40 NĂM THẦN HỌC GIÁO DÂN TẠI ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO PARIS
Chiều ngày 20-3-2010, Đại học Công giáo Paris đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 thành lập cấp học C, thường được gọi là khoa thần học giáo dân. Lễ hội bắt đầu bằng phát biểu của các vị cựu và đương kim giám đốc cấp học này là giáo sư Brigitte Cholvy, Christiane Hourticq, Maurice Vidal và Laurent Villepin. Sau đó, các tham dự viên tham gia 8 diễn đàn (forums) trao đổi về các đề tài:
- Các sinh viên mai sau cần đến phương pháp sư phạm nào ?
- Cấp học C: các thách thức về thần học.
- Việc học thần học và đời sống thiêng liêng.
- Sự dấn thân của các nhà thần học giáo dân trong xã hội.
- Sự dấn thân của các nhà thần học giáo dân trong Giáo hội.
- Việc tiếp tục trau dồi thần học sau khi tốt nghiệp học trình cử nhân.
Sau đó, giáo sư Lisa Sowle Cahill giảng dạy về thần học luân lý Đại học Boston (Hoa Kỳ) đã trình bầy về chuyên đề thần học giáo dân. Thánh lễ tạ ơn do Đức Cha Michel Pansard cử hành đã kết thúc ngày về nguồn của cấp học C.
Khoa Thần học Đại học Công giáo Paris (khu vườn lá xanh)
Lược sử thành lập khoa Thần học Giáo dân
Làm sao có thể học thần học trong khi còn phải đi làm hoặc bận bịu gia đình ? Năm 1969, cha Boudreau và cha Vidal thuộc hội dòng Xuân Bích đáp ứng được trăn trở này, thành lập ‘‘cấp C’’ (cycle C) tại khoa Thần học Đại học Công giáo Paris. Cấp học này gồm các lớp tối và các giảng khóa cuối tuần cho phép các giáo dân thuộc mọi lứa tuổi theo học cử nhân thần học trong 8 năm. Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes) khuyến khích các giáo dân được đào tạo về thần học, trong số một số chuyên sâu thành thạo (ex professo). Mỗi năm có khoảng 50 người ghi tên theo học cấp C. Ngoài việc dự các giảng khóa, việc đọc thêm sách vở cũng rất quan trọng. Cấp học này giúp các sinh viên nuôi dưỡng đức tin. Trong suốt 40 năm, trong số hơn 2 000 giáo dân theo học cấp C, 120 người tốt nghiệp cử nhân thần học.
Trong giai đoạn mới thành lập, cấp A dành cho các chủng sinh, cấp B dành cho các linh mục và các giáo dân theo học lớp tối. Văn bằng cử nhân chưa đủ để trở nên nhà thần học, nhưng cần tiếp tục cấp cao học (master) và tiến sĩ (doctorat). Mỗi năm có khoảng 10 người trình luận văn tốt nghiệp cấp C, một vài người trở nên các nhà thần học.
Thần học giáo dân: hiện trạng và viễn tượng
Theo một nghiên cứu xã hội học vừa thực hiện tại Pháp, số đông các giáo dân cho rằng Giao hội chưa sử dụng đúng mức các giáo dân được đào tạo về thẩn học.
Hành lang thần học Đại học Công giáo Paris
Liệu một giáo dân có thể theo đuổi chí hướng thần học ? Năm 1953, linh mục dòng Đa Minh Yves-Marie Congar (1904-1995) cho rằng ‘‘các giáo dân không bao giờ chuyên sâu về thần học như các linh mục vì thần học đúng nghĩa và ở mức độ cao nhất là tri thức của các giáo sĩ và linh mục’’ (les laïcs ne feront jamais de la théologie comme des prêtres car la théologie proprement dite est par excellence un savoir de clercs, et même de prêtres). 10 năm sau, công đồng Vatican chủ trương mở rộng khoa thần học cho tất cả dân Chúa. Năm nay (2010), câu hỏi này vẫn còn mới mẻ, vì tuy về mặt lý thuyết, khoa học này đón nhận mọi người nhưng trong thực tế, việc một giáo dân trở nên nhà thần học vẫn gặp nhiều khó khăn, khác với việc đào tạo giáo dân trở thành các giáo lý viên (catéchistes), những người chia sẻ trách nhiệm mục vụ (responsables de pastorale). Việc đào tạo thần học cấp đại học (chuyên sâu về Kinh thánh, Truyền thống, sử dụng các nguồn tài liệu và có tinh thần phê phán) vẫn chưa rộng mở cho các giáo dân. Việc tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước tại Pháp khiến các đại học công không còn giảng dạy thần học, khác với các nước láng giềng Ý, Đức và Bỉ.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, mỗi năm lại có thêm các giáo dân theo học thần học. Cấp học C (lớp tối) được mở ra tại Đại học Công giáo Paris cách nay 40 năm, sau Công đồng Vatican II, dành cho những người đi làm. Đại học Công giáo Strasbourg mở lớp hàm thu; Đại học Công giáo Toulouse mở rộng cửa đón nhận giáo dân. Ngoài ra, Đại học Công giáo Paris còn mở thêm hai chi nhánh đón nhận giáo dân ở Rouen (Bretagne) và Clermont (miền nam nước Pháp).
Nhận diện sinh viên cấp C theo điều tra xã hội học
Theo một nghiên cứu xã hội học căn cứ vào điều tra đầy đủ (enquête complète), cơ cầu sinh viên theo học cấp C như sau:
- Về lứa tuổi:
dưới 30 tuổi: 5%
từ 30 đến 39 tuổi: 19 %
từ 40 đến 49 tuổi: 28 %
từ 50 đến 59 tuổi: 22 %
từ 60 đến 69 tuổi: 22 %
từ 70 đến 79 tuổi: 3%
- Về mục đích học thần học:
Trau dồi kiến thức: cựu sinh viên: 70 %; sinh viện năm học 2009-2010: 75 %
Thích nghi với xã hội ngày nay: cựu sinh viên: 23 %; sinh viện năm học 2009-2010: 38 %
Phương pháp mới mẻ học thần học: cựu sinh viên: 24 %; sinh viện năm học 2009-2010: 31%
Thăng tiến xã hội: cựu sinh viên 14 %; sinh viện năm học 2009-2010: 24 %
Chia sẻ trách nhiệm trong Giáo hội: cựu sinh viên 16 %; sinh viện năm học 2009-2010: 20 %
- Các cựu sinh viên tốt nghiệp khoa thần học có được sử dụng hay không ?
Giáo hội sử dụng: cựu sinh viên 22 %; sinh viện năm học 2009-2010: 27 %
Giới trí thức không công giáo: cựu sinh viên 20 %; sinh viện năm học 2009-2010: 44 %
Hội đoàn: cựu sinh viên 24 %; sinh viện năm học 2009-2010: 46 %
Nghề nghiệp: cựu sinh viên 20 %; sinh viện năm học 2009-2010: 49 %
Giới trí thức công giáo: cựu sinh viên 21 %; sinh viện năm học 2009-2010: 53 %
Hai nhà xã hội học thực hiện cuộc điều tra là Jean-François Barbier-Bouvet và Eric Vinson ghi nhận số nam sinh viên bằng với nữ sinh viên. Thành phần tuổi tương đối trẻ: 70% từ 30 đến 60 tuổi trong khi các giáo dân dấn thân trong Giáo hội Pháp hiện nay thường lớn tuổi và phần nhiều là phụ nữ.
Về lý do học thần học, 85 % mong muốn hiểu biết tường tận về đức tin, 70 % muốn có đời sống thiêng liêng sâu sắc hơn. 8 % muốn dấn thân phục vụ Giáo hội. 60 % cho rằng việc đào tạo thần học giáo dân giúp họ dấn thân phục vụ Giáo hội trong các sinh hoạt của giáo xứ: tham gia hội đồng mục vụ, dạy giáo lý, hướng dẫn lớp chuẩn bị hôn nhân, viết sách báo chuyên đề thần học v.v.).
Bản điều tra cho thấy 29 % cựu sinh viên cho rằng họ không được sử dụng đúng mức. Ngược lại, họ lại được xã hội bên ngoài trọng dụng.
Giáo sư Brigitte Cholvy, nhà thần học giáo dân, giám đốc cấp học C cho rằng: ‘‘Nếu khoa thần học giảng dạy tại chủng viện nhằm đào tạo giáo sĩ chuyên sâu về thần học, thần học giáo dân (théologie laïque) cần thiết cho một xã hội ngày càng thế tục hóa.’’
Thần học giáo dân: lý do và mục đích
Nhân lễ hội kỷ niệm 40 thành lập, cấp học C phát hành cuốn ‘‘Des laics en théologie: Pourquoi ? Pour qui ?’’ (Thần học giáo dân: lý do và mục đích).
Phần lớn các giáo dân theo học khoa thần học giáo dân (cấp C) đều có chức vị cao trong xã hội: giáo sư, thẩm phán, công chức cao cấp, kiểm toán (audit) v.v. Họ học thần học không vì lý do nào khác hơn là trường thành trong đức tin. Vị giám đốc hiện nay và một phần giáo sư cấp C đều là các nhà thần học giáo dân.
Giáo sư Linh mục Maurice Vidal có công khai sáng cấp học này đã cho rằng thần học giáo dân (théologie laïque) mang lại cho thần học giáo sĩ (théologie des clercs) chiều kích thực tế. Giáo sư Lisa Sowle Cahill (Boston College) là giáo dân đóng góp nhiều trong lãnh vực luân lý chuyên ngành: đạo đức sinh học (bioéthique), minh họa về sự cần thiết của thần học giáo dân. Giáo sư Vidal đã nhận định về thần học giáo dân như sau: ‘‘Chính các tín hữu phải là thành phần của ngôn từ đức tin (logos de la foi) để họ trưởng thành trong đức tin.’’
Năm 2010, Đại học Công giáo Paris kỷ niệm 40 thành lập khoa thần học giáo dân. Ngày 28-1-2010, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã tiếp kiến giáo sư John R. Mortensen, nhà thần học giáo dân người Mỹ trẻ tuổi hiện giảng dạy tại Wyoming Catholic College, từng được giải khôi nguyên của Hàn lâm viện Tòa thánh về luận án tiến sĩ thần học Understanding St Thomas on Analogy (Tìm hiếu Thánh Tôma về loại suy). Sự kiện này là một khích lệ cho các giáo dân nói chung, đặc biệt là giáo dân người Việt khắp nơi và tại khoa thần học giáo dân (cấp C) Đại học Công giáo Paris. Họ dấn thân trên hành trình thần học giáo dân với ý hướng phục vụ Giáo hội quê nhà và Giáo xứ Việt Nam tại Paris.
Paris, ngày 20 tháng 3 năm 2010
- Các sinh viên mai sau cần đến phương pháp sư phạm nào ?
- Cấp học C: các thách thức về thần học.
- Việc học thần học và đời sống thiêng liêng.
- Sự dấn thân của các nhà thần học giáo dân trong xã hội.
- Sự dấn thân của các nhà thần học giáo dân trong Giáo hội.
- Việc tiếp tục trau dồi thần học sau khi tốt nghiệp học trình cử nhân.
Sau đó, giáo sư Lisa Sowle Cahill giảng dạy về thần học luân lý Đại học Boston (Hoa Kỳ) đã trình bầy về chuyên đề thần học giáo dân. Thánh lễ tạ ơn do Đức Cha Michel Pansard cử hành đã kết thúc ngày về nguồn của cấp học C.
Lược sử thành lập khoa Thần học Giáo dân
Làm sao có thể học thần học trong khi còn phải đi làm hoặc bận bịu gia đình ? Năm 1969, cha Boudreau và cha Vidal thuộc hội dòng Xuân Bích đáp ứng được trăn trở này, thành lập ‘‘cấp C’’ (cycle C) tại khoa Thần học Đại học Công giáo Paris. Cấp học này gồm các lớp tối và các giảng khóa cuối tuần cho phép các giáo dân thuộc mọi lứa tuổi theo học cử nhân thần học trong 8 năm. Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes) khuyến khích các giáo dân được đào tạo về thần học, trong số một số chuyên sâu thành thạo (ex professo). Mỗi năm có khoảng 50 người ghi tên theo học cấp C. Ngoài việc dự các giảng khóa, việc đọc thêm sách vở cũng rất quan trọng. Cấp học này giúp các sinh viên nuôi dưỡng đức tin. Trong suốt 40 năm, trong số hơn 2 000 giáo dân theo học cấp C, 120 người tốt nghiệp cử nhân thần học.
Trong giai đoạn mới thành lập, cấp A dành cho các chủng sinh, cấp B dành cho các linh mục và các giáo dân theo học lớp tối. Văn bằng cử nhân chưa đủ để trở nên nhà thần học, nhưng cần tiếp tục cấp cao học (master) và tiến sĩ (doctorat). Mỗi năm có khoảng 10 người trình luận văn tốt nghiệp cấp C, một vài người trở nên các nhà thần học.
Thần học giáo dân: hiện trạng và viễn tượng
Theo một nghiên cứu xã hội học vừa thực hiện tại Pháp, số đông các giáo dân cho rằng Giao hội chưa sử dụng đúng mức các giáo dân được đào tạo về thẩn học.
Liệu một giáo dân có thể theo đuổi chí hướng thần học ? Năm 1953, linh mục dòng Đa Minh Yves-Marie Congar (1904-1995) cho rằng ‘‘các giáo dân không bao giờ chuyên sâu về thần học như các linh mục vì thần học đúng nghĩa và ở mức độ cao nhất là tri thức của các giáo sĩ và linh mục’’ (les laïcs ne feront jamais de la théologie comme des prêtres car la théologie proprement dite est par excellence un savoir de clercs, et même de prêtres). 10 năm sau, công đồng Vatican chủ trương mở rộng khoa thần học cho tất cả dân Chúa. Năm nay (2010), câu hỏi này vẫn còn mới mẻ, vì tuy về mặt lý thuyết, khoa học này đón nhận mọi người nhưng trong thực tế, việc một giáo dân trở nên nhà thần học vẫn gặp nhiều khó khăn, khác với việc đào tạo giáo dân trở thành các giáo lý viên (catéchistes), những người chia sẻ trách nhiệm mục vụ (responsables de pastorale). Việc đào tạo thần học cấp đại học (chuyên sâu về Kinh thánh, Truyền thống, sử dụng các nguồn tài liệu và có tinh thần phê phán) vẫn chưa rộng mở cho các giáo dân. Việc tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước tại Pháp khiến các đại học công không còn giảng dạy thần học, khác với các nước láng giềng Ý, Đức và Bỉ.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, mỗi năm lại có thêm các giáo dân theo học thần học. Cấp học C (lớp tối) được mở ra tại Đại học Công giáo Paris cách nay 40 năm, sau Công đồng Vatican II, dành cho những người đi làm. Đại học Công giáo Strasbourg mở lớp hàm thu; Đại học Công giáo Toulouse mở rộng cửa đón nhận giáo dân. Ngoài ra, Đại học Công giáo Paris còn mở thêm hai chi nhánh đón nhận giáo dân ở Rouen (Bretagne) và Clermont (miền nam nước Pháp).
Nhận diện sinh viên cấp C theo điều tra xã hội học
Theo một nghiên cứu xã hội học căn cứ vào điều tra đầy đủ (enquête complète), cơ cầu sinh viên theo học cấp C như sau:
- Về lứa tuổi:
dưới 30 tuổi: 5%
từ 30 đến 39 tuổi: 19 %
từ 40 đến 49 tuổi: 28 %
từ 50 đến 59 tuổi: 22 %
từ 60 đến 69 tuổi: 22 %
từ 70 đến 79 tuổi: 3%
- Về mục đích học thần học:
Trau dồi kiến thức: cựu sinh viên: 70 %; sinh viện năm học 2009-2010: 75 %
Thích nghi với xã hội ngày nay: cựu sinh viên: 23 %; sinh viện năm học 2009-2010: 38 %
Phương pháp mới mẻ học thần học: cựu sinh viên: 24 %; sinh viện năm học 2009-2010: 31%
Thăng tiến xã hội: cựu sinh viên 14 %; sinh viện năm học 2009-2010: 24 %
Chia sẻ trách nhiệm trong Giáo hội: cựu sinh viên 16 %; sinh viện năm học 2009-2010: 20 %
- Các cựu sinh viên tốt nghiệp khoa thần học có được sử dụng hay không ?
Giáo hội sử dụng: cựu sinh viên 22 %; sinh viện năm học 2009-2010: 27 %
Giới trí thức không công giáo: cựu sinh viên 20 %; sinh viện năm học 2009-2010: 44 %
Hội đoàn: cựu sinh viên 24 %; sinh viện năm học 2009-2010: 46 %
Nghề nghiệp: cựu sinh viên 20 %; sinh viện năm học 2009-2010: 49 %
Giới trí thức công giáo: cựu sinh viên 21 %; sinh viện năm học 2009-2010: 53 %
Hai nhà xã hội học thực hiện cuộc điều tra là Jean-François Barbier-Bouvet và Eric Vinson ghi nhận số nam sinh viên bằng với nữ sinh viên. Thành phần tuổi tương đối trẻ: 70% từ 30 đến 60 tuổi trong khi các giáo dân dấn thân trong Giáo hội Pháp hiện nay thường lớn tuổi và phần nhiều là phụ nữ.
Về lý do học thần học, 85 % mong muốn hiểu biết tường tận về đức tin, 70 % muốn có đời sống thiêng liêng sâu sắc hơn. 8 % muốn dấn thân phục vụ Giáo hội. 60 % cho rằng việc đào tạo thần học giáo dân giúp họ dấn thân phục vụ Giáo hội trong các sinh hoạt của giáo xứ: tham gia hội đồng mục vụ, dạy giáo lý, hướng dẫn lớp chuẩn bị hôn nhân, viết sách báo chuyên đề thần học v.v.).
Bản điều tra cho thấy 29 % cựu sinh viên cho rằng họ không được sử dụng đúng mức. Ngược lại, họ lại được xã hội bên ngoài trọng dụng.
Giáo sư Brigitte Cholvy, nhà thần học giáo dân, giám đốc cấp học C cho rằng: ‘‘Nếu khoa thần học giảng dạy tại chủng viện nhằm đào tạo giáo sĩ chuyên sâu về thần học, thần học giáo dân (théologie laïque) cần thiết cho một xã hội ngày càng thế tục hóa.’’
Thần học giáo dân: lý do và mục đích
Phần lớn các giáo dân theo học khoa thần học giáo dân (cấp C) đều có chức vị cao trong xã hội: giáo sư, thẩm phán, công chức cao cấp, kiểm toán (audit) v.v. Họ học thần học không vì lý do nào khác hơn là trường thành trong đức tin. Vị giám đốc hiện nay và một phần giáo sư cấp C đều là các nhà thần học giáo dân.
Giáo sư Linh mục Maurice Vidal có công khai sáng cấp học này đã cho rằng thần học giáo dân (théologie laïque) mang lại cho thần học giáo sĩ (théologie des clercs) chiều kích thực tế. Giáo sư Lisa Sowle Cahill (Boston College) là giáo dân đóng góp nhiều trong lãnh vực luân lý chuyên ngành: đạo đức sinh học (bioéthique), minh họa về sự cần thiết của thần học giáo dân. Giáo sư Vidal đã nhận định về thần học giáo dân như sau: ‘‘Chính các tín hữu phải là thành phần của ngôn từ đức tin (logos de la foi) để họ trưởng thành trong đức tin.’’
Năm 2010, Đại học Công giáo Paris kỷ niệm 40 thành lập khoa thần học giáo dân. Ngày 28-1-2010, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã tiếp kiến giáo sư John R. Mortensen, nhà thần học giáo dân người Mỹ trẻ tuổi hiện giảng dạy tại Wyoming Catholic College, từng được giải khôi nguyên của Hàn lâm viện Tòa thánh về luận án tiến sĩ thần học Understanding St Thomas on Analogy (Tìm hiếu Thánh Tôma về loại suy). Sự kiện này là một khích lệ cho các giáo dân nói chung, đặc biệt là giáo dân người Việt khắp nơi và tại khoa thần học giáo dân (cấp C) Đại học Công giáo Paris. Họ dấn thân trên hành trình thần học giáo dân với ý hướng phục vụ Giáo hội quê nhà và Giáo xứ Việt Nam tại Paris.
Paris, ngày 20 tháng 3 năm 2010