Công cuộc đấu tranh đòi công lý của Giáo hội và các giáo dân Thái Hà có thể hình dung như một cuộc nói chuyện phải trái bằng luật của những con người lương thiện với một đám cướp.
Đã là cướp thì việc nói chuyện phải quấy với chúng bằng luật pháp đã là một điều gì đó lạ lẫm và vô nghĩa. Nói chuyện phải trái với cướp bằng luật pháp của kẻ cướp và đợi sự phán xét công bằng của chúng càng là điều không tưởng hơn.
Nói như vậy thì hoá ra việc làm này của các giáo dân là vô nghĩa chăng? Hoàn toàn không phải. Bởi chúng ta đang phải đối diện với một đảng cướp được khoát lên mình chiếc áo của người lương thiện, một đảng cướp xảo quyệt nắm trong tay đầy quyền lực. Không phải là những tên cướp giang hồ thường thấy, phải luôn tự tuyên bố là cướp để thị uy đối tượng trước khi cướp. Đám cướp này chưa bào giờ thừa nhận mình là cướp. Đó là lý do chúng ta phải dấn thân vào nguy hiểm để buộc chúng phải bị lộ diện và tự thừa nhận là cướp thật.
Hiện bọn cướp vẫn tiếp tục những cách làm đúng theo bản chất của cướp, dã tâm, lén lút và thiếu minh bạch. Hành động cướp người, dọa dẩm, tránh né đối thọai trong suốt thời gian qua đã nói lên điều đó. Nếu vẫn tiếp tục đấu tranh với cướp trong một hoàn cảnh và tư thế bất lợi như hiện nay, những người lương thiện dần dà sẽ bị chúng khống chế và vô hiệu hoá. Việc bọn cướp vô hiệu hóa sự tham gia của luật sư vừa qua là một minh chứng. Thiếu luật sư không phải là một thảm họa, nhưng đó rõ ràng là một tổn thất không nhỏ.
Như vậy phải dùng biện pháp nào để đấu tranh với cướp? Cướp sợ nhất là chốn minh bạch, sợ khi bị công luận dò xét, sợ lộ diện dưới ánh sáng công lý của sự thật. Nền tảng của công lý và sự thật thì chúng ta đã có, chúng ta đang sở hữu cả công lý và đạo lý. Chúng ta cần đưa vấn đề ra công luận rộng rãi để mọi người cùng biết. Những buổi thắp nến cầu nguyện khắp các giáo xứ, giáo phận là hết sức cần thiết. Nó nhắc nhở cho mọi người trong và ngoài giáo hội rằng cuộc đấu tranh đi tìm công lý vẫn còn tiếp tục. Thời gian qua, phong trào thắp nến cầu nguyện có vẻ trầm lắng và thưa thớt. Không lẽ công cuộc tìm kiếm công lý và hoà bình của Giáo hội cho quê hương đã hoàn tất? Hay vì những lý do tế nhị nào đó mà chúng ta không thể thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình? Nếu thời gian qua, giáo hội tiếp tục tuyên truyền và phát động phong trào thắp nền cầu nguyện thường xuyên cho những anh chị em và luật sư. Những người đang dấn thân trong giai đoạn cam go đòi hỏi công lý cho Giáo hội và cá nhân, thì nhà cầm quyền có thể dở trò cướp người, im tiếng và làm ngơ lẫn tránh mãi như thời gian vừa qua được không?
Cái thành công của nhà cầm quyền hiện nay là tách bạch sự tìm kiếm công lý dựa trên nền tảng Giáo hội với sự tham gia của số đông giáo dân thành của một nhóm người riêng lẻ và tiếp tục chia cắt thành những cá nhân riêng lẻ. Trong đợt đấu tranh cho Toà Khâm Sứ và Thái Hà, nhà cầm quyền có lúc hoàn toàn tê liệt trước tinh thần và số đông của giáo dân. Ngày nay, bản chất của vấn đề vẫn còn đó, vẫn là sự vu khống và xuyên tạc đến uy tín giáo hội và giáo dân, tài sản giáo hội vẫn còn bị chiếm bất hợp pháp. Nhưng lợi thế số đông áp đảo của Giáo hội đã không còn. Hình ảnh các cá nhân bị triệu tập một cách đơn lẻ đến cơ quan công quyền làm việc trong thời gian qua làm chúng ta cảm thấy đau lòng!
Nên, rất nên và thường xuyên, chúng ta phải có những buổi thắp nến cầu nguyện để đánh động lòng nhiệt huyết dấn thân cho cho công lý và giáo hội. Thông báo rộng rãi và liên tục diễn tiến của quá trình khiếu kiện của nhóm giáo dân như đã từng làm khi chúng ta đấu tranh giữ gìn tài sản Giáo hội. Hy vọng trong những ngày tới, tiếp bước Thái Hà thắp nến cầu nguyện cho những anh chị em đang dấn thân tìm kiếm công lý, nến sẽ tiếp tục được thắp sáng trên khắp các nẽo đường đất nước, ở những nơi và những con người yêu chuộng công lý và hòa bình. Không ai và không lúc nào chúng ta được quên rằng; Tổ Quốc - Giáo Hội - Nhân Dân vẫn đang sống dưới áp bức - bất công - đọa đày
Đã là cướp thì việc nói chuyện phải quấy với chúng bằng luật pháp đã là một điều gì đó lạ lẫm và vô nghĩa. Nói chuyện phải trái với cướp bằng luật pháp của kẻ cướp và đợi sự phán xét công bằng của chúng càng là điều không tưởng hơn.
Nói như vậy thì hoá ra việc làm này của các giáo dân là vô nghĩa chăng? Hoàn toàn không phải. Bởi chúng ta đang phải đối diện với một đảng cướp được khoát lên mình chiếc áo của người lương thiện, một đảng cướp xảo quyệt nắm trong tay đầy quyền lực. Không phải là những tên cướp giang hồ thường thấy, phải luôn tự tuyên bố là cướp để thị uy đối tượng trước khi cướp. Đám cướp này chưa bào giờ thừa nhận mình là cướp. Đó là lý do chúng ta phải dấn thân vào nguy hiểm để buộc chúng phải bị lộ diện và tự thừa nhận là cướp thật.
Hiện bọn cướp vẫn tiếp tục những cách làm đúng theo bản chất của cướp, dã tâm, lén lút và thiếu minh bạch. Hành động cướp người, dọa dẩm, tránh né đối thọai trong suốt thời gian qua đã nói lên điều đó. Nếu vẫn tiếp tục đấu tranh với cướp trong một hoàn cảnh và tư thế bất lợi như hiện nay, những người lương thiện dần dà sẽ bị chúng khống chế và vô hiệu hoá. Việc bọn cướp vô hiệu hóa sự tham gia của luật sư vừa qua là một minh chứng. Thiếu luật sư không phải là một thảm họa, nhưng đó rõ ràng là một tổn thất không nhỏ.
Như vậy phải dùng biện pháp nào để đấu tranh với cướp? Cướp sợ nhất là chốn minh bạch, sợ khi bị công luận dò xét, sợ lộ diện dưới ánh sáng công lý của sự thật. Nền tảng của công lý và sự thật thì chúng ta đã có, chúng ta đang sở hữu cả công lý và đạo lý. Chúng ta cần đưa vấn đề ra công luận rộng rãi để mọi người cùng biết. Những buổi thắp nến cầu nguyện khắp các giáo xứ, giáo phận là hết sức cần thiết. Nó nhắc nhở cho mọi người trong và ngoài giáo hội rằng cuộc đấu tranh đi tìm công lý vẫn còn tiếp tục. Thời gian qua, phong trào thắp nến cầu nguyện có vẻ trầm lắng và thưa thớt. Không lẽ công cuộc tìm kiếm công lý và hoà bình của Giáo hội cho quê hương đã hoàn tất? Hay vì những lý do tế nhị nào đó mà chúng ta không thể thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình? Nếu thời gian qua, giáo hội tiếp tục tuyên truyền và phát động phong trào thắp nền cầu nguyện thường xuyên cho những anh chị em và luật sư. Những người đang dấn thân trong giai đoạn cam go đòi hỏi công lý cho Giáo hội và cá nhân, thì nhà cầm quyền có thể dở trò cướp người, im tiếng và làm ngơ lẫn tránh mãi như thời gian vừa qua được không?
Cái thành công của nhà cầm quyền hiện nay là tách bạch sự tìm kiếm công lý dựa trên nền tảng Giáo hội với sự tham gia của số đông giáo dân thành của một nhóm người riêng lẻ và tiếp tục chia cắt thành những cá nhân riêng lẻ. Trong đợt đấu tranh cho Toà Khâm Sứ và Thái Hà, nhà cầm quyền có lúc hoàn toàn tê liệt trước tinh thần và số đông của giáo dân. Ngày nay, bản chất của vấn đề vẫn còn đó, vẫn là sự vu khống và xuyên tạc đến uy tín giáo hội và giáo dân, tài sản giáo hội vẫn còn bị chiếm bất hợp pháp. Nhưng lợi thế số đông áp đảo của Giáo hội đã không còn. Hình ảnh các cá nhân bị triệu tập một cách đơn lẻ đến cơ quan công quyền làm việc trong thời gian qua làm chúng ta cảm thấy đau lòng!
Nên, rất nên và thường xuyên, chúng ta phải có những buổi thắp nến cầu nguyện để đánh động lòng nhiệt huyết dấn thân cho cho công lý và giáo hội. Thông báo rộng rãi và liên tục diễn tiến của quá trình khiếu kiện của nhóm giáo dân như đã từng làm khi chúng ta đấu tranh giữ gìn tài sản Giáo hội. Hy vọng trong những ngày tới, tiếp bước Thái Hà thắp nến cầu nguyện cho những anh chị em đang dấn thân tìm kiếm công lý, nến sẽ tiếp tục được thắp sáng trên khắp các nẽo đường đất nước, ở những nơi và những con người yêu chuộng công lý và hòa bình. Không ai và không lúc nào chúng ta được quên rằng; Tổ Quốc - Giáo Hội - Nhân Dân vẫn đang sống dưới áp bức - bất công - đọa đày