Ảnh hưởng của học đường và gia đình có tầm quan trọng tối cao đến thành quả học vấn cũng như việc nuôi dưỡng và tạo dựng một đứa trẻ sau này sẽ thành công trên đường đời.
I. Học Đường: Phản ứng của học sinh trước thái độ của người nhớn, cảm tưởng của các em và ảnh hưởng tổng hợp của các thái độ và cảm tưởng này đối với hành vi của học sinh đã được rất nhiều nhà khảo cứu trình bày trong các thập niên gần đây. Một cuốn sách rất hay đã được viết về đề tài này là Ý Thức về Mình và Thành Quả Học Vấn của Wiilliam Watson Purkey (1).
Những điều ông Purkey trình bày rất quan trọng đối với những ai muốn hiểu rõ hơn tại sao một số học sinh lại đạt được thành quả tốt, trong khi một số khác lại thất bại. Cách thức học sinh tự nhìn mình bị ảnh hưởng bởi cái nhìn của người ngoài, và là ảnh hưởng căn bản nhất về thành quả của chúng. Purkey góp nhặt một số định nghĩa về cái "tôi" và giải thích cái "tôi" như sau: "Một hệ thống phức tạp và sống động về những điều mà một cá nhân xác tín là sự thật về mình, mỗi điều xác tín kèm theo một giá trị tương đương... được sắp xếp và sống động." Ông cũng nói thêm rằng "cá tính có tính chất tương đối vững bền và có trật tự."
Muốn trình bày tư tưởng này bằng hình vẽ, Purkey đã phác họa một hình xoáy chôn ốc:
Hình xoáy ốc lớn biểu tượng cho hình thể cấu tạo của "cá tính", và các xoáy ốc nhỏ biểu tượng cho các điều mà cá nhân tin về mình. Các xoáy ốc nhỏ càng gần trung tâm của xoáy ốc lớn, thì điều xác tin lại càng vững chắc hơn. Một xoáy ốc nhờ có thể biểu tượng cho một số đặc tính chẳng hạn như lùn, mập hay cao và yểu điệu; hoặc có thể tượng trưng cho một đức tính như dễ thương, chân thật, nhút nhát. Những xoáy ốc ở gần tâm điểm là trọng tâm của một cá nhân và thường rất vững bền khó thay đổi. Những xoáy ốc ở xa, mặt khác, lại không quan trọng lắm đối với cảm nghĩ của cá nhân về mình, và có thể được thay đổi dễ dàng mà không ảnh hưởng đến con người.
Purkey cho rằng mỗi điều xác tin về cái "tôi" của một người có một giá trị có thể được xếp hạng từ âm đến dương. Chẳng hạn, một người có thể có ở gần trung tâm của xoáy ốc lớn, một xoáy ốc nhỏ biểu hiệu cho nguồn gốc của dân tộc. Người này có thể biết rõ về nguồn gốc của mình là thuộc dòng dõi da đỏ, nhưng cũng có thể không cảm thấy thoải mái về nhận thức này.
Một đặc điểm khác của hệ thống của Purkey là, "Sự thành công hay thất bại có ảnh hưởng đến toàn thể hệ thống... khi một khả năng khá quan trọng và được cá nhân đánh giá cao, một sự thất bại về khả năng này sẽ hạ thấp sự lượng giá của cá nhân về các khả năng khác, dù không có liên hệ. Ngược lại, sự thành công của một khả năng quan trọng và được đánh giá cao, cũng nâng cao sự lượng giá của cá nhân về các khả năng khác." Cuối cùng thì hệ thống của Purkey là duy nhất cho mỗi người. Mọi người trong chúng ta ngồi ở một chỗ khác nhau trong rạp hát. Mỗi cái "tôi" đều khác, do đó cái nhìn của mỗi người về thế giới đều khác nhau.
"Có lẽ giả thiết quan trọng nhất của các lý thuyết tân thời về cái "tôi" là sự duy trì và cải tiến cái "tôi" được cảm nhận, là động cơ thúc đẩy tất cả mọi hành vi của một cá nhân..." Nói cách khác, mỗi người trong chúng ta thường xuyên cố gắng duy trì, bảo vệ, và làm tăng trưởng cái "tôi" được cảm nhận. Tất cả những gì một cá nhân cảm nhận, được cảm nhận từ điểm tập trung của cái "tôi". Dù chúng ta có cố gắng cách mấy chúng ta cũng không thể nào tự đặt mình vào một điểm khác để có kinh nghiệm về thế giới bên ngoài.
Nếu một cá nhân phải đối diện với sự kiện cần có thêm một ý kiến về mình, ý kiến này sẽ dễ dàng được sát nhập vào hình ảnh tổng quát của cái "tôi", nếu nó phù hợp với những gì đã được cá nhân cảm nghĩ về mình. Nhưng nếu ý kiến đó lại khác biệt đối với những gì đã kết hợp nên cá tính thì sẽ dễ bị chối bỏ. Người nào tự cho rằng mình rộng lượng sẽ chối bỏ ý kiến cho rằng một hành động của người ấy phải được coi là ích kỷ. Điều quan trọng hơn đối với các nhà giáo là các học sinh nào đã tự cho rằng chúng học dốt, sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi có những chứng cớ hỗ trợ cho cách nhìn của chúng, thay vì những chứng cớ cho thấy chúng có thể thành công.
Sự chống cưỡng lại những thay đổi, là đặc tính của lòng tự trọng hay tự ti, do đó có thể tốt hay xấu. Nếu không có một sự bền vững, sẽ không có một "cá tính" có thể nhận biết được. Chúng ta đã gặp những người hầu như không có ý kiến nhất định về một vấn đề gì. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có những đặc điểm, nếu thay đổi, sẽ làm cho đời sống của mình và đời sống của những ai chúng ta tiếp xúc với tốt đẹp hơn.
Khi xem xét các ý tưởng về cái "tôi" và vai trò của nó trong sự thúc đẩy cá nhân, Purkey viết: "Bất cứ ai cũng luôn luôn bị thúc đẩy; sự thật thì không có ai không bị thúc đẩy. Họ có thể không bị thúc đẩy để làm những điều mà chúng ta muốn họ làm, những chúng ta không thể nói là họ không bị thúc đẩy bởi một cái gì." Điều này có nghĩa đối với các nhà giáo rằng ước muốn của học sinh là đạt được những gì chúng muốn.
Socrates (2) đã nói, "Đời sống không được duyệt xét, không đáng sống," và sự tăng trưởng về hiểu biết mình, là một bước tiến gần hơn đến việc tự chủ, và tự cường. Biết mình giúp cho cá nhân có cái nhìn về chính mình thực tế và đúng đắn qua sự phản ảnh nhận được của thế giới bên ngoài. Ý niệm về mình là những gì một cá nhân cảm thấy về cái mà họ thấy; đây là thái độ một người có muôn vàn khía cạnh đã tổng hợp lại để tạo thành cái "tôi". Thái độ của thầy giáo về học trò rất quan trọng đối với quan niệm của học trò về nó, và ý niệm của một người thầy về mình cũng ảnh hưởng khá nhiều đến cách thức người thầy phản ứng đối với học sinh và bạn đồng nghiệp.
Purkey khuyên chúng ta phải tránh không để cho con em phát triển những cảm nghĩ xấu về chúng, "..một khi một học sinh đã có hình ảnh xấu về mình, trách vụ của thầy giáo sẽ trở nên hết sức khó khăn. Vì vậy việc ngăn cản các ý niệm xấu về chính mình nơi các học sinh là một bước căn bản trong việc giáo dục. Các thầy cô ai cũng mong muốn có ảnh hưởng đến học sinh, để tạo nên những sự thay đổi tốt đẹp trong cuộc đời của chúng.
Một người thầy sẽ có ảnh hưởng nhiều hay ít tùy thuộc vào hai động lực: điều mà người thầy tin, và điều mà người thầy làm. Cảm nghĩ của thầy giáo về mình có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng lòng tự tin rằng em học sinh này xứng đáng. Các cuộc nghiên cứu cho thấy người ta thường nhìn mọi người dưới cùng một cách họ tự nhìn họ, do đó một thầy giáo có hình ảnh tốt đẹp về mình chắc chắn sẽ có những thái độ tốt đẹp đối với học sinh. Mỗi thầy giáo phải từ nhìn mình một cách tự trọng, phải yêu mình và chấp nhận mình. Khi thầy giáo có những ý tưởng tốt về mình, họ sẽ có thể đóng góp vào việc xây dựng lòng tự tin và tự trọng nơi học sinh của họ.
Nhiều cuộc khảo cứu đã cho thấy có sự liên hệ giữa thành quả học vấn của học sinh và sự mong đợi của thầy cô. Sự trông đợi quá thấp lại càng làm cho học sinh cho rằng chúng thật sự không xứng đáng.
Không khí của lớp học tùy thuộc vào sáu yếu tố sau đây theo Purkey:
II. Gia Đình: Tất cả các yếu tố nêu trên được áp dụng nơi học đường đối với các thầy giáo cũng được áp dụng tương tự đối với phụ huynh. Các yếu tố: thách thức, tự do, kính trọng, niềm nở, kiểm soát và thành công cũng cần được áp dụng trong việc cha mẹ đối xử với con cái trong gia đình. Đối xử với con cái một cách ôn hòa, và tôn trọng sẽ có hiệu quả hơn là la hét, mắng chửi, hay đánh đập. Con cái chỉ vâng phục khi chúng hiểu và kính nể những điều răn dậy của chúng ta. Khi chúng đã coi cha mẹ như những "Ông Ác", và những kẻ thù nghịch thì việc uốn nắn dạy dỗ sẽ không có hiệu quả. Kết cuộc là hoặc cha mẹ đuổi chúng ra khỏi nhà, hoặc chúng sẽ tự thoát ly.
Trong gia đình có nhiều con, cha mẹ thường có thói quen hay so sánh giữa hai đứa. Mỗi đứa trẻ sinh ra có một cá tính. Có đứa học nhanh, có đứa học chậm. Có đứa thông minh và nhớ dai, có đứa chậm hiểu và mau quên. Cô đứa có thể ngồi học suốt ngày, có đứa lại chỉ thích chạy nhảy ngoài đường. So sánh với ý đề cao một đứa và làm cho đứa kia bị xấu hổ sẽ không giúp gì cho sư tự tin và tự trọng của nó. Khi nó đã cho rằng nó không ra gì, dốt nát, thì nó sẽ không còn cố gắng nữa. Cha mẹ nên tìm cách để khen thưởng cả những đứa ít khi mang về được một học bạ hoàn toàn tốt đẹp. Nếu nó có một môn được lên điểm trong một tam cá nguyệt thì hãy khen thưởng nó, thay vì chỉ chú ý đến những điểm nó bị xuống. Cha mẹ nên đến với các thầy giáo và cố vấn học vụ để tìm hiểu về các yếu điểm của con em, để tìm cách sửa chữa. Hoặc là tự mình kèm thêm, hoặc là kiếm thầy dạy thêm sau giờ học. Theo dõi thói quen ăn uống của nó. Một đứa trẻ năng động không thể ngồi yên trong lớp, có thể vì ăn quá nhiều kẹo chocolat, ăn nhiều đường, hay uống nhiều coca cola.
Có rất nhiều lý do khiến cho con cái không thành công trong vấn đề học vấn: Anh Ngữ, ảnh hưởng bạn bè, sự thiếu theo dõi và kiểm soát của bố mẹ... Duy trì lòng tự tin và tự trọng là bổn phận của cả các bậc cha mẹ lẫn thầy giáo. Các học sinh Việt Nam có thể bị bạn bè trêu chọc trong trường vì màu da, vì giống nòi, vì cách ăn mặc, vì mùi dầu cù là, vì nhiều lý do mà chúng ta cần tìm hiểu để giúp cho con em có thể hội nhập và có bạn tốt. Có nhiều đứa chỉ vì bị đàn áp, trêu chọc mà sinh ra đánh lộn, dùng vũ khí và rồi bị phạt và bị đuổi. Chúng ta cần biết con em đang trải qua những gì trong trường để giúp chúng vượt qua những trở ngại và thành công trong đường học vấn.
Cước Chú:
I. Học Đường: Phản ứng của học sinh trước thái độ của người nhớn, cảm tưởng của các em và ảnh hưởng tổng hợp của các thái độ và cảm tưởng này đối với hành vi của học sinh đã được rất nhiều nhà khảo cứu trình bày trong các thập niên gần đây. Một cuốn sách rất hay đã được viết về đề tài này là Ý Thức về Mình và Thành Quả Học Vấn của Wiilliam Watson Purkey (1).
Những điều ông Purkey trình bày rất quan trọng đối với những ai muốn hiểu rõ hơn tại sao một số học sinh lại đạt được thành quả tốt, trong khi một số khác lại thất bại. Cách thức học sinh tự nhìn mình bị ảnh hưởng bởi cái nhìn của người ngoài, và là ảnh hưởng căn bản nhất về thành quả của chúng. Purkey góp nhặt một số định nghĩa về cái "tôi" và giải thích cái "tôi" như sau: "Một hệ thống phức tạp và sống động về những điều mà một cá nhân xác tín là sự thật về mình, mỗi điều xác tín kèm theo một giá trị tương đương... được sắp xếp và sống động." Ông cũng nói thêm rằng "cá tính có tính chất tương đối vững bền và có trật tự."
Muốn trình bày tư tưởng này bằng hình vẽ, Purkey đã phác họa một hình xoáy chôn ốc:
Purkey's Spiral |
Purkey cho rằng mỗi điều xác tin về cái "tôi" của một người có một giá trị có thể được xếp hạng từ âm đến dương. Chẳng hạn, một người có thể có ở gần trung tâm của xoáy ốc lớn, một xoáy ốc nhỏ biểu hiệu cho nguồn gốc của dân tộc. Người này có thể biết rõ về nguồn gốc của mình là thuộc dòng dõi da đỏ, nhưng cũng có thể không cảm thấy thoải mái về nhận thức này.
Một đặc điểm khác của hệ thống của Purkey là, "Sự thành công hay thất bại có ảnh hưởng đến toàn thể hệ thống... khi một khả năng khá quan trọng và được cá nhân đánh giá cao, một sự thất bại về khả năng này sẽ hạ thấp sự lượng giá của cá nhân về các khả năng khác, dù không có liên hệ. Ngược lại, sự thành công của một khả năng quan trọng và được đánh giá cao, cũng nâng cao sự lượng giá của cá nhân về các khả năng khác." Cuối cùng thì hệ thống của Purkey là duy nhất cho mỗi người. Mọi người trong chúng ta ngồi ở một chỗ khác nhau trong rạp hát. Mỗi cái "tôi" đều khác, do đó cái nhìn của mỗi người về thế giới đều khác nhau.
"Có lẽ giả thiết quan trọng nhất của các lý thuyết tân thời về cái "tôi" là sự duy trì và cải tiến cái "tôi" được cảm nhận, là động cơ thúc đẩy tất cả mọi hành vi của một cá nhân..." Nói cách khác, mỗi người trong chúng ta thường xuyên cố gắng duy trì, bảo vệ, và làm tăng trưởng cái "tôi" được cảm nhận. Tất cả những gì một cá nhân cảm nhận, được cảm nhận từ điểm tập trung của cái "tôi". Dù chúng ta có cố gắng cách mấy chúng ta cũng không thể nào tự đặt mình vào một điểm khác để có kinh nghiệm về thế giới bên ngoài.
Nếu một cá nhân phải đối diện với sự kiện cần có thêm một ý kiến về mình, ý kiến này sẽ dễ dàng được sát nhập vào hình ảnh tổng quát của cái "tôi", nếu nó phù hợp với những gì đã được cá nhân cảm nghĩ về mình. Nhưng nếu ý kiến đó lại khác biệt đối với những gì đã kết hợp nên cá tính thì sẽ dễ bị chối bỏ. Người nào tự cho rằng mình rộng lượng sẽ chối bỏ ý kiến cho rằng một hành động của người ấy phải được coi là ích kỷ. Điều quan trọng hơn đối với các nhà giáo là các học sinh nào đã tự cho rằng chúng học dốt, sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi có những chứng cớ hỗ trợ cho cách nhìn của chúng, thay vì những chứng cớ cho thấy chúng có thể thành công.
Sự chống cưỡng lại những thay đổi, là đặc tính của lòng tự trọng hay tự ti, do đó có thể tốt hay xấu. Nếu không có một sự bền vững, sẽ không có một "cá tính" có thể nhận biết được. Chúng ta đã gặp những người hầu như không có ý kiến nhất định về một vấn đề gì. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có những đặc điểm, nếu thay đổi, sẽ làm cho đời sống của mình và đời sống của những ai chúng ta tiếp xúc với tốt đẹp hơn.
Khi xem xét các ý tưởng về cái "tôi" và vai trò của nó trong sự thúc đẩy cá nhân, Purkey viết: "Bất cứ ai cũng luôn luôn bị thúc đẩy; sự thật thì không có ai không bị thúc đẩy. Họ có thể không bị thúc đẩy để làm những điều mà chúng ta muốn họ làm, những chúng ta không thể nói là họ không bị thúc đẩy bởi một cái gì." Điều này có nghĩa đối với các nhà giáo rằng ước muốn của học sinh là đạt được những gì chúng muốn.
Socrates (2) đã nói, "Đời sống không được duyệt xét, không đáng sống," và sự tăng trưởng về hiểu biết mình, là một bước tiến gần hơn đến việc tự chủ, và tự cường. Biết mình giúp cho cá nhân có cái nhìn về chính mình thực tế và đúng đắn qua sự phản ảnh nhận được của thế giới bên ngoài. Ý niệm về mình là những gì một cá nhân cảm thấy về cái mà họ thấy; đây là thái độ một người có muôn vàn khía cạnh đã tổng hợp lại để tạo thành cái "tôi". Thái độ của thầy giáo về học trò rất quan trọng đối với quan niệm của học trò về nó, và ý niệm của một người thầy về mình cũng ảnh hưởng khá nhiều đến cách thức người thầy phản ứng đối với học sinh và bạn đồng nghiệp.
Purkey khuyên chúng ta phải tránh không để cho con em phát triển những cảm nghĩ xấu về chúng, "..một khi một học sinh đã có hình ảnh xấu về mình, trách vụ của thầy giáo sẽ trở nên hết sức khó khăn. Vì vậy việc ngăn cản các ý niệm xấu về chính mình nơi các học sinh là một bước căn bản trong việc giáo dục. Các thầy cô ai cũng mong muốn có ảnh hưởng đến học sinh, để tạo nên những sự thay đổi tốt đẹp trong cuộc đời của chúng.
Một người thầy sẽ có ảnh hưởng nhiều hay ít tùy thuộc vào hai động lực: điều mà người thầy tin, và điều mà người thầy làm. Cảm nghĩ của thầy giáo về mình có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng lòng tự tin rằng em học sinh này xứng đáng. Các cuộc nghiên cứu cho thấy người ta thường nhìn mọi người dưới cùng một cách họ tự nhìn họ, do đó một thầy giáo có hình ảnh tốt đẹp về mình chắc chắn sẽ có những thái độ tốt đẹp đối với học sinh. Mỗi thầy giáo phải từ nhìn mình một cách tự trọng, phải yêu mình và chấp nhận mình. Khi thầy giáo có những ý tưởng tốt về mình, họ sẽ có thể đóng góp vào việc xây dựng lòng tự tin và tự trọng nơi học sinh của họ.
Nhiều cuộc khảo cứu đã cho thấy có sự liên hệ giữa thành quả học vấn của học sinh và sự mong đợi của thầy cô. Sự trông đợi quá thấp lại càng làm cho học sinh cho rằng chúng thật sự không xứng đáng.
Không khí của lớp học tùy thuộc vào sáu yếu tố sau đây theo Purkey:
- 1. Sự thách thức: Học sinh phải cảm thấy là họ đang cố gắng tối đa trong khả năng của họ. Người thầy khôn ngoan phải định giá khá năng của học sinh thường xuyên và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có dơ hội để thành công. Có sự sai lầm khi cho rằng người thầy nhân bản nhất là người thầy không đòi hỏi nhiều ở học sinh. Học sinh muốn và cần phải cố gắng tối đa, miễn là công tác nằm trong khả năng của chúng. Cảm tưởng của chúng về chúng sẽ được tăng trưởng thay vì bị đe dọa bởi những bài làm khó.
- 2. Sự Tự Do: Đây có nghĩa là tự do lựa chọn - tự do làm sự lựa chọn sai lầm mà không bị mang nhãn hiệu của một kẻ thất bại. Tự do lựa chọn chỉ có thể có trong một không khí không độc tài. Và tự do lựa chọn là cách độc nhất cho phép học sinh phát triển khả năng chọn lựa một cách khôn ngoan giữa nhiều giải pháp. Tất cả mọi người đang học một cái gì mới cũng đều có thể thất bại. Những ai đã phát triển tốt đẹp nhiều khả năng là những người biết chấp nhận những sự thất bại không thể tránh, và muốn thử hoài, nếu cần, để vượt qua được sự khó khăn mà không gây tai hại cho lòng tự tin và từ trọng của mình. Trong lớp học mà sự thành công được nhấn mạnh, những sự thất bại cũng được chấp nhận như là điều phải xẩy đến trong sự học, học sinh sẽ luôn luôn cố gắng để hoàn tất một trách vụ khó khăn, miễn là sự thất bại không làm tai hại cho cảm nghĩ của chúng về chính chúng. Chỉ đem những câu trả lời trúng thay vì đem những câu trật sẽ giúp cho học sinh chỉ chú trọng đến những bước thành công trong một công tác không hoàn tất.
- 3. Sự Kính Trọng: Kính trọng đề cập đến cách thầy giáo có phản ứng đối với học sinh, ngay cả một học sinh nhỏ tuổi. Nếu thầy giáo đối xử lịch sử và tử tế như đối với một người đồng nghiệp hay xếp lớn, đứa trẻ sẽ đáp ứng một cách tốt đẹp. Mỗi khi ta đối xử tốt đẹp với một đứa trẻ, ta tăng cường lòng tự trọng của nó, mỗi khi chúng ta làm cho nó xấu hổ và mất mặt, chúng ta chắc chắn đã làm giảm sự tự tin và tự trọng nơi nó. Thầy giáo phải cố gắng hết sức để cho học sinh thấy chúng được tin cậy, và được kính trọng. (3)
- 4. Sự Niềm Nở: Nếu thầy cô bình thản, chấp nhận, hỗ trợ và khuyến khích, thì học sinh sẽ có ý nghĩ tốt về chúng. Khi thầy cô độc tài, đe dọa, đay nghiến, lòng tự trọng và tự tin của học sinh bị suy giảm.
- 5. Sự Kiểm Soát: Trong lớp học khi thầy cô giữ được kỷ luật vững chắc, và áp dụng kỷ luật một cách công bình và đều hòa, học sinh trong lớp này sẽ dễ phát triển lòng tự trọng hơn là trong một lớp mà học sinh được thả lỏng. Lý do: cảm tưởng chúng của học sinh là, khi một người lớn thương chúng thì mới đòi hỏi chúng phải giữ gìn các bổn phận và hành vi cao đẹp và ấn định những giới hạn cho những gì là hành vi có thể chấp nhận. Một người mẹ tốt là một người mẹ cứng rắn, theo dõi đường đi lối về của con gái, và đòi hỏi được biết rõ các bạn trai của con mình.
- 6. Sự Thành Công: Không có gì làm cho dễ thành công hơn là đã thành công trước đó. Thầy cô ra bài làm và bài thi thế nào để cho học sinh dù chỉ đạt được từng bước nhỏ trong sự thành công cũng cảm thấy được thúc đẩy và được khuyến khích. Học sinh không thể nào có kinh nghiệm về sự thành công trước khi thật sự đã có kinh nghiệm về sự thành công về một khía cạnh quan trọng trong đời nó.
II. Gia Đình: Tất cả các yếu tố nêu trên được áp dụng nơi học đường đối với các thầy giáo cũng được áp dụng tương tự đối với phụ huynh. Các yếu tố: thách thức, tự do, kính trọng, niềm nở, kiểm soát và thành công cũng cần được áp dụng trong việc cha mẹ đối xử với con cái trong gia đình. Đối xử với con cái một cách ôn hòa, và tôn trọng sẽ có hiệu quả hơn là la hét, mắng chửi, hay đánh đập. Con cái chỉ vâng phục khi chúng hiểu và kính nể những điều răn dậy của chúng ta. Khi chúng đã coi cha mẹ như những "Ông Ác", và những kẻ thù nghịch thì việc uốn nắn dạy dỗ sẽ không có hiệu quả. Kết cuộc là hoặc cha mẹ đuổi chúng ra khỏi nhà, hoặc chúng sẽ tự thoát ly.
Trong gia đình có nhiều con, cha mẹ thường có thói quen hay so sánh giữa hai đứa. Mỗi đứa trẻ sinh ra có một cá tính. Có đứa học nhanh, có đứa học chậm. Có đứa thông minh và nhớ dai, có đứa chậm hiểu và mau quên. Cô đứa có thể ngồi học suốt ngày, có đứa lại chỉ thích chạy nhảy ngoài đường. So sánh với ý đề cao một đứa và làm cho đứa kia bị xấu hổ sẽ không giúp gì cho sư tự tin và tự trọng của nó. Khi nó đã cho rằng nó không ra gì, dốt nát, thì nó sẽ không còn cố gắng nữa. Cha mẹ nên tìm cách để khen thưởng cả những đứa ít khi mang về được một học bạ hoàn toàn tốt đẹp. Nếu nó có một môn được lên điểm trong một tam cá nguyệt thì hãy khen thưởng nó, thay vì chỉ chú ý đến những điểm nó bị xuống. Cha mẹ nên đến với các thầy giáo và cố vấn học vụ để tìm hiểu về các yếu điểm của con em, để tìm cách sửa chữa. Hoặc là tự mình kèm thêm, hoặc là kiếm thầy dạy thêm sau giờ học. Theo dõi thói quen ăn uống của nó. Một đứa trẻ năng động không thể ngồi yên trong lớp, có thể vì ăn quá nhiều kẹo chocolat, ăn nhiều đường, hay uống nhiều coca cola.
Có rất nhiều lý do khiến cho con cái không thành công trong vấn đề học vấn: Anh Ngữ, ảnh hưởng bạn bè, sự thiếu theo dõi và kiểm soát của bố mẹ... Duy trì lòng tự tin và tự trọng là bổn phận của cả các bậc cha mẹ lẫn thầy giáo. Các học sinh Việt Nam có thể bị bạn bè trêu chọc trong trường vì màu da, vì giống nòi, vì cách ăn mặc, vì mùi dầu cù là, vì nhiều lý do mà chúng ta cần tìm hiểu để giúp cho con em có thể hội nhập và có bạn tốt. Có nhiều đứa chỉ vì bị đàn áp, trêu chọc mà sinh ra đánh lộn, dùng vũ khí và rồi bị phạt và bị đuổi. Chúng ta cần biết con em đang trải qua những gì trong trường để giúp chúng vượt qua những trở ngại và thành công trong đường học vấn.
Cước Chú:
- 1. William Watson Purkey, Self-Concept and School Success (Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ, 1070.)
- 2. Socrates, Greek Philosopher (469-399)
- 3. William Watson Purkey, What Students Say to Themselves: Internal Dialogue & School Success, (2000, Corwin Press, 19.95)