THẦN HỌC XÁC THÂN
của ĐGH Gioan Phaolô II
CHƯƠNG 8: MẠNG SỐNG CON NGƯỜI
Bài 2
Trong diễn từ thứ nhất của chu kỳ thứ 6, tức số 114, ĐGH cho biết là ngài không có ý định bình luận toàn bản văn MSCN, mà chỉ tập trung vào đoạn văn mấu chốt bàn về hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng: đó là tình yêu đôi lứa và sản sinh. Như ta biết, ĐGH Phaolô VI dậy rằng có một sự liên kết bất khả phân giữa hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng đến độ phân cách ra thì đồng nghĩa với tội. Nói khác đi, vợ chồng không bao giờ được tiến hành động tác vợ chồng nếu không có tình yêu chân chính và không mở ngỏ cho việc sinh sản con cái.
Trong hành vi vợ chồng, khi hai nguời phối hợp thân xác, ĐGH lưu ý rằng điều đặc biệt quan trọng là cần phải nói lên cái ‘ngôn ngữ xác thân’ trong toàn vẹn sự thật. Mà điều kiện thiết yếu để hành động trong toàn vẹn sự thật chính là hành xử theo giá trị và quy tắc luân lý. Đôi vợ chồng, mỗi người theo cách thức riêng mình, phải đọc lại cái ngôn ngữ của thân thể mình ngay trong lúc thực hiện động tác vợ chồng và thừa nhận sự thật và giá trị đuợc diễn đạt qua động tác đó. Nếu thực hiện đúng cách, đôi vợ chồng sẽ nội tâm hóa, một cách chủ quan, lời giáo huấn của luân thư và không rơi vào trạng thái căng thẳng giữa hai ý nghĩa. Cả hai sẽ hòa nhập làm một, dưới một mái che là sự phối hợp yêu thương. “Luân thư dẫn ta đến việc nhìn nhận căn bản quy luật bất khả phân giữa hai ý nghĩa, căn bản này xác định luân lý tính nơi các hành vi của người nam và người nữ trong động tác hôn nhân, và còn sâu xa hơn nữa trong bản chất của các chủ thể thực hiện động tác ấy.” Đây là nét chính trong luận đề mấu chốt của chu kỳ cuối cùng. Như vậy, quy tắc mà luân thư đề ra được biểu tỏ cho vợ chồng ngay giữa lúc thực hiện động tác phối hợp qua việc họ ‘đọc lại’ cái ngôn ngữ của thân xác họ. Quy tắc được bộc lộ qua chính kinh nghiệm của đôi lứa về sự phối hợp vợ chồng khi họ nhận ra ngôn ngữ mà thân xác người này nói cho thân xác người kia. Giáo huấn của luân thư không phải là một cái gì ngoại tại theo kiểu một quy tắc khách quan áp đặt lên đôi vợ chồng. Không, nó nằm ngay trong lòng thứ ngôn ngữ mà thân xác họ bật nói ra.
Gioan Phaolô nhìn thấy HV nghiêng hẳn về chiều huớng sự thật này, tức là mối liên kết bất khả phân giữa ‘hai ý nghĩa’ của hành vi hôn phối có thể được đôi vợ chồng nhìn nhận nếu họ đọc được chính xác cái ngôn ngữ xác thân của họ, bởi vì ĐGH Phaolô VI dậy rằng hai ý nghĩa của động tác vợ chồng được tìm thấy trong cái ‘cơ cấu nền tảng’ của hành vi đôi lứa được viết sẵn trong chính bản chất của người nam và người nữ. Hai ý nghĩa đuợc tìm thấy trong chính động tác, nghĩa là, như ĐGH Gioan Phaolô II giải thích, trong hai chủ thể, người vợ và người chồng, hoặc chính xác hơn, trong chính thân xác họ. Vì thế, “cái ‘cơ cấu nền tảng’ (tức bản chất) của hành vi hôn phối thì tạo thành căn bản thiết yếu của việc ‘đọc’ đúng cách và việc khám phá ra hai ý nghĩa vốn phải được hoàn tất trong lương tâm và quyết định của các ‘thành phần tham dự.’” Qua ngôn ngữ xác thân, đôi vợ chồng sẽ ý thức được ý nghĩa của hành vi hôn phối, và nhìn nhận rằng hai ý nghĩa thật sự bất khả phân. Việc nhìn nhận này rồi sẽ trở thành phần nào ý thức của họ và sẽ uốn nắn lương tâm họ. Lúc nào cũng thế, ĐGH Gioan Phaolô II luôn minh chứng rằng các quy tắc đạo đức của Tin Mừng phải trở thành một phần của chủ thể, của nhân vị, tức là của tác nhân hành xử theo các quy tắc ấy. Hơn nữa, sự thật của các quy tắc luân lý có thể được cảm nghiệm và được ‘đọc’ trong đời sống của các cá nhân, nếu họ hành xử theo sự thật. Các quy tắc thuộc về hành vi thể xác (tức phần lớn các quy tắc luân lý), sẽ được cảm nghiệm và mạc khải trong và qua các hành vi của chính thân xác NẾU các cá nhân ‘đọc’ ngôn ngữ xác thân theo đúng sự thật, tức là, đọc mà không hề mang một thiên kiến nào.
Trong diễn từ kế tiếp, tức số 115, ĐGH Gioan Phaolô II cho thấy quy tắc mà HV giáo huấn thì đã có sẵn trong luật tự nhiên và là một phần nội dung Thánh Truyền của Giáo Hội. Các quy tắc này “phù hợp với toàn thể giáo thuyết đuợc mạc khải chất chứa trong nguồn mạch Thánh Kinh.” Tuy nhiên, và quan trọng hơn thế nữa, ít là đối với chủ đích phê phán của Gioan Phaolô, quy tắc của HV có thể được khám phá thấy trong Thần Học Xác Thân, nghĩa là, đôi vợ chồng có thể đọc được nếu biết nhìn vào chính thân xác mình ngay giữa lúc thực hiện động tác hôn nhân, cũng như nếu đọc được ngôn ngữ thân xác mình theo đúng sự thật.
Kế tiếp trong số 116, ĐGH Gioan Phaolô liên kết HV với Gaudium et Spes (GS), tức Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội giữa lòng Thế Giới Hôm Nay. Ngài lập luận rằng cả hai văn kiện đều mang tính cách mục vụ theo nghĩa là đều trả lời cho các câu hỏi thực tiễn mà con người thời đại đang đặt ra. Hơn nữa, cả hai văn kiện đều được viết ra dưới sự linh ứng trong nỗi thao thức chân chính về sự thiện hảo đích thực của từng con nguời đang sống giữa thế gian. “Những ai tin rằng Công Đồng và Luân Thư không đếm xỉa gì đến những khó khăn của đời sống thường ngày thì chẳng hiểu được nỗi thao thức mục vụ đã làm khởi điểm khai sinh các văn kiện này. Thao thức mục vụ có nghĩa là kiếm tìm điều thiện hảo chân thực của con nguời, là thăng tiến các giá trị mà Thiên Chúa đã khắc ghi trong nhân vị con nguời.” Hơn nữa, không thể không sống sự ‘thăng tiến các giá trị mà Thiên Chúa đã khắc ghi trong nhân vị con người’ này được. Vị Thiên Chúa đã ‘khắc ghi’ các giá trị nơi con nguời cũng chính là vị Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ nơi con người đang sống. Thiên Chúa không thể tự mâu thuẫn. Vì thế, nếu các giá trị này được đọc một cách chính xác trong cuộc sống mỗi cá nhân, thì chúng là điều có thể hoàn tất được trong đời sống con người.
Hẳn nhiên, vấn nạn xã hội tân tiến đặt ra cho quy tắc mà HV nói đến là: quy tắc này không khả thi, bởi vì, đồng ý là sự thiện hảo của hôn nhân đòi buộc phải có tình yêu đôi lứa, thế nhưng sự thiên hảo của đôi lứa, của xã hội, của thế giới lại đòi phải có sự kiểm soát dân số một cách nào đó. Hai ý nghĩa bất khả phân của HV vì thế thật là mâu thuẫn. Ít người hoài nghi về sự cần thiết của một tình yêu đôi lứa nồng nàn trong hôn nhân, nhưng nhiều người lại hoài nghi về sự cần thiết của mỗi hành vi vợ chồng là phải “mở ngỏ cho sự truyền sinh.” Lập luận căn bản là đôi vợ chồng có trách nhiệm thì sẽ hướng đến sự thiện hảo của hôn nhân khi thực hiện hành vi hôn phối, nhưng trong cùng lúc ấy, họ cũng giới hạn nhân số trong gia đinh mình. Do đó, vợ chồng có trách nhiệm thì PHẢI phân cách hai ý nghĩa trong động tác vợ chồng này ra. Năm diễn từ kế tiếp, tức các số 117-121, đã đuợc ĐGH Gioan Phaolô II dùng để trả lời cho lập luận này.
Trong số 117, ĐGH tóm luợc lời giáo huấn của GS cũng như lời dậy của ĐGH Phaolô VI trong HV và kết luận rằng: “Do đó, cái nguyên tắc tương đối của luân lý hôn nhân chính là trung thành với kế hoạch mà Thiên Chúa đã mạc khải trong ‘cơ cấu mật thiết của hành vi vợ chồng’ và trong ‘mối liên kết bất khả phân giữa hai ý nghĩa của hành vi ấy’.” Lời giáo huấn mang tính quy tắc này phải trở thành một trong những nguyên lý đào luyện lương tâm đôi lứa. Hơn nữa, trách nhiệm làm cha mẹ không phải là đình hoãn việc thụ thai, mà là đôi lứa sống phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa. Với cặp này, điều này đồng nghĩa với một gia đình đông con, trong khi với cặp khác, đó lại là một gia đình ít con hơn. Nhiệm vụ của đôi lứa là tìm ra điều khôn ngoan cho tình cảnh riêng của mình. Như vậy, qua diễn từ này, ĐGH Gioan Phaolô II đã tóm lược các quy tắc khách quan trong giáo huấn của Giáo hội. Ngài cũng tiếp tục chiều hướng này trong diễn từ kế tiếp, tức số 118, để dậy rằng, ngay cả khi vợ chồng có đủ các lý do khôn ngoan để tránh né việc thụ thai, điều quan trọng trong trường hợp này chính là phương tiện họ dùng để đình hoãn việc thụ thai. Ngay cả khi một cặp vợ chồng tìm ra các ‘lý do chấp nhận được’ để tránh thụ thai, thì điều này cũng không có nghĩa là họ được phép sử dụng phương pháp ngừa thai, bởi vì họ không bao giờ thay đổi được ‘chính cái cơ cấu của hành vi vợ chồng.’ Tuy nhiên, ĐGH nhấn mạnh, quy tắc này mang tính cách mục vụ, và vì thế, có thể khám phá ra được trong cái gọi là ‘sư phạm của thân xác.’ Nói khác đi, đôi lứa có thể khám phá ra quy tắc này bằng cách đọc lại ngôn ngữ xác thân ngay trong lúc thực hiện động tác vợ chồng.
Ngôn ngữ xác thân được diễn đạt trong phối hợp vợ chồng là việc người này hoàn toàn tự hiến cho người kia. Thân xác người chồng diễn đạt và mạc khải nhân vị người chồng. Thân xác người vợ diễn đạt và mạc khải nhân vị người vợ. Trong lời hôn uớc, cả hai đã quyết định tự hiến cho nhau qua sự phối hợp hôn nhân. Sự tự hiến này được diễn đạt, đổi mới và cụ thể hoá bằng hành vi vợ chồng. Nói khác đi, họ nói lên việc tự hiến hoàn toàn cho nhau bằng ngôn ngữ xác thân xuyên qua động tác vợ chồng. Động tác này không thể là một tự hiến chân thật người này cho người kia nếu họ không hoàn toàn tự hiến cho nhau trong toàn vẹn hữu thể mình, với tất cả mọi khả năng của nhân vị mình, cả hồn lẫn xác. Nếu giữa lúc tự hiến mà họ lại kềm giữ lại, không muốn tiếp tục cho đi một khía cạnh nào đó của bản thân mình, thì cái ngôn ngữ xác thân, vốn biểu lộ một tự hiến, đã biến thành một lời dối gian. Như trong Tông Huấn về Gia Đình, Familiaris Consortio (FC), ĐGH dậy rằng: “Cái ngôn ngữ bẩm sinh vốn diễn đạt sự tự hiến toàn vẹn và hỗ tương của vợ chồng, do việc ngừa thai, đã bị khoả lấp đi bởi một thứ ngôn ngữ mâu thuẫn khách quan, nghĩa là, thứ ngôn ngữ chối bỏ tự hiến. Điều này không chỉ đưa đến một tích cực chối từ việc mở ngỏ cho sự sống, mà còn dẫn đến một xuyên tạc sự thật nội tại của tình yêu đôi lứa, vốn luôn gọi mời trao hiến toàn vẹn.” (FC, số 32) Hành vi vợ chồng đi đôi với ngừa thai thì không còn là một hành vi yêu thương nữa, bởi vì sự phối hợp hôn nhân đã ‘thiếu đi sự thật nội tâm’ mất rồi. Bởi vì sự thật nội tâm--sự thật của xác thân-thì hàm chứa khả thể của mầm sống mới. Quả vậy, cặp vợ chồng ngừa thai thì dùng ngôn ngữ xác thân của mình để mà nói dối.
Tặng dữ là một món quà bất vụ lợi mà người này hiến trao cho người kia nhằm mục đích tạo ra thiện ích cho người nhận, chứ không phải cho người tặng. Nói thí dụ, vào dịp lễ Chúa Giáng Sinh, ta thường đi mua quà để tặng cho nguời mình thương. Nếu người anh mua tặng cô em một máy CD mới với ‘hậu ý’ là để mình cũng được sử dụng thoải mái, thì món quà này tức khắc mất đi ý nghĩa của nó, bởi vì nó làm lợi cho người tặng, chứ không phải cho người nhận. ‘Món quà’ kiểu đó chẳng phải là quà nữa bởi vì quà tặng được định nghĩa là cái gì làm lợi cho người nhận. Cũng thế, hành vi vợ chồng chính là món quà của vợ chồng, người này tặng cho người kia. Như vậy, rõ ràng là hành vi ấy không được thực hiện vì lợi ích của người tặng. (Hẳn nhiên, vì cả hai đều có cùng thái độ, và chính hành vi là một trao ban hỗ tương, thành ra thường là cả hai đều có lợi, thế nhưng cái động lực của người này phải là nhắm đến lợi ích của người kia.) Ích kỷ phải bị loại trừ ra khỏi hành vi vợ chồng.
Tất nhiên, vì mang lấy ‘vết rạn nứt trong lòng nhân vị,’ do đó, trong phối hợp tình dục, thật khó mà thực hiện đuợc món quà bất vụ lợi ngay cả giữa vợ chồng với nhau. Một hành vi như thế đòi buộc sự tự chế, như ĐGH đã giải thích trong diễn từ trước đây trong loạt bài THXT. Vấn đề của ngừa thai chính là, thay vì tự chế, tỉ như một đình hoãn hành vi vợ chồng trong tinh thần trách nhiệm, thì họ lại ngang nhiên nắm quyền kiểm soát thân xác mình. Họ ‘thao túng và làm suy thoái bản thân’ để có thể thực hiện hành vi vợ chồng mà không mở cửa cho một mầm sống mới. “Vấn đề nằm ở chỗ duy trì một tương quan thỏa đáng giữa điều được xác định là ‘sự thống trị các năng lực thiên nhiên’ (HV2) và sự ‘tự chế’ (HV 21) vốn thiết yếu cho con người. Người thời đại cho thấy xu huớng chuyển đổi các phương pháp của cái truớc sang cho cái sau. Luân thư viết rằng: “Con người đã có những bước tiến vượt bực trong việc thống lĩnh và tổ chức hợp lý các năng lực thiên nhiên, đến độ nó tiếp tục phấn đấu để trải rộng sự kiểm soát trên hết mọi khía cạnh khác của đời sống-trên thân xác, trí năng và cảm xúc, trên đời sống xã hội, ngay cả trên các quy luật điều chỉnh việc truyền sinh. Việc trải rộng lãnh vực các phương tiện ‘thống trị các năng lực thiên nhiên’ đã đe dọa nhân vị, vốn là đối tuợng của phương pháp tự chế. Việc nhờ cậy đến các ‘phương tiện nguỵ tạo’ đã phá đổ chiều kích cấu thành nhân vị, và biến nó trở thành nạn nhân của việc thao túng.” Kỹ thuật quả thật rất hữu hiệu, nhưng khi áp dụng cho nhân vị, cho hồn và xác, thì nó phải được áp dụng theo cơ cấu nhân vị. Một trong các khía cạnh của cơ cấu nhân vị, theo chiều hướng của THXT, chính là: thân xác con người thì nói ngôn ngữ của nhân vị. Nó nói thứ ngôn ngữ này qua tất cả mọi chức năng, và vì thế, không một chức năng lành mạnh nào có thể bị thay đổi, làm phương hại hay phá hủy. Làm như thế tức là tấn công chính thân xác, xét như là sự diễn đạt nhân vị, và là bóp méo nhân vị. Ngừa thai chính là làm thay đổi, và gây phương hại đến sự thụ tinh, một chức năng của thân xác con người.
Như ĐGH Gioan Phaolô II nhận xét trong số 121, “Khái niệm về việc điều hòa thụ thai đúng đắn về mặt luân lý thì không là gì khác hơn là việc ‘đọc lại’ ngôn ngữ xác thân trong sự thật…Cần ghi nhớ rằng thân xác ‘nói’ không chỉ qua sự diễn đạt bên ngoài của nam tính hay nữ tính, mà còn qua cấu trúc nội tại của các bộ phận.” Một trong những điều ĐGH Phaolô VI phê phán qua giáo huấn của HV là đặt các sự thật luân lý trên nền tảng sinh học con người. Câu hỏi đặt ra là thế này: “Nếu ta có thể ngăn sông, đắp đập, thách thức trọng lực để bay bổng lên trời, phóng cả lên cung trăng, thì tại sao lại không thể làm thay đổi khả năng sinh học của mình được? Tại sao khả năng sinh học con người lại bị ngăn cấm, trong khi trọng lực thì không? Để trả lời cho câu hỏi này, ĐGH Gioan Phaolô II đã dậy rằng thân xác con người không phải chỉ là tổng số các thành phần sinh học của nó, mà hơn thế nhiều. Xuyên qua các chức năng có vẻ dễ hiểu này mà mầu nhiệm nhân vị và ngay cả mầu nhiệm Thiên Chúa được biểu lộ ra. Một cách dễ hiểu khác là nhớ lại lối so sánh của ông thầy dậy môn sinh vật thời trung học khi bảo rằng thân xác con người rốt cuộc chỉ đáng giá $10, nếu xét về giá trị các chất khoáng và kim loại chất chứa trong đó. Nhưng liệu có ai dám đổi con mình hay vợ mình để lấy $10 không? Dĩ nhiên là không. Bởi vì chúng ta vượt xa hơn tổng số thành phần sinh học có ở noi mình. Qua và trong thân xác, mầu nhiệm nhân vị đuợc biểu lộ, và ta không hề dám giản lược một nhân vị vào thành phần sinh học của nó. Nhưng nếu đôi lứa biết sống bổn phận làm cha làm mẹ một cách có trách nhiệm, và đồng thời biết nói cái ngôn ngữ tự hiến, trong và qua thân xác, thì tất nhiên phải phát huy việc tự chế, hoặc điều thuờng gọi là tiết dục.
Không ai chối cãi đây thực là một trách vụ ‘gay cấn’ của đôi lứa, có thể nói được như thế. Nhưng họ có sự trợ giúp: đó là quyền lực của Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống lòng họ qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và bí tích Hòa Giải. “Đây chính là các phương tiện--không thể sai lầm và thiết yếu--hình thành linh đạo Kitô hữu của đời sống hôn nhân và lứa đôi. Với các phương tiện ấy, quyền lực sáng tạo thiêng liêng và cốt yếu của tình yêu này sẽ chạm đến trái tim con người, và đồng thời cũng vươn đến thân xác con người trong nam tính và nữ tính chủ quan của nó.
Trong diễn từ kế đó, ĐGH nối tiếp cùng một đề tài, ngài viết: “Quyền lực tình dục lúc nào cũng cố gắng tách rời ‘ngôn ngữ xác thân’ ra khỏi sự thật, nghĩa là, xuyên tạc nó, thế nhưng quyền lực tình yêu thì kiện cường nó luôn mãi trong sự thật, để rồi mầu nhiệm cứu chuộc thân xác có thể mang lại kết quả.” Trong đoạn văn này, ĐGH khẳng định rằng quyền lực tình yêu thì bảo vệ cho ngôn ngữ xác thân trong tình yêu đôi lứa. Điều quan trọng cần nhớ là ngôn ngữ xác thân trong tình yêu đôi lứa, như đã nói, thì hàm chứa khả năng sản sinh. Vì thế, tình yêu đóng vai trò “bảo vệ sự liên kết bất khả phân giữa ‘hai ý nghĩa’ của hành vi vợ chồng.”
Tình yêu liên kết hai ‘ý nghĩa’ thành một thực tại, bởi vì tình yêu là sự tự hiến của đôi lứa, nguời này hiến tặng toàn thể hữu thể mình cho người kia. Họ không thể yêu, không thể hoàn toàn tự hiến cho nhau và lãnh nhận lại món quà trao tặng cho nhau nếu trong cùng lúc ấy lại không trao và nhận cái phần của bản thân mình, vốn bao hàm khả thể của mầm sống mới. Một cách khác để nhìn cùng một vấn đề là thừa nhận rằng tình yêu là chính hoạt động của Thiên Chúa, đuợc mạc khải một cách đặc biệt qua cuộc sống của Chúa Kitô, nhất là qua sự khổ nạn, cái chết, và sự phục sinh của Ngài. Tình yêu của Ngài là một phối hợp ý chí (“Không phải theo ý Con, mà là ý Cha”) đuợc xây dựng trên sự hiểu biết rằng phẩm giá và giá trị chất chứa nơi mỗi một con người thì đòi buộc khả thể thiên đàng cho mỗi một cá nhân. Tình yêu nơi Chúa Kitô là một phối hợp ý chí dựa trên sự nhìn nhận giá trị phẩm giá của người đuợc yêu. Tình yêu của Chúa Kitô đã là một tự hiến (còn tình nào cao quý hon là tình dâng hiến trên cây thập tự?) Tình Chúa thì bền vững thiên thu và trao ban sự sống. Ngài ở lại trên thập giá cho đến hơi thở cuối cùng, đến độ vẫn còn mang mãi dấu thương đau cuộc khổ nạn trong nhân tính Ngài, ngay cả giờ phút này, trên thiên đàng. Dấu thương đau này sẽ tồn tại mãi đến muôn đời. Chính từ những vết thương nơi cạnh nương long mà máu và nước đã tuôn đổ như dòng suối đời sống nhiệm tích của Giáo Hội. Như thế, trong tình yêu có năm đặc điểm: (1) là một phối hợp ý chí qua chọn lựa; (2) lựa chọn này được xây dựng trên phẩm giá người yêu và người được yêu; (3) lựa chọn này là một tự hiến, (4) mang tính bền vững, và (5) trao ban sự sống. Tình yêu chân chính thì đan dệt mối liên kết bất khả phân của hai ‘ý nghĩa’ nơi hành vi vợ chồng, và kết hợp chúng thành một thực tại. Không còn là hai nữa, mà chỉ là một thôi: đó là tình yêu. Mà tình yêu chân thật thì không thể trao ban hay nhận lãnh mà thiếu tự chủ, mà không khắc phục sự xuyên tạc sự thật do tính lăng loàn đã gây ra. Chính vì thế, đôi lứa hết sức cần đuợc tình yêu Thánh Thần tuôn đổ trên mình, nhờ các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và bí tích Hoà Giải.
(còn tiếp)
của ĐGH Gioan Phaolô II
CHƯƠNG 8: MẠNG SỐNG CON NGƯỜI
Bài 2
Trong diễn từ thứ nhất của chu kỳ thứ 6, tức số 114, ĐGH cho biết là ngài không có ý định bình luận toàn bản văn MSCN, mà chỉ tập trung vào đoạn văn mấu chốt bàn về hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng: đó là tình yêu đôi lứa và sản sinh. Như ta biết, ĐGH Phaolô VI dậy rằng có một sự liên kết bất khả phân giữa hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng đến độ phân cách ra thì đồng nghĩa với tội. Nói khác đi, vợ chồng không bao giờ được tiến hành động tác vợ chồng nếu không có tình yêu chân chính và không mở ngỏ cho việc sinh sản con cái.
Trong hành vi vợ chồng, khi hai nguời phối hợp thân xác, ĐGH lưu ý rằng điều đặc biệt quan trọng là cần phải nói lên cái ‘ngôn ngữ xác thân’ trong toàn vẹn sự thật. Mà điều kiện thiết yếu để hành động trong toàn vẹn sự thật chính là hành xử theo giá trị và quy tắc luân lý. Đôi vợ chồng, mỗi người theo cách thức riêng mình, phải đọc lại cái ngôn ngữ của thân thể mình ngay trong lúc thực hiện động tác vợ chồng và thừa nhận sự thật và giá trị đuợc diễn đạt qua động tác đó. Nếu thực hiện đúng cách, đôi vợ chồng sẽ nội tâm hóa, một cách chủ quan, lời giáo huấn của luân thư và không rơi vào trạng thái căng thẳng giữa hai ý nghĩa. Cả hai sẽ hòa nhập làm một, dưới một mái che là sự phối hợp yêu thương. “Luân thư dẫn ta đến việc nhìn nhận căn bản quy luật bất khả phân giữa hai ý nghĩa, căn bản này xác định luân lý tính nơi các hành vi của người nam và người nữ trong động tác hôn nhân, và còn sâu xa hơn nữa trong bản chất của các chủ thể thực hiện động tác ấy.” Đây là nét chính trong luận đề mấu chốt của chu kỳ cuối cùng. Như vậy, quy tắc mà luân thư đề ra được biểu tỏ cho vợ chồng ngay giữa lúc thực hiện động tác phối hợp qua việc họ ‘đọc lại’ cái ngôn ngữ của thân xác họ. Quy tắc được bộc lộ qua chính kinh nghiệm của đôi lứa về sự phối hợp vợ chồng khi họ nhận ra ngôn ngữ mà thân xác người này nói cho thân xác người kia. Giáo huấn của luân thư không phải là một cái gì ngoại tại theo kiểu một quy tắc khách quan áp đặt lên đôi vợ chồng. Không, nó nằm ngay trong lòng thứ ngôn ngữ mà thân xác họ bật nói ra.
Gioan Phaolô nhìn thấy HV nghiêng hẳn về chiều huớng sự thật này, tức là mối liên kết bất khả phân giữa ‘hai ý nghĩa’ của hành vi hôn phối có thể được đôi vợ chồng nhìn nhận nếu họ đọc được chính xác cái ngôn ngữ xác thân của họ, bởi vì ĐGH Phaolô VI dậy rằng hai ý nghĩa của động tác vợ chồng được tìm thấy trong cái ‘cơ cấu nền tảng’ của hành vi đôi lứa được viết sẵn trong chính bản chất của người nam và người nữ. Hai ý nghĩa đuợc tìm thấy trong chính động tác, nghĩa là, như ĐGH Gioan Phaolô II giải thích, trong hai chủ thể, người vợ và người chồng, hoặc chính xác hơn, trong chính thân xác họ. Vì thế, “cái ‘cơ cấu nền tảng’ (tức bản chất) của hành vi hôn phối thì tạo thành căn bản thiết yếu của việc ‘đọc’ đúng cách và việc khám phá ra hai ý nghĩa vốn phải được hoàn tất trong lương tâm và quyết định của các ‘thành phần tham dự.’” Qua ngôn ngữ xác thân, đôi vợ chồng sẽ ý thức được ý nghĩa của hành vi hôn phối, và nhìn nhận rằng hai ý nghĩa thật sự bất khả phân. Việc nhìn nhận này rồi sẽ trở thành phần nào ý thức của họ và sẽ uốn nắn lương tâm họ. Lúc nào cũng thế, ĐGH Gioan Phaolô II luôn minh chứng rằng các quy tắc đạo đức của Tin Mừng phải trở thành một phần của chủ thể, của nhân vị, tức là của tác nhân hành xử theo các quy tắc ấy. Hơn nữa, sự thật của các quy tắc luân lý có thể được cảm nghiệm và được ‘đọc’ trong đời sống của các cá nhân, nếu họ hành xử theo sự thật. Các quy tắc thuộc về hành vi thể xác (tức phần lớn các quy tắc luân lý), sẽ được cảm nghiệm và mạc khải trong và qua các hành vi của chính thân xác NẾU các cá nhân ‘đọc’ ngôn ngữ xác thân theo đúng sự thật, tức là, đọc mà không hề mang một thiên kiến nào.
Trong diễn từ kế tiếp, tức số 115, ĐGH Gioan Phaolô II cho thấy quy tắc mà HV giáo huấn thì đã có sẵn trong luật tự nhiên và là một phần nội dung Thánh Truyền của Giáo Hội. Các quy tắc này “phù hợp với toàn thể giáo thuyết đuợc mạc khải chất chứa trong nguồn mạch Thánh Kinh.” Tuy nhiên, và quan trọng hơn thế nữa, ít là đối với chủ đích phê phán của Gioan Phaolô, quy tắc của HV có thể được khám phá thấy trong Thần Học Xác Thân, nghĩa là, đôi vợ chồng có thể đọc được nếu biết nhìn vào chính thân xác mình ngay giữa lúc thực hiện động tác hôn nhân, cũng như nếu đọc được ngôn ngữ thân xác mình theo đúng sự thật.
Kế tiếp trong số 116, ĐGH Gioan Phaolô liên kết HV với Gaudium et Spes (GS), tức Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội giữa lòng Thế Giới Hôm Nay. Ngài lập luận rằng cả hai văn kiện đều mang tính cách mục vụ theo nghĩa là đều trả lời cho các câu hỏi thực tiễn mà con người thời đại đang đặt ra. Hơn nữa, cả hai văn kiện đều được viết ra dưới sự linh ứng trong nỗi thao thức chân chính về sự thiện hảo đích thực của từng con nguời đang sống giữa thế gian. “Những ai tin rằng Công Đồng và Luân Thư không đếm xỉa gì đến những khó khăn của đời sống thường ngày thì chẳng hiểu được nỗi thao thức mục vụ đã làm khởi điểm khai sinh các văn kiện này. Thao thức mục vụ có nghĩa là kiếm tìm điều thiện hảo chân thực của con nguời, là thăng tiến các giá trị mà Thiên Chúa đã khắc ghi trong nhân vị con nguời.” Hơn nữa, không thể không sống sự ‘thăng tiến các giá trị mà Thiên Chúa đã khắc ghi trong nhân vị con người’ này được. Vị Thiên Chúa đã ‘khắc ghi’ các giá trị nơi con nguời cũng chính là vị Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ nơi con người đang sống. Thiên Chúa không thể tự mâu thuẫn. Vì thế, nếu các giá trị này được đọc một cách chính xác trong cuộc sống mỗi cá nhân, thì chúng là điều có thể hoàn tất được trong đời sống con người.
Hẳn nhiên, vấn nạn xã hội tân tiến đặt ra cho quy tắc mà HV nói đến là: quy tắc này không khả thi, bởi vì, đồng ý là sự thiện hảo của hôn nhân đòi buộc phải có tình yêu đôi lứa, thế nhưng sự thiên hảo của đôi lứa, của xã hội, của thế giới lại đòi phải có sự kiểm soát dân số một cách nào đó. Hai ý nghĩa bất khả phân của HV vì thế thật là mâu thuẫn. Ít người hoài nghi về sự cần thiết của một tình yêu đôi lứa nồng nàn trong hôn nhân, nhưng nhiều người lại hoài nghi về sự cần thiết của mỗi hành vi vợ chồng là phải “mở ngỏ cho sự truyền sinh.” Lập luận căn bản là đôi vợ chồng có trách nhiệm thì sẽ hướng đến sự thiện hảo của hôn nhân khi thực hiện hành vi hôn phối, nhưng trong cùng lúc ấy, họ cũng giới hạn nhân số trong gia đinh mình. Do đó, vợ chồng có trách nhiệm thì PHẢI phân cách hai ý nghĩa trong động tác vợ chồng này ra. Năm diễn từ kế tiếp, tức các số 117-121, đã đuợc ĐGH Gioan Phaolô II dùng để trả lời cho lập luận này.
Trong số 117, ĐGH tóm luợc lời giáo huấn của GS cũng như lời dậy của ĐGH Phaolô VI trong HV và kết luận rằng: “Do đó, cái nguyên tắc tương đối của luân lý hôn nhân chính là trung thành với kế hoạch mà Thiên Chúa đã mạc khải trong ‘cơ cấu mật thiết của hành vi vợ chồng’ và trong ‘mối liên kết bất khả phân giữa hai ý nghĩa của hành vi ấy’.” Lời giáo huấn mang tính quy tắc này phải trở thành một trong những nguyên lý đào luyện lương tâm đôi lứa. Hơn nữa, trách nhiệm làm cha mẹ không phải là đình hoãn việc thụ thai, mà là đôi lứa sống phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa. Với cặp này, điều này đồng nghĩa với một gia đình đông con, trong khi với cặp khác, đó lại là một gia đình ít con hơn. Nhiệm vụ của đôi lứa là tìm ra điều khôn ngoan cho tình cảnh riêng của mình. Như vậy, qua diễn từ này, ĐGH Gioan Phaolô II đã tóm lược các quy tắc khách quan trong giáo huấn của Giáo hội. Ngài cũng tiếp tục chiều hướng này trong diễn từ kế tiếp, tức số 118, để dậy rằng, ngay cả khi vợ chồng có đủ các lý do khôn ngoan để tránh né việc thụ thai, điều quan trọng trong trường hợp này chính là phương tiện họ dùng để đình hoãn việc thụ thai. Ngay cả khi một cặp vợ chồng tìm ra các ‘lý do chấp nhận được’ để tránh thụ thai, thì điều này cũng không có nghĩa là họ được phép sử dụng phương pháp ngừa thai, bởi vì họ không bao giờ thay đổi được ‘chính cái cơ cấu của hành vi vợ chồng.’ Tuy nhiên, ĐGH nhấn mạnh, quy tắc này mang tính cách mục vụ, và vì thế, có thể khám phá ra được trong cái gọi là ‘sư phạm của thân xác.’ Nói khác đi, đôi lứa có thể khám phá ra quy tắc này bằng cách đọc lại ngôn ngữ xác thân ngay trong lúc thực hiện động tác vợ chồng.
Ngôn ngữ xác thân được diễn đạt trong phối hợp vợ chồng là việc người này hoàn toàn tự hiến cho người kia. Thân xác người chồng diễn đạt và mạc khải nhân vị người chồng. Thân xác người vợ diễn đạt và mạc khải nhân vị người vợ. Trong lời hôn uớc, cả hai đã quyết định tự hiến cho nhau qua sự phối hợp hôn nhân. Sự tự hiến này được diễn đạt, đổi mới và cụ thể hoá bằng hành vi vợ chồng. Nói khác đi, họ nói lên việc tự hiến hoàn toàn cho nhau bằng ngôn ngữ xác thân xuyên qua động tác vợ chồng. Động tác này không thể là một tự hiến chân thật người này cho người kia nếu họ không hoàn toàn tự hiến cho nhau trong toàn vẹn hữu thể mình, với tất cả mọi khả năng của nhân vị mình, cả hồn lẫn xác. Nếu giữa lúc tự hiến mà họ lại kềm giữ lại, không muốn tiếp tục cho đi một khía cạnh nào đó của bản thân mình, thì cái ngôn ngữ xác thân, vốn biểu lộ một tự hiến, đã biến thành một lời dối gian. Như trong Tông Huấn về Gia Đình, Familiaris Consortio (FC), ĐGH dậy rằng: “Cái ngôn ngữ bẩm sinh vốn diễn đạt sự tự hiến toàn vẹn và hỗ tương của vợ chồng, do việc ngừa thai, đã bị khoả lấp đi bởi một thứ ngôn ngữ mâu thuẫn khách quan, nghĩa là, thứ ngôn ngữ chối bỏ tự hiến. Điều này không chỉ đưa đến một tích cực chối từ việc mở ngỏ cho sự sống, mà còn dẫn đến một xuyên tạc sự thật nội tại của tình yêu đôi lứa, vốn luôn gọi mời trao hiến toàn vẹn.” (FC, số 32) Hành vi vợ chồng đi đôi với ngừa thai thì không còn là một hành vi yêu thương nữa, bởi vì sự phối hợp hôn nhân đã ‘thiếu đi sự thật nội tâm’ mất rồi. Bởi vì sự thật nội tâm--sự thật của xác thân-thì hàm chứa khả thể của mầm sống mới. Quả vậy, cặp vợ chồng ngừa thai thì dùng ngôn ngữ xác thân của mình để mà nói dối.
Tặng dữ là một món quà bất vụ lợi mà người này hiến trao cho người kia nhằm mục đích tạo ra thiện ích cho người nhận, chứ không phải cho người tặng. Nói thí dụ, vào dịp lễ Chúa Giáng Sinh, ta thường đi mua quà để tặng cho nguời mình thương. Nếu người anh mua tặng cô em một máy CD mới với ‘hậu ý’ là để mình cũng được sử dụng thoải mái, thì món quà này tức khắc mất đi ý nghĩa của nó, bởi vì nó làm lợi cho người tặng, chứ không phải cho người nhận. ‘Món quà’ kiểu đó chẳng phải là quà nữa bởi vì quà tặng được định nghĩa là cái gì làm lợi cho người nhận. Cũng thế, hành vi vợ chồng chính là món quà của vợ chồng, người này tặng cho người kia. Như vậy, rõ ràng là hành vi ấy không được thực hiện vì lợi ích của người tặng. (Hẳn nhiên, vì cả hai đều có cùng thái độ, và chính hành vi là một trao ban hỗ tương, thành ra thường là cả hai đều có lợi, thế nhưng cái động lực của người này phải là nhắm đến lợi ích của người kia.) Ích kỷ phải bị loại trừ ra khỏi hành vi vợ chồng.
Tất nhiên, vì mang lấy ‘vết rạn nứt trong lòng nhân vị,’ do đó, trong phối hợp tình dục, thật khó mà thực hiện đuợc món quà bất vụ lợi ngay cả giữa vợ chồng với nhau. Một hành vi như thế đòi buộc sự tự chế, như ĐGH đã giải thích trong diễn từ trước đây trong loạt bài THXT. Vấn đề của ngừa thai chính là, thay vì tự chế, tỉ như một đình hoãn hành vi vợ chồng trong tinh thần trách nhiệm, thì họ lại ngang nhiên nắm quyền kiểm soát thân xác mình. Họ ‘thao túng và làm suy thoái bản thân’ để có thể thực hiện hành vi vợ chồng mà không mở cửa cho một mầm sống mới. “Vấn đề nằm ở chỗ duy trì một tương quan thỏa đáng giữa điều được xác định là ‘sự thống trị các năng lực thiên nhiên’ (HV2) và sự ‘tự chế’ (HV 21) vốn thiết yếu cho con người. Người thời đại cho thấy xu huớng chuyển đổi các phương pháp của cái truớc sang cho cái sau. Luân thư viết rằng: “Con người đã có những bước tiến vượt bực trong việc thống lĩnh và tổ chức hợp lý các năng lực thiên nhiên, đến độ nó tiếp tục phấn đấu để trải rộng sự kiểm soát trên hết mọi khía cạnh khác của đời sống-trên thân xác, trí năng và cảm xúc, trên đời sống xã hội, ngay cả trên các quy luật điều chỉnh việc truyền sinh. Việc trải rộng lãnh vực các phương tiện ‘thống trị các năng lực thiên nhiên’ đã đe dọa nhân vị, vốn là đối tuợng của phương pháp tự chế. Việc nhờ cậy đến các ‘phương tiện nguỵ tạo’ đã phá đổ chiều kích cấu thành nhân vị, và biến nó trở thành nạn nhân của việc thao túng.” Kỹ thuật quả thật rất hữu hiệu, nhưng khi áp dụng cho nhân vị, cho hồn và xác, thì nó phải được áp dụng theo cơ cấu nhân vị. Một trong các khía cạnh của cơ cấu nhân vị, theo chiều hướng của THXT, chính là: thân xác con người thì nói ngôn ngữ của nhân vị. Nó nói thứ ngôn ngữ này qua tất cả mọi chức năng, và vì thế, không một chức năng lành mạnh nào có thể bị thay đổi, làm phương hại hay phá hủy. Làm như thế tức là tấn công chính thân xác, xét như là sự diễn đạt nhân vị, và là bóp méo nhân vị. Ngừa thai chính là làm thay đổi, và gây phương hại đến sự thụ tinh, một chức năng của thân xác con người.
Như ĐGH Gioan Phaolô II nhận xét trong số 121, “Khái niệm về việc điều hòa thụ thai đúng đắn về mặt luân lý thì không là gì khác hơn là việc ‘đọc lại’ ngôn ngữ xác thân trong sự thật…Cần ghi nhớ rằng thân xác ‘nói’ không chỉ qua sự diễn đạt bên ngoài của nam tính hay nữ tính, mà còn qua cấu trúc nội tại của các bộ phận.” Một trong những điều ĐGH Phaolô VI phê phán qua giáo huấn của HV là đặt các sự thật luân lý trên nền tảng sinh học con người. Câu hỏi đặt ra là thế này: “Nếu ta có thể ngăn sông, đắp đập, thách thức trọng lực để bay bổng lên trời, phóng cả lên cung trăng, thì tại sao lại không thể làm thay đổi khả năng sinh học của mình được? Tại sao khả năng sinh học con người lại bị ngăn cấm, trong khi trọng lực thì không? Để trả lời cho câu hỏi này, ĐGH Gioan Phaolô II đã dậy rằng thân xác con người không phải chỉ là tổng số các thành phần sinh học của nó, mà hơn thế nhiều. Xuyên qua các chức năng có vẻ dễ hiểu này mà mầu nhiệm nhân vị và ngay cả mầu nhiệm Thiên Chúa được biểu lộ ra. Một cách dễ hiểu khác là nhớ lại lối so sánh của ông thầy dậy môn sinh vật thời trung học khi bảo rằng thân xác con người rốt cuộc chỉ đáng giá $10, nếu xét về giá trị các chất khoáng và kim loại chất chứa trong đó. Nhưng liệu có ai dám đổi con mình hay vợ mình để lấy $10 không? Dĩ nhiên là không. Bởi vì chúng ta vượt xa hơn tổng số thành phần sinh học có ở noi mình. Qua và trong thân xác, mầu nhiệm nhân vị đuợc biểu lộ, và ta không hề dám giản lược một nhân vị vào thành phần sinh học của nó. Nhưng nếu đôi lứa biết sống bổn phận làm cha làm mẹ một cách có trách nhiệm, và đồng thời biết nói cái ngôn ngữ tự hiến, trong và qua thân xác, thì tất nhiên phải phát huy việc tự chế, hoặc điều thuờng gọi là tiết dục.
Không ai chối cãi đây thực là một trách vụ ‘gay cấn’ của đôi lứa, có thể nói được như thế. Nhưng họ có sự trợ giúp: đó là quyền lực của Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống lòng họ qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và bí tích Hòa Giải. “Đây chính là các phương tiện--không thể sai lầm và thiết yếu--hình thành linh đạo Kitô hữu của đời sống hôn nhân và lứa đôi. Với các phương tiện ấy, quyền lực sáng tạo thiêng liêng và cốt yếu của tình yêu này sẽ chạm đến trái tim con người, và đồng thời cũng vươn đến thân xác con người trong nam tính và nữ tính chủ quan của nó.
Trong diễn từ kế đó, ĐGH nối tiếp cùng một đề tài, ngài viết: “Quyền lực tình dục lúc nào cũng cố gắng tách rời ‘ngôn ngữ xác thân’ ra khỏi sự thật, nghĩa là, xuyên tạc nó, thế nhưng quyền lực tình yêu thì kiện cường nó luôn mãi trong sự thật, để rồi mầu nhiệm cứu chuộc thân xác có thể mang lại kết quả.” Trong đoạn văn này, ĐGH khẳng định rằng quyền lực tình yêu thì bảo vệ cho ngôn ngữ xác thân trong tình yêu đôi lứa. Điều quan trọng cần nhớ là ngôn ngữ xác thân trong tình yêu đôi lứa, như đã nói, thì hàm chứa khả năng sản sinh. Vì thế, tình yêu đóng vai trò “bảo vệ sự liên kết bất khả phân giữa ‘hai ý nghĩa’ của hành vi vợ chồng.”
Tình yêu liên kết hai ‘ý nghĩa’ thành một thực tại, bởi vì tình yêu là sự tự hiến của đôi lứa, nguời này hiến tặng toàn thể hữu thể mình cho người kia. Họ không thể yêu, không thể hoàn toàn tự hiến cho nhau và lãnh nhận lại món quà trao tặng cho nhau nếu trong cùng lúc ấy lại không trao và nhận cái phần của bản thân mình, vốn bao hàm khả thể của mầm sống mới. Một cách khác để nhìn cùng một vấn đề là thừa nhận rằng tình yêu là chính hoạt động của Thiên Chúa, đuợc mạc khải một cách đặc biệt qua cuộc sống của Chúa Kitô, nhất là qua sự khổ nạn, cái chết, và sự phục sinh của Ngài. Tình yêu của Ngài là một phối hợp ý chí (“Không phải theo ý Con, mà là ý Cha”) đuợc xây dựng trên sự hiểu biết rằng phẩm giá và giá trị chất chứa nơi mỗi một con người thì đòi buộc khả thể thiên đàng cho mỗi một cá nhân. Tình yêu nơi Chúa Kitô là một phối hợp ý chí dựa trên sự nhìn nhận giá trị phẩm giá của người đuợc yêu. Tình yêu của Chúa Kitô đã là một tự hiến (còn tình nào cao quý hon là tình dâng hiến trên cây thập tự?) Tình Chúa thì bền vững thiên thu và trao ban sự sống. Ngài ở lại trên thập giá cho đến hơi thở cuối cùng, đến độ vẫn còn mang mãi dấu thương đau cuộc khổ nạn trong nhân tính Ngài, ngay cả giờ phút này, trên thiên đàng. Dấu thương đau này sẽ tồn tại mãi đến muôn đời. Chính từ những vết thương nơi cạnh nương long mà máu và nước đã tuôn đổ như dòng suối đời sống nhiệm tích của Giáo Hội. Như thế, trong tình yêu có năm đặc điểm: (1) là một phối hợp ý chí qua chọn lựa; (2) lựa chọn này được xây dựng trên phẩm giá người yêu và người được yêu; (3) lựa chọn này là một tự hiến, (4) mang tính bền vững, và (5) trao ban sự sống. Tình yêu chân chính thì đan dệt mối liên kết bất khả phân của hai ‘ý nghĩa’ nơi hành vi vợ chồng, và kết hợp chúng thành một thực tại. Không còn là hai nữa, mà chỉ là một thôi: đó là tình yêu. Mà tình yêu chân thật thì không thể trao ban hay nhận lãnh mà thiếu tự chủ, mà không khắc phục sự xuyên tạc sự thật do tính lăng loàn đã gây ra. Chính vì thế, đôi lứa hết sức cần đuợc tình yêu Thánh Thần tuôn đổ trên mình, nhờ các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và bí tích Hoà Giải.
(còn tiếp)