THẦN HỌC XÁC THÂN của ĐGH Gioan Phaolô II
CHƯƠNG 7: HÔN NHÂN
Bài 2
Tình yêu thuộc về Thiên Chúa. Ta gọi tên Ngài là tình yêu bởi vì bản chất của Ngài là như thế. Tình yêu này được biểu lộ qua Chúa Kitô, nhất là qua cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Khi phân tích cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, ta thấy được 5 yếu tố này: (1) Một quyết định (không phải theo ý con, nhưng là theo ý Cha); (2) Dựa trên tri thức (sự cứu chuộc cần phải có, do bởi nguyên tội và tội lỗi loài người, lẽ ra ta đã phải chu toàn ý Chúa ‘ngay tự thuở ban đầu;’ (3) Chúa Kitô tự ý trao hiến bản thân Ngài (còn có thể làm được gì hơn là tự hiến trên cây thập tự!); (4) Quà tặng của Ngài tồn tại thiên thu (Ngài mãi mãi là Đấng Cứu Chuộc mang thương tích của cái chết tủi nhục); (5) Quà tặng của Ngài đem lại sự sống (sự sống ân sủng).
Ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa để yêu thương như Ngài đã yêu. Tình yêu của ta cũng phải có đủ 5 yếu tố trên mới đúng là tình yêu đích thực. Tình yêu ấy cũng phải là kết quả của một ý hiệp.tâm đồng. Kẻ yêu nhau thì nói thế này với nhau: ‘Anh muốn hiến thân cho em. Anh muốn điều em ưa thích. Anh chọn điều em muốn.” Thứ quà tặng này được trao cho nhau với trọn vẹn tư do, bởi vì kẻ đang yêu thì MUỐN hiến thân cho người mình yêu. Nếu không có tự do trọn vẹn, thì không còn là quà tặng, không còn là tình yêu nữa. Cưỡng bức không có đất bám trong quan hệ tình yêu. Khi cùng nhau cất lên lời hôn ước, đôi vợ chồng hoàn toàn tự do, hiểu tường thấu tận việc mình tự hiến cho nhau. Họ như muốn tuyên bố với nhau thế này: “Em muốn điều anh ưa thích. Em chọn điều anh muốn. Em muốn ‘thuộc’ trọn về anh, và anh ‘thuộc’ trọn về em. Vì thế, hôn phối chính là một trao ban hỗ tương, một ‘lệ thuộc’ lẫn nhau.
Nói cách khác, vợ chồng đã hoàn toàn tự do tự nguyện người này làm điều người kia yêu cầu, tức là vâng phục lẫn nhau. Vâng phục thường được hiểu theo kiểu một đứa trẻ “ngoan ngoãn” làm theo lời cha mẹ dậy bảo, tỉ như đi ngủ sớm chẳng hạn. Đứa trẻ biết vâng phục thì ngoan ngoãn làm điều cha mẹ chỉ bảo. Nhưng đó không phải là vâng phục theo Tin Mừng, bởi vì đứa trẻ biết ‘vâng lời,’ khi còn trong lứa tuổi chưa biết yêu thương thực sự, nghĩa là chưa hoàn toàn có tự do chọn lựa, hiến thân cho cha mẹ và làm điều cha mẹ mong muốn chỉ vì chúng đã lưạ chọn làm theo điều cha mẹ chỉ dậy. Không phải thế, bởi đứa trẻ chưa có khả năng hành xử một cách chín chắn. Chúng học đòi và bắt chước cha mẹ mình để dần dần trở nên chín chắn, và có được khả năng vâng phục thực sự, nghĩa là đáp trả lại người khác bởi vì muốn hiến thân cho người ấy trong tình yêu. Chưa vâng phục theo nghĩa của Tin Mừng, chúng chỉ đang đáp trả lại trong ý thức tin tưởng rằng cha mẹ chúng đã thương yêu chúng tự đáy lòng, và đã luôn luôn săn sóc chúng.
Trong xã hội, nếu ta ý thức rằng vâng phục là làm y như các trẻ ngoan ngoãn thường làm, thì quả là xúc phạm khi yêu cầu người lớn phải “vâng lời.” Nhưng vấn đề ở đây là cái ý thức mà ta có về “vâng lời”quả là hạn hẹp. Vợ chồng vâng phục nhau hoặc “lệ thuộc” lẫn nhau thì chẳng có gì đáng gọi là xúc phạm cả. Đó chỉ là yêu cầu họ thực hiện điều đã thề hứa khi nói với nhau lời hôn ước: là yêu thương nhau bằng cách hiến thân cho nhau một cách hoàn toàn tự do trong sự tâm đồng ý hiệp-nghĩa là người này hoàn toàn tự do làm điều người kia mong muốn. Ngay cả việc tuân giữ mệnh lệnh của Chúa cũng cần phải mang nặng tình yêu. Thánh Augustinô hỏi: “Tình yêu đem đến việc tuân giữ lề luật, hay việc tuân giữ lề luật thì đem đến tình yêu?” Ngài trả lời là: “Đâu có ai hoài nghi là tình yêu thì phải có trước hết, bởi ai không yêu thì chẳng có lý do gì để giữ luật cả.”
Thiếu tình yêu, thiếu sự trao hiến hỗ tương, nghĩa là sự ý hiệp tâm đồng, thì vâng phục quả là bất xứng đối với một nhân vị. Máy móc và loài vật thì làm theo ý con người chúng ta (phải hiểu là máy móc được chế tạo tốt, và loài vật được huấn luyện đúng cách), thế nhưng chúng không có chọn lựa, không có ý chí tự do. Ta không hề dám xúc phạm đến nhân phẩm và giá trị con người bằng cách hạ giảm người khác xuống hàng đối tượng, sự vật, máy móc hay loài vật, vốn không sở hữu khả năng chọn lựa. Nhân phẩm và giá trị con người đặt nền tảng trên nhân cách và các khả năng khiến ta trở thành nhân vị: đó là trí khôn và ý chí. Khi đã trưởng thành và biết sử dụng trí khôn và ý chí, để hành xử theo phẩm giá mình, con người phải chọn lựa làm điều người khác yêu cầu ngay cả trước khi người ấy lên tiếng. Lựa chọn này phải được dựa trên một tri thức nào đó, tỉ như một bậc vị vọng yêu cầu ta làm một điều gì đó để phục vụ quê hương chẳng hạn. Thế nhưng ta không dám, và không thể yêu cầu người khác vâng phục ta mà không đem cho họ cái phẩm giá của việc chọn lựa trên căn bản một tri thức nào đó. Nói tóm lại, ta phải đối xử với người khác như là một nhân vị.
Trong bối cảnh này, hôn nhân bao hàm một ‘lệ thuộc hỗ tương,’ một ‘vâng phục hỗ tương.’ Đây rõ ràng là ý hướng của Phaolô, bởi vì ngài yêu cầu cả vợ lẫn chồng phải “tôn trọng’ lẫn nhau. Ngài bảo rằng vợ phải yêu thương chồng và chồng phải yêu thương vợ. Lời giáo huấn này được xây dựng trên toàn thể Thánh Kinh, nhất là trên cách thức thực tại hôn nhân được Chúa Cha tạo dựng ‘từ thuở ban đầu.’
Sau khi đã luận bàn về vấn đề lệ thuộc và tùng phục hỗ tương, ĐGH đề cập đến kiểu ‘loại suy kỳ diệu’ giữa hôn nhân và Hội Thánh được Phaolô phác hoạ trong Êphêsô 5:22-25, “Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ, cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy.” Thực ra có bốn yếu tố cấu tạo nên kiểu loại suy này. (1) Phaolô khuyên người làm vợ hãy tùng phục chồng. (2) Nguyên do là vì Chúa Kitô chính là chồng. Như Chúa Kitô là đầu của Hội Thánh, thì người chồng cũng là đầu của người vợ. (3) Yếu tố thứ ba xoay ngược trở lại: nếu yếu tố thứ hai khởi đi từ người chồng và xác định đó là Chúa Kitô, thì yếu tố thứ ba khởi đầu bằng Hội Thánh tùng phục Chúa Kitô và kết luận rằng người vợ hãy tùng phục người chồng. (4) Yếu tố thứ tư trở ngược yếu tố thứ nhất lại: nếu yếu tố thứ nhất nêu lên việc người vợ phải tùng phục chồng, thì yếu tố thứ tư lại bảo rằng chồng phải yêu thương vợ như Chúa Kitô đã yêu thương Hội Thánh. Đây là cấu trúc khá phức tạp của bốn yếu tố vừa nói.
Cần ghi nhận một điều rất quan trọng là không phải chỉ có sự so sánh Chúa Kitô với người chồng và người vợ với Hội Thánh, hoặc ngược lại, mà còn có sự so sánh tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh với hôn nhân, cũng như sự so sánh hôn nhân với tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh. Hẳn nhiên, khi so sánh người chồng với Chúa Kitô và người vợ với Hội Thánh, thì không thể không nói đến hình ảnh sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội Thánh y như một cuộc hôn phối. Tuy nhiên, đây là một yếu tố khác nữa trong cái gọi là sự ‘loại suy kỳ diệu.’ Một điều nữa cần ghi nhận là hình ảnh hôn phối của mối tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh thì hiện hữu trong kiểu loại suy của Phaolô, trong cùng một lúc và cùng với hình ảnh Hội Thánh như là thân thể của Chúa Kitô, bởi lẽ Phaolô bảo rằng Chúa Kitô chính là ‘đầu’ của Hội Thánh. “Dường như kiểu loại suy hôn phối của mối tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh được dùng như điều bổ túc cho kiểu loại suy về Thân Thể Mầu Nhiệm.”
Việc so sánh hôn nhân với tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh chuyển động theo cả hai hướng: hôn nhân được soi sáng và được hiểu thấu tường tận hơn nhờ mối tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh. Tuy thế, lối so sánh này cũng có tác dụng theo chiều ngược lại: mối tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh có thể được thấu hiểu tường tận hơn nhờ hôn nhân. ĐGH Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng kiểu loại suy của Êphêsô 5 đã chuyển từ tương quan Chúa Kitô--Hội Thánh sang tương quan vợ--chồng. Theo nghĩa này, tương quan Chúa Kitô--Hội Thánh chính là kiểu mẫu cho tương quan vợ--chồng. “Lời nhắn nhủ của tác giả thư Êphêsô cho các đôi vợ chồng chính là hãy uốn nắn mối quan hệ hỗ tương của họ rập theo khuôn mẫu của mối tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh.” Rất nhiều khi, qua lời thư của Phaolô, mối tương quan giữa Hội Thánh và Chúa Kitô đã được soi sáng bởi mối tương quan vợ--chồng. ĐGH Gioan Phaolô II vì thế đã nhấn mạnh rằng kiểu loại suy này cũng có tác dụng theo chiều ngược lại nữa: “Tình yêu của Chúa Kitô chính là hình ảnh, và trên hết, là khuôn mẫu cho tình yêu mà người chồng phải biểu tỏ cho người vợ trong hôn nhân, khi cả hai đều lệ thuộc lẫn nhau ‘vì lòng kính sợ Chúa Kitô.’”
(còn tiếp)
CHƯƠNG 7: HÔN NHÂN
Bài 2
Tình yêu thuộc về Thiên Chúa. Ta gọi tên Ngài là tình yêu bởi vì bản chất của Ngài là như thế. Tình yêu này được biểu lộ qua Chúa Kitô, nhất là qua cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Khi phân tích cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, ta thấy được 5 yếu tố này: (1) Một quyết định (không phải theo ý con, nhưng là theo ý Cha); (2) Dựa trên tri thức (sự cứu chuộc cần phải có, do bởi nguyên tội và tội lỗi loài người, lẽ ra ta đã phải chu toàn ý Chúa ‘ngay tự thuở ban đầu;’ (3) Chúa Kitô tự ý trao hiến bản thân Ngài (còn có thể làm được gì hơn là tự hiến trên cây thập tự!); (4) Quà tặng của Ngài tồn tại thiên thu (Ngài mãi mãi là Đấng Cứu Chuộc mang thương tích của cái chết tủi nhục); (5) Quà tặng của Ngài đem lại sự sống (sự sống ân sủng).
Ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa để yêu thương như Ngài đã yêu. Tình yêu của ta cũng phải có đủ 5 yếu tố trên mới đúng là tình yêu đích thực. Tình yêu ấy cũng phải là kết quả của một ý hiệp.tâm đồng. Kẻ yêu nhau thì nói thế này với nhau: ‘Anh muốn hiến thân cho em. Anh muốn điều em ưa thích. Anh chọn điều em muốn.” Thứ quà tặng này được trao cho nhau với trọn vẹn tư do, bởi vì kẻ đang yêu thì MUỐN hiến thân cho người mình yêu. Nếu không có tự do trọn vẹn, thì không còn là quà tặng, không còn là tình yêu nữa. Cưỡng bức không có đất bám trong quan hệ tình yêu. Khi cùng nhau cất lên lời hôn ước, đôi vợ chồng hoàn toàn tự do, hiểu tường thấu tận việc mình tự hiến cho nhau. Họ như muốn tuyên bố với nhau thế này: “Em muốn điều anh ưa thích. Em chọn điều anh muốn. Em muốn ‘thuộc’ trọn về anh, và anh ‘thuộc’ trọn về em. Vì thế, hôn phối chính là một trao ban hỗ tương, một ‘lệ thuộc’ lẫn nhau.
Nói cách khác, vợ chồng đã hoàn toàn tự do tự nguyện người này làm điều người kia yêu cầu, tức là vâng phục lẫn nhau. Vâng phục thường được hiểu theo kiểu một đứa trẻ “ngoan ngoãn” làm theo lời cha mẹ dậy bảo, tỉ như đi ngủ sớm chẳng hạn. Đứa trẻ biết vâng phục thì ngoan ngoãn làm điều cha mẹ chỉ bảo. Nhưng đó không phải là vâng phục theo Tin Mừng, bởi vì đứa trẻ biết ‘vâng lời,’ khi còn trong lứa tuổi chưa biết yêu thương thực sự, nghĩa là chưa hoàn toàn có tự do chọn lựa, hiến thân cho cha mẹ và làm điều cha mẹ mong muốn chỉ vì chúng đã lưạ chọn làm theo điều cha mẹ chỉ dậy. Không phải thế, bởi đứa trẻ chưa có khả năng hành xử một cách chín chắn. Chúng học đòi và bắt chước cha mẹ mình để dần dần trở nên chín chắn, và có được khả năng vâng phục thực sự, nghĩa là đáp trả lại người khác bởi vì muốn hiến thân cho người ấy trong tình yêu. Chưa vâng phục theo nghĩa của Tin Mừng, chúng chỉ đang đáp trả lại trong ý thức tin tưởng rằng cha mẹ chúng đã thương yêu chúng tự đáy lòng, và đã luôn luôn săn sóc chúng.
Trong xã hội, nếu ta ý thức rằng vâng phục là làm y như các trẻ ngoan ngoãn thường làm, thì quả là xúc phạm khi yêu cầu người lớn phải “vâng lời.” Nhưng vấn đề ở đây là cái ý thức mà ta có về “vâng lời”quả là hạn hẹp. Vợ chồng vâng phục nhau hoặc “lệ thuộc” lẫn nhau thì chẳng có gì đáng gọi là xúc phạm cả. Đó chỉ là yêu cầu họ thực hiện điều đã thề hứa khi nói với nhau lời hôn ước: là yêu thương nhau bằng cách hiến thân cho nhau một cách hoàn toàn tự do trong sự tâm đồng ý hiệp-nghĩa là người này hoàn toàn tự do làm điều người kia mong muốn. Ngay cả việc tuân giữ mệnh lệnh của Chúa cũng cần phải mang nặng tình yêu. Thánh Augustinô hỏi: “Tình yêu đem đến việc tuân giữ lề luật, hay việc tuân giữ lề luật thì đem đến tình yêu?” Ngài trả lời là: “Đâu có ai hoài nghi là tình yêu thì phải có trước hết, bởi ai không yêu thì chẳng có lý do gì để giữ luật cả.”
Thiếu tình yêu, thiếu sự trao hiến hỗ tương, nghĩa là sự ý hiệp tâm đồng, thì vâng phục quả là bất xứng đối với một nhân vị. Máy móc và loài vật thì làm theo ý con người chúng ta (phải hiểu là máy móc được chế tạo tốt, và loài vật được huấn luyện đúng cách), thế nhưng chúng không có chọn lựa, không có ý chí tự do. Ta không hề dám xúc phạm đến nhân phẩm và giá trị con người bằng cách hạ giảm người khác xuống hàng đối tượng, sự vật, máy móc hay loài vật, vốn không sở hữu khả năng chọn lựa. Nhân phẩm và giá trị con người đặt nền tảng trên nhân cách và các khả năng khiến ta trở thành nhân vị: đó là trí khôn và ý chí. Khi đã trưởng thành và biết sử dụng trí khôn và ý chí, để hành xử theo phẩm giá mình, con người phải chọn lựa làm điều người khác yêu cầu ngay cả trước khi người ấy lên tiếng. Lựa chọn này phải được dựa trên một tri thức nào đó, tỉ như một bậc vị vọng yêu cầu ta làm một điều gì đó để phục vụ quê hương chẳng hạn. Thế nhưng ta không dám, và không thể yêu cầu người khác vâng phục ta mà không đem cho họ cái phẩm giá của việc chọn lựa trên căn bản một tri thức nào đó. Nói tóm lại, ta phải đối xử với người khác như là một nhân vị.
Trong bối cảnh này, hôn nhân bao hàm một ‘lệ thuộc hỗ tương,’ một ‘vâng phục hỗ tương.’ Đây rõ ràng là ý hướng của Phaolô, bởi vì ngài yêu cầu cả vợ lẫn chồng phải “tôn trọng’ lẫn nhau. Ngài bảo rằng vợ phải yêu thương chồng và chồng phải yêu thương vợ. Lời giáo huấn này được xây dựng trên toàn thể Thánh Kinh, nhất là trên cách thức thực tại hôn nhân được Chúa Cha tạo dựng ‘từ thuở ban đầu.’
Sau khi đã luận bàn về vấn đề lệ thuộc và tùng phục hỗ tương, ĐGH đề cập đến kiểu ‘loại suy kỳ diệu’ giữa hôn nhân và Hội Thánh được Phaolô phác hoạ trong Êphêsô 5:22-25, “Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ, cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy.” Thực ra có bốn yếu tố cấu tạo nên kiểu loại suy này. (1) Phaolô khuyên người làm vợ hãy tùng phục chồng. (2) Nguyên do là vì Chúa Kitô chính là chồng. Như Chúa Kitô là đầu của Hội Thánh, thì người chồng cũng là đầu của người vợ. (3) Yếu tố thứ ba xoay ngược trở lại: nếu yếu tố thứ hai khởi đi từ người chồng và xác định đó là Chúa Kitô, thì yếu tố thứ ba khởi đầu bằng Hội Thánh tùng phục Chúa Kitô và kết luận rằng người vợ hãy tùng phục người chồng. (4) Yếu tố thứ tư trở ngược yếu tố thứ nhất lại: nếu yếu tố thứ nhất nêu lên việc người vợ phải tùng phục chồng, thì yếu tố thứ tư lại bảo rằng chồng phải yêu thương vợ như Chúa Kitô đã yêu thương Hội Thánh. Đây là cấu trúc khá phức tạp của bốn yếu tố vừa nói.
Cần ghi nhận một điều rất quan trọng là không phải chỉ có sự so sánh Chúa Kitô với người chồng và người vợ với Hội Thánh, hoặc ngược lại, mà còn có sự so sánh tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh với hôn nhân, cũng như sự so sánh hôn nhân với tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh. Hẳn nhiên, khi so sánh người chồng với Chúa Kitô và người vợ với Hội Thánh, thì không thể không nói đến hình ảnh sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội Thánh y như một cuộc hôn phối. Tuy nhiên, đây là một yếu tố khác nữa trong cái gọi là sự ‘loại suy kỳ diệu.’ Một điều nữa cần ghi nhận là hình ảnh hôn phối của mối tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh thì hiện hữu trong kiểu loại suy của Phaolô, trong cùng một lúc và cùng với hình ảnh Hội Thánh như là thân thể của Chúa Kitô, bởi lẽ Phaolô bảo rằng Chúa Kitô chính là ‘đầu’ của Hội Thánh. “Dường như kiểu loại suy hôn phối của mối tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh được dùng như điều bổ túc cho kiểu loại suy về Thân Thể Mầu Nhiệm.”
Việc so sánh hôn nhân với tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh chuyển động theo cả hai hướng: hôn nhân được soi sáng và được hiểu thấu tường tận hơn nhờ mối tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh. Tuy thế, lối so sánh này cũng có tác dụng theo chiều ngược lại: mối tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh có thể được thấu hiểu tường tận hơn nhờ hôn nhân. ĐGH Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng kiểu loại suy của Êphêsô 5 đã chuyển từ tương quan Chúa Kitô--Hội Thánh sang tương quan vợ--chồng. Theo nghĩa này, tương quan Chúa Kitô--Hội Thánh chính là kiểu mẫu cho tương quan vợ--chồng. “Lời nhắn nhủ của tác giả thư Êphêsô cho các đôi vợ chồng chính là hãy uốn nắn mối quan hệ hỗ tương của họ rập theo khuôn mẫu của mối tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh.” Rất nhiều khi, qua lời thư của Phaolô, mối tương quan giữa Hội Thánh và Chúa Kitô đã được soi sáng bởi mối tương quan vợ--chồng. ĐGH Gioan Phaolô II vì thế đã nhấn mạnh rằng kiểu loại suy này cũng có tác dụng theo chiều ngược lại nữa: “Tình yêu của Chúa Kitô chính là hình ảnh, và trên hết, là khuôn mẫu cho tình yêu mà người chồng phải biểu tỏ cho người vợ trong hôn nhân, khi cả hai đều lệ thuộc lẫn nhau ‘vì lòng kính sợ Chúa Kitô.’”
(còn tiếp)