SAIGÒN - Hồi 14 giờ, ngày 21/11/2009, tại Hội Trường PX Nguyễn Văn Thuận thuộc Trung tâm Mục vụ Sàigòn, với sự tham dự của hơn 200 cử tọa, đã diễn ra buổi nói chuyện về đề tài: “Nguyên tắc giáo dục con trong gia đình”, do Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng thuyết trình.
Cử tọa bao gồm nhiều thành phần nam nữ giáo dân, có nhiều vị tóc đã bạc, nhưng đông hơn cả, vẫn là các bạn trẻ, sinh viên học sinh và không ít tu sĩ nam nữ. Đặc biệt có sự tham dự của linh mục Phạm Sĩ Sản (dòng Don Bosco), các Mục sư Hoàng Thanh Hải (Giáo hội Agapé), Mục sư Nguyễn văn Kiêm (Giáo hội Luther) cùng một số tín đồ đạo Phật và đạo ông bà.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng (Đại học Sư phạm) là một diễn giả nổi tiếng. Buổi nói chuyện thật sinh động, lôi cuốn và bổ ích, đã kết thúc vào hồi 17 giờ cùng ngày. Chuyên đề: Nguyên tắc giáo dục con trong gia đình - Nguyên tắc giáo dục con cái trong gia đình.
Vô số những lô cốt mọc lên khắp nơi làm tình trạng kẹt xe kinh niên của đường phố Sàigòn thêm trầm trọng hơn cả Bangkok, vì vậy, dù cố gắng hết sức Tiến sĩ Bích Hồng cũng phải đến trễ 10 phút. Nhưng Ban Tổ chức không để lãng phí thời giờ, 10 phút chờ đợi được các linh hoạt viên biến thành một khoảng thời gian ý nghĩa với các trò chơi thú vị. Trò chơi chính là công cụ của giáo dục.
Giáo dục, đặc biệt là giáo dục con cái, là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật nên không thể đóng khung thành công thức để áp dụng cho cho tất cả mọi trường hợp. Tuy nhiên, cũng giống như các môn nghệ thuật, khiêu vũ, ca múa,…, để trình diễn những điệu vũ bay bướm, đẹp mắt phải bắt đầu từng bước, mà muốn vậy, cần phải nắm vững và tập luyện đúng quy tắc và cách thức để trước hết không bị vấp ngã. Cũng thế, để có thể giáo dục con cái một cách hiệu quả, cần phải biết rõ và hành xử những nguyên tắc phù hợp.
Chung sức.
Phần cầu nguyện kết hợp với một bài hát cộng đồng, nhạc đệm chỉ là tiếng đàn ghita thùng, đơn sơ, nhẹ nhàng, gần gũi và sâu lắng.
Khởi đầu, cử tọa xem “slide show” Chung sức “Những nguyên tắc giáo dục con …”, một trò chơi vui và nổi tiếng trên truyền hình do nghệ sĩ Tạ Minh Tâm phụ trách.
Ai có con mà không phải dạy dỗ, nhưng dạy dỗ cách nào để có hiệu quả lại là một nghệ thuật lớn, cần phải nắm rõ những nguyên tắc đã được đúc kết từ nhiều công trình nghiên cứu giá trị và nhất là, đã được rút ra từ thực tế cuộc sống của thời đại hôm nay.
Có 8 nguyên tắc cơ bản:
1/ Ý THỨC TẦM MỨC QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH:
Các bậc cha mẹ thừa nhận tầm quan trọng của việc dạy dỗ con cái, nhưng không phải tất cả đều ý thức và thực hiện đầy đủ điều này, nhất là trong thời buổi kinh tế, thị truòng, nhà nhà, người người đều hối hả, vất vả đáp ứng nhu cầu vật chất, chạy theo đồng tiền. Vì vậy, đã xảy ra nhiều điều nghịch lý và đáng tiếc, cười ra nước mắt. Không có thời gian dành cho con cái; thậm chí, nhiều gia đình đã phải thuê người…chơi với con, để mình có thời gian đi… chơi với người khác giải quyết nhu cầu công việc. Hoặc ỷ lại rồi giao phó chuyện dạy dỗ con cái cho ông bà, cô chú và ngay cả người giúp việc nhà…
Một khi ý thức đúng đắn việc giáo dục con cái có tầm quan trọng hàng đầu, trên cả sự nghiệp, tiền của thì, dù ai cũng chỉ có 24 giờ một ngày, không hơm kém, mỗi người vẫn tìm thêm được thời gian dành cho con cái.
2/ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC CON:
Không có mục tiêu rõ ràng, hoặc mục tiêu theo thị hiếu thời thượng, bất chấp hoàn cảnh, điều kiện gia đình, khả năng, khuynh hướng và ý thích của con cái sẽ là tai họa thay vì hạnh phúc cho con. Đặc biệt, việc cha mẹ áp đặt ý chí của mình lên con cái, sẽ gây rất nhiều bất lợi, có thể làm cho con cái suy sụp, mặc cảm rồi oán hận cha mẹ.
3/ THỐNG NHẤT:
Ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác phải thống nhất quan điểm, rồi xác định vai trò của mình và đề ra cách thức hướng dẫn con cháu. Thiếu sự thống nhất này sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ, trẻ sẽ hoang mang không biết nghe ai, tin ai, rồi tự xoay sở, thăm dò, cuối cùng ngả theo người quyền lực nhất trong nhà. Từ đó, trẻ sẽ dần biến thành một kẻ cơ hội, giỏi đối phó nhưng thiếu trung thực.
Gia đình cần đặt lợi ích của con cái lên hàng đầu, thay vì áp đặt ý chí và kỳ vọng của cha mẹ lên con cái.
4/ CHA MẸ LÀM GƯƠNG:
Làm gương khác với “mẫu gương”- tấm gương mẫu mực, tuyệt hảo; cha mẹ không hoàn hảo nhưng phải chân thành, cầu tiến. Khi sai lỗi, cha mẹ phải dũng cảm thừa nhận, xem như một cách thức giáo dục và giúp con có thái độ đúng trước các sai lỗi tương tự. Không cần phải hoàn hảo như một “mẫu gương”, nhưng làm gương cho con cái thì cha mẹ nào cũng làm được nếu thực sự muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc trong đó con cái được giáo dục đầy đủ.
5/ TỔ CHỨC CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH:
Nếu quốc gia có quốc pháp thì gia đình cũng phải có gia phong. Khác với luật pháp quốc gia nghiêm minh nhưng lạnh lùng, luật lệ của gia đình được hình thành trên tinh thần YÊU THƯƠNG, và thể hiện bằng những hành động bao dung, thông cảm, tránh dừng lại ở những lời nói suông. Từ đó hình thành một nề nếp văn hóa và nhân bản trong gia đình.
6/ TÔN TRỌNG SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA CON:
Tôn trọng đích thực là bảo vệ và tạo điều kiện cho sự phát triển của con, nghĩa là biết lắng nghe mà không áp đặt, không xúc phạm, vùi dập và làm tổn hại con ( ép học). Hiểu rõ quy luật phát triển, hồn nhiên của tuổi thơ, nghịch ngợm của tuổi trẻ, nhiệt tình của thanh niên.
7/ YÊU THƯƠNG – NGHIÊM KHẮC:
Nhờ Yêu thương, trẻ cảm nhận ngay được điều này để từ đó thấy mình có giá trị, tự tin và tự trọng. Qua Nghiêm khắc, trẻ biết giới hạn và điều chỉnh để tiến bộ.
Quá Yêu thương nhưng ít nghiêm khắc, trẻ sẽ ỷ lại và yếu đuối, thiếu tự lập.
Quá Nghiêm khắc, ít yêu thương, trẻ sẽ trở nên nhu nhược, chai lỳ.
Phải gia giảm, điều chỉnh cho phù hợp với mỗi tình cảm và khuynh hướng của từng trẻ. Để biết rõ khuynh hướng và tình cảm ấy cần phải có thời gian để gần gũi, chia sẻ và chơi đùa với chúng.
8/ HIỂU CON ĐỂ CÓ PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP:
Khác với những kiểu áp đặt, coi con cái như “vật sở hữu” để áp đặt nhào nặn con cái theo ý muốn và khuynh hướng riêng mình, cha mẹ phải tự trang bị những kiến thức và kỹ năng giáo dục con, hiểu tâm lý theo từng lứa tuổi và nhất là, những đặc điểm của từng đứa con trong gia đình. Một công việc không hề là nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng cũng thật thú vị và hấp dẫn cho những ai muốn xây dựng một gia đình đúng nghĩa.
Thảo luận, 12 tổ với 3 câu hỏi:
Buổi nói chuyện của TS Bích Hồng sinh động ngay từ đầu, tạo được sự “cùng tham gia và cộng hưởng” của mọi người, sôi nổi với các câu hỏi và những câu trả lời không chỉ từ diễn giả mà còn trực tiếp từ cử tọa. Nhiều tràng pháo tay tán thưởng liên tục vang lên, thêm nhiều trận cười ồ lên thú vị khi có những câu trả lời dí dỏm, chen vào vài câu lạc đề.
Sau đó là phần thảo luận theo tổ.
Ba câu hỏi như sau:
1/ Vì sao cha mẹ phải làm gương? Để làm gương, cha mẹ có bắt buộc phải là người toàn hảo? Nếu cha mẹ đã từng sai sót, thì họ có thể làm gương cho con cái bằng cách nào?
2/ Những biểu hiện thiếu tôn trọng sự phát triển nhân cách của con? Tác hại?
3/ Những sai sót của cha mẹ trong việc biểu lộ tình thương yêu và sự nghiêm khắc đối với con cái? Tác hại của những sai sót đó?
(12 tờ giấy khổ lớn, 12 cây bút lông đã được phát ra cho 12 người của 12 Nhóm.)
Ba câu hỏi này nếu chỉ nhằm trả lời để chấm điểm thì có vẻ dễ dàng vì đã được nghe diễn giả triển khai. Nhưng vì là thảo luận, nên đã có những đúc kết rất phong phú đầy bất ngờ. Sau đây là lược ghi các nội dung chính:
Câu hỏi 1: Cha mẹ phải làm gương cho con cái, vì “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Trẻ em thích bắt chước còn cha mẹ là người thày đầu tiên, là người trẻ tin cậy nhất do đó ảnh hưởng rất lớn trên con cái. Không ai hoàn hảo, nên khi sai lỗi, cha mẹ cần dũng cảm, chân thành nhận lỗi để hiện tượng không bị lập lại và giúp con phòng tránh. Từ sự dũng cảm đó, cha mẹ sẽ hoàn thiện chính mình, biết chấp nhận sự bất toàn nơi mình và kẻ khác, để dễ tha thứ và sửa sai.
Câu hỏi 2: Việc thiếu tôn trọng sự phát triển nhân cách của con, có thể thấy rõ những biểu hiện và tác hại:
Biểu hiện: la mắng con trước mặt người khác; luôn xem con là “trẻ con”; không tin tưởng dẫn đến không giao việc, hoặc giao việc nhưng nhiều nhắc nhở quá mức cần thiết; không lắng nghe con; thường la mắng khi con phạm lỗi dù chưa tìm hiểu nguyên nhân; quen dùng bạo lực (tinh thần và thân thể); đánh giá thấp khả năng của con; áp đặt suy nghĩ của mình lên con; không thừa nhận con là thành viên bình đẳng trong gia đình; “dán nhãn” cho con; so sánh và hạ thấp con mình với con người khác.
Tác hại: con cái bị mặc cảm, thu mình, ngại giao tiếp hoặc tìm sự tin tưởng nơi người ngoài hoặc thú vui thiếu lành mạnh ngoài gia đình khi có dịp.Từ đó tạo khoảng cách giữa cha mẹ và con cái; đánh mất sự tôn trọng và yêu thương đối với cha mẹ; gia đình trở nên tù ngục; con cái bất mãn với cha mẹ, trở nên lỳ lợm; sống miễn cưỡng; không phát huy những năng khiếu; tự ti, thấy mình vô dụng, lạc lõng, cô đơn ngay trong nhà mình; ảnh hưởng đến tâm và sinh lý, mặc cảm và dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội. Trẻ sẽ nói dối để đối phó và qua mặt cha mẹ. Tình trạng căng thẳng - “stress”, dẫn đến chống đối lại cha mẹ, khởi đầu là những xung đột trong ý nghĩ, tư tưởng, rồi chống đối ngầm và ra mặt ( tùy theo điều kiện và hoàn cảnh)
Câu hỏi 3: Nuông chiều con, cho tiền vượt quá nhu cầu; vô tình hoặc cố ý dung túng các hành vi sai trái; phục vụ quá đáng, hãnh diện quá đáng đến như tôn sùng con cái. Hoặc nghiêm khắc quá mức như mệnh lệnh, áp đặt, bạo lực, khô khan, không biểu lộ tình thương...
Tất cả những biểu hiện thái quá như vậy dẫn đến những tác hại; trẻ không hiểu rõ và tôn trọng đúng mức giá trị đồng tiền; thấy mình như “ông hoàng, bà chúa” ngay từ khi còn bé; con cái sẽ ỷ lại, vô kỷ luật dẫn đến dễ dàng phạm pháp.
Khi khen thưởng con không đúng, hoặc thưởng tiền mỗi khi làm xong việc bổn phận hoặc thiên vị giữa các đứa con cũng sẽ dẫn đến những tác hại không nhỏ: trẻ sẽ khó phân biệt giá trị đúng sai, trẻ sẽ làm bổn phận vì tiền thay vì chứng tỏ trách nhiệm và nghị lực, con cái trong nhà nảy sinh những đố kỵ, bất hòa.
Sau khi đúc kết và phân tích những thảo luận của các nhóm, diễn giả đã bày tỏ sự phấn khởi trước nhiệt tình tham gia của mọi người, đặc biệt, diễn giả đã bất ngờ trước sự phong phú và sâu sắc trong các ý kiến của các nhóm được họ trình bày thật sinh động.
Buổi nói chuyện kết thúc hồi 17 giờ cùng ngày.
Câu chuyện bên lề
Vội theo chân ra ngoài hành lang để kịp gặp cha Phạm Sĩ Sản (dòng Don Boscô), được nghe những lời chí tình của Ngài: “Tôi từ Gia Kiệm về đây để dự lớp học này. Vì rất có ích cho tôi, các giáo dân của tôi rất cần những điều này. Tôi không ngờ giáo dân hôm nay trình độ quá, giỏi giang quá. Quãng đường Sàigòn – Gia Kiệm là 80 cây số đó.”
Không có thời gian để trò chuyện, chỉ có được những cái bắt tay với 2 vị Mục sư Tin Lành và đón nhận một câu rất ngắn, thật ấm lòng: “Ai cũng cần phải học và học mãi đến suốt đời, nhưng chúng tôi không có được hoàn cảnh và điều kiện, nên chúng tôi phải đến đây, vì vậy…”
Lại nhớ đến 2 Phật tử gặp trong giờ giải lao, tâm đắc với ý kiến của ông Trần Thanh Tài: “Đạo Chúa thật vui và đã cho chúng tôi những kiến thức rất bổ ích và thiết thực. Nhất định tôi sẽ kêu gọi các thân hữu và con cháu tôi tham gia những lớp học rất cần thiết này… ”
Chiều nay, gió lồng lộng, không gian thoáng mát, rời Phòng hội Nguyễn văn Thuận của Trung Tâm Mục vụ Sàigòn, lòng đầy cảm xúc, chúng tôi nhớ câu nói của một chị theo đạo ông bà: “Từ lâu tôi đã thấy sự ích lợi của mục chuyên đề cuối tuần, đặc biệt là chủ đề lần này về giáo dục con cái, nên tôi đã đến dự chuyên đề này, thay cho buổi ‘gặp nhau cuối tuần’ trên tivi ”.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng (Đại học Sư phạm) là một diễn giả nổi tiếng. Buổi nói chuyện thật sinh động, lôi cuốn và bổ ích, đã kết thúc vào hồi 17 giờ cùng ngày. Chuyên đề: Nguyên tắc giáo dục con trong gia đình - Nguyên tắc giáo dục con cái trong gia đình.
Vô số những lô cốt mọc lên khắp nơi làm tình trạng kẹt xe kinh niên của đường phố Sàigòn thêm trầm trọng hơn cả Bangkok, vì vậy, dù cố gắng hết sức Tiến sĩ Bích Hồng cũng phải đến trễ 10 phút. Nhưng Ban Tổ chức không để lãng phí thời giờ, 10 phút chờ đợi được các linh hoạt viên biến thành một khoảng thời gian ý nghĩa với các trò chơi thú vị. Trò chơi chính là công cụ của giáo dục.
Giáo dục, đặc biệt là giáo dục con cái, là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật nên không thể đóng khung thành công thức để áp dụng cho cho tất cả mọi trường hợp. Tuy nhiên, cũng giống như các môn nghệ thuật, khiêu vũ, ca múa,…, để trình diễn những điệu vũ bay bướm, đẹp mắt phải bắt đầu từng bước, mà muốn vậy, cần phải nắm vững và tập luyện đúng quy tắc và cách thức để trước hết không bị vấp ngã. Cũng thế, để có thể giáo dục con cái một cách hiệu quả, cần phải biết rõ và hành xử những nguyên tắc phù hợp.
Chung sức.
Phần cầu nguyện kết hợp với một bài hát cộng đồng, nhạc đệm chỉ là tiếng đàn ghita thùng, đơn sơ, nhẹ nhàng, gần gũi và sâu lắng.
Khởi đầu, cử tọa xem “slide show” Chung sức “Những nguyên tắc giáo dục con …”, một trò chơi vui và nổi tiếng trên truyền hình do nghệ sĩ Tạ Minh Tâm phụ trách.
Ai có con mà không phải dạy dỗ, nhưng dạy dỗ cách nào để có hiệu quả lại là một nghệ thuật lớn, cần phải nắm rõ những nguyên tắc đã được đúc kết từ nhiều công trình nghiên cứu giá trị và nhất là, đã được rút ra từ thực tế cuộc sống của thời đại hôm nay.
Có 8 nguyên tắc cơ bản:
1/ Ý THỨC TẦM MỨC QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH:
Các bậc cha mẹ thừa nhận tầm quan trọng của việc dạy dỗ con cái, nhưng không phải tất cả đều ý thức và thực hiện đầy đủ điều này, nhất là trong thời buổi kinh tế, thị truòng, nhà nhà, người người đều hối hả, vất vả đáp ứng nhu cầu vật chất, chạy theo đồng tiền. Vì vậy, đã xảy ra nhiều điều nghịch lý và đáng tiếc, cười ra nước mắt. Không có thời gian dành cho con cái; thậm chí, nhiều gia đình đã phải thuê người…chơi với con, để mình có thời gian đi… chơi với người khác giải quyết nhu cầu công việc. Hoặc ỷ lại rồi giao phó chuyện dạy dỗ con cái cho ông bà, cô chú và ngay cả người giúp việc nhà…
Một khi ý thức đúng đắn việc giáo dục con cái có tầm quan trọng hàng đầu, trên cả sự nghiệp, tiền của thì, dù ai cũng chỉ có 24 giờ một ngày, không hơm kém, mỗi người vẫn tìm thêm được thời gian dành cho con cái.
2/ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC CON:
Không có mục tiêu rõ ràng, hoặc mục tiêu theo thị hiếu thời thượng, bất chấp hoàn cảnh, điều kiện gia đình, khả năng, khuynh hướng và ý thích của con cái sẽ là tai họa thay vì hạnh phúc cho con. Đặc biệt, việc cha mẹ áp đặt ý chí của mình lên con cái, sẽ gây rất nhiều bất lợi, có thể làm cho con cái suy sụp, mặc cảm rồi oán hận cha mẹ.
3/ THỐNG NHẤT:
Ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác phải thống nhất quan điểm, rồi xác định vai trò của mình và đề ra cách thức hướng dẫn con cháu. Thiếu sự thống nhất này sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ, trẻ sẽ hoang mang không biết nghe ai, tin ai, rồi tự xoay sở, thăm dò, cuối cùng ngả theo người quyền lực nhất trong nhà. Từ đó, trẻ sẽ dần biến thành một kẻ cơ hội, giỏi đối phó nhưng thiếu trung thực.
Gia đình cần đặt lợi ích của con cái lên hàng đầu, thay vì áp đặt ý chí và kỳ vọng của cha mẹ lên con cái.
4/ CHA MẸ LÀM GƯƠNG:
Làm gương khác với “mẫu gương”- tấm gương mẫu mực, tuyệt hảo; cha mẹ không hoàn hảo nhưng phải chân thành, cầu tiến. Khi sai lỗi, cha mẹ phải dũng cảm thừa nhận, xem như một cách thức giáo dục và giúp con có thái độ đúng trước các sai lỗi tương tự. Không cần phải hoàn hảo như một “mẫu gương”, nhưng làm gương cho con cái thì cha mẹ nào cũng làm được nếu thực sự muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc trong đó con cái được giáo dục đầy đủ.
5/ TỔ CHỨC CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH:
Nếu quốc gia có quốc pháp thì gia đình cũng phải có gia phong. Khác với luật pháp quốc gia nghiêm minh nhưng lạnh lùng, luật lệ của gia đình được hình thành trên tinh thần YÊU THƯƠNG, và thể hiện bằng những hành động bao dung, thông cảm, tránh dừng lại ở những lời nói suông. Từ đó hình thành một nề nếp văn hóa và nhân bản trong gia đình.
6/ TÔN TRỌNG SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA CON:
Tôn trọng đích thực là bảo vệ và tạo điều kiện cho sự phát triển của con, nghĩa là biết lắng nghe mà không áp đặt, không xúc phạm, vùi dập và làm tổn hại con ( ép học). Hiểu rõ quy luật phát triển, hồn nhiên của tuổi thơ, nghịch ngợm của tuổi trẻ, nhiệt tình của thanh niên.
7/ YÊU THƯƠNG – NGHIÊM KHẮC:
Nhờ Yêu thương, trẻ cảm nhận ngay được điều này để từ đó thấy mình có giá trị, tự tin và tự trọng. Qua Nghiêm khắc, trẻ biết giới hạn và điều chỉnh để tiến bộ.
Quá Yêu thương nhưng ít nghiêm khắc, trẻ sẽ ỷ lại và yếu đuối, thiếu tự lập.
Quá Nghiêm khắc, ít yêu thương, trẻ sẽ trở nên nhu nhược, chai lỳ.
Phải gia giảm, điều chỉnh cho phù hợp với mỗi tình cảm và khuynh hướng của từng trẻ. Để biết rõ khuynh hướng và tình cảm ấy cần phải có thời gian để gần gũi, chia sẻ và chơi đùa với chúng.
8/ HIỂU CON ĐỂ CÓ PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP:
Khác với những kiểu áp đặt, coi con cái như “vật sở hữu” để áp đặt nhào nặn con cái theo ý muốn và khuynh hướng riêng mình, cha mẹ phải tự trang bị những kiến thức và kỹ năng giáo dục con, hiểu tâm lý theo từng lứa tuổi và nhất là, những đặc điểm của từng đứa con trong gia đình. Một công việc không hề là nhẹ nhàng, đơn giản, nhưng cũng thật thú vị và hấp dẫn cho những ai muốn xây dựng một gia đình đúng nghĩa.
Thảo luận, 12 tổ với 3 câu hỏi:
Sau đó là phần thảo luận theo tổ.
Ba câu hỏi như sau:
1/ Vì sao cha mẹ phải làm gương? Để làm gương, cha mẹ có bắt buộc phải là người toàn hảo? Nếu cha mẹ đã từng sai sót, thì họ có thể làm gương cho con cái bằng cách nào?
2/ Những biểu hiện thiếu tôn trọng sự phát triển nhân cách của con? Tác hại?
3/ Những sai sót của cha mẹ trong việc biểu lộ tình thương yêu và sự nghiêm khắc đối với con cái? Tác hại của những sai sót đó?
(12 tờ giấy khổ lớn, 12 cây bút lông đã được phát ra cho 12 người của 12 Nhóm.)
Ba câu hỏi này nếu chỉ nhằm trả lời để chấm điểm thì có vẻ dễ dàng vì đã được nghe diễn giả triển khai. Nhưng vì là thảo luận, nên đã có những đúc kết rất phong phú đầy bất ngờ. Sau đây là lược ghi các nội dung chính:
Câu hỏi 1: Cha mẹ phải làm gương cho con cái, vì “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Trẻ em thích bắt chước còn cha mẹ là người thày đầu tiên, là người trẻ tin cậy nhất do đó ảnh hưởng rất lớn trên con cái. Không ai hoàn hảo, nên khi sai lỗi, cha mẹ cần dũng cảm, chân thành nhận lỗi để hiện tượng không bị lập lại và giúp con phòng tránh. Từ sự dũng cảm đó, cha mẹ sẽ hoàn thiện chính mình, biết chấp nhận sự bất toàn nơi mình và kẻ khác, để dễ tha thứ và sửa sai.
Câu hỏi 2: Việc thiếu tôn trọng sự phát triển nhân cách của con, có thể thấy rõ những biểu hiện và tác hại:
Biểu hiện: la mắng con trước mặt người khác; luôn xem con là “trẻ con”; không tin tưởng dẫn đến không giao việc, hoặc giao việc nhưng nhiều nhắc nhở quá mức cần thiết; không lắng nghe con; thường la mắng khi con phạm lỗi dù chưa tìm hiểu nguyên nhân; quen dùng bạo lực (tinh thần và thân thể); đánh giá thấp khả năng của con; áp đặt suy nghĩ của mình lên con; không thừa nhận con là thành viên bình đẳng trong gia đình; “dán nhãn” cho con; so sánh và hạ thấp con mình với con người khác.
Tác hại: con cái bị mặc cảm, thu mình, ngại giao tiếp hoặc tìm sự tin tưởng nơi người ngoài hoặc thú vui thiếu lành mạnh ngoài gia đình khi có dịp.Từ đó tạo khoảng cách giữa cha mẹ và con cái; đánh mất sự tôn trọng và yêu thương đối với cha mẹ; gia đình trở nên tù ngục; con cái bất mãn với cha mẹ, trở nên lỳ lợm; sống miễn cưỡng; không phát huy những năng khiếu; tự ti, thấy mình vô dụng, lạc lõng, cô đơn ngay trong nhà mình; ảnh hưởng đến tâm và sinh lý, mặc cảm và dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội. Trẻ sẽ nói dối để đối phó và qua mặt cha mẹ. Tình trạng căng thẳng - “stress”, dẫn đến chống đối lại cha mẹ, khởi đầu là những xung đột trong ý nghĩ, tư tưởng, rồi chống đối ngầm và ra mặt ( tùy theo điều kiện và hoàn cảnh)
Câu hỏi 3: Nuông chiều con, cho tiền vượt quá nhu cầu; vô tình hoặc cố ý dung túng các hành vi sai trái; phục vụ quá đáng, hãnh diện quá đáng đến như tôn sùng con cái. Hoặc nghiêm khắc quá mức như mệnh lệnh, áp đặt, bạo lực, khô khan, không biểu lộ tình thương...
Tất cả những biểu hiện thái quá như vậy dẫn đến những tác hại; trẻ không hiểu rõ và tôn trọng đúng mức giá trị đồng tiền; thấy mình như “ông hoàng, bà chúa” ngay từ khi còn bé; con cái sẽ ỷ lại, vô kỷ luật dẫn đến dễ dàng phạm pháp.
Khi khen thưởng con không đúng, hoặc thưởng tiền mỗi khi làm xong việc bổn phận hoặc thiên vị giữa các đứa con cũng sẽ dẫn đến những tác hại không nhỏ: trẻ sẽ khó phân biệt giá trị đúng sai, trẻ sẽ làm bổn phận vì tiền thay vì chứng tỏ trách nhiệm và nghị lực, con cái trong nhà nảy sinh những đố kỵ, bất hòa.
Sau khi đúc kết và phân tích những thảo luận của các nhóm, diễn giả đã bày tỏ sự phấn khởi trước nhiệt tình tham gia của mọi người, đặc biệt, diễn giả đã bất ngờ trước sự phong phú và sâu sắc trong các ý kiến của các nhóm được họ trình bày thật sinh động.
Buổi nói chuyện kết thúc hồi 17 giờ cùng ngày.
Câu chuyện bên lề
Vội theo chân ra ngoài hành lang để kịp gặp cha Phạm Sĩ Sản (dòng Don Boscô), được nghe những lời chí tình của Ngài: “Tôi từ Gia Kiệm về đây để dự lớp học này. Vì rất có ích cho tôi, các giáo dân của tôi rất cần những điều này. Tôi không ngờ giáo dân hôm nay trình độ quá, giỏi giang quá. Quãng đường Sàigòn – Gia Kiệm là 80 cây số đó.”
Không có thời gian để trò chuyện, chỉ có được những cái bắt tay với 2 vị Mục sư Tin Lành và đón nhận một câu rất ngắn, thật ấm lòng: “Ai cũng cần phải học và học mãi đến suốt đời, nhưng chúng tôi không có được hoàn cảnh và điều kiện, nên chúng tôi phải đến đây, vì vậy…”
Lại nhớ đến 2 Phật tử gặp trong giờ giải lao, tâm đắc với ý kiến của ông Trần Thanh Tài: “Đạo Chúa thật vui và đã cho chúng tôi những kiến thức rất bổ ích và thiết thực. Nhất định tôi sẽ kêu gọi các thân hữu và con cháu tôi tham gia những lớp học rất cần thiết này… ”
Chiều nay, gió lồng lộng, không gian thoáng mát, rời Phòng hội Nguyễn văn Thuận của Trung Tâm Mục vụ Sàigòn, lòng đầy cảm xúc, chúng tôi nhớ câu nói của một chị theo đạo ông bà: “Từ lâu tôi đã thấy sự ích lợi của mục chuyên đề cuối tuần, đặc biệt là chủ đề lần này về giáo dục con cái, nên tôi đã đến dự chuyên đề này, thay cho buổi ‘gặp nhau cuối tuần’ trên tivi ”.