Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ Sáu Phục Sinh Năm C 05-5-2013
“Rung một cánh nhạc buồn,”
“Phím có hay người khóc trên cung đàn lẻ loi!
“Rơi một ngấn lệ sầu, có ai hay người khóc.”
(Từ Công Phụng – Trên Tháng Ngày Đã Qua)
(Galat 5: 1)
“Có ai hay người khóc?” và có chăng “Rơi một ngấn lệ sầu?” câu hát này cũng có thể là lời thơ buồn người người thường nói với nhau. Nói, như bạn bè/người thân vẫn cứ căn dặn nhau trên bước đường đời nhiều khổ ải: hãy cẩn thận và hãy để ý đến con em mình, khi chúng tiếp xúc phương tiện truyền thông, vi tính hoặc di động.
Lời căn dặn/nhắn nhủ, nay vẫn rền vang như bài ca rất trữ tình:
“Rung một cánh nhạc buồn,
Rơi một ngấn lệ sầu
Có ai hay người khóc trong tinh cầu lẻ loi?
Ngoài kia mưa là những giòng lệ rơi!”
(Từ Công Phụng – bđd)
Vào dạo trước, mỗi khi nghe nghệ sĩ hát câu trên, bần đạo lại đã liên tưởng nhiều về tình cảnh trong đó có người tình trăm năm cứ là đong đưa thân mình rồi hát bài ca “con cá” rất tương tự một tình lỡ. Nay, hệ thống truyền thông vi tính lại đã đi xa, quá mạnh để rồi dẫn ta về với lời ca/câu hát cứ tiếp tục:
“Theo cuộc tình, khi cơn bão đi qua đời mình
Người ơi, người ơi! tìm đâu thấy nửa đời xuân thắm?
Với tình yêu, chúng ta như giọt sương sớm mai,
như giọt sương sớm mai, long lanh trên cánh hoa vàng,
Gom môt chút nắng vàng…”
(Từ Công Phụng – bđd)
Nghe nghệ sĩ tả cảnh tả tình lung linh giọt buồn, bần đạo lại nhớ lời nhắn nhủ vào hôm ấy được thấy trên mạng, có giòng kể như sau:
“Nỗi khổ đau hầu như triền miên của bậc cha mẹ thời nay, chính là thấy “mất con” mình cho Internet. Chúng ngồi như dính keo hàng giờ trước máy vi tính, nhoay nhoáy nhắn tin trên iPhone, chơi trên iPad, laptop mà không mảy may quan tâm tới đời sống xung quanh.
1. Hôm qua, người chị họ của tôi chạy ào đến, khóc nức nở. Hỏi mãi, chị mới cho hay: con gái chị, mới 17 tuổi, hẹn hò với một bạn “chat”, một người lạ trên mạng, đi suốt đêm không về. Tôi cũng có con gái, con tôi 17 tuổi. Thấy chị khóc mà nước mắt tôi cũng rớt theo. Từ bao giờ Internet và các phương tiện truyền thông khác làm điêu đứng các bậc cha mẹ có con ở tuổi vị thành niên vậy?
Có thể khẳng định một điều rằng: từ khi có mạng Internet, cuộc sống chúng ta đã thay đổi đến chóng mặt. Nhờ có Internet, người ta với một cái “click” chuột là có thể mở ra cả thế giới thông tin, có thể gửi thư và nhìn thấy bạn cũ ở cả nửa vòng trái đất, có thể gửi hàng tá tài liệu cho đối tác, mà không cần đến giấy tờ; có thể họp hành, đấu thầu trực tuyến mà không cần tới cơ quan. Nhưng với tất cả phụ huynh có con ở độ tuổi từ 5-18 tuổi, cảm giác hoang mang lo lắng trước tác động quá lớn của Internet đối với những đứa con thân yêu của mình là không tránh khỏi. Một chị cùng cơ quan tôi có cô con gái tuổi 16 rất hay “chat” trên Facebook. Chị la rầy, cấm đoán cũng vô ích. Có mặt chị ở nhà, con gái dùng vi tính cho việc tra cứu thông tin.
Nhưng nhờ phần mềm theo dõi, chị đọc được những đoạn “chat” mùi mẫn của nó với một “gã kỹ sư” nào đó mang “nickname” “hiepsimatbuon”. Con gái xin đi chơi với bạn cùng lớp buổi tối chị không bao giờ cho phép. Nhưng không lẽ cấm con giao du với bạn bè, nên khi cháu xin đi coi phim những ngày chủ nhật, chị phái chồng bí mật theo sau, xem nó có đi hẹn hò với gã trai lạ làm quen trên mạng không. Chồng bận việc, chị phải nhờ bác xe ôm trong xóm làm “thám tử tư”. Nghĩ ra thật khổ tâm, mẹ con mà không cởi mở được. Bạn bè trách chị lạc hậu quá, khe khắt quá nhưng có con gái lớn chị chỉ sợ có ngày những kẻ con quen trên mạng dụ dỗ, bán nó ra nước ngoài như trên báo chí thường thông tin. Nghe chị kể, tôi hoang mang tự hỏi sự che chắn ấy sẽ kéo dài tới bao giờ?
2. Con cái tôi không phải hoàn toàn vô can trước tác hại của truyền thông dù tôi và chồng đã hết sức chú ý chuyện dạy con. Con gái lớn của tôi dùng tiền riêng để mua những cái áo phô diễn hết da thịt, những cái quần không thể ngắn hơn. Tôi khuyên giải, con không nghe, biện minh rằng người mẫu nào đó bằng tuổi nó mặc những quần lót nhỏ xíu chụp đưa lên Facebook, hay một cô người mẫu nào đó khỏa thân hoàn toàn để bảo vệ môi trường.Chồng tôi tình cờ nghe được mẩu đối thoại gay gắt của hai mẹ con đã cầm kéo cắt nát hết lô quần áo thuộc loại “bảo vệ tầng ôzon” của con và tuyên bố phạt con một tháng không có tiền quà bánh. Dĩ nhiên con tôi sẽ đi mượn tiền bạn bè và nó không sợ hình phạt của cha nó. Tối đó, chồng tôi cài ngay phần mềm theo dõi và cài cả password cho máy vi tính. Nhưng tôi độ rằng con tôi cũng sẽ tìm cách trốn ra các tiệm net đang bủa vây cái xóm nhỏ của tôi. Sự che chắn bảo vệ đứa con gái mới lớn mà vợ chồng tôi thực hiện xem ra hết sức ngô nghê và vô ích.Chuyện động trời hơn, con trai thứ hai của tôi mới học lớp 9, cách đây ba ngày nó mang về bốn đĩa phim “cấp 3”, khoe rằng hầu hết con trai trong lớp đã xem rồi, chúng tải trên mạng xuống và chúng còn cho rằng “con chưa coi thì con chưa phải bản lĩnh đàn ông”. Lần này chồng tôi phải gặp cô chủ nhiệm trao đổi và kết quả là con trai tôi bị cả tập thể nam trong lớp gọi một tên mới khá hay ho “kẻ phản bội mặt trắng” (!)
3. Nỗi khổ hầu như triền miên của các bậc cha mẹ thời nay,là thấy con cái lại đã biết đến thành viên ban nhạc Hàn đang lưu diễn tận trời Tây nhức đầu, hắt hơi nhưng người hàng xóm bên nhà bệnh thập tử nhất sinh chúng không quan tâm. Chúng có thể xuýt xoa ngưỡng mộ một ngôi sao điện ảnh của Mỹ mua cái túi xách 5-7 ngàn đôla nhưng hoàn toàn không nghĩ tới cảnh mẹ cha chạy vạy cơ cực như thế nào để chúng có một hai triệu đồng đóng tiền học đầu năm trong thời bão giá. Ông bà nội/ngoại lặn lội từ quê lên thăm con cháu một năm vài lần, đò xe cơ cực nhưng chúng không có lấy một vài giờ trò chuyện, pha cho ông bà ly nước cam, hay bóp cho ông bà bờ vai mỏi nhừ vì tuổi tác. Chúng vô cảm một cách hồn nhiên với chính những người thân yêu nhất.Vâng, không thể không đau lòng khẳng định thời gian mà con cái dành cho Internet hầu như chôn vùi những nỗ lực gần gũi và dạy dỗ của những bậc cha mẹ có tâm nhất. Internet với tất cả những mới mẻ, hấp dẫn đã khiến hầu hết trẻ vị thành niên và thành niên trở nên “khép cửa” với thế giới thực của chính mình... Cuộc chiến của chúng tôi với ảnh hưởng của những tiện ích thời công nghệ cao lên con cái mình xem ra giống cuộc chiến với cối xay gió của chàng Don Quixote, một cuộc chiến hoàn toàn đơn độc và không cân sức... (THI TRANG – tuoi tre online)
Thế đó, là cung cách “Rung một cánh nhạc buồn”, ở quê nhà. Thế đây, là hiện tượng “Rơi một ngấn lệ sầu” của bậc mẹ cha sống ở nước ngoài đã quan ngại nhiều về tình trạng gọi là “truyền thông vi tính nay có những xử sự khá lạ kỳ, so với thời trước; tức: phong cách khiến người thời đại trở thành lố bịch, thiếu lịch duyệt.
Và đó đây, hiện thấy khá nhiều bài viết trên báo điện cũng như trang mạng, dù ta có phớt lờ, bỏ qua một bên cũng không thể làm ngơ, ơ hờ được. Và đây đó, lại đã thấy giòng chảy tư tưởng từng đặt vấn đề về truyền thông đã thẳng thừng đưa ý kiến như sau:
”Có bao giờ quý vị lại cãi vã nhau như hàng tôm hàng cá trên Facebook không? Có bao giờ quí vị lại ngăn ngừa, tẩy xoá sự việc xảy đến dù trước đó mình đồng ý để thế không? Vâng. Hỏi như thế có nghĩa: quý vị không là người đơn độc, dị kỳ.
Thật ra thì, điều đó cũng chẳng có gì lạ, dù bạn bè/người thân hoặc sư/cha rất gần đều bị hủ hóa, tàn tạ do truyền thông gây ra, thôi. Theo nghiên cứu nọ, thì gần đây có đến 78% số người được tham khảo cho biết là: họ ngày càng thấy các trang mạng nay hành xử kỳ khú đến độ thiếu cả lịch sự tối thiểu với độc giả, thế mà đám đầu nậu của họ chẳng có dấu hiệu gì gọi là cải thiện tình trạng bê bết, này hết.
Quả cũng đúng. Truyền thông đại chúng nay không chỉ có mỗi vai trò nối kết hết mọi người mà thôi, nhưng nó còn có trọng trách nâng đỡ người ít tư duy nhạy bén như họ. Thử nghĩ mà xem, ngày nay, mọi người đều thấy rất dễ để thoá mạ, phỉ báng người khác trên điện thư, trang mạng hoặc trang nào đó của mình hơn là nói thẳng mặt vào ai chứ? Bằng phương tiện truyền thông hiện đại, người ta nay xử sự với người khác không theo kiểu của người có tư cách nữa rồi.
Theo tôi, giới truyền thông nay đã đi quá xa đến độ biến con người thành đồ vật, vì thế nên, nó càng dễ làm cho người sử dụng truyền thông, có cung cách “coi người bằng vung”, khác trước nhiều. Tôi nói thế cũng không ngoa lắm đâu. Cứ lấy ví dụ về hành xử trong việc thêm tên hoặc xoá tẩy sự hiện diện của bạn hiền nào đó trên mạng, chẳng hạn. Như thế không phải là biến người bạn ấy thành con số hoặc đồ vật, đẩy lùi khỏi danh sách bạn hiền của mình, đó sao? Nói cách khác, muốn thêm bạn hoặc tẩy trừ ai, ta chỉ cần một cái “nhắp chuột” là xong. Chẳng ai thấy bứt rứt, hoặc mặc cảm gì hết.
Thêm vào đó, lại có vấn đề ngồi lê đôi mách, nói hành/nói tỏi mọi người cũng rất dễ. Bởi, ngày nay, ta chỉ cần đưa “chuột” vào điểm nhấn nào đó là có thể kiến tạo thông tin đầy ắp về một người mình chưa tỏ hoặc quen biết, thật cũng dễ. Làm thế, chẳng tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc gì hết. Làm như thế, càng dễ biến việc “giao tế nhân sự” thành quả đoán, có thiên kiến.
Ai càng nại vào phương tiện truyền thông tân tiến, càng trở thành đề tài hi hữu cho các chuyện phiếm tầm phào, giải trí. Rồi thì, ai cũng coi người khác như “con số” hoặc đồ vật để mình tiêu khiển hoặc phân tích theo sở thích, chứ không coi họ như một bản vị có phẩm giá như trước nữa. Và, người sử dụng dữ kiện điện toán lại nhìn sự việc theo cung cách mình thích, chán thì bỏ, chỉ thế thôi.
Bàn chuyện này, có lẽ sẽ có bạn bảo rằng: Ồ, cần gì. Có chết vợ thằng Tây nào đâu cơ chứ! Với tôi, chuyện này cũng đáng sợ như chuyện “diệt chủng” khi xưa bọn Đức Quốc Xã đối xử với người Do thái, hệt như vậy...
Thế nên, để có được tư thế thích hợp với giới truyền thông bê bối, thì theo tôi, bước đầu nên làm, là: ta hãy cố nhìn mọi người như nhân vật quan trọng. Có thế, mới giữ được tình thân thương bầu bạn và chỉ coi mọi chuyện như hiện hữu trong không gian ảo, thôi. Và có lẽ, ta cũng nên bỏ giờ ít hơn cho truyền thông, vi tính, di động hoặc các thú vui nào dễ dãi cho mình, bằng cách khai thác cuộc sống người khác. Có như thế mới tương kính lẫn nhau, tôn trọng nhau.” (X. Tamara Rajakariar, Social media is making us rider, MercatorNet 12/4/2013)
Thật ra thì, tác giả ở trên có lo sợ nhiều hay ít và tác hại của truyền thông vi tính đến cỡ nào, thì: chuyện gì đến vẫn sẽ đến như một hiện tượng xã hội mà mọi người cứ cho rằng đó là văn minh, tiên tiến. Cho đi là, bạn và tôi có âu lo thắc mắc, cũng chẳng thể nào thay đổi được cục diện thế giới, nay không thể lùi được nữa rồi.
Chi bằng ta vẫn thận trọng, nhưng lại tìm phương cách nào khác để vừa nương theo, vừa chỉnh sử, như lập trường của cùng một tác giả, mới cho hay:
“Thời đại này, ta vẫn bị nền kỹ thuật cao bao quanh đến độ choáng ngợp. Đó cũng là chuyện tốt, nếu ta đứng ở góc độ nào đó mà nhìn. Và, nó cũng rất có tính chất giáo dục này khác thật không thiếu. Nhưng, khi nghĩ đến con trẻ mình bị ngập ngụa với kỹ thuật cao như thế, tôi vẫn thấy mình nên làm điều gì đó để các cháu không bị kỹ thuật trấn áp. Theo một tài liệu mới đây, thì con trẻ độ 4 tuổi thôi, đã phải áp dụng lối trị liệu mà ngôn ngữ thời nay gọi là “phương pháp giải độc thông số” cốt để tránh cho các em khỏi bị nghiện kỹ thuật cao.
Xem ra, ngay cả việc làm sao cho các em gỡ bỏ được nạn nghiện ngập vi tính cũng khiến các em bị “khốn đốn khó nguôi ngoai” hoặc có triệu chứng chống cai nghiện như người ghiền rượu và ma túy, vẫn cứ làm. Điều đó cũng có lý, nhất thứ là khi các em bị bủa vây bằng đủ mọi sản phẩm tối tân, cải tiến ngay từ ngày lọt lòng mẹ cho đến lúc lớn khôn. Có trường hợp cha mẹ chữa con khỏi khóc nhè bằng doạ nạt này khác hoặc bắt chúng hành xử như con trẻ thay vì cho chúng đồ chơi hoặc thứ gì đó hấp dẫn để chúng học cách tương tác như người bình thường. Riêng tôi, tôi cho trẻ nghịch ngợm chơi đùa với máy điện thoại mà tôi coi là phưong tiện hữu hiệu nhất. Đúng vậy. Đây là giải pháp dễ thực hiện, lại có lợi lâu dài….
Nói cho cùng, ngày nay không phải trẻ nào lớn lên cũng bị như thế, hoặc cũng cần đến giải pháp trị liệu tương tự. Nhưng làm cha làm mẹ, dứt khoát ta phải quan tâm chuyện này. Và cuối cùng, thì tùy cha mẹ có quyết tâm nuôi dạy con cái theo kiểu quan tâm, thận trọng hay không mà thôi. Từ đó, sẽ có phương cách riêng thích hợp cho con mình. (X. Tamara Rajakariar, Therapy for iPad-addicted toddlers, MercatorNet 25/4/2013)
Với bậc cha mẹ sống ở nước ngoài, có lẽ và có thể vẫn suy nghĩ như thế. Thế nhưng, cũng có thể có các bậc làm ch làm mẹ, ở đâu đó, thấy sự việc gây nguy hiểm cho con/cháu còn nhỏ, lại sẽ đổ lỗi cho rằng: vì nhà đó cứ để con trẻ của họ tự do quá trớn, nên mới thế.
Rất nhiều lần, đấng thánh hiền nhà Đạo lại cũng bảo:
“Chính để ta tự do
mà Đức Kitô đã giải phóng ta.
Vậy hãy đứng vững đừng để cho anh em
lại bị quàng ách nô lệ, một lần nữa.”
(Gal 5: 1)
Thật sự thì, sống tự do không có nghĩa là lẩn tránh thực tại ở đời, nhiều cạm bẫy. Nhưng là can đảm mà giáp mặt. Sống tự do, không phải là cứ đổ lỗi cho ai khác, dù ai đó có là vật chất kỹ thuật, hay người sáng chế ra nó. Sống tự do con cái Chúa, còn là: nhất quyết không đeo bám, nghiện ngập, tùy thuộc vào của cải vật chất, hời hợt chóng qua.
Sống tự do đích thực, là chỉ muốn mọi sự trong đời trở nên tốt đẹp, luôn cải tiến. Sống tự do như thế, tức: biết quan tâm đến mình, đến người; dù người đó còn trẻ. Dù, mọi thứ rất dễ kiếm, dễ sử dụng và không có ai ngăn chặn hoặc kiểm soát.
Sống tự do con cái Chúa, còn là san sẻ cho nhau những điều tốt đẹp. San sẻ kiến thức mới. Sẻ san các bí kíp giải quyết mọi việc trong đời. Chí ít, là tiếp tay giải quyết chuyện của người nhiều hơn chuyện của riêng mình và nhà mình.
Cuối cùng ra, sống tự do là sống đúng cung cách nhưng không chấp nhận thứ “thần tượng” nào dù tinh vi, tân tiến, hấp dẫn. Cuối cùng thì, sống tự do thời đại hiện đại, còn là sống thanh thản nhưng không tùy thuộc vào mọi thứ dù thứ ấy có là thần tượng hoặc tượng thần theo nghĩa nào đó, rất khó biết. Chung cuộc thì, sống có tự do là sống như đấng bậc nhân hiền xưa nay vẫn từng khuyễn:
“Anh chị em được gọi để sống tự do.
Nhưng, đừng lấy nê tự do để sống theo xác thịt.
Trái lại, hãy lấy lòng mến mà phục vụ nhau.”
(thư Galát 5: 13)
Tắt một điều, sống ở đời, có tự do thởi hiện đại, là: sống ung dung, an nhàn tự tại vì có Chúa, có Cha, có Thần Khí giúp ta luôn biết quan tâm cẩn thận cả trong cách ăn cách nói, cách hành xử cho đúng qui cách của “con cái Chúa”. Cũng phần nào tương tự như truyện kể nhè nhẹ ở bên dưới, để nhớ mãi:
“Có lần giận con quá sức vì nó là nít ranh mà đã dối cha/dối mẹ, tôi đã quá to vào mặt nó:
-Mày là đưa nói láo. Không còn ai trong nhà này thương yêu gì mày nữa.
Thằng bé mếu máo trẻ lời:
-Mẹ cứ đánh con cho nhừ tử, con cũng chấp nhận, nhưng đừng gọi con là mày!
Tôi giật mình tự nghĩ: con mình nó sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, tiếng Việt không giỏi nhưng sao nó lại hiểu được chữ “mày/tao” đến như thế. Tôi lấy làm xấu hổ vô cùng, bèn tự hẹn: từ nay nhất quyết sẽ không xưng hô với con cái là “mày/tao”, dù có giận cách nào đi nữa. Và, tôi cũng tự nhủ: nếu có quyền để lập nên hàn-lâm viện, tôi sẽ đề nghị với ban giám đốc hoặc những người có quyền quyết định, là: hãy gạt bỏ tiếng mày/tao trong từ điển tiếng Việt, cho giản tiện.”
Đề nghị của người kể, xem ra cũng không dễ. Dễ nhất, có lẽ là cách tôi và bạn ta cứ bắt đầu hành xử như người có trách nhiệm. Cả trong chuyện xưng hô lẫn chuyện tìm phương án giải quyết cho êm đẹp sự việc con còn nhỏ nhưng đã nghiện ngập kỹ thuật cao, rất vi tính.
Quyết tâm thế rồi, tôi và bạn sẽ hiên ngang cất tiếng lên mà hát lời ca vui, rằng:
“Hát lên soi hạnh phúc trên tháng ngày đã qua.
Em nhìn thấy chút gì?
Có phải chăng rạn vỡ trong tâm hồn chúng ta
thôi còn ngấn lệ này với một chút nhạc buồn?
Hát lên cho đời sống vơi đi niềm đớn đau.”
(Từ Công Phụng – bđd)
Như thế nghĩa là: đời sống của bạn hoặc của tôi có thế nào đi nữa. Dù, con tôi hoặc con của bạn có ra sao đi nữa hãy cứ “hát lên cho đời sống vơi đi niềm đớn đau”, âu sầu, ai oán.
Trần Ngọc Mười Hai
Và những tháng ngày cuộc đời
ngập tràn những vấn đề truyền thông, vi tính
nhưng vẫn mặc
để rồi sẽ hát lên cho đời vơi đi niềm đớn đau
mà vui sống.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Sáu Phục Sinh năm C 05.5.2013
“Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,"
“Ngó như gần nhưng vẫn thiệt xa khơi.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 17: 20-26
Ngày cách biệt, dù biết trước vẫn thiệt xa khơi. Ngày đó, là ngày Chúa ra đi về với Cha để rồi Ngài sẽ gửi Thánh Thần Ngài đến với muôn người. Tâm tình này, thánh Gioan nay ghi ở trình thuật gồm tóm trong ý nghĩa: “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, như Chúng Ta là Một…” (Ga 17: 21)
Tin Mừng Tình Chúa “Có Cha ở trong Con”, chan hoà cùng Thần Khí, cứ kéo dài mãi đến ngày Chúa về trời, hẳn ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng, từng chi tiết cả sự việc Chúa xuất hiện với các kẻ tin Ngài.
Hội thánh thời tiên khởi, đã thấy xuất hiện rất sớm chứng nhân nổi bật là thánh Phaolô tông đồ. Thánh-nhân không rành rẽ về truyền thống cũ xưa, nhưng vẫn có khả năng đưa ra chứng cứ về tư cách “nên Một” có “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.” Thánh Phaolô biết rất rõ tiến trình duy nhất Chúa Phục sinh/trỗi dậy để rồi Ngài đi vào với vinh quang Nước Trời. Với thánh Phaolô, thì Phục Sinh - Thăng Thiên diễn ra chỉ một lần. Nói cách khác, đó là hai khía cạnh của cùng một nhiệm tích rất Đức Chúa.
Với thánh Phaolô, Thân mình Chúa đã biến dạng ngay lúc Ngài trỗi dậy và đã trở thành Thân Mình Linh thiêng rất Thánh ái. Chứng cứ mà thánh-nhân đưa ra đã bắt đầu từ ngày thánh-nhân trải-nghiệm thị-kiến trỗi dậy trên đường đi Đamát. Thánh-nhân nói rất rõ: thị kiến mình trải nghiệm chính là thị kiến trỗi dậy và coi đó là chứng cứ về sự kiện “Chúa nên một”, thời rất sớm.
Ngay với thị kiến Đamát, không có ai hiện diện để nghe hoặc chứng kiến sự việc tận mắt như bằng chứng nhãn tiền. Tức, không có dân gian quần chúng hiện diện để sẻ san như nền tảng khách quan, mà là thị kiến đơn thuần. Tuy nhiên, nói thế không có ý bảo rằng sự việc này không có thật hoặc là sự thật rất thực, nhưng đã hiện hữu như sự kiện lịch sử rất khách quan.
Là nhân chứng xuất hiện sau thánh Phaolô, nhưng sống trước thời điểm thánh Mátthêu và Luca viết Tin Mừng, thánh Máccô không viết điều gì có liên quan đến sự việc Chúa Phục Sinh hiện ra. Và, thánh Máccô kết thúc Tin Mừng do mình chép có đính kèm một thông điệp xác định là Chúa đang trên đường ra đi đến với Galilê, trước đồ đệ. Và, chính tại nơi này, các thánh tông đồ sẽ được gặp Thày, chợt hiện đến. Ngay cả sứ giả “áo trắng” xuất hiện ở mộ phần, cũng căn dặn các nữ phụ hãy nhắc bảo tông đồ Chúa đi về phía Galilê ở đó sẽ có Thày hiện đến, để gặp gỡ.
Người đọc Tin Mừng hẳn cũng đều biết: thánh Mác-cô kết thúc Tin Mừng bằng trình thuật cuối này. Như thế tức là: với thánh Máccô, rõ ràng chỉ xảy ra duy nhất mỗi sự kiện Chúa hiện đến ở Galilê, thôi. Xem ra như thể thánh Máccô có ý định viết về chuyện hiện ra như thế, nhưng nếu thánh nhân có viết đi nữa, hẳn ta cũng sẽ có được văn bản rõ ràng. Thế nhưng, sự thể là: Tin Mừng theo thánh Máccô đã chấm dứt cách đột ngột; và chẳng thấy có trình thuật nào do thánh nhân viết nói về việc Chúa hiện ra ở Galilê hoặc nơi nào khác. Xem như thế, tư tưởng của thánh Máccô cũng không xa ý tưởng mà thánh Phaolô đưa ra. Nhưng, như ta thấy, tư tưởng ấy lại khác xa ý của thánh Mátthêu và Luca.
Thánh Mátthêu kể cho mọi người nghe biết về sự kiện Chúa xuất hiện lần đầu với đồ đệ Ngài, và lần đó là ở Galilê. Và trước đó, thánh sử cũng viết về sự việc Chúa hiện ra với các nữ phụ (trước cả buổi gặp gỡ đồ đệ ở Galilê) nơi mộ phần trống vắng ở Giêrusalem. Và qua trình thuật này, Chúa cũng yêu cầu các chị hãy về nhắn với đồ đệ là hãy đi Galilê để được Chúa hiện ra.
Thánh Luca thì khác. Thánh-sử kể một loạt những lần Chúa hiện đến với đồ đệ trong tình cảnh thật rất khác và khó mà đếm được là bao nhiêu. Nhưng, tất cả đều diễn ra ở Giệrusalem chứ không phải ở Galilê. Và Thăng Thiên được coi thánh-nhân tả như Chúa hiện ra một lần cuối.
Sau thánh Phaolô và Máccô, truyền thống Giáo hội đã từ từ kể về những lần Chúa hiện ra suốt từ Phục Sinh cho đến ngày Ngài Thăng Thiên về Trời. Xem thế thì, ta có 40 ngày diễn tiến sự việc Chúa hiện diện với con dân đồ đệ. Truyền thống Giáo hội ta vẫn nghe quen, đã trở thành sự việc được mọi người lãnh nhận như sự thật, độc đáo.
Theo truyền thống được Giáo hội chấp nhận, Đức Giêsu được cất nhắc trở về với mọi người một cách sống động, trước nhất ở địa cầu trần gian và sau đó, Ngài lại được nâng nhấc rất sống động về chốn thiên cung. Xem như thế, ta thấy có tiến trình gồm 2 bước, bước đầu được gọi cách đơn giản là Phục sinh; và bước kia là sự việc Chúa Thăng Thiên về Trời, với Cha. Mỗi bước Chúa được tả một cách khác biệt. Với bước đầu, vào lúc Phục Sinh, Chúa đã sở hữu Thân Mình có sự sống ở mặt đất, giống mọi người. Bước tiếp theo, vào lễ Chúa Thăng Thiên về trời, Thân Mình Ngài biến đổi trở thành Thân Mình Thánh Thiêng có Thần Khí Chúa ở cùng. Và, Ngài có khả năng sống thánh ở thiên quốc.
Truyền thống này, không giống truyền thống đầu; tức: hiểu mọi việc như thánh Phaolô và thánh Máccô hiểu một cách rất sớm sủa. Phải chăng truyền thống này vững chắc hơn truyền thống sau, do thánh Mátthêu và Luca diễn nghĩa? Phải chăng truyền thống sau lại quan trọng và nắm phần chủ chốt để trở thành thánh-truyền, như Hội thánh phán?
Đối với ta, điều quan trọng là nhận ra rằng: thị kiến/viễn cảnh, là chuyện thông thường được nhiều tôn giáo trải nghiệm. Đó là tình trạng, mà ngày nay khoa học gọi là trạng thái thôi miên, trong đó người được thị kiến rất kinh ngạc, hãi sợ và vui mừng. Đó là nền tảng tốt cho niềm tin hơn coi đó như chứng cứ thực nghiệm, chút nào hết.
Đức Giêsu cũng cảm nghiệm nhiều thị kiến khá đáng kể, như vào lúc Ngài nhận thanh tẩy từ thánh Gioan; hoặc, các cảm nghiệm Ngài từng có vào những ngày Ngài sống ở sa mạc cũng như cảm nghiệm khác khi Ngài biến hình trên núi… Tất cả đã được thánh Mátthêu và Luca ghi chép trong Tin Mừng. Trong thị kiến, người nhập thị chứng kiến được Thân Mình Thánh Thiêng của Chúa, chứ không phải thân mình được chỉnh sửa cho thích hợp với sự sống, ở thế trần. Các vị nhập cuộc vào thị kiến, chỉ mỗi suy về những gì mình chứng kiến và là đường lối viết Tin Mừng của thánh Luca. Điều mà thánh sử muốn nói lên, đích thực là Thân Mình Thánh Thiêng của Chúa, mà các thánh được diện kiến bằng con mắt tinh thần, mà thôi.
Xem như thế, ta có hai truyền thống tổng cộng. Một, là của thánh Phaolô và Máccô. Còn truyền thống kia, lâu nay được gọi là thánh-truyền, do thánh Mát-thêu và Luca lập ra. Giữa hai truyền thống, không thấy có sự nhất quán, thuần nhất nào hết.
Nhưng truyền thống sau lại đã chuyển đổi trên căn bản nên hơi khác truyền thống đầu, khi dân con Đạo Chúa lại để mất thị kiến của Giáo hội tiên khởi. Từ đó trở đi, ta lại đã đi tìm các dữ kiện thực nghiệm để củng cố cho điều mình tín thác. Thế nên, các thánh mới kể chuyện: Chúa đi quanh mộ phần trống vắng khiến các nữ phụ lại cứ nhìn ra như thợ làm vườn. Ngài tự mở cửa mồ và Ngài có khả năng ăn uống tựa hồ người bình thường, và còn để cho thánh Tôma sờ chạm vào chân tay. Riêng thánh sử Gioan lại cũng kể về việc Chúa đi đây đó, Ngài hiện ra và diễn giải sự việc cho tông đồ hiểu.
Chính vì lý do thực nghiệm, mà các thánh sử lại thấy khó là làm sao kể việc Chúa về Trời, nên mới nghĩ ra viễn cảnh Chúa thăng hoa đi vào chốn mù khơi mây khói kiểu con tầu vũ trụ khiến các nhà khoa học ngày nay không làm sao mường tượng cho hợp với định luật vật lý được.
Từ đó, trọng tâm của thị kiến xem ra khá hấp dẫn trên bình diện xã hội. Bởi, nói như thế tức như thể: các thánh lãnh nhận thị kiến lại đã có khả năng sống trong môi trường đặc biệt có vai vế và quyền hành trong hội thánh thời tiên khởi. Và cuối cùng, các văn bản viết về truyền thống sau lại đã hướng thẳng vào cơ cấu cộng đoàn phát triển. Đặc biệt hơn, thánh Luca lại đã mô tả lễ Ngũ Tuần có Thần Khí Chúa đáp là là xuống xã hội nói chung chứ không phải là thị kiến cá thể, riêng rẽ.
Xem thế thì, truyền thống Hội thánh thời sau này, lại đặt nặng tính cộng đoàn dân Chúa có Thần Khí ở với và ở cùng, để củng cố niềm tin và sự sống trong vũ trụ.
Bằng vào cảm nghiệm niềm tin như thế, ta sẽ ngâm lên lời thơ vui vẫn từng hát:
“Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,
Ngó như gần, nhưng vẫn thiệt xa khơi.”
(Hàn Mặc Tử - Trường Tương Tư)
Ngó và nhìn, là điều nhà thơ từng làm như đấng bậc trong Hội thánh theo cung cách thị kiến rất thi ca, “xa khơi”, cách biệt. Nhưng truyền thống Hội thánh vẫn giữ lại niềm tin con cái Chúa nay về với Cha ngõ hầu củng cố tình Ngài thương ta rất mực, qua Thần Khí.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Rung một cánh nhạc buồn,”
“Phím có hay người khóc trên cung đàn lẻ loi!
“Rơi một ngấn lệ sầu, có ai hay người khóc.”
(Từ Công Phụng – Trên Tháng Ngày Đã Qua)
(Galat 5: 1)
“Có ai hay người khóc?” và có chăng “Rơi một ngấn lệ sầu?” câu hát này cũng có thể là lời thơ buồn người người thường nói với nhau. Nói, như bạn bè/người thân vẫn cứ căn dặn nhau trên bước đường đời nhiều khổ ải: hãy cẩn thận và hãy để ý đến con em mình, khi chúng tiếp xúc phương tiện truyền thông, vi tính hoặc di động.
Lời căn dặn/nhắn nhủ, nay vẫn rền vang như bài ca rất trữ tình:
“Rung một cánh nhạc buồn,
Rơi một ngấn lệ sầu
Có ai hay người khóc trong tinh cầu lẻ loi?
Ngoài kia mưa là những giòng lệ rơi!”
(Từ Công Phụng – bđd)
Vào dạo trước, mỗi khi nghe nghệ sĩ hát câu trên, bần đạo lại đã liên tưởng nhiều về tình cảnh trong đó có người tình trăm năm cứ là đong đưa thân mình rồi hát bài ca “con cá” rất tương tự một tình lỡ. Nay, hệ thống truyền thông vi tính lại đã đi xa, quá mạnh để rồi dẫn ta về với lời ca/câu hát cứ tiếp tục:
“Theo cuộc tình, khi cơn bão đi qua đời mình
Người ơi, người ơi! tìm đâu thấy nửa đời xuân thắm?
Với tình yêu, chúng ta như giọt sương sớm mai,
như giọt sương sớm mai, long lanh trên cánh hoa vàng,
Gom môt chút nắng vàng…”
(Từ Công Phụng – bđd)
Nghe nghệ sĩ tả cảnh tả tình lung linh giọt buồn, bần đạo lại nhớ lời nhắn nhủ vào hôm ấy được thấy trên mạng, có giòng kể như sau:
“Nỗi khổ đau hầu như triền miên của bậc cha mẹ thời nay, chính là thấy “mất con” mình cho Internet. Chúng ngồi như dính keo hàng giờ trước máy vi tính, nhoay nhoáy nhắn tin trên iPhone, chơi trên iPad, laptop mà không mảy may quan tâm tới đời sống xung quanh.
1. Hôm qua, người chị họ của tôi chạy ào đến, khóc nức nở. Hỏi mãi, chị mới cho hay: con gái chị, mới 17 tuổi, hẹn hò với một bạn “chat”, một người lạ trên mạng, đi suốt đêm không về. Tôi cũng có con gái, con tôi 17 tuổi. Thấy chị khóc mà nước mắt tôi cũng rớt theo. Từ bao giờ Internet và các phương tiện truyền thông khác làm điêu đứng các bậc cha mẹ có con ở tuổi vị thành niên vậy?
Có thể khẳng định một điều rằng: từ khi có mạng Internet, cuộc sống chúng ta đã thay đổi đến chóng mặt. Nhờ có Internet, người ta với một cái “click” chuột là có thể mở ra cả thế giới thông tin, có thể gửi thư và nhìn thấy bạn cũ ở cả nửa vòng trái đất, có thể gửi hàng tá tài liệu cho đối tác, mà không cần đến giấy tờ; có thể họp hành, đấu thầu trực tuyến mà không cần tới cơ quan. Nhưng với tất cả phụ huynh có con ở độ tuổi từ 5-18 tuổi, cảm giác hoang mang lo lắng trước tác động quá lớn của Internet đối với những đứa con thân yêu của mình là không tránh khỏi. Một chị cùng cơ quan tôi có cô con gái tuổi 16 rất hay “chat” trên Facebook. Chị la rầy, cấm đoán cũng vô ích. Có mặt chị ở nhà, con gái dùng vi tính cho việc tra cứu thông tin.
Nhưng nhờ phần mềm theo dõi, chị đọc được những đoạn “chat” mùi mẫn của nó với một “gã kỹ sư” nào đó mang “nickname” “hiepsimatbuon”. Con gái xin đi chơi với bạn cùng lớp buổi tối chị không bao giờ cho phép. Nhưng không lẽ cấm con giao du với bạn bè, nên khi cháu xin đi coi phim những ngày chủ nhật, chị phái chồng bí mật theo sau, xem nó có đi hẹn hò với gã trai lạ làm quen trên mạng không. Chồng bận việc, chị phải nhờ bác xe ôm trong xóm làm “thám tử tư”. Nghĩ ra thật khổ tâm, mẹ con mà không cởi mở được. Bạn bè trách chị lạc hậu quá, khe khắt quá nhưng có con gái lớn chị chỉ sợ có ngày những kẻ con quen trên mạng dụ dỗ, bán nó ra nước ngoài như trên báo chí thường thông tin. Nghe chị kể, tôi hoang mang tự hỏi sự che chắn ấy sẽ kéo dài tới bao giờ?
2. Con cái tôi không phải hoàn toàn vô can trước tác hại của truyền thông dù tôi và chồng đã hết sức chú ý chuyện dạy con. Con gái lớn của tôi dùng tiền riêng để mua những cái áo phô diễn hết da thịt, những cái quần không thể ngắn hơn. Tôi khuyên giải, con không nghe, biện minh rằng người mẫu nào đó bằng tuổi nó mặc những quần lót nhỏ xíu chụp đưa lên Facebook, hay một cô người mẫu nào đó khỏa thân hoàn toàn để bảo vệ môi trường.Chồng tôi tình cờ nghe được mẩu đối thoại gay gắt của hai mẹ con đã cầm kéo cắt nát hết lô quần áo thuộc loại “bảo vệ tầng ôzon” của con và tuyên bố phạt con một tháng không có tiền quà bánh. Dĩ nhiên con tôi sẽ đi mượn tiền bạn bè và nó không sợ hình phạt của cha nó. Tối đó, chồng tôi cài ngay phần mềm theo dõi và cài cả password cho máy vi tính. Nhưng tôi độ rằng con tôi cũng sẽ tìm cách trốn ra các tiệm net đang bủa vây cái xóm nhỏ của tôi. Sự che chắn bảo vệ đứa con gái mới lớn mà vợ chồng tôi thực hiện xem ra hết sức ngô nghê và vô ích.Chuyện động trời hơn, con trai thứ hai của tôi mới học lớp 9, cách đây ba ngày nó mang về bốn đĩa phim “cấp 3”, khoe rằng hầu hết con trai trong lớp đã xem rồi, chúng tải trên mạng xuống và chúng còn cho rằng “con chưa coi thì con chưa phải bản lĩnh đàn ông”. Lần này chồng tôi phải gặp cô chủ nhiệm trao đổi và kết quả là con trai tôi bị cả tập thể nam trong lớp gọi một tên mới khá hay ho “kẻ phản bội mặt trắng” (!)
3. Nỗi khổ hầu như triền miên của các bậc cha mẹ thời nay,là thấy con cái lại đã biết đến thành viên ban nhạc Hàn đang lưu diễn tận trời Tây nhức đầu, hắt hơi nhưng người hàng xóm bên nhà bệnh thập tử nhất sinh chúng không quan tâm. Chúng có thể xuýt xoa ngưỡng mộ một ngôi sao điện ảnh của Mỹ mua cái túi xách 5-7 ngàn đôla nhưng hoàn toàn không nghĩ tới cảnh mẹ cha chạy vạy cơ cực như thế nào để chúng có một hai triệu đồng đóng tiền học đầu năm trong thời bão giá. Ông bà nội/ngoại lặn lội từ quê lên thăm con cháu một năm vài lần, đò xe cơ cực nhưng chúng không có lấy một vài giờ trò chuyện, pha cho ông bà ly nước cam, hay bóp cho ông bà bờ vai mỏi nhừ vì tuổi tác. Chúng vô cảm một cách hồn nhiên với chính những người thân yêu nhất.Vâng, không thể không đau lòng khẳng định thời gian mà con cái dành cho Internet hầu như chôn vùi những nỗ lực gần gũi và dạy dỗ của những bậc cha mẹ có tâm nhất. Internet với tất cả những mới mẻ, hấp dẫn đã khiến hầu hết trẻ vị thành niên và thành niên trở nên “khép cửa” với thế giới thực của chính mình... Cuộc chiến của chúng tôi với ảnh hưởng của những tiện ích thời công nghệ cao lên con cái mình xem ra giống cuộc chiến với cối xay gió của chàng Don Quixote, một cuộc chiến hoàn toàn đơn độc và không cân sức... (THI TRANG – tuoi tre online)
Thế đó, là cung cách “Rung một cánh nhạc buồn”, ở quê nhà. Thế đây, là hiện tượng “Rơi một ngấn lệ sầu” của bậc mẹ cha sống ở nước ngoài đã quan ngại nhiều về tình trạng gọi là “truyền thông vi tính nay có những xử sự khá lạ kỳ, so với thời trước; tức: phong cách khiến người thời đại trở thành lố bịch, thiếu lịch duyệt.
Và đó đây, hiện thấy khá nhiều bài viết trên báo điện cũng như trang mạng, dù ta có phớt lờ, bỏ qua một bên cũng không thể làm ngơ, ơ hờ được. Và đây đó, lại đã thấy giòng chảy tư tưởng từng đặt vấn đề về truyền thông đã thẳng thừng đưa ý kiến như sau:
”Có bao giờ quý vị lại cãi vã nhau như hàng tôm hàng cá trên Facebook không? Có bao giờ quí vị lại ngăn ngừa, tẩy xoá sự việc xảy đến dù trước đó mình đồng ý để thế không? Vâng. Hỏi như thế có nghĩa: quý vị không là người đơn độc, dị kỳ.
Thật ra thì, điều đó cũng chẳng có gì lạ, dù bạn bè/người thân hoặc sư/cha rất gần đều bị hủ hóa, tàn tạ do truyền thông gây ra, thôi. Theo nghiên cứu nọ, thì gần đây có đến 78% số người được tham khảo cho biết là: họ ngày càng thấy các trang mạng nay hành xử kỳ khú đến độ thiếu cả lịch sự tối thiểu với độc giả, thế mà đám đầu nậu của họ chẳng có dấu hiệu gì gọi là cải thiện tình trạng bê bết, này hết.
Quả cũng đúng. Truyền thông đại chúng nay không chỉ có mỗi vai trò nối kết hết mọi người mà thôi, nhưng nó còn có trọng trách nâng đỡ người ít tư duy nhạy bén như họ. Thử nghĩ mà xem, ngày nay, mọi người đều thấy rất dễ để thoá mạ, phỉ báng người khác trên điện thư, trang mạng hoặc trang nào đó của mình hơn là nói thẳng mặt vào ai chứ? Bằng phương tiện truyền thông hiện đại, người ta nay xử sự với người khác không theo kiểu của người có tư cách nữa rồi.
Theo tôi, giới truyền thông nay đã đi quá xa đến độ biến con người thành đồ vật, vì thế nên, nó càng dễ làm cho người sử dụng truyền thông, có cung cách “coi người bằng vung”, khác trước nhiều. Tôi nói thế cũng không ngoa lắm đâu. Cứ lấy ví dụ về hành xử trong việc thêm tên hoặc xoá tẩy sự hiện diện của bạn hiền nào đó trên mạng, chẳng hạn. Như thế không phải là biến người bạn ấy thành con số hoặc đồ vật, đẩy lùi khỏi danh sách bạn hiền của mình, đó sao? Nói cách khác, muốn thêm bạn hoặc tẩy trừ ai, ta chỉ cần một cái “nhắp chuột” là xong. Chẳng ai thấy bứt rứt, hoặc mặc cảm gì hết.
Thêm vào đó, lại có vấn đề ngồi lê đôi mách, nói hành/nói tỏi mọi người cũng rất dễ. Bởi, ngày nay, ta chỉ cần đưa “chuột” vào điểm nhấn nào đó là có thể kiến tạo thông tin đầy ắp về một người mình chưa tỏ hoặc quen biết, thật cũng dễ. Làm thế, chẳng tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc gì hết. Làm như thế, càng dễ biến việc “giao tế nhân sự” thành quả đoán, có thiên kiến.
Ai càng nại vào phương tiện truyền thông tân tiến, càng trở thành đề tài hi hữu cho các chuyện phiếm tầm phào, giải trí. Rồi thì, ai cũng coi người khác như “con số” hoặc đồ vật để mình tiêu khiển hoặc phân tích theo sở thích, chứ không coi họ như một bản vị có phẩm giá như trước nữa. Và, người sử dụng dữ kiện điện toán lại nhìn sự việc theo cung cách mình thích, chán thì bỏ, chỉ thế thôi.
Bàn chuyện này, có lẽ sẽ có bạn bảo rằng: Ồ, cần gì. Có chết vợ thằng Tây nào đâu cơ chứ! Với tôi, chuyện này cũng đáng sợ như chuyện “diệt chủng” khi xưa bọn Đức Quốc Xã đối xử với người Do thái, hệt như vậy...
Thế nên, để có được tư thế thích hợp với giới truyền thông bê bối, thì theo tôi, bước đầu nên làm, là: ta hãy cố nhìn mọi người như nhân vật quan trọng. Có thế, mới giữ được tình thân thương bầu bạn và chỉ coi mọi chuyện như hiện hữu trong không gian ảo, thôi. Và có lẽ, ta cũng nên bỏ giờ ít hơn cho truyền thông, vi tính, di động hoặc các thú vui nào dễ dãi cho mình, bằng cách khai thác cuộc sống người khác. Có như thế mới tương kính lẫn nhau, tôn trọng nhau.” (X. Tamara Rajakariar, Social media is making us rider, MercatorNet 12/4/2013)
Thật ra thì, tác giả ở trên có lo sợ nhiều hay ít và tác hại của truyền thông vi tính đến cỡ nào, thì: chuyện gì đến vẫn sẽ đến như một hiện tượng xã hội mà mọi người cứ cho rằng đó là văn minh, tiên tiến. Cho đi là, bạn và tôi có âu lo thắc mắc, cũng chẳng thể nào thay đổi được cục diện thế giới, nay không thể lùi được nữa rồi.
Chi bằng ta vẫn thận trọng, nhưng lại tìm phương cách nào khác để vừa nương theo, vừa chỉnh sử, như lập trường của cùng một tác giả, mới cho hay:
“Thời đại này, ta vẫn bị nền kỹ thuật cao bao quanh đến độ choáng ngợp. Đó cũng là chuyện tốt, nếu ta đứng ở góc độ nào đó mà nhìn. Và, nó cũng rất có tính chất giáo dục này khác thật không thiếu. Nhưng, khi nghĩ đến con trẻ mình bị ngập ngụa với kỹ thuật cao như thế, tôi vẫn thấy mình nên làm điều gì đó để các cháu không bị kỹ thuật trấn áp. Theo một tài liệu mới đây, thì con trẻ độ 4 tuổi thôi, đã phải áp dụng lối trị liệu mà ngôn ngữ thời nay gọi là “phương pháp giải độc thông số” cốt để tránh cho các em khỏi bị nghiện kỹ thuật cao.
Xem ra, ngay cả việc làm sao cho các em gỡ bỏ được nạn nghiện ngập vi tính cũng khiến các em bị “khốn đốn khó nguôi ngoai” hoặc có triệu chứng chống cai nghiện như người ghiền rượu và ma túy, vẫn cứ làm. Điều đó cũng có lý, nhất thứ là khi các em bị bủa vây bằng đủ mọi sản phẩm tối tân, cải tiến ngay từ ngày lọt lòng mẹ cho đến lúc lớn khôn. Có trường hợp cha mẹ chữa con khỏi khóc nhè bằng doạ nạt này khác hoặc bắt chúng hành xử như con trẻ thay vì cho chúng đồ chơi hoặc thứ gì đó hấp dẫn để chúng học cách tương tác như người bình thường. Riêng tôi, tôi cho trẻ nghịch ngợm chơi đùa với máy điện thoại mà tôi coi là phưong tiện hữu hiệu nhất. Đúng vậy. Đây là giải pháp dễ thực hiện, lại có lợi lâu dài….
Nói cho cùng, ngày nay không phải trẻ nào lớn lên cũng bị như thế, hoặc cũng cần đến giải pháp trị liệu tương tự. Nhưng làm cha làm mẹ, dứt khoát ta phải quan tâm chuyện này. Và cuối cùng, thì tùy cha mẹ có quyết tâm nuôi dạy con cái theo kiểu quan tâm, thận trọng hay không mà thôi. Từ đó, sẽ có phương cách riêng thích hợp cho con mình. (X. Tamara Rajakariar, Therapy for iPad-addicted toddlers, MercatorNet 25/4/2013)
Với bậc cha mẹ sống ở nước ngoài, có lẽ và có thể vẫn suy nghĩ như thế. Thế nhưng, cũng có thể có các bậc làm ch làm mẹ, ở đâu đó, thấy sự việc gây nguy hiểm cho con/cháu còn nhỏ, lại sẽ đổ lỗi cho rằng: vì nhà đó cứ để con trẻ của họ tự do quá trớn, nên mới thế.
Rất nhiều lần, đấng thánh hiền nhà Đạo lại cũng bảo:
“Chính để ta tự do
mà Đức Kitô đã giải phóng ta.
Vậy hãy đứng vững đừng để cho anh em
lại bị quàng ách nô lệ, một lần nữa.”
(Gal 5: 1)
Thật sự thì, sống tự do không có nghĩa là lẩn tránh thực tại ở đời, nhiều cạm bẫy. Nhưng là can đảm mà giáp mặt. Sống tự do, không phải là cứ đổ lỗi cho ai khác, dù ai đó có là vật chất kỹ thuật, hay người sáng chế ra nó. Sống tự do con cái Chúa, còn là: nhất quyết không đeo bám, nghiện ngập, tùy thuộc vào của cải vật chất, hời hợt chóng qua.
Sống tự do đích thực, là chỉ muốn mọi sự trong đời trở nên tốt đẹp, luôn cải tiến. Sống tự do như thế, tức: biết quan tâm đến mình, đến người; dù người đó còn trẻ. Dù, mọi thứ rất dễ kiếm, dễ sử dụng và không có ai ngăn chặn hoặc kiểm soát.
Sống tự do con cái Chúa, còn là san sẻ cho nhau những điều tốt đẹp. San sẻ kiến thức mới. Sẻ san các bí kíp giải quyết mọi việc trong đời. Chí ít, là tiếp tay giải quyết chuyện của người nhiều hơn chuyện của riêng mình và nhà mình.
Cuối cùng ra, sống tự do là sống đúng cung cách nhưng không chấp nhận thứ “thần tượng” nào dù tinh vi, tân tiến, hấp dẫn. Cuối cùng thì, sống tự do thời đại hiện đại, còn là sống thanh thản nhưng không tùy thuộc vào mọi thứ dù thứ ấy có là thần tượng hoặc tượng thần theo nghĩa nào đó, rất khó biết. Chung cuộc thì, sống có tự do là sống như đấng bậc nhân hiền xưa nay vẫn từng khuyễn:
“Anh chị em được gọi để sống tự do.
Nhưng, đừng lấy nê tự do để sống theo xác thịt.
Trái lại, hãy lấy lòng mến mà phục vụ nhau.”
(thư Galát 5: 13)
Tắt một điều, sống ở đời, có tự do thởi hiện đại, là: sống ung dung, an nhàn tự tại vì có Chúa, có Cha, có Thần Khí giúp ta luôn biết quan tâm cẩn thận cả trong cách ăn cách nói, cách hành xử cho đúng qui cách của “con cái Chúa”. Cũng phần nào tương tự như truyện kể nhè nhẹ ở bên dưới, để nhớ mãi:
“Có lần giận con quá sức vì nó là nít ranh mà đã dối cha/dối mẹ, tôi đã quá to vào mặt nó:
-Mày là đưa nói láo. Không còn ai trong nhà này thương yêu gì mày nữa.
Thằng bé mếu máo trẻ lời:
-Mẹ cứ đánh con cho nhừ tử, con cũng chấp nhận, nhưng đừng gọi con là mày!
Tôi giật mình tự nghĩ: con mình nó sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, tiếng Việt không giỏi nhưng sao nó lại hiểu được chữ “mày/tao” đến như thế. Tôi lấy làm xấu hổ vô cùng, bèn tự hẹn: từ nay nhất quyết sẽ không xưng hô với con cái là “mày/tao”, dù có giận cách nào đi nữa. Và, tôi cũng tự nhủ: nếu có quyền để lập nên hàn-lâm viện, tôi sẽ đề nghị với ban giám đốc hoặc những người có quyền quyết định, là: hãy gạt bỏ tiếng mày/tao trong từ điển tiếng Việt, cho giản tiện.”
Đề nghị của người kể, xem ra cũng không dễ. Dễ nhất, có lẽ là cách tôi và bạn ta cứ bắt đầu hành xử như người có trách nhiệm. Cả trong chuyện xưng hô lẫn chuyện tìm phương án giải quyết cho êm đẹp sự việc con còn nhỏ nhưng đã nghiện ngập kỹ thuật cao, rất vi tính.
Quyết tâm thế rồi, tôi và bạn sẽ hiên ngang cất tiếng lên mà hát lời ca vui, rằng:
“Hát lên soi hạnh phúc trên tháng ngày đã qua.
Em nhìn thấy chút gì?
Có phải chăng rạn vỡ trong tâm hồn chúng ta
thôi còn ngấn lệ này với một chút nhạc buồn?
Hát lên cho đời sống vơi đi niềm đớn đau.”
(Từ Công Phụng – bđd)
Như thế nghĩa là: đời sống của bạn hoặc của tôi có thế nào đi nữa. Dù, con tôi hoặc con của bạn có ra sao đi nữa hãy cứ “hát lên cho đời sống vơi đi niềm đớn đau”, âu sầu, ai oán.
Trần Ngọc Mười Hai
Và những tháng ngày cuộc đời
ngập tràn những vấn đề truyền thông, vi tính
nhưng vẫn mặc
để rồi sẽ hát lên cho đời vơi đi niềm đớn đau
mà vui sống.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Sáu Phục Sinh năm C 05.5.2013
“Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,"
“Ngó như gần nhưng vẫn thiệt xa khơi.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 17: 20-26
Ngày cách biệt, dù biết trước vẫn thiệt xa khơi. Ngày đó, là ngày Chúa ra đi về với Cha để rồi Ngài sẽ gửi Thánh Thần Ngài đến với muôn người. Tâm tình này, thánh Gioan nay ghi ở trình thuật gồm tóm trong ý nghĩa: “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, như Chúng Ta là Một…” (Ga 17: 21)
Tin Mừng Tình Chúa “Có Cha ở trong Con”, chan hoà cùng Thần Khí, cứ kéo dài mãi đến ngày Chúa về trời, hẳn ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng, từng chi tiết cả sự việc Chúa xuất hiện với các kẻ tin Ngài.
Hội thánh thời tiên khởi, đã thấy xuất hiện rất sớm chứng nhân nổi bật là thánh Phaolô tông đồ. Thánh-nhân không rành rẽ về truyền thống cũ xưa, nhưng vẫn có khả năng đưa ra chứng cứ về tư cách “nên Một” có “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.” Thánh Phaolô biết rất rõ tiến trình duy nhất Chúa Phục sinh/trỗi dậy để rồi Ngài đi vào với vinh quang Nước Trời. Với thánh Phaolô, thì Phục Sinh - Thăng Thiên diễn ra chỉ một lần. Nói cách khác, đó là hai khía cạnh của cùng một nhiệm tích rất Đức Chúa.
Với thánh Phaolô, Thân mình Chúa đã biến dạng ngay lúc Ngài trỗi dậy và đã trở thành Thân Mình Linh thiêng rất Thánh ái. Chứng cứ mà thánh-nhân đưa ra đã bắt đầu từ ngày thánh-nhân trải-nghiệm thị-kiến trỗi dậy trên đường đi Đamát. Thánh-nhân nói rất rõ: thị kiến mình trải nghiệm chính là thị kiến trỗi dậy và coi đó là chứng cứ về sự kiện “Chúa nên một”, thời rất sớm.
Ngay với thị kiến Đamát, không có ai hiện diện để nghe hoặc chứng kiến sự việc tận mắt như bằng chứng nhãn tiền. Tức, không có dân gian quần chúng hiện diện để sẻ san như nền tảng khách quan, mà là thị kiến đơn thuần. Tuy nhiên, nói thế không có ý bảo rằng sự việc này không có thật hoặc là sự thật rất thực, nhưng đã hiện hữu như sự kiện lịch sử rất khách quan.
Là nhân chứng xuất hiện sau thánh Phaolô, nhưng sống trước thời điểm thánh Mátthêu và Luca viết Tin Mừng, thánh Máccô không viết điều gì có liên quan đến sự việc Chúa Phục Sinh hiện ra. Và, thánh Máccô kết thúc Tin Mừng do mình chép có đính kèm một thông điệp xác định là Chúa đang trên đường ra đi đến với Galilê, trước đồ đệ. Và, chính tại nơi này, các thánh tông đồ sẽ được gặp Thày, chợt hiện đến. Ngay cả sứ giả “áo trắng” xuất hiện ở mộ phần, cũng căn dặn các nữ phụ hãy nhắc bảo tông đồ Chúa đi về phía Galilê ở đó sẽ có Thày hiện đến, để gặp gỡ.
Người đọc Tin Mừng hẳn cũng đều biết: thánh Mác-cô kết thúc Tin Mừng bằng trình thuật cuối này. Như thế tức là: với thánh Máccô, rõ ràng chỉ xảy ra duy nhất mỗi sự kiện Chúa hiện đến ở Galilê, thôi. Xem ra như thể thánh Máccô có ý định viết về chuyện hiện ra như thế, nhưng nếu thánh nhân có viết đi nữa, hẳn ta cũng sẽ có được văn bản rõ ràng. Thế nhưng, sự thể là: Tin Mừng theo thánh Máccô đã chấm dứt cách đột ngột; và chẳng thấy có trình thuật nào do thánh nhân viết nói về việc Chúa hiện ra ở Galilê hoặc nơi nào khác. Xem như thế, tư tưởng của thánh Máccô cũng không xa ý tưởng mà thánh Phaolô đưa ra. Nhưng, như ta thấy, tư tưởng ấy lại khác xa ý của thánh Mátthêu và Luca.
Thánh Mátthêu kể cho mọi người nghe biết về sự kiện Chúa xuất hiện lần đầu với đồ đệ Ngài, và lần đó là ở Galilê. Và trước đó, thánh sử cũng viết về sự việc Chúa hiện ra với các nữ phụ (trước cả buổi gặp gỡ đồ đệ ở Galilê) nơi mộ phần trống vắng ở Giêrusalem. Và qua trình thuật này, Chúa cũng yêu cầu các chị hãy về nhắn với đồ đệ là hãy đi Galilê để được Chúa hiện ra.
Thánh Luca thì khác. Thánh-sử kể một loạt những lần Chúa hiện đến với đồ đệ trong tình cảnh thật rất khác và khó mà đếm được là bao nhiêu. Nhưng, tất cả đều diễn ra ở Giệrusalem chứ không phải ở Galilê. Và Thăng Thiên được coi thánh-nhân tả như Chúa hiện ra một lần cuối.
Sau thánh Phaolô và Máccô, truyền thống Giáo hội đã từ từ kể về những lần Chúa hiện ra suốt từ Phục Sinh cho đến ngày Ngài Thăng Thiên về Trời. Xem thế thì, ta có 40 ngày diễn tiến sự việc Chúa hiện diện với con dân đồ đệ. Truyền thống Giáo hội ta vẫn nghe quen, đã trở thành sự việc được mọi người lãnh nhận như sự thật, độc đáo.
Theo truyền thống được Giáo hội chấp nhận, Đức Giêsu được cất nhắc trở về với mọi người một cách sống động, trước nhất ở địa cầu trần gian và sau đó, Ngài lại được nâng nhấc rất sống động về chốn thiên cung. Xem như thế, ta thấy có tiến trình gồm 2 bước, bước đầu được gọi cách đơn giản là Phục sinh; và bước kia là sự việc Chúa Thăng Thiên về Trời, với Cha. Mỗi bước Chúa được tả một cách khác biệt. Với bước đầu, vào lúc Phục Sinh, Chúa đã sở hữu Thân Mình có sự sống ở mặt đất, giống mọi người. Bước tiếp theo, vào lễ Chúa Thăng Thiên về trời, Thân Mình Ngài biến đổi trở thành Thân Mình Thánh Thiêng có Thần Khí Chúa ở cùng. Và, Ngài có khả năng sống thánh ở thiên quốc.
Truyền thống này, không giống truyền thống đầu; tức: hiểu mọi việc như thánh Phaolô và thánh Máccô hiểu một cách rất sớm sủa. Phải chăng truyền thống này vững chắc hơn truyền thống sau, do thánh Mátthêu và Luca diễn nghĩa? Phải chăng truyền thống sau lại quan trọng và nắm phần chủ chốt để trở thành thánh-truyền, như Hội thánh phán?
Đối với ta, điều quan trọng là nhận ra rằng: thị kiến/viễn cảnh, là chuyện thông thường được nhiều tôn giáo trải nghiệm. Đó là tình trạng, mà ngày nay khoa học gọi là trạng thái thôi miên, trong đó người được thị kiến rất kinh ngạc, hãi sợ và vui mừng. Đó là nền tảng tốt cho niềm tin hơn coi đó như chứng cứ thực nghiệm, chút nào hết.
Đức Giêsu cũng cảm nghiệm nhiều thị kiến khá đáng kể, như vào lúc Ngài nhận thanh tẩy từ thánh Gioan; hoặc, các cảm nghiệm Ngài từng có vào những ngày Ngài sống ở sa mạc cũng như cảm nghiệm khác khi Ngài biến hình trên núi… Tất cả đã được thánh Mátthêu và Luca ghi chép trong Tin Mừng. Trong thị kiến, người nhập thị chứng kiến được Thân Mình Thánh Thiêng của Chúa, chứ không phải thân mình được chỉnh sửa cho thích hợp với sự sống, ở thế trần. Các vị nhập cuộc vào thị kiến, chỉ mỗi suy về những gì mình chứng kiến và là đường lối viết Tin Mừng của thánh Luca. Điều mà thánh sử muốn nói lên, đích thực là Thân Mình Thánh Thiêng của Chúa, mà các thánh được diện kiến bằng con mắt tinh thần, mà thôi.
Xem như thế, ta có hai truyền thống tổng cộng. Một, là của thánh Phaolô và Máccô. Còn truyền thống kia, lâu nay được gọi là thánh-truyền, do thánh Mát-thêu và Luca lập ra. Giữa hai truyền thống, không thấy có sự nhất quán, thuần nhất nào hết.
Nhưng truyền thống sau lại đã chuyển đổi trên căn bản nên hơi khác truyền thống đầu, khi dân con Đạo Chúa lại để mất thị kiến của Giáo hội tiên khởi. Từ đó trở đi, ta lại đã đi tìm các dữ kiện thực nghiệm để củng cố cho điều mình tín thác. Thế nên, các thánh mới kể chuyện: Chúa đi quanh mộ phần trống vắng khiến các nữ phụ lại cứ nhìn ra như thợ làm vườn. Ngài tự mở cửa mồ và Ngài có khả năng ăn uống tựa hồ người bình thường, và còn để cho thánh Tôma sờ chạm vào chân tay. Riêng thánh sử Gioan lại cũng kể về việc Chúa đi đây đó, Ngài hiện ra và diễn giải sự việc cho tông đồ hiểu.
Chính vì lý do thực nghiệm, mà các thánh sử lại thấy khó là làm sao kể việc Chúa về Trời, nên mới nghĩ ra viễn cảnh Chúa thăng hoa đi vào chốn mù khơi mây khói kiểu con tầu vũ trụ khiến các nhà khoa học ngày nay không làm sao mường tượng cho hợp với định luật vật lý được.
Từ đó, trọng tâm của thị kiến xem ra khá hấp dẫn trên bình diện xã hội. Bởi, nói như thế tức như thể: các thánh lãnh nhận thị kiến lại đã có khả năng sống trong môi trường đặc biệt có vai vế và quyền hành trong hội thánh thời tiên khởi. Và cuối cùng, các văn bản viết về truyền thống sau lại đã hướng thẳng vào cơ cấu cộng đoàn phát triển. Đặc biệt hơn, thánh Luca lại đã mô tả lễ Ngũ Tuần có Thần Khí Chúa đáp là là xuống xã hội nói chung chứ không phải là thị kiến cá thể, riêng rẽ.
Xem thế thì, truyền thống Hội thánh thời sau này, lại đặt nặng tính cộng đoàn dân Chúa có Thần Khí ở với và ở cùng, để củng cố niềm tin và sự sống trong vũ trụ.
Bằng vào cảm nghiệm niềm tin như thế, ta sẽ ngâm lên lời thơ vui vẫn từng hát:
“Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt,
Ngó như gần, nhưng vẫn thiệt xa khơi.”
(Hàn Mặc Tử - Trường Tương Tư)
Ngó và nhìn, là điều nhà thơ từng làm như đấng bậc trong Hội thánh theo cung cách thị kiến rất thi ca, “xa khơi”, cách biệt. Nhưng truyền thống Hội thánh vẫn giữ lại niềm tin con cái Chúa nay về với Cha ngõ hầu củng cố tình Ngài thương ta rất mực, qua Thần Khí.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch