THẦN HỌC XÁC THÂN của ĐGH Gioan Phaolô II
Chương Sáu: Độc Thân và Đồng Trinh
Bài 1
Như đã nói, ba chu kỳ của loạt bài THXT xoay quanh ba “lời nói” của Chúa Kitô về hôn nhân: (1) về ly dị khi Ngài trả lời nhóm Biệt phái, (2) về ngoại tình trong Bài Giảng Trên Núi, (3) về phục sinh khi Ngài giải đáp vấn nạn của nhóm Sađốc. Trong chu kỳ thứ tư này, ĐGH Gioan Phaolô II đề cập đến tình trạng không kết hôn vì Nước Trời, đó là lối sống độc thân và đồng trinh, khởi đầu bằng việc áp dụng một số những nguyên tắc đã vạch ra trước đây trong ba chu kỳ trước. Chu kỳ thứ năm sẽ luận về hôn nhân, và chu kỳ thứ sáu sẽ nói đến mối tương quan giữa hôn nhân và sinh sản.
Đồng trinh và độc thân là một đề tài gay cấn trong toàn bộ loạt bài THXT. ĐGH đã chứng minh rõ ràng và minh bạch rằng Thiên Chúa đã tác tạo con người giống hình ảnh Ngài, nghĩa là, như là nhân vị có xác thân. Là hình ảnh Chúa, con người được mời gọi thực hành điều Ngài đã làm, tức là, yêu thương nhau như tình yêu của Ngài trong mầu nhiệm Ba Ngôi, và như Ngài đã yêu thương mọi nhân vị được tạo dựng. Lời mời gọi này, ‘ơn kêu gọi bẩm sinh’ này nơi mọi nhân vị “được ghi khắc trong nhân tính của con người, nam cũng như nữ,” nghĩa là ơn gọi này thật hiển nhiên, trước hết cho Ađam, kế đến cho Evà, và rồi cho mỗi con người được sinh ra trên thế gian này. Rõ ràng và hiển nhiên là bởi vì cái ý nghĩa này được “khắc hoạ” trong da thịt ta. Nam tính và nữ tính là chỉ dấu thể lý được ban cho ta ngõ hầu ta có thể biết rằng mình được mời gọi vào trong sự thông hiệp yêu thương, phỏng theo sự thông hiệp của Chúa Ba Ngôi. Đó chính là điều ĐGH gọi là ý nghĩa hôn phối của thân xác.
Tuy nhiên, thân xác ta không chỉ mạc khải rằng ta phải yêu thương nhau như Thiên Chúa Ba Ngôi yêu thương nhau và yêu thương ta, mà còn là phương tiện diễn đạt và biểu hiện tình yêu này nơi thế gian. Khi bước vào hiệp thông yêu thương là ta đang biểu lộ tình yêu trong và qua thân xác mình. Nhân vị được Chúa tạo thành trong duy nhất tính hồn-xác, ngõ hầu các hành vi của ta (ít là các hành vi tự nội) có thể trở nên hữu hình. Khi hành động như Chúa, và biểu tỏ chúng ra bên ngoài, trong và qua xác thân, ta sẽ trở thành hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa. Qủa thế, ta là hữu thể duy nhất Chúa đã tạo dựng mà lại có thể trở thành hình ảnh hữu hình của chính Tạo Hoá.
Hẳn nhiên, hôn nhân là sự hiêp thông đầu tiên. Sau khi tạo dựng họ ‘có nam có nữ,’ Thiên Chúa mời gọi họ bắt chước sự thông hiệp Ba Ngôi đầy yêu thương của chính Ngài bằng việc mời gọi Ađam và Evà “hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều” (Gen. 1:28), nghĩa là trở thành cặp hôn nhân đầu tiên của nhân loại. Với tài hùng biện chứng tỏ sở thích ngôn ngữ qua kịch nghệ và thi phú, ĐGH Gioan Phaolô II đã mô tả tuyệt diệu lời cầu chúc và lòng từ tâm mà Thiên Chúa biểu tỏ cho con người khi mời gọi mỗi người chúng ta noi theo sự hiệp thông Ba Ngôi của Ngài qua hôn nhân. Loạt bài THXT của ĐGH Gioan Phaolô II, nhất là hai chu kỳ đầu, đã chứa đựng một trong những bức hoạ bằng ngôn ngữ thần học tán dương hôn nhân một cách cao thượng nhất mà Giáo hội chưa từng cống hiến.
Chính trên bối cảnh mô tả sự hiệp thông hôn nhân cao cả ấy mà vấn đề đồng trinh và độc thân vì Nước Trời đã mang một tính cách cấp bách nào đó. Câu hỏi thật rõ ràng: nếu quả hôn nhân là một tiếng gọi cao cả, mà chính Chúa Tạo Hóa đã mong muốn, được ghi khắc trong đường gân thớ thịt mỗi người, thì tại sao lại vẫn có người quyết định không bước vào sự hiệp thông ấy--nhất là vì Vuơng Quốc Thiên Chúa. Sự lưạ chọn này dường như trái nghịch hoàn toàn với chính ý muốn của Thiên Chúa, được mạc khải hiển nhiên nhất khi Ngài tạo dựng nên ta, có nam có nữ, mà phán, “Con người ở một mình thì không tốt.” (Gen. 2:18) Gioan Phaolô thừa nhận nghịch lý này. Khi nói về lời Chúa liên quan đến đồng trinh và độc thân vì Nước Trời (xem Mt. 19:11-12), ĐGH viết rằng Chúa Kitô, khi đề nghị bậc đồng trinh và độc thân cho những ai am hiểu, “theo một nghĩa nào đó, Ngài đã tỏ ra mâu thuẫn với cái “thuở ban đầu” mà Chính Ngài đã quy chiếu vào.” Hẳn nhiên, ĐGH ám chỉ lời giảng dậy của Chúa Kitô về “thuở ban đầu” trong câu trả lời cho nhóm Biệt phái về vấn đề ly dị: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không? Người đáp: ‘Các ông không đọc thấy điều này sao: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ, và Người đã phán: ‘Vì thế, người ta sẽ lià cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.” Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mt. 19:3-6) Chính từ điểm quy chiếu về cái ‘thuở ban đầu’ này mà ĐGH Gioan Phaolô II đã khởi công phân tích về những trang đầu tiên trong sách Sáng Thế, bởi vì, như ĐGH đã nói, khi Chúa Kitô ám chỉ cái ‘thuở ban đầu,’ là Ngài muốn nói với nhóm Biệt phái rằng cái bản chất chân thật của hôn nhân phải khơi nguồn từ tình trạng con người trước khi phạm tội. Khi thừa nhận rằng lời Chúa Kitô nói về đồng trinh và độc thân vì Nước Trời có vẻ như mâu thuẫn với cái ‘thuở ban đầu,’ thì ĐGH cũng thừa nhận rằng đồng trinh và độc thân vì Nước Trời thì có vẻ mâu thuẫn với chính lời Chúa rao giảng về nét đẹp của hôn nhân. Mặt khác, lời Chúa nói về đồng trinh và độc thân cũng là một phần trong lời Ngài rao giảng, y như những lời Ngài nói về hôn nhân vậy. Do đó, cho dù xem ra là nghịch lý, xét cho cùng thì hai khía cạnh Mạc khải này không thể mâu thuẫn nhau. Quả thế, có khá nhiều những nghịch lý trong lời Chúa rao giảng, tỉ như, chết cho chính mình là sống dồi dào trọn vẹn nhất.
Thật là thú vị khi ghi nhận rằng lời Chúa kêu gọi ‘những ai am hiểu thì hãy sống đồng trinh và độc thân’ được tìm thấy trong cùng một đoạn văn nói về việc Chúa trả lời nhóm Biệt phái về vấn đề ly dị. Sau khi nghe Chúa trả lời nhóm Biệt phái, các môn đệ nói với Ngài rằng, nếu thế thì thà đừng kết hôn còn hơn. Chúa Kitô liền trả lời các ông rằng: “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.” (Mt. 19:11-12) Hiển nhiên là Chúa không hề coi lời Ngài rao giảng về hôn nhân và đồng trinh hay độc thân là mâu thuẫn nhau.
Quả thế, không hề có mâu thuẫn. Điểm cốt yếu trong cách phân tích của ĐGH về thân xác con người là: thân xác diễn đạt nhân vị. Trong bài suy niệm về các Chặng Đàng Thánh Giá, nằm trong loạt bài giảng cấm phòng cho ĐGH Phaolô VI năm 1976, Đức Gioan Phaolô viết về chặng thứ mười (khi Chúa bị lột áo) như sau: “Với từng vết thương, từng cơn đau giật, từng nhịp bắp thịt vặn xoắn, từng giọt máu nhỏ, với tất cả sức lực cạn
kiệt của đôi cánh tay, những nét bầm dập thâm tím hằn trên đôi vai, trên sống lưng, tấm thân trần trụi của Ngài đang từng chút, tứng chút, làm cho thành toàn thánh ý của cả Chúa Cha lẫn Chúa Con.” Thân thể Chúa Kitô biểu tỏ Ngôi Vị Ngài bởi vì qua Thân Thể Ngài, sự lưạ chọn của Ngài, tức là các hành vi của ý chí Ngài được biểu lộ rõ ràng. Sự lưạ chọn này dựa trên tri thức và trí năng Ngài. Vì vậy, Thân Thể Ngài biểu tỏ Ngôi Vị Ngài, bởi vì qua đó, Ngài biểu lộ và chứng tỏ ra bên ngoài điều Ngài đang suy nghĩ và chọn lưạ.
Thân xác con người, nơi Chúa Kitô, cũng như nơi mỗi người chúng ta, là để biểu lộ nhân vị, nghĩa là, diễn đạt ra bên ngoài điều ta suy nghĩ và lưạ chọn. Khi tìm hiểu một nhân vị khác, một bạn tình tương lai, thì người nam hay người nữ rất có thể thoạt tiên bị thu hút bởi vẻ xinh đẹp hoặc nét kiêu hùng, bởi sự duyên dáng hoặc hào hoa; nói tóm lại, là những dáng vẻ lôi cuốn của nam tính hoặc nữ tính. Thế nhưng, khi mối tương quan này đã đi đến giai đoạn nghiêm chỉnh, thì sớm muộn người này cũng sẽ nhin thấy phẩm giá mà Thiên Chúa đã tác tạo nơi người kia. Họ sẽ hiểu ra rằng đây chính là một nhân vị khác đang cưu mang hình ảnh Thiên Chúa. Khi đã hiểu được phẩm giá và giá trị của nhân vị kia, thì nẩy sinh tình yêu--vốn là một chọn lưạ dứt khoát của ý chí sẵn sàng tự hiến thân cho người đó, do bởi kho tàng quý giá, giá trị vô biên của nhân vị kia mà trí năng cảm nghiệm đuợc. Khi sự chọn lựa của người này gặp gỡ sự lưạ chọn tương tự nợi người kia, sẽ phát sinh một cam kết hỗ tương, rồi đây sẽ được đóng ấn bằng hôn ước được lập lại trước mặt một nhân chứng của Giáo Hội. Hôn ước hình thành hiệp thông hôn phối. Hiệp thông hôn phối rồi sẽ được biểu lộ qua sự phối hợp một xương thịt của hai người. Sự biểu lộ hiệp thông qua thân xác chính là kết quả trực tiếp của đôi phối ngẫu am hiểu nhau và cùng chọn lựa việc hiến thân cho nhau.
Tuy nhiên, như vẫn thường xẩy ra hàng ngày, người ta có thể tự do lưạ chọn việc không bước vào sự hiệp thông như thế. Nếu sự hiệp thông hôn phối dưạ trên tri thức về phẩm giá của người khác và cũng dựa trên việc tự do chọn lưạ hiến thân cho nhau, thì hiển nhiên là con người không hề bị cưỡng bức phải làm như thế. Cưỡng bức thì đối nghịch với tình yêu và phá huỷ hôn nhân. Ai cũng có tự do chọn lưạ để không đi vào một hiệp thông hôn phối. Có thể một cá nhân nào đó khộng thích hợp với hôn nhân. Một cá nhân khác có thể chưa gặp được ý trung nhân. Người khác nữa có thể chọn không kết hôn bởi vì họ muốn sống độc thân.
Nếu ý nghĩa hôn phối của thân xác chứng tỏ rằng ta được mời gọi để yêu mến Thiên Chúa và tha nhân như Chúa Kitô đã yêu thương ta và biểu tỏ tình yêu ấy trong và qua thân xác, thì chẳng lẽ một người lại không có thể chọn cách biểu lộ tình yêu của mình đối với Chúa Kitô, Đấng đã sống chết vì mình, qua việc đáp lại tình yêu Ngài bằng cách không bước vào sự hiệp thông hôn phối được sao? Chẳng lẽ người ấy lại không thể bắt chước Ngài sống độc thân và đồng trinh như Ngài đã sống hay sao? Hẳn nhiên, như Giáo Hội đã dậy từ đầu, đìều này không chỉ là khả thể, mà còn đáng khen nữa là khác. Như ĐGH viết thế này: “Con người, nam cũng như nữ, có khả năng chọn lựa món quà cá nhân của bản thân mình, trao tặng cho người khác trong khế ước hôn nhân để nên một xương thịt với người ấy; họ cũng có khả năng tự do từ khước việc trao thân cho người khác, để chọn sự khiết tịnh vì Nước Trời và tự hiến trọn vẹn cho Chúa Kitô. Trên căn bản của cùng thiên hướng nơi chủ thể con người (do trí tuệ và ý chí tạo thành) cũng như trên căn bản ý nghĩa hôn phối của hữu thể xét như một xác thân, nam cũng như nữ, có thể
hình thành một thứ tình yêu đưa con người đến sự cam kết hôn nhân suốt cả cuộc đời (xem Mt. 19:3-10), nhưng cũng có thể hình thành một thứ tình yêu đưa con người đến sự cam kết sống khiết tịnh vì Nước Trời (xem Mt. 19:11-12).
Hiển nhiên, nếu đời sống độc thân và đồng trinh là một động tác của tình yêu được biểu lộ trong và qua thân xác, thì nó phải được tự do lựa chọn, bởi vì nếu không, nó sẽ không còn là một động tác của tình yêu nữa, nghĩa là nó không thể trở thành một lựa chọn nhân linh thỏa đáng khác, so với sự phối hợp hôn nhân (như nhìn từ quan điểm chủ thể con người, vốn chỉ có thể hành động như con người qua tri thức và lựa chọn tự do). Vì thế, một trong những nét đặc trưng của độc thân và đồng trinh, theo lời Chúa Kitô dậy, chính là phải được lựa chọn. Quả thế, lời Chúa mời gọi sống độc thân hay đồng trinh như một ơn gọi càng làm cho nét đặc trưng này rõ nét hơn. Sau khi nghe Chúa bàn về vấn đề ly dị (xem Mt. 19:3-9), các môn đệ mới thưa Ngài: “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn. Nhưng Ngài nói với các ông: Không phải ai cũng hiểu đươc câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.” (Mt. 19:10-12) Chúa Kitô nêu lên ba lý do khiến một người không kết hôn: (1) tự bẩm sinh không có khả năng kết hôn; (2) mất khả năng kết hôn do người khác gây ra; (3) tự ý chọn lưạ không kết hôn vì Nước Trời. Hai trường hợp trước liên quan đến những khuyết tật thể lý do những trở ngại bẩm sinh hoặc do sự can thiệp của con người. Trong cả hai trường hợp, người không có khả năng kết hôn đều không có khả năng chọn lưạ. Trường hợp thứ ba--những người tự ý lựa chọn việc không kết hôn vì Nước Trời-thì khác với hai trường hợp kia, chính bởi vì (1) họ đã tự do chọn lựa, và (2) họ làm thế vì Nước Trời, nghĩa là, vì một lý do siêu nhiên.
(còn tiếp)
Chương Sáu: Độc Thân và Đồng Trinh
Bài 1
Như đã nói, ba chu kỳ của loạt bài THXT xoay quanh ba “lời nói” của Chúa Kitô về hôn nhân: (1) về ly dị khi Ngài trả lời nhóm Biệt phái, (2) về ngoại tình trong Bài Giảng Trên Núi, (3) về phục sinh khi Ngài giải đáp vấn nạn của nhóm Sađốc. Trong chu kỳ thứ tư này, ĐGH Gioan Phaolô II đề cập đến tình trạng không kết hôn vì Nước Trời, đó là lối sống độc thân và đồng trinh, khởi đầu bằng việc áp dụng một số những nguyên tắc đã vạch ra trước đây trong ba chu kỳ trước. Chu kỳ thứ năm sẽ luận về hôn nhân, và chu kỳ thứ sáu sẽ nói đến mối tương quan giữa hôn nhân và sinh sản.
Đồng trinh và độc thân là một đề tài gay cấn trong toàn bộ loạt bài THXT. ĐGH đã chứng minh rõ ràng và minh bạch rằng Thiên Chúa đã tác tạo con người giống hình ảnh Ngài, nghĩa là, như là nhân vị có xác thân. Là hình ảnh Chúa, con người được mời gọi thực hành điều Ngài đã làm, tức là, yêu thương nhau như tình yêu của Ngài trong mầu nhiệm Ba Ngôi, và như Ngài đã yêu thương mọi nhân vị được tạo dựng. Lời mời gọi này, ‘ơn kêu gọi bẩm sinh’ này nơi mọi nhân vị “được ghi khắc trong nhân tính của con người, nam cũng như nữ,” nghĩa là ơn gọi này thật hiển nhiên, trước hết cho Ađam, kế đến cho Evà, và rồi cho mỗi con người được sinh ra trên thế gian này. Rõ ràng và hiển nhiên là bởi vì cái ý nghĩa này được “khắc hoạ” trong da thịt ta. Nam tính và nữ tính là chỉ dấu thể lý được ban cho ta ngõ hầu ta có thể biết rằng mình được mời gọi vào trong sự thông hiệp yêu thương, phỏng theo sự thông hiệp của Chúa Ba Ngôi. Đó chính là điều ĐGH gọi là ý nghĩa hôn phối của thân xác.
Tuy nhiên, thân xác ta không chỉ mạc khải rằng ta phải yêu thương nhau như Thiên Chúa Ba Ngôi yêu thương nhau và yêu thương ta, mà còn là phương tiện diễn đạt và biểu hiện tình yêu này nơi thế gian. Khi bước vào hiệp thông yêu thương là ta đang biểu lộ tình yêu trong và qua thân xác mình. Nhân vị được Chúa tạo thành trong duy nhất tính hồn-xác, ngõ hầu các hành vi của ta (ít là các hành vi tự nội) có thể trở nên hữu hình. Khi hành động như Chúa, và biểu tỏ chúng ra bên ngoài, trong và qua xác thân, ta sẽ trở thành hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa. Qủa thế, ta là hữu thể duy nhất Chúa đã tạo dựng mà lại có thể trở thành hình ảnh hữu hình của chính Tạo Hoá.
Hẳn nhiên, hôn nhân là sự hiêp thông đầu tiên. Sau khi tạo dựng họ ‘có nam có nữ,’ Thiên Chúa mời gọi họ bắt chước sự thông hiệp Ba Ngôi đầy yêu thương của chính Ngài bằng việc mời gọi Ađam và Evà “hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều” (Gen. 1:28), nghĩa là trở thành cặp hôn nhân đầu tiên của nhân loại. Với tài hùng biện chứng tỏ sở thích ngôn ngữ qua kịch nghệ và thi phú, ĐGH Gioan Phaolô II đã mô tả tuyệt diệu lời cầu chúc và lòng từ tâm mà Thiên Chúa biểu tỏ cho con người khi mời gọi mỗi người chúng ta noi theo sự hiệp thông Ba Ngôi của Ngài qua hôn nhân. Loạt bài THXT của ĐGH Gioan Phaolô II, nhất là hai chu kỳ đầu, đã chứa đựng một trong những bức hoạ bằng ngôn ngữ thần học tán dương hôn nhân một cách cao thượng nhất mà Giáo hội chưa từng cống hiến.
Chính trên bối cảnh mô tả sự hiệp thông hôn nhân cao cả ấy mà vấn đề đồng trinh và độc thân vì Nước Trời đã mang một tính cách cấp bách nào đó. Câu hỏi thật rõ ràng: nếu quả hôn nhân là một tiếng gọi cao cả, mà chính Chúa Tạo Hóa đã mong muốn, được ghi khắc trong đường gân thớ thịt mỗi người, thì tại sao lại vẫn có người quyết định không bước vào sự hiệp thông ấy--nhất là vì Vuơng Quốc Thiên Chúa. Sự lưạ chọn này dường như trái nghịch hoàn toàn với chính ý muốn của Thiên Chúa, được mạc khải hiển nhiên nhất khi Ngài tạo dựng nên ta, có nam có nữ, mà phán, “Con người ở một mình thì không tốt.” (Gen. 2:18) Gioan Phaolô thừa nhận nghịch lý này. Khi nói về lời Chúa liên quan đến đồng trinh và độc thân vì Nước Trời (xem Mt. 19:11-12), ĐGH viết rằng Chúa Kitô, khi đề nghị bậc đồng trinh và độc thân cho những ai am hiểu, “theo một nghĩa nào đó, Ngài đã tỏ ra mâu thuẫn với cái “thuở ban đầu” mà Chính Ngài đã quy chiếu vào.” Hẳn nhiên, ĐGH ám chỉ lời giảng dậy của Chúa Kitô về “thuở ban đầu” trong câu trả lời cho nhóm Biệt phái về vấn đề ly dị: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không? Người đáp: ‘Các ông không đọc thấy điều này sao: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ, và Người đã phán: ‘Vì thế, người ta sẽ lià cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt.” Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mt. 19:3-6) Chính từ điểm quy chiếu về cái ‘thuở ban đầu’ này mà ĐGH Gioan Phaolô II đã khởi công phân tích về những trang đầu tiên trong sách Sáng Thế, bởi vì, như ĐGH đã nói, khi Chúa Kitô ám chỉ cái ‘thuở ban đầu,’ là Ngài muốn nói với nhóm Biệt phái rằng cái bản chất chân thật của hôn nhân phải khơi nguồn từ tình trạng con người trước khi phạm tội. Khi thừa nhận rằng lời Chúa Kitô nói về đồng trinh và độc thân vì Nước Trời có vẻ như mâu thuẫn với cái ‘thuở ban đầu,’ thì ĐGH cũng thừa nhận rằng đồng trinh và độc thân vì Nước Trời thì có vẻ mâu thuẫn với chính lời Chúa rao giảng về nét đẹp của hôn nhân. Mặt khác, lời Chúa nói về đồng trinh và độc thân cũng là một phần trong lời Ngài rao giảng, y như những lời Ngài nói về hôn nhân vậy. Do đó, cho dù xem ra là nghịch lý, xét cho cùng thì hai khía cạnh Mạc khải này không thể mâu thuẫn nhau. Quả thế, có khá nhiều những nghịch lý trong lời Chúa rao giảng, tỉ như, chết cho chính mình là sống dồi dào trọn vẹn nhất.
Thật là thú vị khi ghi nhận rằng lời Chúa kêu gọi ‘những ai am hiểu thì hãy sống đồng trinh và độc thân’ được tìm thấy trong cùng một đoạn văn nói về việc Chúa trả lời nhóm Biệt phái về vấn đề ly dị. Sau khi nghe Chúa trả lời nhóm Biệt phái, các môn đệ nói với Ngài rằng, nếu thế thì thà đừng kết hôn còn hơn. Chúa Kitô liền trả lời các ông rằng: “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.” (Mt. 19:11-12) Hiển nhiên là Chúa không hề coi lời Ngài rao giảng về hôn nhân và đồng trinh hay độc thân là mâu thuẫn nhau.
Quả thế, không hề có mâu thuẫn. Điểm cốt yếu trong cách phân tích của ĐGH về thân xác con người là: thân xác diễn đạt nhân vị. Trong bài suy niệm về các Chặng Đàng Thánh Giá, nằm trong loạt bài giảng cấm phòng cho ĐGH Phaolô VI năm 1976, Đức Gioan Phaolô viết về chặng thứ mười (khi Chúa bị lột áo) như sau: “Với từng vết thương, từng cơn đau giật, từng nhịp bắp thịt vặn xoắn, từng giọt máu nhỏ, với tất cả sức lực cạn
kiệt của đôi cánh tay, những nét bầm dập thâm tím hằn trên đôi vai, trên sống lưng, tấm thân trần trụi của Ngài đang từng chút, tứng chút, làm cho thành toàn thánh ý của cả Chúa Cha lẫn Chúa Con.” Thân thể Chúa Kitô biểu tỏ Ngôi Vị Ngài bởi vì qua Thân Thể Ngài, sự lưạ chọn của Ngài, tức là các hành vi của ý chí Ngài được biểu lộ rõ ràng. Sự lưạ chọn này dựa trên tri thức và trí năng Ngài. Vì vậy, Thân Thể Ngài biểu tỏ Ngôi Vị Ngài, bởi vì qua đó, Ngài biểu lộ và chứng tỏ ra bên ngoài điều Ngài đang suy nghĩ và chọn lưạ.
Thân xác con người, nơi Chúa Kitô, cũng như nơi mỗi người chúng ta, là để biểu lộ nhân vị, nghĩa là, diễn đạt ra bên ngoài điều ta suy nghĩ và lưạ chọn. Khi tìm hiểu một nhân vị khác, một bạn tình tương lai, thì người nam hay người nữ rất có thể thoạt tiên bị thu hút bởi vẻ xinh đẹp hoặc nét kiêu hùng, bởi sự duyên dáng hoặc hào hoa; nói tóm lại, là những dáng vẻ lôi cuốn của nam tính hoặc nữ tính. Thế nhưng, khi mối tương quan này đã đi đến giai đoạn nghiêm chỉnh, thì sớm muộn người này cũng sẽ nhin thấy phẩm giá mà Thiên Chúa đã tác tạo nơi người kia. Họ sẽ hiểu ra rằng đây chính là một nhân vị khác đang cưu mang hình ảnh Thiên Chúa. Khi đã hiểu được phẩm giá và giá trị của nhân vị kia, thì nẩy sinh tình yêu--vốn là một chọn lưạ dứt khoát của ý chí sẵn sàng tự hiến thân cho người đó, do bởi kho tàng quý giá, giá trị vô biên của nhân vị kia mà trí năng cảm nghiệm đuợc. Khi sự chọn lựa của người này gặp gỡ sự lưạ chọn tương tự nợi người kia, sẽ phát sinh một cam kết hỗ tương, rồi đây sẽ được đóng ấn bằng hôn ước được lập lại trước mặt một nhân chứng của Giáo Hội. Hôn ước hình thành hiệp thông hôn phối. Hiệp thông hôn phối rồi sẽ được biểu lộ qua sự phối hợp một xương thịt của hai người. Sự biểu lộ hiệp thông qua thân xác chính là kết quả trực tiếp của đôi phối ngẫu am hiểu nhau và cùng chọn lựa việc hiến thân cho nhau.
Tuy nhiên, như vẫn thường xẩy ra hàng ngày, người ta có thể tự do lưạ chọn việc không bước vào sự hiệp thông như thế. Nếu sự hiệp thông hôn phối dưạ trên tri thức về phẩm giá của người khác và cũng dựa trên việc tự do chọn lưạ hiến thân cho nhau, thì hiển nhiên là con người không hề bị cưỡng bức phải làm như thế. Cưỡng bức thì đối nghịch với tình yêu và phá huỷ hôn nhân. Ai cũng có tự do chọn lưạ để không đi vào một hiệp thông hôn phối. Có thể một cá nhân nào đó khộng thích hợp với hôn nhân. Một cá nhân khác có thể chưa gặp được ý trung nhân. Người khác nữa có thể chọn không kết hôn bởi vì họ muốn sống độc thân.
Nếu ý nghĩa hôn phối của thân xác chứng tỏ rằng ta được mời gọi để yêu mến Thiên Chúa và tha nhân như Chúa Kitô đã yêu thương ta và biểu tỏ tình yêu ấy trong và qua thân xác, thì chẳng lẽ một người lại không có thể chọn cách biểu lộ tình yêu của mình đối với Chúa Kitô, Đấng đã sống chết vì mình, qua việc đáp lại tình yêu Ngài bằng cách không bước vào sự hiệp thông hôn phối được sao? Chẳng lẽ người ấy lại không thể bắt chước Ngài sống độc thân và đồng trinh như Ngài đã sống hay sao? Hẳn nhiên, như Giáo Hội đã dậy từ đầu, đìều này không chỉ là khả thể, mà còn đáng khen nữa là khác. Như ĐGH viết thế này: “Con người, nam cũng như nữ, có khả năng chọn lựa món quà cá nhân của bản thân mình, trao tặng cho người khác trong khế ước hôn nhân để nên một xương thịt với người ấy; họ cũng có khả năng tự do từ khước việc trao thân cho người khác, để chọn sự khiết tịnh vì Nước Trời và tự hiến trọn vẹn cho Chúa Kitô. Trên căn bản của cùng thiên hướng nơi chủ thể con người (do trí tuệ và ý chí tạo thành) cũng như trên căn bản ý nghĩa hôn phối của hữu thể xét như một xác thân, nam cũng như nữ, có thể
hình thành một thứ tình yêu đưa con người đến sự cam kết hôn nhân suốt cả cuộc đời (xem Mt. 19:3-10), nhưng cũng có thể hình thành một thứ tình yêu đưa con người đến sự cam kết sống khiết tịnh vì Nước Trời (xem Mt. 19:11-12).
Hiển nhiên, nếu đời sống độc thân và đồng trinh là một động tác của tình yêu được biểu lộ trong và qua thân xác, thì nó phải được tự do lựa chọn, bởi vì nếu không, nó sẽ không còn là một động tác của tình yêu nữa, nghĩa là nó không thể trở thành một lựa chọn nhân linh thỏa đáng khác, so với sự phối hợp hôn nhân (như nhìn từ quan điểm chủ thể con người, vốn chỉ có thể hành động như con người qua tri thức và lựa chọn tự do). Vì thế, một trong những nét đặc trưng của độc thân và đồng trinh, theo lời Chúa Kitô dậy, chính là phải được lựa chọn. Quả thế, lời Chúa mời gọi sống độc thân hay đồng trinh như một ơn gọi càng làm cho nét đặc trưng này rõ nét hơn. Sau khi nghe Chúa bàn về vấn đề ly dị (xem Mt. 19:3-9), các môn đệ mới thưa Ngài: “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn. Nhưng Ngài nói với các ông: Không phải ai cũng hiểu đươc câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.” (Mt. 19:10-12) Chúa Kitô nêu lên ba lý do khiến một người không kết hôn: (1) tự bẩm sinh không có khả năng kết hôn; (2) mất khả năng kết hôn do người khác gây ra; (3) tự ý chọn lưạ không kết hôn vì Nước Trời. Hai trường hợp trước liên quan đến những khuyết tật thể lý do những trở ngại bẩm sinh hoặc do sự can thiệp của con người. Trong cả hai trường hợp, người không có khả năng kết hôn đều không có khả năng chọn lưạ. Trường hợp thứ ba--những người tự ý lựa chọn việc không kết hôn vì Nước Trời-thì khác với hai trường hợp kia, chính bởi vì (1) họ đã tự do chọn lựa, và (2) họ làm thế vì Nước Trời, nghĩa là, vì một lý do siêu nhiên.
(còn tiếp)