẫn là: tính kiêu căng/ngạo mạn; kẻ có quyền vẫn cứ xử không công bằng, luôn chèn ép người khiêm tốn, đói nghèo. Người giàu vẫn làm giàu trên xương máu kẻ khác… Chủ đề này vẫn xuyên suốt ở Tin Mừng thánh Luca nơi chương đoạn mà ta gọi là truyện kể về thời ấu thơ của Chúa. Đó không là văn chương cho trẻ nhỏ. Đó chính là đường lối chính trị của người lớn khôn.
Có lẽ, mọi người cũng nên tìm hiểu các vấn đề như thế, cả khi mình không tổ chức lễ Giáng sinh đình đám rất phàm tục. Ta không thể đưa Chúa vào với lễ này đến khi nào ta đem chính trị của tín-hữu trưởng thành vào với cảnh-trí của thế giới. Tiệc Thánh ta dự, phải là lời tuyên xưng gửi giới cầm quyền buộc họ thực-thi trao trả mọi của cải trên thế giới cho mọi người sống ở đó. Và, khi phân phối của cải của họ, giới cầm quyền phải đặt ưu-tiên phát không cho người bị bỏ quên bên rìa xã hội và kẻ đói khát. Chính-trị đúng-đắn phải là ‘chính trị’ dành để của cải trên thế giới cho hết mọi người, không thiên vị ai. Bởi, thế giới hôm nay và mọi thời, vẫn là thế giới của cộng-đồng dân chúng đang sống đúng ý-nghĩa gia đình, cộng đoàn.
Trong tâm tình cương-quyết như thế, ta hãy cất lên lời lẽ rất thi-ca, mà rằng:
“Kìa một cõi trăm hình muôn vạn tiếng,
Đương dần phai dần hiện tắt rời vang.
Ta cố gọi những giác quan lười biếng,
Để ghi cho hậu thế phút mơ màng.”
(Vũ Hoàng Chương – Chết Nửa Vời)
Hậu thế nay, tuy đã chết nửa vời, nhưng vẫn còn nhớ và còn ghi lại phút mơ màng khi nhìn về cuộc sống của thánh-nhân từng lên tiếng mời gọi mọi người quan-tâm đến Nước Trời. Tiếng của ngài vẫn cứ vang vọng trong sa-mạc chờ người đến với Chúa, để thở than. Thở và than, không chỉ mỗi chuyện buồn chán, mà cả chuyện dân gian, thường nhật cõi thế trần, rất tươi vui.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch
“A ha! Đêm nay ai cũng cho em
là xinh nhất đây… a…á…à…đẹp xinh”
A ha! Trong đêm khiêu vũ em như
vừng sao xa khơi… à… a…á… sáng ngời!
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – Lời Việt: Phạm Duy)
(Mt 4: 1-2)
Có một lần, bần đạo đọc được ở trên báo, mà là báo đạo rất đàng hoàng, một câu chuyện tiếu lâm nhạt và cũng nhẽo như sau:
“Hôm ấy, vị linh mục nọ được mời đến nhà của giáo dân xyz làm phép nhà và ăn mừng tân gia. Vì là nghi thức không trọng thể và cũng chẳng mang tính chuyên nghiệp của vị thượng tế, nên vị linh mục được mời chỉ mặc thường phục có cổ trắng báo rõ mình là đấng bậc vị vọng, thế thôi. Nhưng, chuyện đeo cổ áo giáo sĩ, đã làm bé em của nhà chủ rất “lấy làm lạ”, cứ là ngắm nhìn suốt, không chán. Kịp nhận ra được điều đó, linh mục nhà mình bèn hỏi nhỏ bé:
-Cha có gì lạ trên người đâu mà sao cháu bé cứ ngó cứ nhìn trâng trâng thế?
-Cháu đâu có nhìn trâng tráo đâu. Thấy cha đeo cái gì mầu trăng trắng nơi cổ, nên mới nhìn.
-Thế cháu có biết cha đang đeo cái gì đây không?
-Dạ biết. Đó là cái để dụ những người mê cha cứ đeo bám cha là chết liền không kịp ngáp!” (xem The Catholic Weekly ngày 05/5/13 tr.5)
Gọi là tiếu lâm nhạt, cũng có lý. Nhưng không nhạt bằng những truyện kể ở quận/huyện nhà Đạo mà có lần bần đạo đây gặp ông cha chánh xứ nọ ở Sydney, cũng cất tiếng hỏi nhỏ: “Dạ thưa, có bao giờ ‘cha’ thấy chán ngấy công việc hàng ngày hay hàng tuần cứ là làm lễ và làm lễ không?” Hỏi, thì hỏi thế chứ có cha/cố nào dám trả lời là chán với ngán cơ chứ? Bởi, nếu có vị nào thấy ngán ngẫm chuyện thường ngày ở huyện, há đã bỏ mọi sự để kiếm việc khác, nghề khác cụng đặng!
Gọi đoạn trích ở trên là tiếu lâm chay hay truyện kể nhạt như nước ốc, cũng không đúng. Đúng hơn, có lẽ ta nên gọi đó là thắc mắc ‘cỏn con’ từ các trẻ mới lớn, chứ đằng này lớp tuổi già đầu tóc dính đầy những “tuyết” thì có gì lạ đâu chứ! Còn lại, là cung cách diễn tả của bé em về sự lôi cuốn/hấp dẫn từ đấng bậc nhà Đạo hệt ý/lời của bài hát có đoạn viết:
“A ha! Đêm nay em muốn nghe những lời ân ái…a à…êm êm.
A ha! Em nghe anh nói yêu em dài lâu nhé anh ơi! ..à..a..á.. Lâu dài!
Em mong cho chiếc áo,
Áo tươi mầu em đã chọn kỹ
Một chiếc áo rực rỡ, em vừa thêu.
Em mong cho chiếc áo đó
cũng như là mớ tóc mềm rũ
Được mơn trớn…(ư) dưới tay người.”
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – bđd)
Ngôn ngữ mới của tuổi trẻ hôm nay, khi đề cao chiếc cổ áo của ai đó hoặc chức thánh của hàng giáo sĩ đạo mạo, có áo mão/cân đai, viền dài nơi cổ hay sao đó, vẫn là lời chúc tụng/ngợi khen các đấng làm việc cho nhà thờ không ngừng nghỉ. Thế nhưng, có đấng-bậc-làm-việc-cho-nhà-thờ/nhà thánh hăng say không ít, và chẳng biết chán ngán như người ở ngoài, đó mới là quan-niệm vững chắc như đinh đóng cột, mà thôi.
Tuy thế, công việc nhà Đạo của đấng bậc có chức thánh hăng say không ngừng nghỉ, đã là điều khiến nhiều người lấy làm lạ, bèn lân la hỏi:
“Thưa cha. Con là bổn đạo mới vừa trở lại Đạo, nên không thuộc và không hiểu những gì ghi trong sách lễ Rôma mà con đem theo mỗi khi đi lễ, để theo dõi. Đôi khi, con vẫn thắc mắc không biết làm sao lại có lễ kính nhớ thánh này/thánh nọ ghi trong sách ấy để làm gì. Và thêm nữa: có lễ khác lại được ghi như thể: Chúa Nhật Thứ 8 mùa Thường niên Năm 1 là sao con không hiểu. Sao đã là mùa tức mỗi năm chỉ có vài vụ, lại thêm chữ thường niên, tức quanh năm suốt tháng để làm gì và có ý gì? Xin cha bố thí cho một giảng giải, sẽ biết ơn cha mãi.”
Lại thêm câu hỏi mang tính nghiệp-vụ, dễ cho đấng bậc vẫn ngồi đó chờ người hỏi để điều nghiên, kiếm tìm câu giải đáp cho phải phép. Giải và đáp, rất lễ phép như mọi lần, sau đây:
“Cảm ơn anh/chị đã có câu hỏi rất ích lợi không chỉ cho anh/chị thôi, mà còn cho nhiều người khác trong Đạo. Vâng. Quả vậy, đây là điều tốt lành để mọi người hiểu được lịch Hội thánh ta lập ra là để mọi người biết mà sống đời phụng vụ cho vẹn toàn. Lịch Hội thánh đặt căn bản trên 5 mùa cả thảy: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Phục Sinh và Mùa thường niên.
Lịch Hội thánh bắt đầu bằng Mùa Vọng là để vọng về với Giáng Sinh. Phải nói, đây là mùa Hy vọng chờ đợi hai việc: thứ nhất, là việc Chúa giáng hạ đi vào lịch sử; và thứ hai, là: Chúa đến lại trong lai thời. Mùa Vọng khởi sự từ Chúa Nhật Thứ Tư trước Giáng Sinh; như thế có 4 Chúa Nhật trong Mùa này. Thời gian Mùa này thường thay đổi tùy số ngày trong tuần nào có lễ Giáng Sinh, nhất là vào năm nào lễ này rơi đúng vào ngày Chúa Nhật. Trong Mùa này, áo chủ tế mặc cũng như mọi thứ trang hoàng đều mang mầu tía hoặc tím đậm, tức sắc mầu của sám hối, ăn năn, đền tội.
Mùa Giáng Sinh bắt đầu từ ngày 25 tháng Chạp và kết thúc vào lễ Chúa Thanh Tẩy. Đây là mùa lễ vui bởi thế nên, sắc mầu phụng vụ Mùa này phải là mầu trắng. Ở Mùa này, ta mừng kính lễ quan trọng tương tự như Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thường vẫn rơi vào ngày mồng Một tháng Giêng, rồi đến Lễ Thánh Gia và Hiển Linh qua đó ta cử hành việc các đạo sĩ phương Đông đến bái lạy Hài nhi Đức Chúa. Khi xưa, Lễ Hiển Linh rơi vào mồng 6 tháng Giêng là ngày mừng Chúa chịu Thanh Tẩy vẫn được mừng vào Chúa Nhật tiếp theo sau.
Ngay sau lễ Giáng Sinh, những ngày đầu ta gọi là Mùa bình thường trong năm, bên tiếng La-tinh là: “tempus per annum”, tức: thời gian kéo dài nhiều tháng. Cũng có thể, lịch sách ở đâu đó dịch cụm từ này thành “Mùa Thường Niên”. Dịch như thế, có lẽ không làm vừa lòng một số người đọc, bởi lẽ: chẳng có thời gian nào thờ phụng Chúa lại gọi là thường niên, thường nhật hết. Trong thời gian này, các bài đọc ở thánh lễ thường nói về các sự kiện Chúa Kitô từng trải trong đời hoạt động của Ngài. Mùa lễ này bao gồm 34 tuần, xen vào đó có các tuần Mùa Chay và lễ Phục Sinh. Thế nên, khi anh/chị đọc sách lễ Rôma thấy có chữ “Tuần thứ 8 Mùa Thuờng Niên” hoặc “Tuần thứ 8 trong năm” có nghĩa như thế. Thông thường, các Bản Tin Giáo Xứ phát hành vào Thánh lễ Chúa Nhật sẽ cho anh/chị biết là mình đang ở tuần nào trong lịch Phụng vụ; có như thế, ta mới tìm ra được ngày lễ kính trong sách. Mùa này, áo lễ vị chủ tế mặc, sẽ là mầu xanh lục, tức sắc mầu của đời thường vươn mạnh trong muôn ngàn cỏ cây. Mùa này cũng như mọi lúc, Hội thánh làm lễ kính các thánh cũng như mừng Chúa và Đức Mẹ cùng các thiên thần, suốt cả năm. Vào lễ kính các thánh, chủ tế sẽ mặc áo mầu đỏ, tức sắc mầu được dùng để kính các thánh tông đồ và tử vì đạo, các thánh khác sẽ dùng mầu trắng.
Sau một ít tuần thường niên, sẽ đến Mùa Chay, tức mùa chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh. Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro và sau đó có 6 tuần trọn thêm vào thời gian giữa Lễ Tro và Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay. Không tính các ngày Chúa Nhật hàng tuần kỷ niệm niềm vui Phục Sinh, Mùa Chay gồm 40 ngày là để kỷ niệm thời gian dài những 40 ngày Chúa ăn chay nguyện cầu ở sa-mạc, trước khi Ngài khởi sự hoạt động công khai với công chúng (x. Mt 4: 1-2). Chay mùa kiêng khem, là thời gian để mọi người lo mà hối cải, vì thế nên: sắc mầu được dùng vào mùa này đều tia tiá hoặc tím đậm. Vào Mùa này, các bài đọc tập trung vào rửa tội, hối cải và đền tội.
Còn, mùa Phục Sinh bắt đầu bằng Lễ Vọng nửa đêm thứ Bảy, tức đêm trước ngày Chúa Sống Lại, sau đó sẽ kéo dài 7 tuần và kết thúc vào Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống, tức vào hội lễ Thánh Thần Chúa ngự xuống với các tông đồ. Phục sinh, là Lễ hội quan trọng nhất trong năm để ta mừng kính Chúa sống lại hầu cứu chuộc con người. Thế nên, diễn tả niềm vui này, Hội thánh dùng mầu trắng là có nghĩa nhất.
Sau Chúa Nhật Hiện Xuống, sẽ tiếp tục mùa thường niên cho đến Chúa Nhật đầu Mùa Vọng cho chu kỳ phụng vụ năm tiếp theo sau. Chúa Nhật cuối Mùa Thường Niên, là lễ Đức Kitô Vua Vũ Trụ.
Cũng nên biết: các bài đọc trong thánh lễ sẽ thay đổi từng năm, theo tiếp chu kỳ 3 năm cho các lễ Chúa Nhật và chu kỳ 2 năm cho ngày thường trong tuần. Vào các Chúa Nhật như thế, có 3 bài đọc chính trong đó kể cả bài Tin Mừng. Ba bài này sẽ được thay đổi vào mỗi năm trong 3 năm của chu kỳ mà Hội thánh có thói quen gọi là Năm A, năm B và năm C. Muốn biết là ta đang cử hành phụng vụ năm nào trong chu kỳ phụng vụ, cần nhớ rõ là: chu kỳ phụng vụ bắt đầu vào năm đầu sau Công nguyên ta gọi là năm A, cứ như thế: các năm sau được chia cho 3 sẽ là năm C.
Chu kỳ gồm các lễ trong tuần gọi là năm 1 và năm 2, chia như thế là tùy con số chẵn/lẻ của năm đó. Bài đọc 1 trong thánh lễ cũng thay đổi mỗi năm là theo kế hoạch này. Tuy nhiên, bài Tin Mừng vẫn giữ như thế mỗi năm. Chúa Nhật bắt đầu Mùa Thường Niên, Hội thánh dùng Tin Mừng theo thánh Máccô là Tin Mừng ngắn nhất và được viết trước tiên. Khi Tin Mừng thánh Máccô kết thúc, Hội thánh lại sẽ cho đọc các đoạn Tin Mừng theo thánh Mátthêu và Luca vốn dĩ không thấy trong Tin Mừng thánh Máccô; sau đó, đến Tin Mừng thánh Luca. Tin Mừng thánh Gioan đặc biệt được dùng vào mùa Phục Sinh.” (xem Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 02/6/2013 tr. 10)
Kể rành rọt như thế, làm sao người hỏi và người đọc sai sót được. Kể lể dài dòng, cũng như thể xem phim dài nhiều tập xem khúc cuối đã quên khúc đầu, là chuyện dễ gặp và dễ thấy nơi các vị không đi lễ đều đặn mỗi tuần. Thế nhưng, mục đích mà đấng bậc nêu ra hôm nay không để nhắc nhở những chuyện như thế.
Như thế, tức như thể kể rằng: bạn đạo của ta ở trời Tây cũng như quê nhà, vẫn đều nắm vững ý nghĩa và lý do tại sao Hội thánh lại tổ chức phụng vụ lễ lạy có lớp lang, đàng hoàng. Phải công nhận đây là công việc của các thày dòng khắc kỷ thời Trung Cổ hay trước đó, vẫn có thói quen dữ thánh lễ hằng ngày. Có khi mỗi ngày dự lễ và phụ giúp cha chủ tế đến 3, 4 lễ cũng không chừng. Và khi ấy, các lễ đều sử dụng tiếng La-tinh, nên cũng khó. Đó, cũng là kinh nghiệm của bần đạo và bạn đạo nào từng kinh qua (chứ không “kinh” quá), suốt nhiều năm trong Dòng thánh, rất bình thường mà không phài là thường niên, hoặc quanh năm.
Nói đi thì lại nói lại, phụng vụ thời nào cũng đều chú trọng vào chất lượng chứ không phải số lượng thánh lễ hoặc bài đọc mình cử hành, trong các vụ, các mùa, rất quanh năm. Nói lại thì lại nói một cách nôm na rằng: ngày hôm nay, mà đề cập đến vấn đề này, chỉ để ta rà soát chuyện lịch sử nhà Đạo trong quá khứ hoặc quá trình phụng thờ Chúa Chí Thánh, mà thôi.
Nói như thế, ra như thể chỉ muốn nói theo kiểu “con nhà có đạo”, vẫn rất đạo và rất đức, tức đức độ. Cứ, nếu nói theo kiểu nghệ sĩ ở đời, lại sẽ nói như người viết nhạc hôm đó, có câu như:
“A ha! Khi đêm buông xuống
em hay thường mơ ước xa xôi…a…à…á.. Em mơ,
A ha! Em mơ em sẽ mong lụa là…
Em xinh em tươi nhất, ôi nơi trần gian
Cho em khiêu vũ trong đêm thần tiên…”
(Nhạc Pháp: La Plus Belle Pour Aller Danser – bđd)
Hôm nay, trong đời đi đạo, dù là Đạo Chúa hay đạo làm người lại cũng có đấng bậc vị vọng của nhà Đạo, thích ứng thích hợp với cuộc sống ở ngoài đời, lại cứ quan niệm một cách nhè nhẹ, thanh thoát hơi khang khác, như:
“Ngày của Chúa, nhiều vị thường diễn tả việc dự Tiệc thánh như thói quen nguyện cầu, dâng tiến. Tệ hơn, có người lại coi việc cử hành Tiệc như màn độc diễn của vị chủ tế trên bàn thờ. Giáo dân tham dự chỉ với tính cách người dự khán, thôi. Nghĩa là, chỉ đến rồi đi. Đi xem lễ. Đến nhà thờ. Nhất nhất, để thực hiện tổng cộng những sáu điều Hội thánh khuyên răn. Không đi không đến e sẽ mắc tội. Và, là tội trọng.
Vốn mang trong người phong thái ấy, nhiều người vẫn hay đến trễ, về sớm. Chỉ đứng xa hoặc loanh quanh ở ngoài, hút thuốc nói chuyện hoặc liên tưởng chuyện làm ăn nào khác. Tuyệt nhiên, không mang dáng dấp tích cực, hợp tác nơi bàn tiệc. Tiệc Thánh, trước tiên và nhất thiết phải là động thái tích cực của cả cộng đoàn. Bởi, tự bản chất, ý nghĩa của Tiệc là như thế. Chí ít, ta tham dự Tiệc là để thật sự ăn Mình Chúa, và uống Máu Chúa, như đã dạy. Nói cho cùng, tham dự Tiệc không là chuyện đơn độc riêng lẻ, nhưng là việc của cả cộng đoàn. Cộng đoàn tình thương. Dự tiệc lòng Mến. Dự rất đông. Rất tích cực.
Dự Tiệc ngày của Chúa, ta cùng nhau đến vì Thân Mình Ngài. Cùng đến, như những người thân yêu chung tình, cùng ăn cùng uống. Cùng chung sức sống. Đến để bày tỏ lòng biết ơn chân thành, đối với Ngài. Đến, vì “Thánh Thể” thật sự mang ý nghĩa một cảm tạ. Ta đến, không phải vì sợ phạm vào điều khuyên thứ ba Hội thánh luôn răn giữ. Ta đến, không vì sợ tội. Không vì sợ vi phạm giới răn Hội Thánh Chúa, khuyên giữ. Ta đến, cũng chẳng phải là giữ chỉ để giữ. Giữ vì sợ mắc tội. Giữ, nhưng không mảy may thuyết phục. Thành thử, có người cứ đến trễ và về sớm. Rồi, cũng chẳng thấy cần phải lưu lại đôi phút để hàn huyên, chia sẻ những tâm tình người đồng Đạo.
Đến dự Tiệc thánh, tuyệt nhiên không là đi “xem lễ” như ta lầm gọi. Bởi, đi xem là xem vị chủ tế độc diễn màn dâng tiến một mình, trên bục cao. Ngược lại, đến dự Tiệc Thánh là việc tham gia vào việc chung. Tham dự và gia nhập tiệc vui rất chung. Ăn chung uống chung, cũng một Mình Máu Rất Thánh của Chúa. Ăn và uống chung, rất công khai. Đầy hưng phấn. Như Chúa từng bày tỏ: “Bằng vào việc này, mọi người sẽ biết các anh là môn đệ của Thầy, anh em hãy thương yêu nhau” (Yn 13: 35). Và,: “Xin cho chúng nên một để thế gian biết Cha đã gửi Con đến” (Yn 17: 21-23)
Đến dự Tiệc, mà mang tâm trạng đơn độc lặng thinh, là chưa hiểu ý nghĩa của sự đồng tâm cộng lực,chung lòng mến. Đến dự Tiệc, là cùng mang tâm tưởng thâm sâu đượm tình mật thiết của cộng đoàn kẻ tin. Tiệc Thánh, không là thời điểm ta tác tạo nên cộng đoàn, mà thôi. Nhưng, là thời gian giúp ta cử hành mừng kính đặc điểm cùng nhau chung phần vui hưởng của cộng đoàn. Thật đáng tiếc: hơn bốn thập niên thời hậu Công Đồng đã trôi qua, mà nhiều vị vẫn còn nhấn mạnh đến yếu tố tu đức cá thể. Chỉ nhắm mục đích tìm sự “rỗi linh hồn”, riêng mình ta thôi.
Vì thế, người dự Tiệc ngày Chúa Nhật vẫn cứ hành xử như khách lạ, vừa đến thăm. Khách đến, thiếu vắng cả nụ cười, tối thiểu. Thiếu tình thương. Thiếu hợp tác, đùm bọc. Cả khi, lời “chúc bình an, tay nắm tay” trao cho nhau, cũng chỉ là động tác lấy lệ. Chỉ như phản xạ tự nhiên, rất quen làm. Khác hẳn tâm tình người dự tiệc mừng ngày sinh, rất thân thương. Nói rộng hơn, dự Tiệc Thánh không chỉ đến để nhận bánh thánh hiệp thông, rất giản đơn. Mà, để chia sớt và cùng sẻ san một Bánh Thánh là Mình Ngài. Cùng uống chén Máu cứu độ của chính Ngài. Mình và Máu Đức Chúa đã Phục sinh. Mình Thánh Chúa ta lãnh nhận, không chỉ riêng Mình Đức Kitô thôi, nhưng còn là thân mình của cả cộng đoàn, vẫn được coi như chi thể thân thương đã tháp nhập vào Thân Mình Đức Kitô, đang hiện hữu. (x. Lm Richard Leonard sj, Suy Niệm Lễ Mình Máu Chúa năm C, Bản Tin Gx Fairfield, 02/6/13)
Hôm nay, trong cuộc sống thực tế ở đời, lại cũng có lập trường tuy không cứng ngắc, dài dòng về số lượng của công việc mình làm nhưng là là ý/lời đáng để đời, cần nhớ như truyện kể để thư giãn, rất như sau:
“Truyện rằng:
Tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách. Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
- Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ…
- Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà. Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:
- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước. Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:
- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.
- Ông xem này. Cậu bé hụt hơi nói – Thật là vô ích!
- Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư?Cháu thử nhìn cái giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.
- Cháu của ông ơi, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy. “ (Truyện kể nhận từ điện thư vi tính rất mới)
Nói gì thì nói, kể gì thì kể, cũng nên kể đến lời của bậc thánh hiền vẫn căn dặn người dân trong Đạo/ngoài đời, những lời như sau:
“Cho nên,
thưa anh em,
khi họp nhau để dùng bữa,
anh em hãy đợi nhau.
Ai đói, thì ăn ở nhà,
kẻo anh em đến họp mà hoá ra để bị kết án.
(1 Cor 11: 33-34)
Nói cho cùng, họp mặt để dự tiệc Lòng Mến rất Thánh Thể, hay để nguyện cầu Chúa ghé thăm, cũng chỉ nên họp sao cho niềm vui lan tràn, thật thư giãn. Chứ đừng coi đó như bổn phận, hoặc việc đền tội, hay sao đó, thật cũng khó.
Thế đó, là lời cuối được các bạn đạo nhắn nhủ gửi gắm bà con/anh em trong họ ngoài làng, rất thánh hội. Hôm nay. Thời buổi này.
Trần Ngọc Mười Hai
Chỉ biết tuân theo lời vàng ngọc
của chư thánh
chứ không dám
có ý/lời nghịch ngạo
cũng khó nghe.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 12 Thường niên năm C 23.6.2013
“Ta cố gọi những giác quan lười biếng,”
“để ghi cho hậu thế phút mơ màng”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Lc 9: 18-24
Phút mơ màng Lời Chúa dạy, nay thánh sử đà ghi chú. Ghi rất nhiều về cuộc sống của đấng thánh mà mọi người trân trọng, như trình thuật kể.
Trình thuật, nay thánh Luca kể về việc Chúa khen ngợi thánh Gioan Tiền Hô say mê lập cuộc sống ở sa mạc, đầy khắc kỷ. Sống khắc kỷ một đời người, thánh Gioan lại đã thiết lập Nước Trời như Chúa muốn. Trình thuật điều Chúa muốn, nay tỏ rõ về thánh-nhân thân thương, của cộng đoàn.
Cộng Đoàn Nước Trời, là đề tài được tác giả Josephus tóm gọn ý tưởng về đấng thánh Tiền Hô như người thời đó vẫn quan niệm. Quan niệm của chúng dân thời buổi đó, lại đã cho rằng: thánh Gioan Tiền Hô là bậc vĩ-nhân luôn khích-lệ dân-con người Do thái hãy phụng thờ Thiên Chúa và sống đời bác ái với anh em. Thánh-nhân lại cũng mời mọi người hãy nhận-lãnh ơn thanh-tẩy nơi giòng chảy Giođan. Tuy là thế, tác-giả lại không nói gì về ngày sinh hoặc chi tiết về gia-đình giòng-họ của thánh Gioan.
Thánh Máccô thì khác, thánh-sử đã thêm đôi điều và bảo: Thánh Gioan là bậc lành-thánh khắc-kỷ đáng kính nể. Ngài là người của sa-mạc. Là, đấng thánh sống đời khổ-hạnh nên đã lôi kéo được nhiều người về lối sống nhiệm-nhặt như ngài chủ trương. Thánh Máccô gọi thánh Gioan là ngôn-sứ đạo hạnh từng vắng bóng nơi lịch sử hằng thế kỷ. Thánh-nhân vẫn là sứ-giả mang thông-điệp gửi đến dân con Do-thái chưa từng biết từ ngày lưu-lạc trở về. Trên hết mọi sự, đấng thánh Tiền Hô đã dấn thân đi trước Chúa, hầu loan báo: “Nước Trời đã cận kề”. Và cũng thế, thánh Máccô lại cũng không nói gì về nguồn-gốc, giòng-tộc cũng như thuở ấu-thời của thánh Gioan Tiền-Hô/Thanh-tẩy đầy gương sống.
Tác giả Tin Mừng thứ tư là thánh Gioan Tông đồ, cũng chỉ đặt chỗ đứng khá hạn-hẹp cho đấng thánh Tiền Hô, thôi. Ở Tin Mừng thứ tư, đấng thánh Tiền-hô xuất hiện như đấng bậc tiên-phong chăm lo thanh tẩy cho mọi người. Và thánh-nhân, là chứng-tá đầu đời dám tuyên-xưng Đức Kitô là Đấng Cứu Thế mọi người chờ trông. Và, thánh Gioan Tiền Hô nhận mình không là Đấng Mêsia, cũng chẳng là ngôn-sứ giống như tổ-phụ Môsê mà mọi người chờ mong. Tin Mừng thánh Gioan, cũng không đề cập đến gốc-gác và/hoặc thuở thiếu-thời của đấng thánh Tiên Hô và Thày mình, nữa.
Với thánh Mátthêu, đấng thánh Tiền Hô có chỗ đứng rất trang-trọng ở Tin Mừng. Tựa hồ như Đức Giêsu, thánh Gioan Tiền Hô mang đến cho mọi người một sứ điệp quan trọng: “Nước Trời đã gần kề”, nên: hãy thay đổi tầm nhìn về thế-giới và lối sống cá-nhân, và hãy sống cuộc đời đáng sống để nở mày nở mặt trong hoàn cảnh lịch sử mình đang sống.
Ở Tin Mừng thánh Mátthêu ghi, đấng thánh Tiền Hô chừng như chỉ tập trung mỗi sự việc Chúa sẽ trừng-phạt và trả-đũa về chính con người Ngài. Với thánh Mátthêu, thánh Gioan Tiền Hô tựa hồ đấng thánh giảng rao thuyết pháp về Tin Vui trong Đạo cũng đầy đặn chất giọng và tiếng hô. Thánh sử Mátthêu ghi rằng: chúng dân bình thường đã chấp nhận Chúa, duy mỗi đám Biệt Phái và bè Sađuxê lại vẫn nói không. Và, thánh Mátthêu đã đặt để nơi Chúa lời khen thánh Gioan Tiền Hô cao cả hơn bất cứ ai trong nhân lọai. Về gốc nguồn tiểu sử thánh Gioan Tiền Hô, thánh sử Mátthêu cũng không đặt nặng.
Riêng thánh-sử Luca lại coi đấng thánh Tiền Hô như đấng bậc thuộc chế độ xưa cũ, là cầu nối cho hệ-thống rất mới của Đạo Chúa. Và, ông là người đầu tiên nói về cội nguồn của Đức Giêsu xuất tự Thiên Chúa. Tin Mừng thánh Luca diễn tả sứ-điệp mới từ thánh Gioan: hãy san sẻ của ăn/thức uống cho người thiếu thốn. Chớ thu-thập thái quá những gì mình chỉ đáng hưởng. Chớ chèn ép/thống trị mọi người, nhưng hãy hài lòng với những gì mình đang có bằng thu nhập mình nhận lãnh. Và, hãy nhận ơn thanh tẩy tại giòng chảy Giođan, để trở thành dân con Đức Chúa.
Trong khi đó, sứ-điệp Chúa trao ban còn cao cả vượt quá đất nước Do thái. Sứ điệp này, được thánh Luca tóm tắt trong dụ-ngôn người Samaritanô nhân-hiền và truyện kể về người con hoang phá tán của cải của bậc cha ông. Tất cả cốt để nói trước về cuộc thanh lọc cả hoàn-vũ với mọi người, chứ không chỉ mỗi thanh tẩy bằng nước trên sông Giođan. Thanh Tẩy Chúa muốn nói, là thanh lọc bằng Thần Khí Chúa, Đấng ngự đến từ lễ Ngũ Tuần và còn tiếp tục mãi sau này.
Nhiều người vẫn cứ hiểu việc thánh Gioan Tiền Hô họat-động thanh tẩy giống như sinh hoạt phụng vụ ở nhà thờ. Nhưng không phải thế. Thật sự thì, thánh Gioan Tiền Hô tụ họp mọi người từ nơi xa xôi đến với ông, để đưa họ vào giòng chảy Giođan đầm mình ở đó trong chốc lát rồi lội nước băng sông cuối cùng sẽ đặt chân lên đất lành đã hứa và đòi quyền làm chủ như Chúa hứa ban. Đất hứa ban, nay bị Đế quốc chiếm hữug và lũng đoạn. Thế nên, công việc của thánh Gioan Tiền Hô là giúp mọi người đòi lại quyền của người Do-thái làm chủ miền đất Chúa hứa, tức: một động-thái chính-trị quyết chống-trả mọi bức-ép từ phía Đế-quốc. Thánh Gioan Tiền Hô là người của quần chúng. Ông cũng là đấng thánh thiết-lập các nghi-thức mang ý-nghĩa chính-trị khá nhức nhối đối với mọi người.
Thánh Luca lại cũng kể cho ta biết lập-trường/quan-niệm và sự ra đời của thánh Gioan Tiền Hô. Một phần truyện kể, lại cũng nói đến Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa đã ghé thăm người chị họ là bà Êlizabét than mẫu của thánh Gioan và cùng hát lên lời ‘Xin Vâng’, rất cảm tạ. Có điều lạ, là: chừng như hai bà mẹ đều đồng thanh hát lên lời ca ý-nhị ấy. Cũng có thể, cả thánh Gioan nữa lại đã hiệp-thông hát xướng cũng như thế, trong bụng mẹ.
Thánh Luca cũng hàm-ẩn cung-cách ‘chính trị của người Đạo Chúa và người theo Do-thái giáo’ đúng qui-cách trong lời ca do thánh-nhân đặt nơi miệng Đức Mẹ, lúc Mẹ thai nghén cưu-mang Ngài. Mẹ đã cùng với Con của Mẹ đi vào chính-trị của Thiên-Chúa mà ta gọi là bài ca ‘Xin Vâng’ qua đó Mẹ hiên ngang hát: “Thiên Chúa sẽ làm rất nhiều việc qua Con Một Ngài, là Đức Giêsu. Đó chính là thánh ý của Ngài, nay diễn tả với con người.
Lời ca ‘Xin Vâng’ do Mẹ hát, rõ ràng mang nặng tính-chất xúc-tác, đại để như:
“Ngài làm tiêu tán lũ kiêu căng,
Hạ kẻ quyền-năng khỏi ngôi báu,
Suy tôn người khiêm nhượng.
Đói khó, Người cho no phỉ sự lành,
giàu sang Người xua đuổi về không.” (Lc 1: 49-53)
Xem như thế, việc đó không mang ý-nghĩa của sự sùng kính/sốt sắng, nhưng là ngòi nổ chính trị. Bởi lẽ, vấn đề của mọi thời vẫn là: tính kiêu căng/ngạo mạn; kẻ có quyền vẫn cứ xử không công bằng, luôn chèn ép người khiêm tốn, đói nghèo. Người giàu vẫn làm giàu trên xương máu kẻ khác… Chủ đề này vẫn xuyên suốt ở Tin Mừng thánh Luca nơi chương đoạn mà ta gọi là truyện kể về thời ấu thơ của Chúa. Đó không là văn chương cho trẻ nhỏ. Đó chính là đường lối chính trị của người lớn khôn.
Có lẽ, mọi người cũng nên tìm hiểu các vấn đề như thế, cả khi mình không tổ chức lễ Giáng sinh đình đám rất phàm tục. Ta không thể đưa Chúa vào với lễ này đến khi nào ta đem chính trị của tín-hữu trưởng thành vào với cảnh-trí của thế giới. Tiệc Thánh ta dự, phải là lời tuyên xưng gửi giới cầm quyền buộc họ thực-thi trao trả mọi của cải trên thế giới cho mọi người sống ở đó. Và, khi phân phối của cải của họ, giới cầm quyền phải đặt ưu-tiên phát không cho người bị bỏ quên bên rìa xã hội và kẻ đói khát. Chính-trị đúng-đắn phải là ‘chính trị’ dành để của cải trên thế giới cho hết mọi người, không thiên vị ai. Bởi, thế giới hôm nay và mọi thời, vẫn là thế giới của cộng-đồng dân chúng đang sống đúng ý-nghĩa gia đình, cộng đoàn.
Trong tâm tình cương-quyết như thế, ta hãy cất lên lời lẽ rất thi-ca, mà rằng:
“Kìa một cõi trăm hình muôn vạn tiếng,
Đương dần phai dần hiện tắt rời vang.
Ta cố gọi những giác quan lười biếng,
Để ghi cho hậu thế phút mơ màng.”
(Vũ Hoàng Chương – Chết Nửa Vời)
Hậu thế nay, tuy đã chết nửa vời, nhưng vẫn còn nhớ và còn ghi lại phút mơ màng khi nhìn về cuộc sống của thánh-nhân từng lên tiếng mời gọi mọi người quan-tâm đến Nước Trời. Tiếng của ngài vẫn cứ vang vọng trong sa-mạc chờ người đến với Chúa, để thở than. Thở và than, không chỉ mỗi chuyện buồn chán, mà cả chuyện dân gian, thường nhật cõi thế trần, rất tươi vui.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch