Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau Lễ Chúa Ngôi Năm C 26-5-2013
“Vì cớ làm sao u sầu hỏi không thèm nói?”.
“Vì cớ làm sao anh về mà em chẳng vui?”
(Tuấn Lê – Hờn Anh Giận Anh)
(1 Phêrô 5-8-10)
Cứ tượng tượng, câu hỏi này mà lại trao cho đôi bên phối nhẫu đều gọi nhau anh anh/em em ngọt sớt mà chẳng biết ai là anh ai là em, thật rất khó. Thật cũng khó, như Hội thánh của ta từng gặp phải khi cứ bị người đời cật vấn, trách móc, và bất ưng.
Càng bất ưng hơn, khi đôi bên cả vợ lẫn chồng cả chồng lẫn vợ nghe thêm câu tiếp:
“Anh đã dặn dò khi chưa cưới
Mai mốt vợ chồng nên duyên mới
chớ nên bao giờ cãi nhau anh Bảy chị Tám chê cười.”
(Tuấn Lê – bđd)
Vâng. Chính thế. Bất ưng hoặc cố ưng nhưng không đặng lại vẫn là tình huống của Giáo Hội Công Giáo lâu nay vẫn gặp phải. Càng bất ưng hơn nữa, khi thông tin thuộc loại điện tử hay điện toán cứ vọng về từ nhiều phía, chí ít là phía hoặc miền của báo nói về chuyện đạo ở ngoài đời, như sau:
“Hôm vừa rồi, Toà Thượng Thẩm Hoa Kỳ thoạt mở phiên luận tội lại đã nghe những lời biện luận của đôi bên nguyên-bị về đám cưới cùng phái tính. Những lời như thế, nay vút lên cao như chưa từng thấy trước đó. Mới hồi tháng Giêng năm nay, người dân ở Pháp đã thực hiện một cuộc tuần hành khổng lồ ngay tại Paris khiến thế giới kinh ngạc về cảm xúc diễn ra ở xứ sở bên ấy vẫn tranh luận về hôn nhân tự nhiên và giá trị của gia đình. Chí ít, kể từ ngày bầu cử tổng thống Pháp, nhiều người đã thấy hiện tượng xảy đến theo đó ứng cử viên F. Hollande có hứa hỗ trợ cho hôn nhân đồng phái tính, nếu ông đắc cử.
Ngay sau đó, thoạt khi có cuộc tuần hành phản đối kế hoạch của tân tổng thống muốn hợp-thức-hoá thể loại hôn nhân này, ông đã phải cải chính như sau: “Bản thân tôi không đồng ý với hôn nhân đồng phái-tính do bởi tôi là Kitô-hữu và tôi tin vào Kinh thánh khi Lời Chúa có đề cập đến hôn nhân là việc phối kết giữa một người nam và một người nữ, sống cho đến mãn đời.” (x. Sheila Liaugminas,The Trials of Marriage, MercatorNet 26/3/2013)
Lời của vị tổng thống tân cử người Pháp, ông F. Hollande làm tôi và bạn nhớ thêm câu:
“Anh ơi! Anh ơi! Có yêu mới khổ vì yêu,
Có yêu mới thiệt thòi nhiều
Phòng loan thiếu chăn thừa chiếu.
Ðời trai trăm hướng,
phận gái một phương,
vắng em anh đừng đèo bòng này nọ nghe hông!”
(Tuấn Lê – bđd)
Nghe câu: “Vắng em, anh đừng đèo bòng này nọ, nghe không”, hẳn bạn và tôi nay cũng thấy ngại cho các cặp phối ngẫu không theo hướng tự nhiên, cũng tựa hồ như những câu hỏi cũng đáng “ngại” của ai đó, ở trên báo:
“Con có một điều vẫn muốn gửi về toà soạn để hỏi cha, nhưng hơi ngại vì nhiều nỗi, đó là: những vị có khuynh hướng lôi cuốn/hấp dẫn cùng phái tính có được phép gia nhập chủng viện để trở thành linh-mục được không? Trường hợp, có vị nào đó đã sống nhiều năm ở chủng viện lại cho thấy mình cũng từng có hành xử lôi cuốn hấp dẫn bề trên của mình thì sao? Xin cha miễn thứ nếu câu hỏi của con có điều gì không phải phép.”
Có phải phép hay không, thì cha cố nào mà lại thấy ngại ngần việc trả lời, cơ chứ! Chí ít, là câu hỏi từ dân con đi đạo vẫn là con dân hiền từ, dễ bảo, chỉ muốn biết lập trường chính mạch của nhà Đạo về những gì mình chưa tỏ, có thế thôi. Và, khi đã có người hỏi, thì đấng bậc lành thánh trong Đạo, chẳng khi nào nỡ từ chối, hoặc bỏ qua. Thế nên, câu giải mã của đấng bậc, vẫn chính mạch như sau:
“Thật sự mà nói, thì: vấn đề này, lâu nay và nhất là các thập niên vừa qua, đã làm cho Hội thánh của ta nhức đầu không ít, nhất là khi có cáo buộc cho rằng hàng giáo sĩ của Hội thánh từng sách nhiễu tình dục không phải phép với trẻ bé vẫn lôi cuốn hấp dẫn cùng phái tính. Có lẽ, ta cũng nên nhớ rằng: con số các linh mục bị cáo buộc chuyện sách nhiễu tình dục, cũng rất ít, chỉ cỡ độ 5% tại Hoa Kỳ. Hơn nữa, thực chất của vấn đề không chỉ xảy ra với Hội thánh Công Giáo mà thôi nhưng còn với nhiều giáo phái hoặc Giáo Hội khác nữa.
Năm 2005, trả lời vấn nạn về vấn đề này, Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo là cơ quan giám sát công việc đào tạo chủng sinh, đã có chỉ thị về “Tiêu chuẩn được thiết lập để thẩm định về ơn gọi có liên quan đến những ai có chiều hướng về đồng tính để duyệt xét cho nhập chủng viện và đeo đuổi trở thành ứng viên nhận chức thánh.” Cũng vào ngày 31/8 cùng năm đó, Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã phê chuẩn chỉ thị này và cho phép phát hành và in ấn vào ngày 4/11/2005.
Chỉ thị của Thánh bộ còn nói rõ: Trong hoàn cảnh hiện tại, Hội thánh không thấy nhu cầu cấp bách để chấp nhận những vị có khuynh hướng bám rễ sâu chuyện đồng-tính luyến-ái được phép gia nhập chủng-viện để thành linh mục. Thánh Bộ tiếp tục bảo rằng: ứng viên nào gia nhập công cuộc thừa tác có chức thánh, được thẩm định và xét duyệt qua bí tích, phải trưởng thành. Có trưởng thành mới giúp các vị xử sự cho đúng đắn với cả nam-nhân lẫn nữ-giới, ngõ hầu phát triển đặc tính của người cha tinh-thần đối với cộng đoàn Giáo-hội vốn tin mình.” (x. điều 1 Chỉ thị đào tạo chủng sinh)
Hơn nữa, căn cứ vào sự thể đã xác chứng, ta nói được rằng: không chỉ mỗi hành xử mà cả đến khuynh hướng bám rễ sâu về đồng-tính luyến-ái là động thái hỗn loạn. Chỉ thị của Thánh Bộ Giáo dục Công Giáo còn cho biết: có 3 loại nam-nhân không thể nhập chủng viện hoặc trở thành thừa-tác-viên có chức thánh, là: các vị từng sống và hành động theo kiểu cách đồng tính luyến ái, hoặc các vị từng biểu-lộ cho thấy họ có hướng về đồng-tính luyến-ái hoặc hỗ trợ cái-gọi-là “văn hoá đồng tính.” Thật sự thì, những người như thế sẽ tự thấy khó xử hoặc khó ở trong môi trường vốn can ngăn họ có quan hệ đúng đắn với cả nam lẫn nữ. Trong trường hợp nào đi nữa, ta cũng không thể bỏ qua mà không thấy những hậu quả tiêu cực phát xuất từ việc phong chức thánh cho những vị từng bám rễ sâu trong hành xử đồng tính luyến ái.” (Điều 2 Chỉ thị Đào tạo Chủng sinh).
Với những ai có khuynh hướng đồng tính luyến ái chỉ mang tính cách giai đoạn mà thôi, ví dụ như tình trạng của thiếu niên chưa qua thời, thì Chỉ thị của Thánh Bộ trên cũng có nói: “Các khuynh hướng như thế phải được lướt thắng ít nhất là ba năm trước khi ứng viên được tấn phong lên bậc phó tế.” (x. Điều 2 Chỉ thị). Thông thường thì, hầu hết các Chủng viện chỉ phong chức phó tế cho các ứng viên bậc linh mục vào năm thứ năm hoặc thứ sáu mà thôi. Kịp khi ấy, các vị nào tuy lúc trước cũng có hướng chiều đồng tính luyến-ái nhưng không bám rễ sâu được phép gia nhập chủng viện. Dù sao thì, tất cả đều phải lướt vượt tình trạng này ít nhất là ba năm trước khi trở thành phó tế.
Còn, đối với các chủng sinh nào vẫn trải nghiệm chuyện có khuynh hướng đồng tính luyến ái trong ba năm cuối cùng trong chương trình đào tạo lên chức thánh, thì Chỉ thị của Thánh Bộ có đề cập chuyện giới chức có trách nhiệm đào tạo như Giám đốc tinh thần phải giúp cho vị ấy biết phân định rõ là mình không thích hợp với chức linh mục. Chỉ thị trên có nói: “Nếu ứng viên nào thực hành việc đồng tính luyến-ái hoặc cho thấy mình đã bám rễ sâu trong chiều hướng đồng tính như thế, thì vị linh-hướng cũng như cha giải tội có bổn phận phải khuyến cáo/can ngăn người ấy theo tiếng nói lương tâm để không tiếp tục được chịu chức.” (Điều 3 Chỉ thị) Còn nữa, Chỉ thị trên còn thêm: “Là người vô lương tâm nếu ứng viên nào dám che đậy chiều hướng đồng tính luyến ái của mình với mục đích tiến tới chức thánh, bất chấp mọi sự, thì động thái dối trá không thích hợp với tinh thần tôn trọng sự thật, trung thực và cởi mở là đặc tính của người tin tưởng rằng mình được kêu gọi phục vụ Chúa Kitô và Hội thánh của Ngài bằng công cuộc thừa-tác bằng thiên chức linh mục.” (x. điều 3 ở Chỉ thị)
Những năm sau này, do có nhiều đòi hỏi làm sáng tỏ về việc có buộc phải áp dụng tinh thần của Chỉ thị, vào tháng 5 năm 2008, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Bổ Trưởng Ngoại giao, có phát hành văn thư của các giám mục trên thế giới được sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16, trong đó nhấn mạnh rằng: qui định ghi ở Chỉ thị ban hành năm 2005 có hiệu lực đối với toàn thể các nhà đào tạo linh mục. Qui định này có hiệu lực cho cả Giáo Hội Đông Phương, Bộ Truyền Bá Phúc Âm và các Viện tu Đời Tận Hiến cũng như Hội dòng có cuộc sống tông đồ, mục vụ.” Nói cách khác, đây là qui định áp dụng cho tất cả mọi chủng viện cũng như các nhà đào tạo trên thế giới.
Cuối cùng thì, điều cần thiết đối với ta, là: cầu nguyện cho tất cả mọi đấng bậc biết đường mà áp dụng qui định đặt ra cho mình. Có làm thế, mới hy vọng giảm thiểu sự việc giáo sĩ sách nhiễu tình dục.” (xem Lm John Flader, Candidates with same-sex attraction, The Catholic Weekly 17/2/2013, tr. 10)
Hôm nay đây, khi viết lên đề tài này, bần đạo cũng suy nghĩ rất “lung”, nhưng không dám để lộ quan điểm/lập trường nào dù riêng tư, thời thượng, chẳng độc đáo. Bần đạo/bầy tôi đây chỉ muốn phổ biến các thông tin trong Đạo/ngoài đời để mọi người có dịp suy tư, cảm kích cho riêng mình, mà thôi. Thế nên, giòng chảy hôm nay bao gồm hầu hết những trích dẫn rất tư riêng, biệt lập. Trích và dẫn, trước nhất bằng truyện kể để minh-hoạ những điều mình muốn nói như bên dưới:
“Khi tất cả mọi chuyện đau buồn đổ lên đầu bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, vì chỉ có thế, bạn mới có thêm dũng khí để bước tiếp con đường đời mình đã chọn… Khi có chuyện thật vui đến với bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, ngõ hầu niềm vui sướng, hạnh phúc được nhân đôi, và mọi người có thể vui với niềm vui của bạn…
Khi ai đó rời xa đời bạn, hãy mỉm cười để chia tay họ, vì dù đó có là kết thúc vui hay buồn, thì nó cũng kết thúc. Và ngay sau nó, là khởi đầu mới cho cả đôi bên. Hãy cứ mỉm cười để chúc cho khởi đầu mình thực hiện được tươi sáng và vui vẻ…
Khi ai đó đến với đời bạn, hãy mỉm cười chào đón họ, và chúc cho tình cảm giữa hai người sẽ thật tốt, để họ không bao giờ phải nói lời chia tay với bạn như những người trước đó'...
Khi bạn đánh mất niềm tin vào người nào, hãy cứ mỉm cười chấp nhận. Ai cũng là con người, có lúc sai lầm, vấp ngã. Hãy mỉm cười để biết rằng mình đã hiểu họ thêm…
Khi bạn thấy quá mệt mỏi vì cuộc sống, hãy mỉm cười để cảm nhận tình yêu mới sẽ đến với mình. Bạn sẽ không thể đón nhận tình yêu cuộc sống khi trong lòng ngập tràn những thù hận, đớn đau. Và nụ cười sẽ xoá bỏ tất cả…
Khi bạn chợt nghĩ về tương lai mù mịt ở phía trước, và không biết đời mình sẽ đi về đâu, hãy mỉm cười để có được một phút hy vọng. Mỉm cười để nhận ra rằng ta có cả một ngày hôm nay để chuẩn bị thật tốt cho ngày mai. Hãy sống thật tốt, thật hạnh phúc, vì chẳng ai dám chắc rằng mình còn có ngày mai…
Khi bài vở làm bạn chán ngấy, cũng cứ mỉm cười giúp mình thư giãn đôi chút. Vì chẳng phải ai cũng là thiên tài cả. Và nụ cười sẽ không phải là món quà xa xỉ để thư giãn…
Khi tình yêu không đến với bạn, cũng cứ mỉm cười để chào từ biệt nó. Bởi, đơn giản là tình yêu đó chưa chọn bạn để ở lại mà thôi. Và dù cho người bạn yêu không đáp lại tình cảm của bạn, thì bạn cũng hãy mỉm cười vì biết rằng trong trái tim bạn đã có nó rồi…
Khi trái tim bạn tràn đầy nước mắt, và mỗi bước chân mình rỉ máu vì gai nhọn, cũng hãy mỉm cười để mình có thêm dũng khí, mà vững bước trên con đường đời ở phía trước. Và ít ra, thì mỉm cười sẽ là chỗ dựa cho người khác, khi họ lâm vào hoàn cảnh như bạn. Hãy cứ mỉm cười để không ai phải buồn khổ giống như ta.
Khi một ngày mới trờ đến với đời bạn, hãy mỉm cười để cảm tạ đời đã cho mình thêm một ngày để yêu thương, và có thêm thời gian để nói với những người mà bạn yêu quý rằng bạn dành cho họ nhiều tình cảm biết chừng nào…
Khi bạn gặp một vấn đề thật khó giải, hãy mỉm cười để giữ cho tinh thần mình được bình an, trầm tĩnh. Có như thế, vấn đề sẽ dễ dàng hơn trước rất nhiều…
Khi người nào đó đang buồn và muốn tâm sự với bạn, hãy mỉm cười với họ để họ có thêm niềm tin vào cuộc sống. Những người không thể cười là những người cần nụ cười hơn bao giờ hết.”
Lại có nhiều trích dẫn để thư giãn sau những phút căng thẳng với giòng tư tưởng về tu đức hoặc thần học. Những trích và dẫn chỉ để mua vui bằng vài nụ cười mỉm, cho đời bớt nặng hoặc sầu đau dù chỉ là “hư cấu”, như sau:
“Hôm ấy, Đức Chúa BLời quá bộ đi thăm chốn luyện hình ở lòng đất để xem lâu nay đám lãnh đạo ở đó hành xử ra sao với người đồng-tính luyến-ái lại cứ đòi ở với nhau như vợ chồng. Đến khu vực nung nấu người chết trong vạc dầu sôi bỏng, có đề tên quốc gia vốn có chủ trương tự do đồng tính luyến ái. Lạ thay, Đức Chúa BLời thấy nồi nào cũng đều đậy vung kín, duy mỗi vạc dầu đề tên nước “Đại Cồ Việt” là không có vung và nắp gì hết. Thấy vậy, Đức Chúa BLời bèn hỏi lãnh đạo: tại sao thế? thì được bảo: Đối với các dân nước ở khắp nơi thì nồi nào cũng phải đậy vung/nắp hết, vì nếu không, thì người ở đó sẽ công kênh nhau lên mà thoát khỏi vạc dầu ngay. Còn đám dân Đại Cồ Việt này thì khỏi cần, bởi vì hễ có tên nào tìm cách ngoi lên miệng vung, là bị đám ở dưới kéo xuống ngay, đậy làm gì cho mất công.”
Truyện kể mang tính “hư cấu” trên rất không thật, chỉ cốt để thư giãn, thôi. Thật sự thì, trên trời dưới biển này làm gì có nơi nào gọi là “chốn luyện hình” đâu mà kể. Dù có đi chăng nữa, thì Đức Chúa đời nào lại kỳ thị những người hành xử khác với tự nhiên! Nói cho cùng, có là truyện kể hay luận phiếm đạo đời, thì hỡi bạn và hỡi tôi, ta cũng đừng đòi hỏi tính rất thực mà làm gì để rồi sẽ ưu tư/ái ngại, chẳng cười vui với đời. Đời người, dù gì đi nữa, vẫn còn nhiều chuyện vui để ta suy, như suy và nghĩ lời đấng thánh hiền ghi ở dưới:
“Anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa,
để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định.
Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.
Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức,
vì ma quỷ, thù địch của anh em,
như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.
Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự,
vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian
đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.”
(1 Phêrô 5-8-10)
Suy rồi, hãy cùng tôi cùng bạn, ta lại sẽ hát những câu ca không mang tình tự của người lính chiến mà chỉ là thứ tình người rất thông thường, như sau:
“Anh đi lâu lâu mới về,
Yêu thương cho nhau dài nhé,
mười lăm ngày phép đi vèo buồn nhớ mang theo,
yêu nhau mới hay hờn dỗi,
dỗi nhau gia vị cuộc đời,
bà con cô bác có chê hay cười đành chịu vậy thôi.”
(Tuấn Le – bđd)
Cô bác sẽ không cười vì anh, vì chị hoặc vì anh và các vị “đồng-tính” đã có hành xử rất khác người và/hoặc trái tự nhiên, và cũng sẽ không còn cười thêm nữa khi các anh/chị cùng các vị “đồng-tính luyến ái” vẫn cứ vui sống. Chí ít, là sống theo lời khuyên của đấng thánh hiền, ra như thế.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn suy tư
về những người anh hoặc chị sống khác người,
nhưng vẫn thuận nghe theo Chúa.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần sau lễ Chúa Ba Ngôi năm C 26.5.2013
“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,”
Ta đê mê cảm được, chút gì đâu!”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Ga 16: 12-15
Tình vũ trụ, mà nhà thơ còn thấy như “hư huyền”/rộng mở huống hồ tình Chúa Ba Ngôi lồng lộng khắp mọi nơi, làm sao dân con Đạo Chúa hiểu được cho cặn kẽ, dù trình thuật vẫn cứ kể?
Trình thuật, kể nhiều cho mọi người hiểu về tình Chúa Ba Ngôi, rất mừng và rất vui. Tình Chúa Ba Ngôi, không đơn giản và dễ hiểu như ta nghĩ, dù Hội thánh có giải thích bằng ngôn từ, hình ảnh hay sao đó, vẫn khó lòng. Thật ra, ta cảm nghiệm được tình Cha qua Kinh Sách của người Do thái, mà thôi. Và, tình Chúa-Con ta am hiểu chỉ một chút là nhờ giòng chảy tâm-tư cũng từ Do thái. Còn, tình Thánh Linh ta cũng hiểu rất ít, lại chính là tình “Cha-và-Con” được kể từ nhiều thế kỷ, chí ít là thế kỷ thứ tư, mãi về sau.
Kể từ đó, nhiệm-tích Chúa Ba Ngôi hiểu theo cung cách rất tình giữa Cha, Con và Thánh Linh được Hội thánh chấp nhận không do-dự bằng kinh-kệ và nghi lễ, bắt đầu bằng dấu thánh giá, làm bằng chứng. Nhưng, vấn đề là: làm sao ta hiểu được nhiệm-tích Chúa Ba Ngôi trong tổng thể, dù rất ít? May mắn thay, Hội thánh ở trời Tây cũng hiểu ít/nhiều nhiệm-tích này nhờ lập-luận trừu-tượng mà thánh Âu Tinh dùng tâm-lý để ví đời Chúa với đời ta và gọi đó là thần-học cao-siêu nhiệm-mầu, rất bí-tích.
Điều này cũng dễ hiểu, vì cách ta suy nghĩ và yêu thương là gương phản-ánh cách Chúa nghĩ-suy và yêu người, tức cách sống tâm-lý của Đức Chúa. Còn ta, ta suy tưởng và thương yêu theo kiểu cách nào? Mỗi lần suy-tư nghĩ ngợi, ta thường hay nói chuyện với người khác, hoặc thốt lên “lời” rồi vận dụng ba tấc lưỡi để giải-thích những gì mình nghĩ suy. Còn, khi yêu thương, ta thường thở dài nhẹ nhõm, cũng có khi còn há miệng để bày tỏ cho thật rõ. Dùng hình ảnh này để diễn tả cách Chúa làm, ta chỉ hiểu được chút ít tình thương của Ngài, khi Ngài suy nghĩ và thương ta bằng hơi thở.
Dân con trong Đạo còn gọi “Lời” là “hơi thở” của Ngài, tức: Thần Khí hoặc Thánh Linh. Bởi Thần Khí, hiểu cho sát nghĩa, cũng là “Hơi”, là “Khí” rất thần của Đức Chúa. Thế nên, ta hiểu được Tình Chúa Ba Ngôi rất tuyệt vời, là nhờ kinh nghiệm của “Khí” và “Lời” ta hít thở qua tình người ta có với nhau. Vì thế nên, ta có thể xác minh về tình Chúa Ba Ngôi theo cách-thế rất như thế. Và, khi ta đưa xác-chứng này vào niềm tin ta có nhờ mạc-khải, ta sẽ hiểu thấu-đáo hơn, bằng cách so-sánh về tâm-lý hệt như thế.
Ta còn được mạc-khải về Chúa Ba Ngôi, qua “lời” của ngôn sứ, nữa. Thật ra, ngôn sứ không là đấng bậc dám tiên đoán thời-cuộc hoặc nói trước những việc Chúa làm, cho bằng các ngài chỉ nói năng cách mạnh bạo về những gì đã và đang xảy đến bên ngoài thân-phận trống vắng của chính ta. Thế nên, khi lĩnh nhận mạc khải về Ba Ngôi Đức Chúa từ ngôn sứ, ta tin Chúa vượt quá nhận thức của ta. Mạc khải về Chúa, là điều con người không thể kham nổi. Bởi, Thiên-Chúa-là-Cha, Con và Thánh Linh là ngôn-ngữ thánh-thiêng, ta chỉ chấp-nhận và lĩnh-hội cho riêng mình, chứ không bằng ngôn ngữ dễ hiểu.
Còn, Thần Khí thì sao? Phải chăng nhiều người nay quên mất Thần Khí?
Không hẳn thế. Bởi, khi Hội thánh mời gọi ta chung lời nguyện cầu, ca tụng Chúa là Đấng cứu độ loài người, ta có được niềm an-vui rất lạ khiến ta tiếp cận Thiên-Chúa-là-Cha-và-Con để rồi sẽ vui hưởng nhan thánh Ngài, cách đích thực. Tên gọi thực của niềm an-vui lạ kỳ ấy lại là Thần Khí. Theo Kinh thánh, thì Niềm-An-Vui-Lạ-Kỳ-là-Thần-Khí là Đấng đem “Cha-và-Con” đến với ta, ngõ hầu ta gần gũi Ngài mãi mãi suốt đời ta. Ta không cần tìm Ngài ở đâu xa, vì đã thấy Ngài đến với ta, qua Thần Khí. Và, Thần Khí của Ngài còn giúp ta thôi không còn nghĩ Chúa cứ ở nơi xa xôi/cao vời, trên chốn ấy nữa.
Và, Thần Khí Chúa giúp ta hiểu được ý nghĩa của cụm-từ “Cha-và-Con” mỗi khi ta dùng Lời để nói về Ngài. Ngài không là “Cha” theo ngôn-ngữ bình thường ở đời và Ngài cũng không mang ý-nghĩa toàn-năng/toàn-thiện thấy từ xa để ta tâm phục, khẩu phục. Nhưng, Ngài là “Cha-và-Con” được Thần Khí Chúa dẫn đến với ta để rồi Ngài vẫn sống như “Cha-và-Con” nhờ vào hướng dẫn này. Có lẽ, cụm từ “Cha-và-Con” đây, không đủ để diễn tả sao cho đúng nghĩa. Tuy nhiên, mọi người con bé nhỏ của Chúa đều cảm-nghiệm được việc này bằng tâm-can và lời cầu, ta vẫn sống. Ta sống đích thực cung cách “Cha-và-Con” là nhờ có như thế và được như thế. Và, tình Chúa Ba Ngôi còn là cung-cách để ta thấy được “niềm an-vui rất lạ” khi ta gần cận Ngài, cảm tạ Ngài từng làm thế, cho ta.
Mỗi người và mọi người đều tìm ra phương-thế giản dị và tế nhị hầu gần cận Chúa Ba Ngôi, đặc biệt là Thần Khí Ngài bằng kinh nghiệm tư riêng của mỗi người. Điều này, xem ra hơi nghịch-ngạo nếu ta sánh ví những chuyện như thế với nền thần-học kinh-điển, thời buổi trước. Nhưng dù sao, ta vẫn làm lắng-dịu được tính hiển-nhiên thông-thường bằng kinh nghiệm sâu sắc ta vẫn có, về tình “Cha-và-Con” vẫn thấy trong gia đình bình thường, rất hạnh phúc.
Chính bầu khí yêu thương gia đình có đủ chức-năng để làm công việc này, một cách thường tình, rất bẩm sinh. “Cha” ở đây, không là từ-vựng hoặc sự cách-biệt rất quyền-thế, mà là sự thân-thương, gần gũi với đàn con trong gia đình. “Con” ở đây, là cung-cách cảm-nghiệm về quan-hệ lệ-thuộc khác với quan-hệ cha-con ở đời đòi nhiều cảm kích, biết ơn. Và, giả như ta áp-dụng tính lắng dịu thật ý-nghĩa của sự việc này với Chúa, chắc chắn ta sẽ có được cái nhìn khác về “Cha-và-Con” nơi Ba Ngôi Đức Chúa.
Thần Khí, không là yếu tố dửng dưng được Hội thánh bổ túc thêm vào tình “Cha-và-Con” cho có chuyện; nhưng là tình thương yêu, là “bầu khí” trong đó Thiên-Chúa là “Cha-và-Con” đến với ta một cách gần gũi hơn ta suy-tưởng hoặc nói đến. Tình thương yêu, dạy cho ta biết: ta cần làm lắng dịu tính tuyệt-đối không xứng-hợp nơi người “Cha” và cả “Con” nữa. Chính động-lực lắng dịu này, vẫn được coi là Thần Khí Chúa, tức Thần và Khí của Tình Thương Yêu, Chúa diễn tả.
Thần Khi Chúa còn nhiều chức-năng khác nữa. Và, một trong các chức-năng đó, là công tác của Tình Thương yêu vẫn thể-hiện nơi mỗi người và mọi người. Có ở trong Thần Khí và nhờ vào Thần Khí, ta mới thông hiểu và cảm kích được ý niệm “Cha-và-Con” ở cấp độ cao cả, của Đức Chúa. Là người con thấp hèn, ta hay dựa vào người khác, đặc biệt là người gần gũi với mình, để đưa ra sự việc, ý tưởng hoặc động-thái không liên can gì đến người ấy. Nhiều ý-tưởng và sự việc hiển-nhiên do ta tưởng tượng ra, nhưng “người khác” kia vẫn chấp nhận những gì ta tạo ra cho họ, vì họ chỉ muốn được yên hàn với ta, mà thôi.
Với Thiên Chúa, đôi khi ta cũng hay làm thế. Nhưng thật sự, Chúa lại không mấy thích hợp với những gì kỳ-quái do ta tạo ra. Chúa là Đấng không chấp-nhận được ý-tưởng kỳ-quái do ta làm cho người khác, đặc biệt là những người gần gũi với mình. Ý tưởng đó, chỉ có thể xảy ra ở nơi Chúa đến mức độ sự lắng-dịu trọn-vẹn trong “Cha-và-Con” luôn có chỗ đứng thực sự. Và, chỉ khi Chúa có ở đó, thì Thần Khí của thực tại yêu thương tràn đầy mới vui hưởng được tình thương trọn-vẹn. Bởi thế nên, có lẽ Thiên-tính là chốn miền ở đó mọi sự đều do ta thổi phồng/phóng đại và mọi cố gắng để đạt đến tuyệt đối như tình “Cha-và-Con” như thế mới lắng dịu. Và Thần Khí trong Chúa mới thực sự là Đấng làm được việc đó cho “Cha-và-Con”.
Chính đó, là sự tự-do duy-nhất có trong Chúa. Tự-do, không dính dự vào bất cứ cảm-tưởng nào về tính tuyệt-đối nơi tình “Cha-Con-và-Thần-Khí”, mới đúng. Nhưng được phép tham gia vào sự tự-do đó, chính là ân-huệ Chúa ban cho ta, những người sẵn sàng dấn bước ra đi trên lối mòn lắng-dịu tính tuyệt-đối, và ra đi mừng vui tháp-nhập vào sự hiệp-thông giữa Chúa Ba Ngôi, cũng rất lạ.
Trong cảm-nghiệm tình Chúa Ba Ngôi rất thương yêu, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ rất lạ, mà rằng:
“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,
Ta đê mê cảm được chút gì đâu.
Hồn với xác, chỉ còn thoi thóp thở
Trong hai bàn tay sắt, bọc nhung nâu.”
(Vũ Hoàng Chương – Chết Nửa Vời)
“Chết Nửa Vời”, chỉ là chết với xác-thân còn “thoi thóp thở”. “Ta đê mê”, cảm được tình Chúa Ba Ngôi hiển-hiện nơi con người. Tình “Cha-và-Con” có “Thần Khí” chan hoà, vẫn là tình thương ta cảm nghiệm suốt một đời. Với người đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Vì cớ làm sao u sầu hỏi không thèm nói?”.
“Vì cớ làm sao anh về mà em chẳng vui?”
(Tuấn Lê – Hờn Anh Giận Anh)
(1 Phêrô 5-8-10)
Cứ tượng tượng, câu hỏi này mà lại trao cho đôi bên phối nhẫu đều gọi nhau anh anh/em em ngọt sớt mà chẳng biết ai là anh ai là em, thật rất khó. Thật cũng khó, như Hội thánh của ta từng gặp phải khi cứ bị người đời cật vấn, trách móc, và bất ưng.
Càng bất ưng hơn, khi đôi bên cả vợ lẫn chồng cả chồng lẫn vợ nghe thêm câu tiếp:
“Anh đã dặn dò khi chưa cưới
Mai mốt vợ chồng nên duyên mới
chớ nên bao giờ cãi nhau anh Bảy chị Tám chê cười.”
(Tuấn Lê – bđd)
Vâng. Chính thế. Bất ưng hoặc cố ưng nhưng không đặng lại vẫn là tình huống của Giáo Hội Công Giáo lâu nay vẫn gặp phải. Càng bất ưng hơn nữa, khi thông tin thuộc loại điện tử hay điện toán cứ vọng về từ nhiều phía, chí ít là phía hoặc miền của báo nói về chuyện đạo ở ngoài đời, như sau:
“Hôm vừa rồi, Toà Thượng Thẩm Hoa Kỳ thoạt mở phiên luận tội lại đã nghe những lời biện luận của đôi bên nguyên-bị về đám cưới cùng phái tính. Những lời như thế, nay vút lên cao như chưa từng thấy trước đó. Mới hồi tháng Giêng năm nay, người dân ở Pháp đã thực hiện một cuộc tuần hành khổng lồ ngay tại Paris khiến thế giới kinh ngạc về cảm xúc diễn ra ở xứ sở bên ấy vẫn tranh luận về hôn nhân tự nhiên và giá trị của gia đình. Chí ít, kể từ ngày bầu cử tổng thống Pháp, nhiều người đã thấy hiện tượng xảy đến theo đó ứng cử viên F. Hollande có hứa hỗ trợ cho hôn nhân đồng phái tính, nếu ông đắc cử.
Ngay sau đó, thoạt khi có cuộc tuần hành phản đối kế hoạch của tân tổng thống muốn hợp-thức-hoá thể loại hôn nhân này, ông đã phải cải chính như sau: “Bản thân tôi không đồng ý với hôn nhân đồng phái-tính do bởi tôi là Kitô-hữu và tôi tin vào Kinh thánh khi Lời Chúa có đề cập đến hôn nhân là việc phối kết giữa một người nam và một người nữ, sống cho đến mãn đời.” (x. Sheila Liaugminas,The Trials of Marriage, MercatorNet 26/3/2013)
Lời của vị tổng thống tân cử người Pháp, ông F. Hollande làm tôi và bạn nhớ thêm câu:
“Anh ơi! Anh ơi! Có yêu mới khổ vì yêu,
Có yêu mới thiệt thòi nhiều
Phòng loan thiếu chăn thừa chiếu.
Ðời trai trăm hướng,
phận gái một phương,
vắng em anh đừng đèo bòng này nọ nghe hông!”
(Tuấn Lê – bđd)
Nghe câu: “Vắng em, anh đừng đèo bòng này nọ, nghe không”, hẳn bạn và tôi nay cũng thấy ngại cho các cặp phối ngẫu không theo hướng tự nhiên, cũng tựa hồ như những câu hỏi cũng đáng “ngại” của ai đó, ở trên báo:
“Con có một điều vẫn muốn gửi về toà soạn để hỏi cha, nhưng hơi ngại vì nhiều nỗi, đó là: những vị có khuynh hướng lôi cuốn/hấp dẫn cùng phái tính có được phép gia nhập chủng viện để trở thành linh-mục được không? Trường hợp, có vị nào đó đã sống nhiều năm ở chủng viện lại cho thấy mình cũng từng có hành xử lôi cuốn hấp dẫn bề trên của mình thì sao? Xin cha miễn thứ nếu câu hỏi của con có điều gì không phải phép.”
Có phải phép hay không, thì cha cố nào mà lại thấy ngại ngần việc trả lời, cơ chứ! Chí ít, là câu hỏi từ dân con đi đạo vẫn là con dân hiền từ, dễ bảo, chỉ muốn biết lập trường chính mạch của nhà Đạo về những gì mình chưa tỏ, có thế thôi. Và, khi đã có người hỏi, thì đấng bậc lành thánh trong Đạo, chẳng khi nào nỡ từ chối, hoặc bỏ qua. Thế nên, câu giải mã của đấng bậc, vẫn chính mạch như sau:
“Thật sự mà nói, thì: vấn đề này, lâu nay và nhất là các thập niên vừa qua, đã làm cho Hội thánh của ta nhức đầu không ít, nhất là khi có cáo buộc cho rằng hàng giáo sĩ của Hội thánh từng sách nhiễu tình dục không phải phép với trẻ bé vẫn lôi cuốn hấp dẫn cùng phái tính. Có lẽ, ta cũng nên nhớ rằng: con số các linh mục bị cáo buộc chuyện sách nhiễu tình dục, cũng rất ít, chỉ cỡ độ 5% tại Hoa Kỳ. Hơn nữa, thực chất của vấn đề không chỉ xảy ra với Hội thánh Công Giáo mà thôi nhưng còn với nhiều giáo phái hoặc Giáo Hội khác nữa.
Năm 2005, trả lời vấn nạn về vấn đề này, Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo là cơ quan giám sát công việc đào tạo chủng sinh, đã có chỉ thị về “Tiêu chuẩn được thiết lập để thẩm định về ơn gọi có liên quan đến những ai có chiều hướng về đồng tính để duyệt xét cho nhập chủng viện và đeo đuổi trở thành ứng viên nhận chức thánh.” Cũng vào ngày 31/8 cùng năm đó, Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã phê chuẩn chỉ thị này và cho phép phát hành và in ấn vào ngày 4/11/2005.
Chỉ thị của Thánh bộ còn nói rõ: Trong hoàn cảnh hiện tại, Hội thánh không thấy nhu cầu cấp bách để chấp nhận những vị có khuynh hướng bám rễ sâu chuyện đồng-tính luyến-ái được phép gia nhập chủng-viện để thành linh mục. Thánh Bộ tiếp tục bảo rằng: ứng viên nào gia nhập công cuộc thừa tác có chức thánh, được thẩm định và xét duyệt qua bí tích, phải trưởng thành. Có trưởng thành mới giúp các vị xử sự cho đúng đắn với cả nam-nhân lẫn nữ-giới, ngõ hầu phát triển đặc tính của người cha tinh-thần đối với cộng đoàn Giáo-hội vốn tin mình.” (x. điều 1 Chỉ thị đào tạo chủng sinh)
Hơn nữa, căn cứ vào sự thể đã xác chứng, ta nói được rằng: không chỉ mỗi hành xử mà cả đến khuynh hướng bám rễ sâu về đồng-tính luyến-ái là động thái hỗn loạn. Chỉ thị của Thánh Bộ Giáo dục Công Giáo còn cho biết: có 3 loại nam-nhân không thể nhập chủng viện hoặc trở thành thừa-tác-viên có chức thánh, là: các vị từng sống và hành động theo kiểu cách đồng tính luyến ái, hoặc các vị từng biểu-lộ cho thấy họ có hướng về đồng-tính luyến-ái hoặc hỗ trợ cái-gọi-là “văn hoá đồng tính.” Thật sự thì, những người như thế sẽ tự thấy khó xử hoặc khó ở trong môi trường vốn can ngăn họ có quan hệ đúng đắn với cả nam lẫn nữ. Trong trường hợp nào đi nữa, ta cũng không thể bỏ qua mà không thấy những hậu quả tiêu cực phát xuất từ việc phong chức thánh cho những vị từng bám rễ sâu trong hành xử đồng tính luyến ái.” (Điều 2 Chỉ thị Đào tạo Chủng sinh).
Với những ai có khuynh hướng đồng tính luyến ái chỉ mang tính cách giai đoạn mà thôi, ví dụ như tình trạng của thiếu niên chưa qua thời, thì Chỉ thị của Thánh Bộ trên cũng có nói: “Các khuynh hướng như thế phải được lướt thắng ít nhất là ba năm trước khi ứng viên được tấn phong lên bậc phó tế.” (x. Điều 2 Chỉ thị). Thông thường thì, hầu hết các Chủng viện chỉ phong chức phó tế cho các ứng viên bậc linh mục vào năm thứ năm hoặc thứ sáu mà thôi. Kịp khi ấy, các vị nào tuy lúc trước cũng có hướng chiều đồng tính luyến-ái nhưng không bám rễ sâu được phép gia nhập chủng viện. Dù sao thì, tất cả đều phải lướt vượt tình trạng này ít nhất là ba năm trước khi trở thành phó tế.
Còn, đối với các chủng sinh nào vẫn trải nghiệm chuyện có khuynh hướng đồng tính luyến ái trong ba năm cuối cùng trong chương trình đào tạo lên chức thánh, thì Chỉ thị của Thánh Bộ có đề cập chuyện giới chức có trách nhiệm đào tạo như Giám đốc tinh thần phải giúp cho vị ấy biết phân định rõ là mình không thích hợp với chức linh mục. Chỉ thị trên có nói: “Nếu ứng viên nào thực hành việc đồng tính luyến-ái hoặc cho thấy mình đã bám rễ sâu trong chiều hướng đồng tính như thế, thì vị linh-hướng cũng như cha giải tội có bổn phận phải khuyến cáo/can ngăn người ấy theo tiếng nói lương tâm để không tiếp tục được chịu chức.” (Điều 3 Chỉ thị) Còn nữa, Chỉ thị trên còn thêm: “Là người vô lương tâm nếu ứng viên nào dám che đậy chiều hướng đồng tính luyến ái của mình với mục đích tiến tới chức thánh, bất chấp mọi sự, thì động thái dối trá không thích hợp với tinh thần tôn trọng sự thật, trung thực và cởi mở là đặc tính của người tin tưởng rằng mình được kêu gọi phục vụ Chúa Kitô và Hội thánh của Ngài bằng công cuộc thừa-tác bằng thiên chức linh mục.” (x. điều 3 ở Chỉ thị)
Những năm sau này, do có nhiều đòi hỏi làm sáng tỏ về việc có buộc phải áp dụng tinh thần của Chỉ thị, vào tháng 5 năm 2008, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Bổ Trưởng Ngoại giao, có phát hành văn thư của các giám mục trên thế giới được sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16, trong đó nhấn mạnh rằng: qui định ghi ở Chỉ thị ban hành năm 2005 có hiệu lực đối với toàn thể các nhà đào tạo linh mục. Qui định này có hiệu lực cho cả Giáo Hội Đông Phương, Bộ Truyền Bá Phúc Âm và các Viện tu Đời Tận Hiến cũng như Hội dòng có cuộc sống tông đồ, mục vụ.” Nói cách khác, đây là qui định áp dụng cho tất cả mọi chủng viện cũng như các nhà đào tạo trên thế giới.
Cuối cùng thì, điều cần thiết đối với ta, là: cầu nguyện cho tất cả mọi đấng bậc biết đường mà áp dụng qui định đặt ra cho mình. Có làm thế, mới hy vọng giảm thiểu sự việc giáo sĩ sách nhiễu tình dục.” (xem Lm John Flader, Candidates with same-sex attraction, The Catholic Weekly 17/2/2013, tr. 10)
Hôm nay đây, khi viết lên đề tài này, bần đạo cũng suy nghĩ rất “lung”, nhưng không dám để lộ quan điểm/lập trường nào dù riêng tư, thời thượng, chẳng độc đáo. Bần đạo/bầy tôi đây chỉ muốn phổ biến các thông tin trong Đạo/ngoài đời để mọi người có dịp suy tư, cảm kích cho riêng mình, mà thôi. Thế nên, giòng chảy hôm nay bao gồm hầu hết những trích dẫn rất tư riêng, biệt lập. Trích và dẫn, trước nhất bằng truyện kể để minh-hoạ những điều mình muốn nói như bên dưới:
“Khi tất cả mọi chuyện đau buồn đổ lên đầu bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, vì chỉ có thế, bạn mới có thêm dũng khí để bước tiếp con đường đời mình đã chọn… Khi có chuyện thật vui đến với bạn, hãy mỉm cười để đón nhận nó, ngõ hầu niềm vui sướng, hạnh phúc được nhân đôi, và mọi người có thể vui với niềm vui của bạn…
Khi ai đó rời xa đời bạn, hãy mỉm cười để chia tay họ, vì dù đó có là kết thúc vui hay buồn, thì nó cũng kết thúc. Và ngay sau nó, là khởi đầu mới cho cả đôi bên. Hãy cứ mỉm cười để chúc cho khởi đầu mình thực hiện được tươi sáng và vui vẻ…
Khi ai đó đến với đời bạn, hãy mỉm cười chào đón họ, và chúc cho tình cảm giữa hai người sẽ thật tốt, để họ không bao giờ phải nói lời chia tay với bạn như những người trước đó'...
Khi bạn đánh mất niềm tin vào người nào, hãy cứ mỉm cười chấp nhận. Ai cũng là con người, có lúc sai lầm, vấp ngã. Hãy mỉm cười để biết rằng mình đã hiểu họ thêm…
Khi bạn thấy quá mệt mỏi vì cuộc sống, hãy mỉm cười để cảm nhận tình yêu mới sẽ đến với mình. Bạn sẽ không thể đón nhận tình yêu cuộc sống khi trong lòng ngập tràn những thù hận, đớn đau. Và nụ cười sẽ xoá bỏ tất cả…
Khi bạn chợt nghĩ về tương lai mù mịt ở phía trước, và không biết đời mình sẽ đi về đâu, hãy mỉm cười để có được một phút hy vọng. Mỉm cười để nhận ra rằng ta có cả một ngày hôm nay để chuẩn bị thật tốt cho ngày mai. Hãy sống thật tốt, thật hạnh phúc, vì chẳng ai dám chắc rằng mình còn có ngày mai…
Khi bài vở làm bạn chán ngấy, cũng cứ mỉm cười giúp mình thư giãn đôi chút. Vì chẳng phải ai cũng là thiên tài cả. Và nụ cười sẽ không phải là món quà xa xỉ để thư giãn…
Khi tình yêu không đến với bạn, cũng cứ mỉm cười để chào từ biệt nó. Bởi, đơn giản là tình yêu đó chưa chọn bạn để ở lại mà thôi. Và dù cho người bạn yêu không đáp lại tình cảm của bạn, thì bạn cũng hãy mỉm cười vì biết rằng trong trái tim bạn đã có nó rồi…
Khi trái tim bạn tràn đầy nước mắt, và mỗi bước chân mình rỉ máu vì gai nhọn, cũng hãy mỉm cười để mình có thêm dũng khí, mà vững bước trên con đường đời ở phía trước. Và ít ra, thì mỉm cười sẽ là chỗ dựa cho người khác, khi họ lâm vào hoàn cảnh như bạn. Hãy cứ mỉm cười để không ai phải buồn khổ giống như ta.
Khi một ngày mới trờ đến với đời bạn, hãy mỉm cười để cảm tạ đời đã cho mình thêm một ngày để yêu thương, và có thêm thời gian để nói với những người mà bạn yêu quý rằng bạn dành cho họ nhiều tình cảm biết chừng nào…
Khi bạn gặp một vấn đề thật khó giải, hãy mỉm cười để giữ cho tinh thần mình được bình an, trầm tĩnh. Có như thế, vấn đề sẽ dễ dàng hơn trước rất nhiều…
Khi người nào đó đang buồn và muốn tâm sự với bạn, hãy mỉm cười với họ để họ có thêm niềm tin vào cuộc sống. Những người không thể cười là những người cần nụ cười hơn bao giờ hết.”
Lại có nhiều trích dẫn để thư giãn sau những phút căng thẳng với giòng tư tưởng về tu đức hoặc thần học. Những trích và dẫn chỉ để mua vui bằng vài nụ cười mỉm, cho đời bớt nặng hoặc sầu đau dù chỉ là “hư cấu”, như sau:
“Hôm ấy, Đức Chúa BLời quá bộ đi thăm chốn luyện hình ở lòng đất để xem lâu nay đám lãnh đạo ở đó hành xử ra sao với người đồng-tính luyến-ái lại cứ đòi ở với nhau như vợ chồng. Đến khu vực nung nấu người chết trong vạc dầu sôi bỏng, có đề tên quốc gia vốn có chủ trương tự do đồng tính luyến ái. Lạ thay, Đức Chúa BLời thấy nồi nào cũng đều đậy vung kín, duy mỗi vạc dầu đề tên nước “Đại Cồ Việt” là không có vung và nắp gì hết. Thấy vậy, Đức Chúa BLời bèn hỏi lãnh đạo: tại sao thế? thì được bảo: Đối với các dân nước ở khắp nơi thì nồi nào cũng phải đậy vung/nắp hết, vì nếu không, thì người ở đó sẽ công kênh nhau lên mà thoát khỏi vạc dầu ngay. Còn đám dân Đại Cồ Việt này thì khỏi cần, bởi vì hễ có tên nào tìm cách ngoi lên miệng vung, là bị đám ở dưới kéo xuống ngay, đậy làm gì cho mất công.”
Truyện kể mang tính “hư cấu” trên rất không thật, chỉ cốt để thư giãn, thôi. Thật sự thì, trên trời dưới biển này làm gì có nơi nào gọi là “chốn luyện hình” đâu mà kể. Dù có đi chăng nữa, thì Đức Chúa đời nào lại kỳ thị những người hành xử khác với tự nhiên! Nói cho cùng, có là truyện kể hay luận phiếm đạo đời, thì hỡi bạn và hỡi tôi, ta cũng đừng đòi hỏi tính rất thực mà làm gì để rồi sẽ ưu tư/ái ngại, chẳng cười vui với đời. Đời người, dù gì đi nữa, vẫn còn nhiều chuyện vui để ta suy, như suy và nghĩ lời đấng thánh hiền ghi ở dưới:
“Anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa,
để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định.
Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.
Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức,
vì ma quỷ, thù địch của anh em,
như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.
Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự,
vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian
đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế.”
(1 Phêrô 5-8-10)
Suy rồi, hãy cùng tôi cùng bạn, ta lại sẽ hát những câu ca không mang tình tự của người lính chiến mà chỉ là thứ tình người rất thông thường, như sau:
“Anh đi lâu lâu mới về,
Yêu thương cho nhau dài nhé,
mười lăm ngày phép đi vèo buồn nhớ mang theo,
yêu nhau mới hay hờn dỗi,
dỗi nhau gia vị cuộc đời,
bà con cô bác có chê hay cười đành chịu vậy thôi.”
(Tuấn Le – bđd)
Cô bác sẽ không cười vì anh, vì chị hoặc vì anh và các vị “đồng-tính” đã có hành xử rất khác người và/hoặc trái tự nhiên, và cũng sẽ không còn cười thêm nữa khi các anh/chị cùng các vị “đồng-tính luyến ái” vẫn cứ vui sống. Chí ít, là sống theo lời khuyên của đấng thánh hiền, ra như thế.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn muốn suy tư
về những người anh hoặc chị sống khác người,
nhưng vẫn thuận nghe theo Chúa.
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần sau lễ Chúa Ba Ngôi năm C 26.5.2013
“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,”
Ta đê mê cảm được, chút gì đâu!”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Ga 16: 12-15
Tình vũ trụ, mà nhà thơ còn thấy như “hư huyền”/rộng mở huống hồ tình Chúa Ba Ngôi lồng lộng khắp mọi nơi, làm sao dân con Đạo Chúa hiểu được cho cặn kẽ, dù trình thuật vẫn cứ kể?
Trình thuật, kể nhiều cho mọi người hiểu về tình Chúa Ba Ngôi, rất mừng và rất vui. Tình Chúa Ba Ngôi, không đơn giản và dễ hiểu như ta nghĩ, dù Hội thánh có giải thích bằng ngôn từ, hình ảnh hay sao đó, vẫn khó lòng. Thật ra, ta cảm nghiệm được tình Cha qua Kinh Sách của người Do thái, mà thôi. Và, tình Chúa-Con ta am hiểu chỉ một chút là nhờ giòng chảy tâm-tư cũng từ Do thái. Còn, tình Thánh Linh ta cũng hiểu rất ít, lại chính là tình “Cha-và-Con” được kể từ nhiều thế kỷ, chí ít là thế kỷ thứ tư, mãi về sau.
Kể từ đó, nhiệm-tích Chúa Ba Ngôi hiểu theo cung cách rất tình giữa Cha, Con và Thánh Linh được Hội thánh chấp nhận không do-dự bằng kinh-kệ và nghi lễ, bắt đầu bằng dấu thánh giá, làm bằng chứng. Nhưng, vấn đề là: làm sao ta hiểu được nhiệm-tích Chúa Ba Ngôi trong tổng thể, dù rất ít? May mắn thay, Hội thánh ở trời Tây cũng hiểu ít/nhiều nhiệm-tích này nhờ lập-luận trừu-tượng mà thánh Âu Tinh dùng tâm-lý để ví đời Chúa với đời ta và gọi đó là thần-học cao-siêu nhiệm-mầu, rất bí-tích.
Điều này cũng dễ hiểu, vì cách ta suy nghĩ và yêu thương là gương phản-ánh cách Chúa nghĩ-suy và yêu người, tức cách sống tâm-lý của Đức Chúa. Còn ta, ta suy tưởng và thương yêu theo kiểu cách nào? Mỗi lần suy-tư nghĩ ngợi, ta thường hay nói chuyện với người khác, hoặc thốt lên “lời” rồi vận dụng ba tấc lưỡi để giải-thích những gì mình nghĩ suy. Còn, khi yêu thương, ta thường thở dài nhẹ nhõm, cũng có khi còn há miệng để bày tỏ cho thật rõ. Dùng hình ảnh này để diễn tả cách Chúa làm, ta chỉ hiểu được chút ít tình thương của Ngài, khi Ngài suy nghĩ và thương ta bằng hơi thở.
Dân con trong Đạo còn gọi “Lời” là “hơi thở” của Ngài, tức: Thần Khí hoặc Thánh Linh. Bởi Thần Khí, hiểu cho sát nghĩa, cũng là “Hơi”, là “Khí” rất thần của Đức Chúa. Thế nên, ta hiểu được Tình Chúa Ba Ngôi rất tuyệt vời, là nhờ kinh nghiệm của “Khí” và “Lời” ta hít thở qua tình người ta có với nhau. Vì thế nên, ta có thể xác minh về tình Chúa Ba Ngôi theo cách-thế rất như thế. Và, khi ta đưa xác-chứng này vào niềm tin ta có nhờ mạc-khải, ta sẽ hiểu thấu-đáo hơn, bằng cách so-sánh về tâm-lý hệt như thế.
Ta còn được mạc-khải về Chúa Ba Ngôi, qua “lời” của ngôn sứ, nữa. Thật ra, ngôn sứ không là đấng bậc dám tiên đoán thời-cuộc hoặc nói trước những việc Chúa làm, cho bằng các ngài chỉ nói năng cách mạnh bạo về những gì đã và đang xảy đến bên ngoài thân-phận trống vắng của chính ta. Thế nên, khi lĩnh nhận mạc khải về Ba Ngôi Đức Chúa từ ngôn sứ, ta tin Chúa vượt quá nhận thức của ta. Mạc khải về Chúa, là điều con người không thể kham nổi. Bởi, Thiên-Chúa-là-Cha, Con và Thánh Linh là ngôn-ngữ thánh-thiêng, ta chỉ chấp-nhận và lĩnh-hội cho riêng mình, chứ không bằng ngôn ngữ dễ hiểu.
Còn, Thần Khí thì sao? Phải chăng nhiều người nay quên mất Thần Khí?
Không hẳn thế. Bởi, khi Hội thánh mời gọi ta chung lời nguyện cầu, ca tụng Chúa là Đấng cứu độ loài người, ta có được niềm an-vui rất lạ khiến ta tiếp cận Thiên-Chúa-là-Cha-và-Con để rồi sẽ vui hưởng nhan thánh Ngài, cách đích thực. Tên gọi thực của niềm an-vui lạ kỳ ấy lại là Thần Khí. Theo Kinh thánh, thì Niềm-An-Vui-Lạ-Kỳ-là-Thần-Khí là Đấng đem “Cha-và-Con” đến với ta, ngõ hầu ta gần gũi Ngài mãi mãi suốt đời ta. Ta không cần tìm Ngài ở đâu xa, vì đã thấy Ngài đến với ta, qua Thần Khí. Và, Thần Khí của Ngài còn giúp ta thôi không còn nghĩ Chúa cứ ở nơi xa xôi/cao vời, trên chốn ấy nữa.
Và, Thần Khí Chúa giúp ta hiểu được ý nghĩa của cụm-từ “Cha-và-Con” mỗi khi ta dùng Lời để nói về Ngài. Ngài không là “Cha” theo ngôn-ngữ bình thường ở đời và Ngài cũng không mang ý-nghĩa toàn-năng/toàn-thiện thấy từ xa để ta tâm phục, khẩu phục. Nhưng, Ngài là “Cha-và-Con” được Thần Khí Chúa dẫn đến với ta để rồi Ngài vẫn sống như “Cha-và-Con” nhờ vào hướng dẫn này. Có lẽ, cụm từ “Cha-và-Con” đây, không đủ để diễn tả sao cho đúng nghĩa. Tuy nhiên, mọi người con bé nhỏ của Chúa đều cảm-nghiệm được việc này bằng tâm-can và lời cầu, ta vẫn sống. Ta sống đích thực cung cách “Cha-và-Con” là nhờ có như thế và được như thế. Và, tình Chúa Ba Ngôi còn là cung-cách để ta thấy được “niềm an-vui rất lạ” khi ta gần cận Ngài, cảm tạ Ngài từng làm thế, cho ta.
Mỗi người và mọi người đều tìm ra phương-thế giản dị và tế nhị hầu gần cận Chúa Ba Ngôi, đặc biệt là Thần Khí Ngài bằng kinh nghiệm tư riêng của mỗi người. Điều này, xem ra hơi nghịch-ngạo nếu ta sánh ví những chuyện như thế với nền thần-học kinh-điển, thời buổi trước. Nhưng dù sao, ta vẫn làm lắng-dịu được tính hiển-nhiên thông-thường bằng kinh nghiệm sâu sắc ta vẫn có, về tình “Cha-và-Con” vẫn thấy trong gia đình bình thường, rất hạnh phúc.
Chính bầu khí yêu thương gia đình có đủ chức-năng để làm công việc này, một cách thường tình, rất bẩm sinh. “Cha” ở đây, không là từ-vựng hoặc sự cách-biệt rất quyền-thế, mà là sự thân-thương, gần gũi với đàn con trong gia đình. “Con” ở đây, là cung-cách cảm-nghiệm về quan-hệ lệ-thuộc khác với quan-hệ cha-con ở đời đòi nhiều cảm kích, biết ơn. Và, giả như ta áp-dụng tính lắng dịu thật ý-nghĩa của sự việc này với Chúa, chắc chắn ta sẽ có được cái nhìn khác về “Cha-và-Con” nơi Ba Ngôi Đức Chúa.
Thần Khí, không là yếu tố dửng dưng được Hội thánh bổ túc thêm vào tình “Cha-và-Con” cho có chuyện; nhưng là tình thương yêu, là “bầu khí” trong đó Thiên-Chúa là “Cha-và-Con” đến với ta một cách gần gũi hơn ta suy-tưởng hoặc nói đến. Tình thương yêu, dạy cho ta biết: ta cần làm lắng dịu tính tuyệt-đối không xứng-hợp nơi người “Cha” và cả “Con” nữa. Chính động-lực lắng dịu này, vẫn được coi là Thần Khí Chúa, tức Thần và Khí của Tình Thương Yêu, Chúa diễn tả.
Thần Khi Chúa còn nhiều chức-năng khác nữa. Và, một trong các chức-năng đó, là công tác của Tình Thương yêu vẫn thể-hiện nơi mỗi người và mọi người. Có ở trong Thần Khí và nhờ vào Thần Khí, ta mới thông hiểu và cảm kích được ý niệm “Cha-và-Con” ở cấp độ cao cả, của Đức Chúa. Là người con thấp hèn, ta hay dựa vào người khác, đặc biệt là người gần gũi với mình, để đưa ra sự việc, ý tưởng hoặc động-thái không liên can gì đến người ấy. Nhiều ý-tưởng và sự việc hiển-nhiên do ta tưởng tượng ra, nhưng “người khác” kia vẫn chấp nhận những gì ta tạo ra cho họ, vì họ chỉ muốn được yên hàn với ta, mà thôi.
Với Thiên Chúa, đôi khi ta cũng hay làm thế. Nhưng thật sự, Chúa lại không mấy thích hợp với những gì kỳ-quái do ta tạo ra. Chúa là Đấng không chấp-nhận được ý-tưởng kỳ-quái do ta làm cho người khác, đặc biệt là những người gần gũi với mình. Ý tưởng đó, chỉ có thể xảy ra ở nơi Chúa đến mức độ sự lắng-dịu trọn-vẹn trong “Cha-và-Con” luôn có chỗ đứng thực sự. Và, chỉ khi Chúa có ở đó, thì Thần Khí của thực tại yêu thương tràn đầy mới vui hưởng được tình thương trọn-vẹn. Bởi thế nên, có lẽ Thiên-tính là chốn miền ở đó mọi sự đều do ta thổi phồng/phóng đại và mọi cố gắng để đạt đến tuyệt đối như tình “Cha-và-Con” như thế mới lắng dịu. Và Thần Khí trong Chúa mới thực sự là Đấng làm được việc đó cho “Cha-và-Con”.
Chính đó, là sự tự-do duy-nhất có trong Chúa. Tự-do, không dính dự vào bất cứ cảm-tưởng nào về tính tuyệt-đối nơi tình “Cha-Con-và-Thần-Khí”, mới đúng. Nhưng được phép tham gia vào sự tự-do đó, chính là ân-huệ Chúa ban cho ta, những người sẵn sàng dấn bước ra đi trên lối mòn lắng-dịu tính tuyệt-đối, và ra đi mừng vui tháp-nhập vào sự hiệp-thông giữa Chúa Ba Ngôi, cũng rất lạ.
Trong cảm-nghiệm tình Chúa Ba Ngôi rất thương yêu, ta lại sẽ ngâm lên lời thơ rất lạ, mà rằng:
“Nhưng vũ trụ hư huyền, tuy rộng mở,
Ta đê mê cảm được chút gì đâu.
Hồn với xác, chỉ còn thoi thóp thở
Trong hai bàn tay sắt, bọc nhung nâu.”
(Vũ Hoàng Chương – Chết Nửa Vời)
“Chết Nửa Vời”, chỉ là chết với xác-thân còn “thoi thóp thở”. “Ta đê mê”, cảm được tình Chúa Ba Ngôi hiển-hiện nơi con người. Tình “Cha-và-Con” có “Thần Khí” chan hoà, vẫn là tình thương ta cảm nghiệm suốt một đời. Với người đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch