Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau Lễ Chúa Về Trời Năm C 12-5-2013
“Trông Em xinh xinh mắt tình tình,”
“Đôi môi tươi tươi, má hồng hồng.
“Mái tóc phất phới bay như gió đưa làn sóng.”
(Võ Đức Phấn – Cùng Một Kiếp Hoa)
(2Thes 1: 3-4)
Hát những lời, tựa hồ: “Đôi môi tươi tươi má hồng hồng”, “mái tóc phất phới bay như gió đưa làn sóng”, rồi gọi đó bằng tựa đề: “Cùng Một Kiếp Hoa” thì ôi thôi, đúng là lời thơ, và ý nhạc rất “mê tơi”. Mê tơi, điều mà bần đạo muốn nói không phải là trạng thái tâm hồn rất choáng váng, mê mẩn, dồn dập những mê say; mà chỉ là động thái rất tâm tình mà người đặt nhạc còn cứ hát:
“Đôi mi cong cong sắc huyền huyền,
Tay em bon bon thoáng nhìn đời,
Mắt thấy ướt luôn như đắm lệ từ lâu.”
(Võ Đức Phấn – bđd)
Tâm trạng và cảnh huống của các vị mang nặng “một kiếp hoa” đến như thế, có là trạng huống của các bậc nữ lưu vị vọng xuất hiện ở Tin Mừng có nhiều không? Hỏi như thế, không có nghĩa phải có câu trả bằng lời ngay tức khắc. Như câu hỏi, một lần nữa được gửi đến đấng bậc nhà Đạo ở Sydney với lời lẽ cũng tự nhiên của vị độc giả nhiều lần thực hiện “đàng thánh giá” vào những ngày Tuần thánh, cũng thắc mắc.
Thắc mắc rất mực, như câu hỏi đơn sơ tốt lành của người mộ đạo, mộ cả người đi Đạo có những hành xử đạo hạnh, như sau:
“Mỗi lần thực hiện các chặng đàng thánh giá theo chân Chúa đi vào khổ đau, phiền sầu, bản thân con vẫn bị “lung khởi” bởi sự kiện xảy ra ở chặng đàng thứ sáu, qua đó thấy có bà Vêrônica lấy khăn cho Chúa lau mặt. Con có đọc Tin Mừng nhưng lại không thấy nói gì về việc này. Vậy, theo cha, truyện kể ở 14 chặng đàng thánh giá, có thật chăng? Truyện này dựa trên cơ sở nào? Con hỏi để biết chứ không muốn làm khó cha đâu, Xin cha tha lỗi.”
Cha có tha hay không, trước hết, vẫn mời bạn mời tôi, ta nghe thử một truyện kể cũng hơi bị “hư cấu” một chút, nhưng vẫn nói lên được đôi điều, rất như sau:
“Người con trai nọ, thấy mình không còn khả năng nuôi nổi mẹ già được nữa, anh bèn quyết định cõng mẹ lên núi bỏ đó, sống một mình. Tối đến, người con nói với mẹ: “Con cõng mẹ lên núi đi dạo một chốc cho nó thoáng, mẹ nhé!” Bà mẹ lấy hết sức bình sinh đeo lên vai của con mình một bao vải cũng không nặng. Trên đường dốc đi lên, anh ta nghĩ mình phải leo lên chỗ nào rõ thật cao mới bỏ mẹ xuống để mẹ không tài nào về được nhà mình.
Bỗng anh nhìn trên vai mình thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rải suốt đoạn đường đi, quá tức giận anh bèn hỏi mẹ:
-Mẹ rải đậu lên đồi để làm gì thế?
Câu trả lời của người mẹ đã khiến anh bật khóc:
-Ngốc ạ! Mẹ sợ lát nữa “còn mỗi mình con đi xuống núi sẽ lạc đường. Con tuy lớn xác là thế vẫn là con nhỏ của mẹ, Đi hết cuộc đời mình, lòng mẹ vẫn ở với con, và theo con.”
Lòng người mẹ đối với con, vẫn không khác lòng người nữ phụ trên đường tiễn đưa Chúa đi vào chốn lặng thinh, im ắng, đầy khổ đau. Và lời đáp của đấng bậc về sự kiện “Vêrônica”, như sau:
“Sự kiện được kể ở chặng đàng thứ 6, có bà Vêrônica lấy khăn vải lau mặt Chúa trên đường Ngài đi lên núi Canvariô, để lại thánh tích in trên đó. Sự kiện này, dĩ nhiên không mang tính sử học nào để ai đó có thể kiểm chứng, nhưng truyền thống Giáo hội vẫn kéo dài nhiều thế kỷ, suốt chặng đường.
Thật ra thì, tên gọi “Vêrônica” từ tiếng La tinh dọi về lại ngôn ngữ Hy Lạp có các bà mang tên, như: Bêrênicê hoặc Bêrônika, nhưng truyền thống khi xưa vẫn cứ quay về với tiếng La tinh có chữ “vera” tức rất thật. Và, ngôn ngữ Hy Lạp lại có tiếng “eikona” tức: ảnh hình, tượng mẫu, để cắt nghĩa rằng: tên của nữ phụ hôm ấy là hình ảnh rất thực hoặc mẫu tượng chính xác qui về người nữ từng đưa khăn cho Chúa lau mặt, đầy mồ hôi cùng máu.
Tác giả Eusebius ở Xêdarê trong cuốn sách ông viết có tựa đề “Historica Ecclesia”, tức: “Lịch sử Hội thánh” ở đoạn VII câu 18 có gán tên Vêrônica cho nữ phụ được Chúa chữa lành khỏi chứng “rong huyết” ở Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 9 câu 20. Dù, truyền thống phương Tây vẫn coi nữ phụ này là Mác-ta thành Bêtania. Nhưng, tên của chị Vêrônica đã thấy xuất hiện vào thế kỷ thứ tư ở bản văn ngụy tạo với tên gọi như Acta Pilati, tức: Hành quyết của Philatô.
Thời Trung cổ, cũng có một số bản văn nêu tên Vêrônica kèm theo chuyện khăn lau mặt Chúa. Trong số đó, có sách lễ cổ mang tên Augsburg có ghi lễ kính thánh “Vêrônica và mặt Chúa ướt đẫm”. Tác giả Mátthêu thành Westminster cũng nhắc đến sự kiện về “Bức hình in mặt Chúa gọi là khăn Vêrônica” và dần dà, chúng dân lại đã lẫn lộn tên của khăn này với tên của phụ nữ.
Truyện kể về bà Vêrônica đã trở thành câu chuyện truyền thống khá ăn khách trong giới nhà Đạo. Có truyện còn kể rằng bà Vêrônica ấy đã mang tấm khăn chùi có diện mạo Đức Kitô trên đó, về Rôma rồi dùng nó làm phương sách chữa bệnh cho Hoàng đế Tibêrius (14-37). Bà Vêrônica từ đó được coi như đã xuất hiện ở Rôma vào thời thánh Phêrô và Phaolô sinh hoạt giảng rao, và rồi bà cũng qua đời tại đây…
Ở vào trường hợp nào đi nữa, khăn lau chùi này vẫn còn giữ và trưng bầy tại Rôma cho mọi người đến kính viếng….” (xem Lm John Flader, Question time, The Catholic Weekly 07/4/2013, tr.18)
Khăn chùi để tỏ lòng cung kính hay lòng mẹ để tưởng niệm, thì như thế. Tình người nữ phụ Do thái tên Vêrônika, vẫn như vậy. Như thế và như vậy, là tâm là tình của nữ phụ ở mọi thời. Không chỉ ở mỗi thời của Chúa, mà cả thời hôm nay, nơi xứ Úc này hay đâu đó, rất Tây Tàu, như sau:
“Chuyện tôi sinh cháu Hồng Ân, cũng giống như chuyện phép lạ xảy ra ngày lễ Giáng Sinh, Chúa xuống trần. Cũng tựa hồ Đức Nữ Trinh Maria và phụ nữ khác, tôi cưu mang cháu chín tháng mười ngày rất ấn tượng; nhưng tôi ngày sinh cháu còn ấn tượng hơn, là vì nó đã thay đổi đời tôi rất nhiều thứ, cả đến quá trình lý lịch của tôi nữa, cũng đổi thay. Thoạt vào lúc thấy rõ bụng bầu của tôi cứ tăng dần, tôi đã bắt đầu nghĩ đến đứa trẻ, tức con người khác mà tôi sẽ mang đến cho thế trần này. Tôi đã bắt đầu nhìn về người khác, nhất là các phụ nữ cũng mang bầu như tôi, bằng cặp mắt rất khác, tức: bằng ánh nhìn nghiêm túc và phải lẽ, vẫn trông đợi điều tốt đẹp xảy đến với người và với mình. Và từ đó, tôi cũng đã bắt đầu mơ và tưởng đến đứa con gái trong bụng mình, những mong đem lại cho cháu trọn tình thương mà trước đây tôi ít khi nào có, với người khác….” (x. Ann Rennie, A Woman for All Seasons, Australian Catholics, Christmas 2008, tr. 7)
“Tình thương yêu tôi có với người khác”, có lẽ đây chính là đặc điểm làm nên sắc thái của người nữ, trong đời người. Chả thế mà, người nghệ sĩ lại cứ hát về người phụ nữ nào đó đã đi qua trong đời mình, bằng những câu để hát tiếp:
“Trông em đi tha thướt dường nào,
Đôi khi em mỉm cười vườn hoa kia thơm nở.
Lả lướt phất phơi tà áo dáng đi thêm dịu dàng
tựa cành hoa trước gió…”
(Võ Đức Phấn – bđd)
“Cành hoa trước gió”, những thoảng hương thơm “dáng đi thêm dịu dàng”, nhất nhất đều là những dáng những điệu mà người xưa gọi là “yểu điệu Thục nữ”, hay cái đẹp rất “yểu điệu”, dịu dàng của người con gái nước Thục chăng nữa, vẫn là điểm đặc trưng của giới nữ, chứ không nên gọi là phái yếu. Yếu sao được, khi có vị nào đó vẫn cứ kể rằng:
“Ở Pháp, có một người đàn ông bị đi tù sáu tháng vì tội đánh vợ. Mãn hạn tù về chưa đầy một tuần lễ, anh ta đã khăn gói đến xin ban quản lý trại giam cho được tiếp tục... cải tạo thêm. Hỏi vì sao không ở nhà mà lại muốn vào tù? Anh ta thú thật, tuy ở tù chẳng sung sướng gì nhưng còn hơn ở nhà, vì ở tù không phải nghe vợ đay nghiến suốt ngày đêm!”
Hoặc sau đó, lại xác chứng bằng những câu, như:
“Một cuộc điều tra xã hội học ở Trung Quốc với 1.027 đàn ông ở nhiều vùng dân cư khác nhau với câu hỏi: “Vợ anh có thói xấu gì khó chịu nhất?”, thì đến 82% trả lời, đó là tính nói nhiều. Hóa ra, ai cũng sợ cái tính nói nhiều, nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này có nguồn gốc sâu xa từ thuở nhỏ, các cậu bé đã bị mẹ mắng mỏ nhiều quá. Đàn ông lẩn tránh các “lời khuyên” của vợ cũng giống như khi còn nhỏ họ lẩn tránh lời giáo huấn của mẹ. Thực tế “phái mạnh” rất hay bị “phái yếu” rầy la. Lớn lên một tí thì bị chị mắng. Lớn tí nữa, bị người yêu trách. Lấy vợ, bị vợ chê bai, cằn nhằn. Về già cũng chưa yên. Có cụ ông khi tiễn cụ bà về nơi an nghỉ cuối cùng đã tưởng từ nay chẳng còn ai nói mình nữa. Nào ngờ, cụ lại phàn nàn: “Con gái tôi bây giờ cũng nói nhiều chẳng kém gì mẹ nó!”.
Tại sao đàn ông, cả những người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng lại sợ “võ mồm” của phụ nữ? Đơn giản vì nó không nguy hiểm chết người nhưng làm cho người ta khó chịu đến mức có thể ăn không ngon, ngủ không yên, sức khỏe cả tinh thần lẫn thể chất suy yếu dần, thậm chí sinh bệnh mà... chết.” (xem Cả Ngố, Vợ Có Võ, trang mạng www.dactrung/baiviet)
Thế nghĩa là, phái “yêu sắc” đã trở thành phái “manh nặng” nhờ có thứ vũ khí không mang tính võ biền mà nhiều người cứ gọi là võ, nhưng sự thực chỉ là đặc trưng diễn tả như một thứ khí cụ để tự vệ hoặc bảo vệ người của mình là chồng/là con, là gia đình người thân có hoặc không thương. Phái “yếu nhưng vẫn yêu” là phái đẹp khác thường ở phố chợ, hoặc nhà Đạo như vẫn thấy.
Vẫn thấy và vẫn nhận ra rằng, đời người mà thiếu nữ phụ hoặc phái “yếu nhưng vẫn yêu” là thiếu tất cả. Thiếu cả sự sống, như bản tường trình của phóng viên trên trang mạng có tên MercatorNet hôm 5/3/2013, như sau:
“Có nghiên cứu mới đây cho thấy: đang có chiều hướng trong xã hội ở Mỹ đã và đang trở về với tình hình xảy ra cách đây ba thập niên. Tình hình đó, là: có sự thụt lùi của phụ nữ trong qui chế xã hội ở Mỹ. Cụ thể là: phụ nữ nay bị thiệt thòi nhiều hơn nam giới theo cung cách rất nền tảng. Nghiên cứu cũng chứng tỏ là phụ nữ ở tuổi 75 hoặc dưới đó đang có triệu chứng không còn sống thọ như trước. Tình hình còn là: có đến 12% phụ nữ sống ở Hoa kỳ đang bị tình trạng thiệt thòi như thế đó.
Các nhà nghiên cứu cho thấy là các phụ nữ da trắng bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ khác, ở vài nơi. Ngoài ra, vấn đề hút thuốc, phì nộn, cũng khiến cho tuổi thọ của phụ nữ ở Hoa kỳ giảm thiểu khá nhiều. Trong bản tường trình của hãng thông tấn Associated Press có đoạn còn viết rõ: “Nhiều nghiên cứu khảo sát trên toàn nước Mỹ cho thấy: tuổi thọ của phụ nữ đang có chiều hướng đi xuống đặc biệt đối với phụ nữ da trắng chưa tốt nghiệp trung học. Trong khi đó, tuổi thọ xem ra lại gia tăng đối với phụ nữ có học và/hoặc có đị vị quan trọng trong xã hội. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng có chỉ dẫn cho thấy số phụ nữa hút thuốc hoặc béo phì là những người đang có vấn đề về tuổi thọ.” (xem Carolyn Moynihan, MercatorNet 05/3/2013)
Không cần bàn cãi cũng biết: các nhà nghiên cứu ở ngoài mới chỉ tìm hiểu về tuổi thọ của phụ nữ tại một số nước, đã la trời. Thế còn, “lòng đạo” tình hình sống Đạo của nữ phụ ở nhà Đạo nay lên xuống thế nào, đó còn là vấn đề không dễ gì để ta phán quyết.
Nay, chỉ nên coi các vấn đề nêu trên như một cảnh tỉnh về xã hội và Giáo hộ Công giáo mình, ở khắp nơi, để xem tình hình phái “yêu sắc yếu” nay ra sao? Có như phái “manh nặng mạnh” ở mọi thời nữa không. Và, hôm nay, ở nơi này, vấn đề được khơi dậy chỉ theo tính cách gợi ý và mở ngỏ để bà con ta còn kịp đặt thành vấn đề cho nhau, và với nhau mà thôi.
Nhưng trước khi đặt dấu chấm hết cho bài phiếm, tưởng cũng nên mời bạn và mời tôi ta về với Kinh sách có những lời nhắn, rất như sau:
“Chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa về anh chị em:
đó là điều phải lẽ, vì lòng tin của anh chị em đang phát triển mạnh,
và nơi anh chị em, lòng yêu thương của mỗi người
đối với người khác cũng gia tăng.
Bởi thế, chúng tôi hãnh diện về anh chị em
trước mặt các Hội Thánh của Thiên Chúa,
vì anh chị em kiên nhẫn
và có lòng tin mỗi khi bị bắt bớ hay gặp cảnh gian truân.”
(2 Thes 1: 3-4)
Nhắn thế rồi, nay ta cứ hiên ngang ngâm nga đôi lời ca để thêm lòng phấn khởi mà nhủ rằng:
“Lòng hoa chan chứa hương xuân thơ ngây trao tình đưa duyên,
Lời hoa tha thiết trao lời cùng bướm cận kề nhụy hoa.
Tình hoa đang nở hương sắc đương duyên đời hoa ngây thơ.
Nhụy hoa đã rữa màu hoa úa say tìm thấy đâu con bướm vàng.
Còn duyên đưa đó khi hoa đương xuân đến chiều rơi hoa…”
(Võ Đức Phấn – bđd)
Cuồi cùng thì, đặc trưng khác biệt của nữ giới với nam nhân, là ở cái “duyên”. Có duyên, kẻ đón người đưa. Vô duyên, đi sớm về trưa một mình!” Vậy thì, hỡi những kẻ vô duyên như bần đạo, ta cứ đi sớm về trưa với bạn Đạo mình, để rồi Chúa mình sẽ khiến mình lại nhiều duyên như các nữ phụ, rất đẹp duyên mọi bề.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn tự nhắn mình
và nhắn người
rất như thế.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần sau lễ Chúa về Trời năm C 12.5.2013
“Khi em chết, cõi đời này phải hết,”
“Không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời.”
(dẫn từ thơ Du Tử Lê)
Lc 24: 46-53
Đúng là thế. Em có chết cõi đời này, rày cũng hết. Hết một thời. Hết một đời người. Thế nhưng em và tôi, ta sẽ cùng Chúa bay về cõi “trời cao” có Chúa có Cha, có Thần Khí Chúa ngự trị, như thánh Luca mô tả, ở trình thuật.
Trình thuật thánh Luca, nay cho thấy: Chúa từ biệt mọi người để rồi Ngài cất bước ra về chốn thiên cung, ngàn năm hân hoan phấn khởi, để rồi Ngài sẽ gửi Thần Khí đến với mọi người. (Lc 24: 53). Và, sự việc Chúa đã thăng hoa về chốn thiên cung/thiên đường theo dạng thức đặc biệt, đã trở thành vấn đề với một số người.
Vấn đề là, Kinh sách Do-thái nói rất ít việc Chúa “thăng hoa” về cõi ấy, đến độ gây kinh ngạc. Trình thuật Ênốch và Êlya tuy cũng đề cập đến sự việc này nhưng không được đón nhận vì các thánh không trở về với ta, mà về chốn miền Chúa ngự trị, từ đó đem sứ điệp kiểu Môsê từ Si-nai bước xuống. Tóm lại, các tiên tri Cựu ước tuy có thị kiến thấy Chúa nhưng không “thăng hoa” về cõi “trời cao” co Chúa. Và chốn ấy, chẳng là thiên cung/thiên đường hiểu theo nghĩa thông thường, rất địa lý.
Sách Công Vụ lại mô tả vầng mây xám/trắng bao trùm Chúa và cất nhắc Ngài khỏi tầm nhìn của mọi người. Thế nên, thật không chắc tác giả Kinh Sách có diễn tả điều này theo nghĩa đen của từ vựng, hay không? Hoặc ngược lại, chỉ mang ý nghĩa biểu tượng/đặc trưng, thôi. Thế nên, người thời nay vẫn tự hỏi: Thiên đường là sao? Có nghĩa gì? Ở đâu thế? Làm thế nào đến được chốn ấy?
Ngày nay, nhiều người những muốn ra khỏi “thung lũng sầu” đầy khóc than, hầu đạt chốn linh thiêng mang tên “thiên quốc” mà gần gũi Chúa, không còn bị thế giới gian trần phiền hà, quấy nhiễu. Có người lại cứ đặt tên “thiên đường” cho chốn linh thiêng/thần thánh ở nơi đó không còn rắc rối với chuyện âu sầu, khổ não ở trần thế. Cũng có vị những muốn hỏi: Chúa về Trời, Ngài có bỏ lại đằng sau mọi âu sầu rối rắm, để dân gian phải gánh chịu?
Nhiều đấng bậc mô phạm/đạo mạo lại suy nghĩ: bằng vào việc vinh thăng chốn miền thiên quốc, Chúa đã ôm trọn loài người vào với cuộc sống của Ngài. Loài người của ta, đầy rẫy những tang thương/bệnh tật thật tù túng trong cõi ngục, lại được Chúa ôm chầm chữa trị đem vào chốn vinh quang. Và, Ngài đón nhận mọi người vào cung lòng tình thương của Ngài, ở cõi ấy, Ngài có khả năng giúp Chúa Cha nghe tiếng khẩn thiết/van nài của người phàm, phải chăng đó là sự việc cốt để Ngài thăng hoa hãnh tiến mọi sự lên với Chúa?
Thăng Thiên không kể nhiều về Đức Chúa ngang qua các sự kiện diễn tiến từ ngày Chúa Phục sinh/trỗi dậy, nhưng lại kể nhiều về chính chúng ta. Kể rằng: nếu Chúa đi vào với vũ trụ của Ngài, thì rồi ra, ta cũng sẽ đi vào chốn ấy, với Ngài. Được như thế, tức: được cất nhắc với Ngài đi vào vũ trụ thánh thiêng, mang theo mình tất cả mọi khó khăn cũng như giới hạn của chính mình. Vào chốn thánh thiêng ấy, ta được Chúa đón chào như người thuộc cõi ấy. Một khi Ngài đã hoàn tất sự việc giúp Cha hiện diện giữa mọi người, Chúa cũng giúp ta sống chân thực như người của Chúa trong thế giới của Ngài. Và cũng thế, ta sẽ lấp đầy mọi sự ở trong Chúa, trong Cha trong Thần Khí Ngài nữa.
Thăng Thiên, là cốt để Chúa rời bỏ nơi đây/chốn này mà đi vào “cõi trời cao nơi ấy” để ta khởi sự thực hiện sứ vụ Ngài giao phó. Bởi, nếu Ngài cứ quanh quất bên ta, hẳn là lại sẽ tìm mọi cách bỏ cả cuộc đời mình ra chỉ để thờ phượng Ngài trong nguyện cầu, thay vì nghe lời Ngài dạy mà ra đi thực hiện sứ vụ rao truyền Tin Vui An Bình cho mọi người. Thăng Thiên, là “bật đèn xanh” để biến sứ vụ giảng rao Tin Vui An Bình thành hiện thực, theo nghĩa rất thật.
Thăng Thiên thời Chúa sống, cũng na ná giống truyện hoàng đế La Mã, vẫn làm thế. Nhưng, nghiêm chỉnh hơn nên nói: Thăng Thiên phải được hiểu theo nghĩa Phục Sinh, tức: Chúa trổi dậy từ mộ phần trống vắng,để rồi Ngài đi vào chốn thiên cung đích điểm nơi Ngài hoàn thành công cuộc cứu độ, sau khi đã rời bỏ điểm xuất phát ở trần thế. Thăng Thiên, còn có đối tác là sự việc chôn cất Chúa; tức: Ngài xuống tận cùng vào chốn hư vô/trống rỗng nay đà trỗi dậy để đi vào nơi đầy ắp nhgững huyền nhiệm của tình thương, theo tầm nhìn cũng rất khác.
Thăng Thiên, là việc bổ sung cho Phục Sinh quang vinh. Bổ sung/thay thế những gì tiêu cực bằng sự thể tích cực. Bởi, từ ngày Chúa Phục sinh/trỗi dậy, cuộc sống con người đã trở nên tốt đẹp hơn trước rất nhiều. Những gì tiêu cực nay đà ra đi, biến dạng. Biến mất dạng, sau khi đã khiến cuộc đời mình trở thành hư vô/trống rỗng, để rồi khám phá ra rằng: làm như thế, tức là ta đặt mình trong vòng tay ôm của Thiên Chúa, và được Ngài cất nhắc lên về với “cõi trên” có Chúa có Cha, có cả những sự kiện mình chưa từng cảm nghiệm. Phải chăng đó mới là thiên cung/thiên đường không nơi chốn đích thực?
Thăng Thiên-Phục Sinh, không thay thế việc đi xuống theo nghĩa tiêu cực, thẳm sâu; nhưng là khía cạnh huyền nhiệm về những gì xảy đến để moị người trở thành hư vô/trống rỗng rất cần thiết? Có thể nói, cuộc sống đích thật không là sự việc “đi lên” hoặc thăng hoa diễn tiến sau khi đã lấp đầy hoặc thay thế nhiều chuyện “xuống thấp”. Có thể nói, một khi đã xuống thật thấp ta lại khám phá ra rằng: lên cao/xuống thấp, lúc trầm/lúc bổng, chính là tên gọi của thực tại.
Buổi Tạ Từ ngày Thứ Năm Thánh, Đức Giêsu đã đi vào tình trạng ý thức có Chúa ở cùng và ở với Ngài. Thứ Sáu Chịu Nạn, Ngài lại đã chết trong sự “tỉnh táo đầy ý thức” của Thiên Chúa. Vào đêm Vọng Phục Sinh, Đức Chúa lại đã đi vào vũ trụ trần gian nơi đó không có ai và cũng chẳng có thần thánh nào hoặc thứ gì xuất hiện ngoài Đức Chúa. Chính đó mới là thiên đường, đúng thật thiên quốc.
Ta đạt chốn thiên đường/thiên quốc không bằng sự việc bay bổng lên “chốn cao sang” sau khi đã trúng giải “độc đắc” nào đó, hoặc vào lúc mình chán ngấy sống ở “cõi dưới”. Ta đạt được chốn ấy, chỉ vì đã xuống thật thấp vào cõi hư vô/trống trải và vì thế mới được nâng nhấc vào “chốn” ấy để có được cuộc sống hư không/ trống rỗng chẳng còn gì, mãi thiên thu. Như thế thì, đạt chốn thiên đường/thiên quốc phải chăng ta có nhiều cuộc “đi lên” hơn “xuống thấp”? Không hẳn thế. Sống ở tình huống rất “thiên đường” như thế, ta sẽ chẳng còn “lên xuống” chốn nào nữa. Chắc chắn sẽ không đi xuống, cũng chẳng thăng lên nơi nào khác, nữa.
Đúng ra, ta nên hiểu: nhiều phần chắc chắn là: khi ta vượt quá lý luận về thiên đường/thiên quốc, và khi ta không còn ngôn từ nào dùng cho đúng cách, là ta đã gần đến với những gì mà ta gọi là Thần Khí. Thần Khí Chúa giải phóng ta khỏi tình trạng bám víu, níu kéo bất cứ ai, sự vật gì, dù đó có là thần linh thánh ái nào đi nữa. Và ở chốn thiên đường/thiên quốc, ta được tự do sống ở bất cứ nơi đâu, hết mọi chỗ. Và đó chính là sự việc Thần Khí đã khiến Chúa Thăng Thiên. Bởi, Thăng Thiên là Chúa hiện diện trong Thần Khí. Và, Ngài là Đấng ở khắp mọi nơi, nơi nào có sự hiện diện của Thần Khí. Điều tuyệt diệu, là: ta nhận được quà tặng Thần Khi rất như thế, vào lễ Ngũ Tuần. Và, Thăng Thiên lại dẫn đưa ta vào với lễ hội của Thần Khí, rất Ngũ Tuần.
Thần học cổ kính rất kinh điển nhìn sự việc Chúa chết đi và sống lại theo mẫu mã của việc đi ra ngoài rồi trở về lại. Đi ra ngoài, là ra khỏi chốn thiên đường/thiên quốc hoặc bất cứ nơi nào đó có Chúa có Cha, để rồi Ngài đến với ta, qua nhập thể. Và bằng vào việc này, Ngài lại đã chăm sóc ta bằng sự sống, nỗi chết và sự sống lại. Và sau đó, Ngài sẽ trở về chốn cũ của Ngài, tức thiên đường/thiên quốc của Thiên Chúa. Người xưa gọi đó là tiến trình “xuất dương trở về lại”, rất kinh điển.
Dù đó có là mẫu mã tuyệt vời giúp ta hiểu rõ nhiệm tích của lễ Thăng Thiên, thì ngày nay, ta lại tư duy/suy nghĩ việc Chúa chỉ mỗi hướng mình ra phía ngoài và phía trước theo kiểu xoắn ốc. Ngài hướng về khắp chốn, vào bất cứ mọi lúc theo cung cách rất riêng của Ngài, hay sao đó. Từ đó, ta có được cảm nghiệm, rằng: khi chùm mây bao phủ Ngài, thì Ngài không di chuyển theo đường thẳng tắp, để ta nối gót, nhưng Ngài vẫn để ta chọn lựa, khi thời “thăng hoa diễn tiến” về với Ngài kịp đến, thì kiểu cách ta chọn lựa có thể là kiểu “xoắn ốc” bao gộp Ngài cùng tất cả mọi người mà vui hưởng một thăng thiên về chốn thiên đường/thiên quốc, rất tuyệt vời.
Trong cảm nghiệm tình huống kịp đến như thế, ta lại hân hoan ngâm lên lời thơ vui mà rằng:
“Khi em chết, đời này phải hết.
Không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời.”
(Du Tử Lê – Hiến Chương Yêu)
Đời này phải hết, không chỉ là cõi chết. Mà, là cảm nghiệm của anh, của tôi của hoa cỏ vạn vật sẽ lên trời hân hoan vui hưởng “Hiến Chương Yêu” tuyệt vời, Chúa gửi đến. Cho muôn người.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Trông Em xinh xinh mắt tình tình,”
“Đôi môi tươi tươi, má hồng hồng.
“Mái tóc phất phới bay như gió đưa làn sóng.”
(Võ Đức Phấn – Cùng Một Kiếp Hoa)
(2Thes 1: 3-4)
Hát những lời, tựa hồ: “Đôi môi tươi tươi má hồng hồng”, “mái tóc phất phới bay như gió đưa làn sóng”, rồi gọi đó bằng tựa đề: “Cùng Một Kiếp Hoa” thì ôi thôi, đúng là lời thơ, và ý nhạc rất “mê tơi”. Mê tơi, điều mà bần đạo muốn nói không phải là trạng thái tâm hồn rất choáng váng, mê mẩn, dồn dập những mê say; mà chỉ là động thái rất tâm tình mà người đặt nhạc còn cứ hát:
“Đôi mi cong cong sắc huyền huyền,
Tay em bon bon thoáng nhìn đời,
Mắt thấy ướt luôn như đắm lệ từ lâu.”
(Võ Đức Phấn – bđd)
Tâm trạng và cảnh huống của các vị mang nặng “một kiếp hoa” đến như thế, có là trạng huống của các bậc nữ lưu vị vọng xuất hiện ở Tin Mừng có nhiều không? Hỏi như thế, không có nghĩa phải có câu trả bằng lời ngay tức khắc. Như câu hỏi, một lần nữa được gửi đến đấng bậc nhà Đạo ở Sydney với lời lẽ cũng tự nhiên của vị độc giả nhiều lần thực hiện “đàng thánh giá” vào những ngày Tuần thánh, cũng thắc mắc.
Thắc mắc rất mực, như câu hỏi đơn sơ tốt lành của người mộ đạo, mộ cả người đi Đạo có những hành xử đạo hạnh, như sau:
“Mỗi lần thực hiện các chặng đàng thánh giá theo chân Chúa đi vào khổ đau, phiền sầu, bản thân con vẫn bị “lung khởi” bởi sự kiện xảy ra ở chặng đàng thứ sáu, qua đó thấy có bà Vêrônica lấy khăn cho Chúa lau mặt. Con có đọc Tin Mừng nhưng lại không thấy nói gì về việc này. Vậy, theo cha, truyện kể ở 14 chặng đàng thánh giá, có thật chăng? Truyện này dựa trên cơ sở nào? Con hỏi để biết chứ không muốn làm khó cha đâu, Xin cha tha lỗi.”
Cha có tha hay không, trước hết, vẫn mời bạn mời tôi, ta nghe thử một truyện kể cũng hơi bị “hư cấu” một chút, nhưng vẫn nói lên được đôi điều, rất như sau:
“Người con trai nọ, thấy mình không còn khả năng nuôi nổi mẹ già được nữa, anh bèn quyết định cõng mẹ lên núi bỏ đó, sống một mình. Tối đến, người con nói với mẹ: “Con cõng mẹ lên núi đi dạo một chốc cho nó thoáng, mẹ nhé!” Bà mẹ lấy hết sức bình sinh đeo lên vai của con mình một bao vải cũng không nặng. Trên đường dốc đi lên, anh ta nghĩ mình phải leo lên chỗ nào rõ thật cao mới bỏ mẹ xuống để mẹ không tài nào về được nhà mình.
Bỗng anh nhìn trên vai mình thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rải suốt đoạn đường đi, quá tức giận anh bèn hỏi mẹ:
-Mẹ rải đậu lên đồi để làm gì thế?
Câu trả lời của người mẹ đã khiến anh bật khóc:
-Ngốc ạ! Mẹ sợ lát nữa “còn mỗi mình con đi xuống núi sẽ lạc đường. Con tuy lớn xác là thế vẫn là con nhỏ của mẹ, Đi hết cuộc đời mình, lòng mẹ vẫn ở với con, và theo con.”
Lòng người mẹ đối với con, vẫn không khác lòng người nữ phụ trên đường tiễn đưa Chúa đi vào chốn lặng thinh, im ắng, đầy khổ đau. Và lời đáp của đấng bậc về sự kiện “Vêrônica”, như sau:
“Sự kiện được kể ở chặng đàng thứ 6, có bà Vêrônica lấy khăn vải lau mặt Chúa trên đường Ngài đi lên núi Canvariô, để lại thánh tích in trên đó. Sự kiện này, dĩ nhiên không mang tính sử học nào để ai đó có thể kiểm chứng, nhưng truyền thống Giáo hội vẫn kéo dài nhiều thế kỷ, suốt chặng đường.
Thật ra thì, tên gọi “Vêrônica” từ tiếng La tinh dọi về lại ngôn ngữ Hy Lạp có các bà mang tên, như: Bêrênicê hoặc Bêrônika, nhưng truyền thống khi xưa vẫn cứ quay về với tiếng La tinh có chữ “vera” tức rất thật. Và, ngôn ngữ Hy Lạp lại có tiếng “eikona” tức: ảnh hình, tượng mẫu, để cắt nghĩa rằng: tên của nữ phụ hôm ấy là hình ảnh rất thực hoặc mẫu tượng chính xác qui về người nữ từng đưa khăn cho Chúa lau mặt, đầy mồ hôi cùng máu.
Tác giả Eusebius ở Xêdarê trong cuốn sách ông viết có tựa đề “Historica Ecclesia”, tức: “Lịch sử Hội thánh” ở đoạn VII câu 18 có gán tên Vêrônica cho nữ phụ được Chúa chữa lành khỏi chứng “rong huyết” ở Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 9 câu 20. Dù, truyền thống phương Tây vẫn coi nữ phụ này là Mác-ta thành Bêtania. Nhưng, tên của chị Vêrônica đã thấy xuất hiện vào thế kỷ thứ tư ở bản văn ngụy tạo với tên gọi như Acta Pilati, tức: Hành quyết của Philatô.
Thời Trung cổ, cũng có một số bản văn nêu tên Vêrônica kèm theo chuyện khăn lau mặt Chúa. Trong số đó, có sách lễ cổ mang tên Augsburg có ghi lễ kính thánh “Vêrônica và mặt Chúa ướt đẫm”. Tác giả Mátthêu thành Westminster cũng nhắc đến sự kiện về “Bức hình in mặt Chúa gọi là khăn Vêrônica” và dần dà, chúng dân lại đã lẫn lộn tên của khăn này với tên của phụ nữ.
Truyện kể về bà Vêrônica đã trở thành câu chuyện truyền thống khá ăn khách trong giới nhà Đạo. Có truyện còn kể rằng bà Vêrônica ấy đã mang tấm khăn chùi có diện mạo Đức Kitô trên đó, về Rôma rồi dùng nó làm phương sách chữa bệnh cho Hoàng đế Tibêrius (14-37). Bà Vêrônica từ đó được coi như đã xuất hiện ở Rôma vào thời thánh Phêrô và Phaolô sinh hoạt giảng rao, và rồi bà cũng qua đời tại đây…
Ở vào trường hợp nào đi nữa, khăn lau chùi này vẫn còn giữ và trưng bầy tại Rôma cho mọi người đến kính viếng….” (xem Lm John Flader, Question time, The Catholic Weekly 07/4/2013, tr.18)
Khăn chùi để tỏ lòng cung kính hay lòng mẹ để tưởng niệm, thì như thế. Tình người nữ phụ Do thái tên Vêrônika, vẫn như vậy. Như thế và như vậy, là tâm là tình của nữ phụ ở mọi thời. Không chỉ ở mỗi thời của Chúa, mà cả thời hôm nay, nơi xứ Úc này hay đâu đó, rất Tây Tàu, như sau:
“Chuyện tôi sinh cháu Hồng Ân, cũng giống như chuyện phép lạ xảy ra ngày lễ Giáng Sinh, Chúa xuống trần. Cũng tựa hồ Đức Nữ Trinh Maria và phụ nữ khác, tôi cưu mang cháu chín tháng mười ngày rất ấn tượng; nhưng tôi ngày sinh cháu còn ấn tượng hơn, là vì nó đã thay đổi đời tôi rất nhiều thứ, cả đến quá trình lý lịch của tôi nữa, cũng đổi thay. Thoạt vào lúc thấy rõ bụng bầu của tôi cứ tăng dần, tôi đã bắt đầu nghĩ đến đứa trẻ, tức con người khác mà tôi sẽ mang đến cho thế trần này. Tôi đã bắt đầu nhìn về người khác, nhất là các phụ nữ cũng mang bầu như tôi, bằng cặp mắt rất khác, tức: bằng ánh nhìn nghiêm túc và phải lẽ, vẫn trông đợi điều tốt đẹp xảy đến với người và với mình. Và từ đó, tôi cũng đã bắt đầu mơ và tưởng đến đứa con gái trong bụng mình, những mong đem lại cho cháu trọn tình thương mà trước đây tôi ít khi nào có, với người khác….” (x. Ann Rennie, A Woman for All Seasons, Australian Catholics, Christmas 2008, tr. 7)
“Tình thương yêu tôi có với người khác”, có lẽ đây chính là đặc điểm làm nên sắc thái của người nữ, trong đời người. Chả thế mà, người nghệ sĩ lại cứ hát về người phụ nữ nào đó đã đi qua trong đời mình, bằng những câu để hát tiếp:
“Trông em đi tha thướt dường nào,
Đôi khi em mỉm cười vườn hoa kia thơm nở.
Lả lướt phất phơi tà áo dáng đi thêm dịu dàng
tựa cành hoa trước gió…”
(Võ Đức Phấn – bđd)
“Cành hoa trước gió”, những thoảng hương thơm “dáng đi thêm dịu dàng”, nhất nhất đều là những dáng những điệu mà người xưa gọi là “yểu điệu Thục nữ”, hay cái đẹp rất “yểu điệu”, dịu dàng của người con gái nước Thục chăng nữa, vẫn là điểm đặc trưng của giới nữ, chứ không nên gọi là phái yếu. Yếu sao được, khi có vị nào đó vẫn cứ kể rằng:
“Ở Pháp, có một người đàn ông bị đi tù sáu tháng vì tội đánh vợ. Mãn hạn tù về chưa đầy một tuần lễ, anh ta đã khăn gói đến xin ban quản lý trại giam cho được tiếp tục... cải tạo thêm. Hỏi vì sao không ở nhà mà lại muốn vào tù? Anh ta thú thật, tuy ở tù chẳng sung sướng gì nhưng còn hơn ở nhà, vì ở tù không phải nghe vợ đay nghiến suốt ngày đêm!”
Hoặc sau đó, lại xác chứng bằng những câu, như:
“Một cuộc điều tra xã hội học ở Trung Quốc với 1.027 đàn ông ở nhiều vùng dân cư khác nhau với câu hỏi: “Vợ anh có thói xấu gì khó chịu nhất?”, thì đến 82% trả lời, đó là tính nói nhiều. Hóa ra, ai cũng sợ cái tính nói nhiều, nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này có nguồn gốc sâu xa từ thuở nhỏ, các cậu bé đã bị mẹ mắng mỏ nhiều quá. Đàn ông lẩn tránh các “lời khuyên” của vợ cũng giống như khi còn nhỏ họ lẩn tránh lời giáo huấn của mẹ. Thực tế “phái mạnh” rất hay bị “phái yếu” rầy la. Lớn lên một tí thì bị chị mắng. Lớn tí nữa, bị người yêu trách. Lấy vợ, bị vợ chê bai, cằn nhằn. Về già cũng chưa yên. Có cụ ông khi tiễn cụ bà về nơi an nghỉ cuối cùng đã tưởng từ nay chẳng còn ai nói mình nữa. Nào ngờ, cụ lại phàn nàn: “Con gái tôi bây giờ cũng nói nhiều chẳng kém gì mẹ nó!”.
Tại sao đàn ông, cả những người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng lại sợ “võ mồm” của phụ nữ? Đơn giản vì nó không nguy hiểm chết người nhưng làm cho người ta khó chịu đến mức có thể ăn không ngon, ngủ không yên, sức khỏe cả tinh thần lẫn thể chất suy yếu dần, thậm chí sinh bệnh mà... chết.” (xem Cả Ngố, Vợ Có Võ, trang mạng www.dactrung/baiviet)
Thế nghĩa là, phái “yêu sắc” đã trở thành phái “manh nặng” nhờ có thứ vũ khí không mang tính võ biền mà nhiều người cứ gọi là võ, nhưng sự thực chỉ là đặc trưng diễn tả như một thứ khí cụ để tự vệ hoặc bảo vệ người của mình là chồng/là con, là gia đình người thân có hoặc không thương. Phái “yếu nhưng vẫn yêu” là phái đẹp khác thường ở phố chợ, hoặc nhà Đạo như vẫn thấy.
Vẫn thấy và vẫn nhận ra rằng, đời người mà thiếu nữ phụ hoặc phái “yếu nhưng vẫn yêu” là thiếu tất cả. Thiếu cả sự sống, như bản tường trình của phóng viên trên trang mạng có tên MercatorNet hôm 5/3/2013, như sau:
“Có nghiên cứu mới đây cho thấy: đang có chiều hướng trong xã hội ở Mỹ đã và đang trở về với tình hình xảy ra cách đây ba thập niên. Tình hình đó, là: có sự thụt lùi của phụ nữ trong qui chế xã hội ở Mỹ. Cụ thể là: phụ nữ nay bị thiệt thòi nhiều hơn nam giới theo cung cách rất nền tảng. Nghiên cứu cũng chứng tỏ là phụ nữ ở tuổi 75 hoặc dưới đó đang có triệu chứng không còn sống thọ như trước. Tình hình còn là: có đến 12% phụ nữ sống ở Hoa kỳ đang bị tình trạng thiệt thòi như thế đó.
Các nhà nghiên cứu cho thấy là các phụ nữ da trắng bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ khác, ở vài nơi. Ngoài ra, vấn đề hút thuốc, phì nộn, cũng khiến cho tuổi thọ của phụ nữ ở Hoa kỳ giảm thiểu khá nhiều. Trong bản tường trình của hãng thông tấn Associated Press có đoạn còn viết rõ: “Nhiều nghiên cứu khảo sát trên toàn nước Mỹ cho thấy: tuổi thọ của phụ nữ đang có chiều hướng đi xuống đặc biệt đối với phụ nữ da trắng chưa tốt nghiệp trung học. Trong khi đó, tuổi thọ xem ra lại gia tăng đối với phụ nữ có học và/hoặc có đị vị quan trọng trong xã hội. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng có chỉ dẫn cho thấy số phụ nữa hút thuốc hoặc béo phì là những người đang có vấn đề về tuổi thọ.” (xem Carolyn Moynihan, MercatorNet 05/3/2013)
Không cần bàn cãi cũng biết: các nhà nghiên cứu ở ngoài mới chỉ tìm hiểu về tuổi thọ của phụ nữ tại một số nước, đã la trời. Thế còn, “lòng đạo” tình hình sống Đạo của nữ phụ ở nhà Đạo nay lên xuống thế nào, đó còn là vấn đề không dễ gì để ta phán quyết.
Nay, chỉ nên coi các vấn đề nêu trên như một cảnh tỉnh về xã hội và Giáo hộ Công giáo mình, ở khắp nơi, để xem tình hình phái “yêu sắc yếu” nay ra sao? Có như phái “manh nặng mạnh” ở mọi thời nữa không. Và, hôm nay, ở nơi này, vấn đề được khơi dậy chỉ theo tính cách gợi ý và mở ngỏ để bà con ta còn kịp đặt thành vấn đề cho nhau, và với nhau mà thôi.
Nhưng trước khi đặt dấu chấm hết cho bài phiếm, tưởng cũng nên mời bạn và mời tôi ta về với Kinh sách có những lời nhắn, rất như sau:
“Chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa về anh chị em:
đó là điều phải lẽ, vì lòng tin của anh chị em đang phát triển mạnh,
và nơi anh chị em, lòng yêu thương của mỗi người
đối với người khác cũng gia tăng.
Bởi thế, chúng tôi hãnh diện về anh chị em
trước mặt các Hội Thánh của Thiên Chúa,
vì anh chị em kiên nhẫn
và có lòng tin mỗi khi bị bắt bớ hay gặp cảnh gian truân.”
(2 Thes 1: 3-4)
Nhắn thế rồi, nay ta cứ hiên ngang ngâm nga đôi lời ca để thêm lòng phấn khởi mà nhủ rằng:
“Lòng hoa chan chứa hương xuân thơ ngây trao tình đưa duyên,
Lời hoa tha thiết trao lời cùng bướm cận kề nhụy hoa.
Tình hoa đang nở hương sắc đương duyên đời hoa ngây thơ.
Nhụy hoa đã rữa màu hoa úa say tìm thấy đâu con bướm vàng.
Còn duyên đưa đó khi hoa đương xuân đến chiều rơi hoa…”
(Võ Đức Phấn – bđd)
Cuồi cùng thì, đặc trưng khác biệt của nữ giới với nam nhân, là ở cái “duyên”. Có duyên, kẻ đón người đưa. Vô duyên, đi sớm về trưa một mình!” Vậy thì, hỡi những kẻ vô duyên như bần đạo, ta cứ đi sớm về trưa với bạn Đạo mình, để rồi Chúa mình sẽ khiến mình lại nhiều duyên như các nữ phụ, rất đẹp duyên mọi bề.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn tự nhắn mình
và nhắn người
rất như thế.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần sau lễ Chúa về Trời năm C 12.5.2013
“Khi em chết, cõi đời này phải hết,”
“Không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời.”
(dẫn từ thơ Du Tử Lê)
Lc 24: 46-53
Đúng là thế. Em có chết cõi đời này, rày cũng hết. Hết một thời. Hết một đời người. Thế nhưng em và tôi, ta sẽ cùng Chúa bay về cõi “trời cao” có Chúa có Cha, có Thần Khí Chúa ngự trị, như thánh Luca mô tả, ở trình thuật.
Trình thuật thánh Luca, nay cho thấy: Chúa từ biệt mọi người để rồi Ngài cất bước ra về chốn thiên cung, ngàn năm hân hoan phấn khởi, để rồi Ngài sẽ gửi Thần Khí đến với mọi người. (Lc 24: 53). Và, sự việc Chúa đã thăng hoa về chốn thiên cung/thiên đường theo dạng thức đặc biệt, đã trở thành vấn đề với một số người.
Vấn đề là, Kinh sách Do-thái nói rất ít việc Chúa “thăng hoa” về cõi ấy, đến độ gây kinh ngạc. Trình thuật Ênốch và Êlya tuy cũng đề cập đến sự việc này nhưng không được đón nhận vì các thánh không trở về với ta, mà về chốn miền Chúa ngự trị, từ đó đem sứ điệp kiểu Môsê từ Si-nai bước xuống. Tóm lại, các tiên tri Cựu ước tuy có thị kiến thấy Chúa nhưng không “thăng hoa” về cõi “trời cao” co Chúa. Và chốn ấy, chẳng là thiên cung/thiên đường hiểu theo nghĩa thông thường, rất địa lý.
Sách Công Vụ lại mô tả vầng mây xám/trắng bao trùm Chúa và cất nhắc Ngài khỏi tầm nhìn của mọi người. Thế nên, thật không chắc tác giả Kinh Sách có diễn tả điều này theo nghĩa đen của từ vựng, hay không? Hoặc ngược lại, chỉ mang ý nghĩa biểu tượng/đặc trưng, thôi. Thế nên, người thời nay vẫn tự hỏi: Thiên đường là sao? Có nghĩa gì? Ở đâu thế? Làm thế nào đến được chốn ấy?
Ngày nay, nhiều người những muốn ra khỏi “thung lũng sầu” đầy khóc than, hầu đạt chốn linh thiêng mang tên “thiên quốc” mà gần gũi Chúa, không còn bị thế giới gian trần phiền hà, quấy nhiễu. Có người lại cứ đặt tên “thiên đường” cho chốn linh thiêng/thần thánh ở nơi đó không còn rắc rối với chuyện âu sầu, khổ não ở trần thế. Cũng có vị những muốn hỏi: Chúa về Trời, Ngài có bỏ lại đằng sau mọi âu sầu rối rắm, để dân gian phải gánh chịu?
Nhiều đấng bậc mô phạm/đạo mạo lại suy nghĩ: bằng vào việc vinh thăng chốn miền thiên quốc, Chúa đã ôm trọn loài người vào với cuộc sống của Ngài. Loài người của ta, đầy rẫy những tang thương/bệnh tật thật tù túng trong cõi ngục, lại được Chúa ôm chầm chữa trị đem vào chốn vinh quang. Và, Ngài đón nhận mọi người vào cung lòng tình thương của Ngài, ở cõi ấy, Ngài có khả năng giúp Chúa Cha nghe tiếng khẩn thiết/van nài của người phàm, phải chăng đó là sự việc cốt để Ngài thăng hoa hãnh tiến mọi sự lên với Chúa?
Thăng Thiên không kể nhiều về Đức Chúa ngang qua các sự kiện diễn tiến từ ngày Chúa Phục sinh/trỗi dậy, nhưng lại kể nhiều về chính chúng ta. Kể rằng: nếu Chúa đi vào với vũ trụ của Ngài, thì rồi ra, ta cũng sẽ đi vào chốn ấy, với Ngài. Được như thế, tức: được cất nhắc với Ngài đi vào vũ trụ thánh thiêng, mang theo mình tất cả mọi khó khăn cũng như giới hạn của chính mình. Vào chốn thánh thiêng ấy, ta được Chúa đón chào như người thuộc cõi ấy. Một khi Ngài đã hoàn tất sự việc giúp Cha hiện diện giữa mọi người, Chúa cũng giúp ta sống chân thực như người của Chúa trong thế giới của Ngài. Và cũng thế, ta sẽ lấp đầy mọi sự ở trong Chúa, trong Cha trong Thần Khí Ngài nữa.
Thăng Thiên, là cốt để Chúa rời bỏ nơi đây/chốn này mà đi vào “cõi trời cao nơi ấy” để ta khởi sự thực hiện sứ vụ Ngài giao phó. Bởi, nếu Ngài cứ quanh quất bên ta, hẳn là lại sẽ tìm mọi cách bỏ cả cuộc đời mình ra chỉ để thờ phượng Ngài trong nguyện cầu, thay vì nghe lời Ngài dạy mà ra đi thực hiện sứ vụ rao truyền Tin Vui An Bình cho mọi người. Thăng Thiên, là “bật đèn xanh” để biến sứ vụ giảng rao Tin Vui An Bình thành hiện thực, theo nghĩa rất thật.
Thăng Thiên thời Chúa sống, cũng na ná giống truyện hoàng đế La Mã, vẫn làm thế. Nhưng, nghiêm chỉnh hơn nên nói: Thăng Thiên phải được hiểu theo nghĩa Phục Sinh, tức: Chúa trổi dậy từ mộ phần trống vắng,để rồi Ngài đi vào chốn thiên cung đích điểm nơi Ngài hoàn thành công cuộc cứu độ, sau khi đã rời bỏ điểm xuất phát ở trần thế. Thăng Thiên, còn có đối tác là sự việc chôn cất Chúa; tức: Ngài xuống tận cùng vào chốn hư vô/trống rỗng nay đà trỗi dậy để đi vào nơi đầy ắp nhgững huyền nhiệm của tình thương, theo tầm nhìn cũng rất khác.
Thăng Thiên, là việc bổ sung cho Phục Sinh quang vinh. Bổ sung/thay thế những gì tiêu cực bằng sự thể tích cực. Bởi, từ ngày Chúa Phục sinh/trỗi dậy, cuộc sống con người đã trở nên tốt đẹp hơn trước rất nhiều. Những gì tiêu cực nay đà ra đi, biến dạng. Biến mất dạng, sau khi đã khiến cuộc đời mình trở thành hư vô/trống rỗng, để rồi khám phá ra rằng: làm như thế, tức là ta đặt mình trong vòng tay ôm của Thiên Chúa, và được Ngài cất nhắc lên về với “cõi trên” có Chúa có Cha, có cả những sự kiện mình chưa từng cảm nghiệm. Phải chăng đó mới là thiên cung/thiên đường không nơi chốn đích thực?
Thăng Thiên-Phục Sinh, không thay thế việc đi xuống theo nghĩa tiêu cực, thẳm sâu; nhưng là khía cạnh huyền nhiệm về những gì xảy đến để moị người trở thành hư vô/trống rỗng rất cần thiết? Có thể nói, cuộc sống đích thật không là sự việc “đi lên” hoặc thăng hoa diễn tiến sau khi đã lấp đầy hoặc thay thế nhiều chuyện “xuống thấp”. Có thể nói, một khi đã xuống thật thấp ta lại khám phá ra rằng: lên cao/xuống thấp, lúc trầm/lúc bổng, chính là tên gọi của thực tại.
Buổi Tạ Từ ngày Thứ Năm Thánh, Đức Giêsu đã đi vào tình trạng ý thức có Chúa ở cùng và ở với Ngài. Thứ Sáu Chịu Nạn, Ngài lại đã chết trong sự “tỉnh táo đầy ý thức” của Thiên Chúa. Vào đêm Vọng Phục Sinh, Đức Chúa lại đã đi vào vũ trụ trần gian nơi đó không có ai và cũng chẳng có thần thánh nào hoặc thứ gì xuất hiện ngoài Đức Chúa. Chính đó mới là thiên đường, đúng thật thiên quốc.
Ta đạt chốn thiên đường/thiên quốc không bằng sự việc bay bổng lên “chốn cao sang” sau khi đã trúng giải “độc đắc” nào đó, hoặc vào lúc mình chán ngấy sống ở “cõi dưới”. Ta đạt được chốn ấy, chỉ vì đã xuống thật thấp vào cõi hư vô/trống trải và vì thế mới được nâng nhấc vào “chốn” ấy để có được cuộc sống hư không/ trống rỗng chẳng còn gì, mãi thiên thu. Như thế thì, đạt chốn thiên đường/thiên quốc phải chăng ta có nhiều cuộc “đi lên” hơn “xuống thấp”? Không hẳn thế. Sống ở tình huống rất “thiên đường” như thế, ta sẽ chẳng còn “lên xuống” chốn nào nữa. Chắc chắn sẽ không đi xuống, cũng chẳng thăng lên nơi nào khác, nữa.
Đúng ra, ta nên hiểu: nhiều phần chắc chắn là: khi ta vượt quá lý luận về thiên đường/thiên quốc, và khi ta không còn ngôn từ nào dùng cho đúng cách, là ta đã gần đến với những gì mà ta gọi là Thần Khí. Thần Khí Chúa giải phóng ta khỏi tình trạng bám víu, níu kéo bất cứ ai, sự vật gì, dù đó có là thần linh thánh ái nào đi nữa. Và ở chốn thiên đường/thiên quốc, ta được tự do sống ở bất cứ nơi đâu, hết mọi chỗ. Và đó chính là sự việc Thần Khí đã khiến Chúa Thăng Thiên. Bởi, Thăng Thiên là Chúa hiện diện trong Thần Khí. Và, Ngài là Đấng ở khắp mọi nơi, nơi nào có sự hiện diện của Thần Khí. Điều tuyệt diệu, là: ta nhận được quà tặng Thần Khi rất như thế, vào lễ Ngũ Tuần. Và, Thăng Thiên lại dẫn đưa ta vào với lễ hội của Thần Khí, rất Ngũ Tuần.
Thần học cổ kính rất kinh điển nhìn sự việc Chúa chết đi và sống lại theo mẫu mã của việc đi ra ngoài rồi trở về lại. Đi ra ngoài, là ra khỏi chốn thiên đường/thiên quốc hoặc bất cứ nơi nào đó có Chúa có Cha, để rồi Ngài đến với ta, qua nhập thể. Và bằng vào việc này, Ngài lại đã chăm sóc ta bằng sự sống, nỗi chết và sự sống lại. Và sau đó, Ngài sẽ trở về chốn cũ của Ngài, tức thiên đường/thiên quốc của Thiên Chúa. Người xưa gọi đó là tiến trình “xuất dương trở về lại”, rất kinh điển.
Dù đó có là mẫu mã tuyệt vời giúp ta hiểu rõ nhiệm tích của lễ Thăng Thiên, thì ngày nay, ta lại tư duy/suy nghĩ việc Chúa chỉ mỗi hướng mình ra phía ngoài và phía trước theo kiểu xoắn ốc. Ngài hướng về khắp chốn, vào bất cứ mọi lúc theo cung cách rất riêng của Ngài, hay sao đó. Từ đó, ta có được cảm nghiệm, rằng: khi chùm mây bao phủ Ngài, thì Ngài không di chuyển theo đường thẳng tắp, để ta nối gót, nhưng Ngài vẫn để ta chọn lựa, khi thời “thăng hoa diễn tiến” về với Ngài kịp đến, thì kiểu cách ta chọn lựa có thể là kiểu “xoắn ốc” bao gộp Ngài cùng tất cả mọi người mà vui hưởng một thăng thiên về chốn thiên đường/thiên quốc, rất tuyệt vời.
Trong cảm nghiệm tình huống kịp đến như thế, ta lại hân hoan ngâm lên lời thơ vui mà rằng:
“Khi em chết, đời này phải hết.
Không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời.”
(Du Tử Lê – Hiến Chương Yêu)
Đời này phải hết, không chỉ là cõi chết. Mà, là cảm nghiệm của anh, của tôi của hoa cỏ vạn vật sẽ lên trời hân hoan vui hưởng “Hiến Chương Yêu” tuyệt vời, Chúa gửi đến. Cho muôn người.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch