Thấy gì qua bài học giáo dân Thái Hà?



Phiên toà phúc thẩm vụ án giáo dân Thái Hà đã qua đi mấy ngày nay, nhưng dư âm của nó đang là đề tài cuốn hút các cứ dân mạng, nhất là trong phe dân chủ. Những hình ảnh trong ngày xét xử tại Toà án Hà Đông cả trong lẫn ngoài phiên toà đã cho ta thấy nhiều vấn đề thú vị ẩn chứa đằng sau vụ án.

Những âm mưu và thủ đoạn ngăn cản công lý

Thứ nhất, chúng ta hãy xem về phía nhà cầm quyền Hà Nội có biện pháp đối phó như thế nào trước khi vụ xét xử tiến hành và phản ứng ra sao sau khi vụ án kết thúc.

Như mọi người đã thấy, trước khi vụ án xét xử, nhà cầm quyền CS Hà Nội đã huy động cả bộ máy công cụ pháp luật sẵn có trong tay để ra sức ngăn cản LS Lê Trần Luật, một nhân tố tích cực và quan trong trong quá trình xét xử trong vai trò bào chữa cho các bị cáo. Bằng những thủ đoạn như tìm cách khuyến dụ các bị cáo nhằm thay đổi người đại diện của họ là Ls Lê Trần Luật, cho đến những hành vi cản trở Ls Luật ra Hà Nội để tiến hành các thủ tục tham gia tố tụng trước phiên toà, như ngăn cản Ls Luật tại sân bay và chặn đường ông ở Phan Thiết để cưỡng bức ông quay về Sài Gòn làm việc.

Và rồi họ cũng vẫn đưa ra những ngón “đòn bẩn” có tính truyền thống, đó là lại việc vạch lá tìm sâu, bằng việc truy thu thuế, để rồi tiến xa hơn nữa là họ phát hiện thấy sự sai sót, không kín kẽ của ông Luật trong việc đăng ký khai báo đóng mở văn phòng đại diện, đã thông báo cho sở tư pháp Phan Thiết nơi ông đăng ký kinh doanh hành nghề (không có chứng từ xác nhận) để rồi sở tư pháp Phan Rang “đánh rắm cãi xoá”, theo lệnh thượng cấp lấy cớ đó để tước quyền mở văn phòng luật sư của ông vô thời hạn.

Điều đó cũng có nghĩa là họ giở ngón đòn độc nhằm vô hiệu hoá ông trong việc tham gia vụ án Thái Hà mà vẫn không mang tiếng vi phạm cản trở người thi hành công vụ theo lệnh triệu tập, tham gia xét xử của toà án. Thật là diệu kế, một mũi tên trúng hai ba cái đích. Nhưng xem ra cái ngón đòn bẩn này không qua mắt được thiên hạ và càng làm cho người ta thấy rõ bản chất đê tiện của cái chế độ “khẩu phật tâm xà” này.

Và khi diễn biến của vụ án được hàng ngàn giáo dân hâm nóng trong trang phục trang nghiêm đã hiên ngang nhưng cũng rất hiền từ theo đúng nghĩa con chiên của Chúa, mỗi người một cành phan liễu, thể hiện ước vọng công lý và những khẩu hiệu “chúng tôi vô tội”... “Chung tôi sẵn sàng đi tù cùng các bạn” “Công Lý và sự thật” v.v. trên tay, cùng hát vang bài thánh kinh “hoà bình” trong ôn hoà trật tự, đã thực sự gây sốc cho những kẻ độc tài.

Để vớt vát và hòng trấn áp dư luận, được lệnh của Hà Nội hàng chục tờ báo lá cải cốt cán của đảng đã đồng loạt đăng tin bôi xấu giáo dân Thái Hà, xuyên tạc vụ việc một cách trắng trợn và vu khống cho những vị chức sắc chủ chăn của dòng Chúa Cứu Thế nhà thờ Thái Hà là chủ mưu. Điều đó chứng tỏ Hà Nội rất hoảng sợ một Thái Hà sẽ là tiền đề cho các cuộc biểu tình dân chủ trong tương lai.

Dư luận thấy gì qua vụ án giáo xứ Thái Hà

Như chúng ta đã biết, trong xã hội loài người thì sự tồn tại hai loại đời sống về tinh thần và vật chất luôn luôn song hành và có mối quan hệ khăng khít với nhau. Hai loại đời sống này đều rất quan trọng nó bổ trợ và hỗ trợ cho nhau, nếu không muốn nói là đời sống tâm linh có phần quan trọng hơn, bởi nó không những làm ổn định mà còn thúc đẩy xã hội con người đến các giá trị phát triển lớn lao, đưa con người vào một thế giới thương yêu hướng thiện, loại trừ cái ác và không thù hận.

Đánh giá và nhận thức đựơc tầm quan trong của tôn giáo, các triều đại phong kiến xưa kia và ngày nay các quốc gia trên thế giới đa phần đều quan tâm và dành cho tôn giáo một vị trí đặc biệt, không những trong xã hội mà ngay cả trong tâm khảm của mỗi con người cho dù họ là ai, là vị nguyên thủ quốc gia, một nhà tư tưởng, nhà khoa học hay nhà kinh doanh, đều kính cẩn nghiêm túc đối với thế giới tôn giáo. Tuy có thể mỗi người ngưỡng mộ một dòng đạo mà họ tâm đắc. Nhưng họ đều tôn trong các dòng đạo khác và coi tài sản của bất cứ tôn giáo nào đều là tài sản chung của xã hội.

Giáo dân hỗ trợ tinh thần tám tín hữu Thái Hà

Những nhà thờ chùa chiền đền đài miếu mạo, ngoài việc là địa điểm sinh hoạt thờ tự tôn giáo, mà nó còn mang tính biểu tượng văn hoá xã hội của từng địa phương, của từng quốc gia trên thế giới. Những nhà thờ, đền đài, thánh địa đó luôn là niềm tự hào, là điểm đến của hàng triệu khách du lịch hàng năm trên thế giới đến chiêm ngưỡng, như nhà thờ đức bà Pari, Thánh địa Mecca, Taj Mahal của Ấn Độ…

Vấn đề này hiện nay nhiều nước trên thế giới, ngoài việc phải tạo điều kiện cho các dòng đạo hoạt động, mà thậm chí việc lựa chọn vị trí nào là trung tâm văn hoá cho xứng đáng để xây dựng nhà thờ chùa chiền, xứng đáng là biểu tượng linh thiêng của con người.

Nhưng tiếc thay, nhà nước CS Việt Nam do cái nhìn thiển cận và hẹp hòi về chính trị, trong quá khứ do nhiễm căn bệnh tư tưỏng chủ nghĩa Max, coi tôn giáo là kẻ thù đã ra tay triệt phá một cách tan hoang. Chúng ta đã biết trong những năm 60 của thế kỷ trước, nấp dưới chiêu bài bài trừ mê tín dị đoan, ngoàì việc cấm đoán người dân tu hành, đi lễ nhà thờ nhà chùa, họ còn đang tay cho đập phá hết chùa chiền miếu mạo của hàng bao đời cha ông, tốn bao công sức xây dựng lên.

Trong suốt những năm cai trị họ luôn có chính sách thù địch với tôn giáo, ngày cả ngày nay khi họ bắt buộc phải thay đổi tư tưởng, cùng chung sống với tư bản trong thế gương ép. Nhưng trong tâm thức của họ, tôn giáo vẫn như cái gai trong mắt họ, luôn đe doạ sự cai trị tuyệt đối của họ, họ vẫn coi tôn giáo là tài sản của một nhóm người nào đó chứ không phải là tài sản của xã hội. Âu đây cũng là thứ tàn dư đã ăn sâu vào tư duy của kẻ độc tài, bởi từ trước tới nay họ luôn coi tài sản của xã hội như là tài sản riêng của đảng CSVN, họ luôn đối lập, dị ứng với tài sản nào không phải quyền quản lý của nhà nước. Điều đó cho thấy bản chất độc tài không hề thay đổi của họ.

Như mọi người đều biết, địa điểm 179 Nguyễn Lương Bằng là do đất của nhà thờ quản lý từ thời Pháp, lợi dụng quyền lực của chính quyền, nhà nước CS đã dùng thủ đoạn mượn đất để rồi cưỡng chiếm đất đai của họ, nhằm vào mục đích riêng. Chỉ tính riêng thủ độ Hà Nội sau khi đã giành được quyền lực, nhà nưóc CSVN đã trưng thu, trưng dụng 153 cơ sở thờ tự đất đai của người công giáo vào nhiều mục đích khác nhau. Trong khi đó hiện nay do dân số người theo đạo ngày một tăng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng đã trở nên chật chội, nhất là vào những ngày lễ trọng, người dân đã phải làm lễ cả ở ngoài hành lang nhà thờ, điều kiện hành lễ rất khó khăn.

Mặc dù hiện nay có rất nhiều cơ quan, cơ sở nhà nước chiếm dụng, sử dụng đất đai một cách rất lãng phí và tuỳ tiện, ngay đến cả cái gọi là công ty may Chiến Thắng thực chất chỉ còn hoạt động cầm chừng lay lắt, chủ yếu họ còn tồn taị để tìm cách hợp thức hoá việc chuyển giao quyền sử dụng đất để các quan chức chia chác cho nhau một cách hợp pháp mà thôi.

Trong bối cảnh tấc đất tấc vàng, cộng với lòng tham vô đáy chỉ biết đến lợi ích cá nhân, họ đã không từ thủ đoạn nào và cố tình dây dưa không chịu trao trả giáo dân khu đất mà họ chiếm dụng, mà hàng chục năm qua họ đã hết đơn từ này đến cửa quan nọ, chỉ nhận được sự lặng im thờ ơ của cái gọi là “chính quyền nhân dân”. Khi sự việc đã không thể đặng đừng được nữa thì họ giở thủ đoạn thay mặt cái thây ma công ty may Chiến Thắng khép tội giáo dân để hòng “cả vú lấp miệng em” và biết rằng miếng ngon khó nuốt, buộc lòng phải trưng dụng những địa điểm tôn giáo làm công trình công cộng.

Chính họ là kẻ đã phạm tội ác gây chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, bằng việc thà hy sinh địa điểm 179 Nguyễn Lương Bằng và Toà Khâm Sứ làm khuôn viên vui chơi, chứ không chịu trả lại cho người công giáo, họ đã gây sự nghi kỵ chia rẽ giữa cộng đồng người công giáo với các cộng đồng khác trong xã hội. Để lấp liếm hành vi đó, họ cố tình che đậy bằng việc gắp lửa bỏ vào tay giáo dân, vu cho giáo dân tội phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Cách ứng xử của họ vừa hèn hạ vừa cho thấy trong con mắt của họ tôn giáo vẫn là kẻ thù mà họ miễn cưỡng phải châp nhận do xu thế thời đại và áp lực quốc tế mà thôi.

Về phía công giáo, như chúng ta đã biết bao năm qua những người công giáo tuy sống trong một xã hội đầy bất công oan trái, một xã hội đầy tha hoá biến chất, rồi bị ngăn cản quyền tự do tín ngưỡng có những thời kỳ rất khốc liệt. Nhưng người theo đạo nói chung và người công giáo nói riêng đã sống một đời sống phúc âm, với tâm linh một lòng kính Chúa yêu nước, họ thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội được thông qua lòng nhân từ và tư tưởng vị tha của Chúa ban cho. Họ đã đóng góp một phần đáng kể vào giá trị truyền thống đạo lý của dân tộc.

Ở đâu có người công giáo sinh sống, thì ở đó ít xảy ra các tệ nạn xã hội, xì ke ma tuý, đĩ điếm trộm cắp hơn. Ở đâu người theo đạo cũng sống hiền hoà, hoà đồng với cộng đồng xung quanh. Điều đó chứng minh cho ta thấy được qua sự giáo dục của các đấng tối cao con người đã đi vào khuôn khổ nền nếp, bó mình trong giáo lý để sống làm người lương thịên.

Nhưng rất tiếc, ngoài việc những kẻ độc tài chóp bu đã thực hiẹn chính csách cực đoan đối với tôn giáo, thì những kẻ bồi bút, với tư duy nông cạn, sẵn nếp cúi đầu thuần phục theo kiểu nô tì từ xưa tới nay, đã cho ra những bài báo sặc mùi “nhà nước” độc tài, những nội dung đầy tính chất mạ lị vu khống một cách đáng xấu hổ đối với những người giáo dân hiền lành chất phác, trong khi họ tay không có lấy một thứ phương tiện nào để chống lại! Thật là bỉ ổi.

Các nhà dân chủ thấy gì qua hình ảnh giáo dân Thái Hà?

Kể từ khi vụ án giáo xứ Thái Hà được khởi phát từ cuối năm 2007 đến nay đã hơn 1 năm. Chúng ta thấy giáo dân Thái Hà, ngoài việc một lòng kính Chúa, họ còn có trách nhiệm và bổn phận của một con chiên tử vì đạo, đã không ngại khó khăn, bất chấp sự cương toả của chế độ, sự sợ hãi bao trùm lên họ đã bao năm qua, để cùng nhau sát cánh cùng nhau đi tìm công lý, đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, dù cho đó là một phần quyền lợi rất nhỏ là khu đất 179 Nguyễn Lương Bằng mà họ bị chế độ độc tài chiếm đoạt hơn 50 năm qua.

Nhưng điều quan trong nhất là sự đoàn kết một lòng, thể hiện sức mạnh tập thể của giáo dân, họ cùng nhau hành động, cùng nhau chịu trách nhiệm và cùng nhau đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi sống chết có nhau, đó chính là sức mạnh đồng lòng muôn người như một, đó chính là sức mạnh của dân chủ mà bất kỳ cuộc cách m,ạng nào cũng cần phải có sự đồng tâm đồng lòng như vậy. Đây chính là bài học mà các nhà dân chủ các tổ chức dân chủ coi đó là một điển hình cần phải thực hiện trong quá trình hoạt động đấu tranh đòi dân chủ, bởi từ trước tới nay đa phần các tổ chức và cá nhân các nhà dân chủ đã không thấy hết được sức mạnh của tập thể đó chính là sức mạnh của dân chủ.

Các hoạt động dân chủ đó cần phải được thực hiện trong bất kỳ trường hợp nào. Chỉ có tạo lên được sức mạnh này thì mới mong chiến thắng được độc tài. Nhưng tiếc thay, ngay cả trong nội bộ các nhà dân chủ đã không có được điều đó. Chúng ta nhớ lại là sau các vụ việc Thái Hà, Toà Khâm Sứ và việc biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng, để phòng hậu hoạ, nhà cầm quyền Hà Nội đã vô cớ bắt giam một số nhà dân chủ trong nước mà không cần có bất cứ lý do gì!

Thời gian họ bị giam giữ đến nay đã hơn một năm, nhưng không thấy đưa ra bằng chứng, hoặc đưa ra xét xử, và cũng thật ngạc nhiên là vụ việc này không thấy phe dân chủ mặn mà cho lắm ngoài một vài động thái ủng hộ lẻ tẻ rời rạc, như viết bài phản đối, họp mặt thân nhân các nhà dân chủ bị bắt và vụ việc lại bị chìm vào quên lãng, nhường chỗ cho những vụ việc trời ơi nào đó! Tôi thấy chạnh lòng và thật bất công quá, tại sao họ lại không nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của mọi người như đối với Phạm Hồng Sơn hay Nguyễn Vũ Bình trước kia?

Có những điều làm tôi phải trăn trở suy nghĩ khi thấy các nhà dân chủ đấu tranh đòi dân chủ nhưng lại không thực hành các hoạt động dân chủ. Giá như họ biết phát huy sức mạnh dân chủ, biết tổ chức qui tụ nhiều người biết dựa vào nhau, dựa vào quần chúng, trước và sau khi tiến hành các hoạt động dân chủ, biết cùng đồng lòng chung sức và biết bảo vệ nhau trong hoạn nạn và nhất là lúc này đây hãy biết kìm nén, để bỏ qua những tự ái và toan tính cá nhân tầm thường, hãy thể hiện chữ TÔI bằng hành động, lấy cái TÔI của mình để hết lòng vì anh em trong lao tù, bằng việc nếu thực tâm vì dân vì nước, thì trước hết hãy nhớ đến các anh em thân hữu của mình, hiện đang bị giam cầm mọt cách bất công trong lao tù, để vận động mọi người phát động phong trào đòi trả tự do cho họ, cũng chính là tự do cho mình. Đó chính là bản chất cần có của những nhà đấu tranh dân chủ và biểu dương sức mạnh dân chủ đoàn kết muôn người như một như giáo dân Thái Hà.

Như chúng ta đã biết, do biết nắm bắt thời cơ biết phân tích, vận dụng được thế và lực của mình mà giáo dân Thái Hà đã thành công trong việc thực hiện được cái quyền của mình mà cộng sản Hà Nội đành phải nuốt bồ hòn làm ngọt, không dám thẳng tay và không có lý cớ để đàn áp, chứ không phải họ tôn trọng quyền tự do biểu lộ quan điểm của người dân một cách công khai như vậy. Đúng như có một vài nhận xét rất khách quan, giáo dân Thái Hà như thể một chú bé tí hon đã vật ngã tên khổng lồ, khiến cho hắn lồng lộn phản ứng bằng cách, lệnh cho cánh bồi bút phản pháo lại nhằm giữ thể diện trong bất lực. Đồng thời qua sự kiện Thái Hà, người giáo dân đã tạo nên một hình mẫu về sức mạnh dân chủ có tổ chức để các nhà dân chủ noi theo.

Không biết các vị lãnh tụ phong trào có biết và học được bài học Thái Hà ngày hôm nay không? Tổ quốc và nhân dân đang chờ đợi câu trả lời từ phía các nhà dân chủ hiện nay.

Hà Nội, ngày 30/3/2009

nguồn: www.thongluang.org