Đói Công Lý thèm Sự Thật
Ở các phiên tòa khác, người ta thấy đám đông đến xem hoặc do hiếu kỳ hoặc do có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình. Còn các bị cáo đôi khi cúi mặt lầm lũi bước, hoặc kéo áo che mặt để tránh những cái nhìn soi mói hoặc những ống kính đổ dồn về phía họ.
Phiên tòa phúc thẩm xét xử 8 giáo dân anh hùng trong vụ án Thái Hà vừa qua thật đặc biệt. Các bị cáo ăn mặc đẹp và tươi cười như đi trẩy hội. Còn giáo dân, không ai bảo ai. Họ nối đuôi nhau để hòa vào dòng người đông đảo cùng với 8 giáo oan diễu hành trên đoạn đường dài tiến về tòa án. Không phải là một đám đông tụ tập ô hợp, đàng này họ có chung một con đường, một niềm tin và một khát vọng. Đoàn người bước đi miệng hát thánh ca, tay cầm cành vạn tuế, ngực đeo Thánh Giá hoặc ảnh Đức Mẹ Công Lý. Hơn bao giờ hết họ có một khát vọng cháy bỏng về Công Lý.
Khát vọng này còn cao quý hơn rất nhiều so với nhu cầu ấm no. Chẳng thế mà họ sẵn sàng hy sinh thời gian, bỏ công ăn việc làm, chấp nhận nguy hiểm có thể xảy đến bất cứ lúc nào, quên đi cái đói và cái nắng nóng để cùng nhau lên đường đi tìm công bằng, lẽ phải và sự thật.
Khát vọng Công Lý cũng cao thượng hơn nhiều khát khao chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trong các trận túc cầu. Người ta nhìn thấy trong đoàn người đi tìm Công Lý đầy đủ các thành phần: lớn bé già trẻ, đàn ông phụ nữ, người giầu kẻ nghèo... Họ là những người lao động nhà quê lam lũ, là những bà cụ già đạo đức, là những bạn trẻ nam nữ đầy nhiệt huyết…Lại còn biết bao « dân cư mạng » ăn ngủ đứng ngồi không yên để dán mắt vào màn hình vi tính mà theo dõi kết quả Công Lý.
Trong khi đó, phần lớn chỉ có các bạn trẻ và những người hâm mộ môn thể thao vua mong đợi chiến thắng tưng bừng của đội tuyển. Đấy là chưa nói đến dân cá cược chờ đợi một chiến thắng không hoàn toàn với mục đích danh dự quốc gia hay vì màu cờ sắc áo. Không thiếu những chuyện đau buồn về tai nạn giao thông do những « anh hùng xa lộ » say men chiến thắng gây ra.
Cách thức diễu hành trên Đường Công Lý đẹp đẽ hơn nhiều so với các cuộc ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam và khác hẳn bầu khí dịp lễ hội hoa tại thủ đô Hà Nội. Ngoài những lời kinh tiếng hát du dương trầm bổng, mọi người cùng nhau sánh bước, tôn trọng luật giao thông, giữ gìn vệ sinh công cộng. Đấy là chưa kể những chuyện « bên lề » đầy hóm hỉnh và những lời ăn tiếng nói cũng như những cử chỉ chứa đựng đầy tình nhân loại dành cho những người đang thi hành nhiệm vụ.
Cùng chịu chung số phận với thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế, Việt nam đang phải đối diện với những cuộc khủng hoảng khác trầm trọng hơn rất nhiều. Đó là cuộc khủng hoảng niềm tin của người dân đối với giới lãnh đạo.
Cứ nhìn vào hố sâu ngăn cách như trời cao với vực thẳm giữa mức sống của giới lắm của nhiều tiền và giới « chủ nhân » của đất nước thì không ai tránh khỏi những bức xúc. Giầu có bằng con đường tài năng, cần mẫn và chính đáng thì chẳng có gì để nói. Đàng này, sự phân cấp giầu nghèo phần lớn do bất công xã hội gây ra. Trên đường đi tìm sự giầu có, phó thường dân nếu không bị gạt ra bên lề thì cũng bị bỏ rơi ở tốp cuối.
Không còn tin vào những lời nói dối ngọt ngào, người dân nắm tay nhau để đi đòi những quyền căn bản tối thiểu của con người. Với họ, trước những bất công và gian dối trong xã hội, Giáo Hội luôn là điểm tựa vững chắc về niềm tin và niềm hy vọng. Ngưỡng cửa của những khách sạn sang trọng, nhà hàng nổi tiếng, hay những tụ điểm dành cho những giới quý tộc không cho phép họ đặt chân đến. Trong khi đó, cánh cửa của các nhà thờ vẫn rộng mở để đón tiếp họ. Thật đơn giản, Giáo Hội là của những người nghèo. Chính vì thế, Giáo Hội luôn thi hành sứ mạng ngôn sứ trong việc lên tiếng chống lại những bất công xã hội và bảo vệ những kẻ cô thế cô thân.
Đoạn đường mà tám vị anh hùng của giáo xứ Thái Hà và tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà cùng với những anh chị em đồng đạo đã đi hôm 27 tháng 3 vừa qua đã mở ra cho dân tộc Việt Nam và người dân Việt yêu dấu một con đường tràn trề hy vọng. Công lý vẫn đang ở phía trước. Chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng vào sự tươi sáng ngày mai. Ngày đó:
Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ
Hòa Bình, Công Lý đã giao duyên.
Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp.
Công Lý nhìn xuống tự trời cao. (Thánh Vịnh 85,11-12)
Vâng, để có được tương lai tươi đẹp như vậy thiết tưởng rất cần sự đóng góp tích cực của mỗi chúng ta. Công Lý, Sự Thật và Hòa Bình là quyền rất chính đáng của con người. Tuy nhiên đó cũng là bổn phận làm chứng của mỗi Kitô hữu.
Đường Công Lý
Ở các phiên tòa khác, người ta thấy đám đông đến xem hoặc do hiếu kỳ hoặc do có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình. Còn các bị cáo đôi khi cúi mặt lầm lũi bước, hoặc kéo áo che mặt để tránh những cái nhìn soi mói hoặc những ống kính đổ dồn về phía họ.
Phiên tòa phúc thẩm xét xử 8 giáo dân anh hùng trong vụ án Thái Hà vừa qua thật đặc biệt. Các bị cáo ăn mặc đẹp và tươi cười như đi trẩy hội. Còn giáo dân, không ai bảo ai. Họ nối đuôi nhau để hòa vào dòng người đông đảo cùng với 8 giáo oan diễu hành trên đoạn đường dài tiến về tòa án. Không phải là một đám đông tụ tập ô hợp, đàng này họ có chung một con đường, một niềm tin và một khát vọng. Đoàn người bước đi miệng hát thánh ca, tay cầm cành vạn tuế, ngực đeo Thánh Giá hoặc ảnh Đức Mẹ Công Lý. Hơn bao giờ hết họ có một khát vọng cháy bỏng về Công Lý.
Khát vọng này còn cao quý hơn rất nhiều so với nhu cầu ấm no. Chẳng thế mà họ sẵn sàng hy sinh thời gian, bỏ công ăn việc làm, chấp nhận nguy hiểm có thể xảy đến bất cứ lúc nào, quên đi cái đói và cái nắng nóng để cùng nhau lên đường đi tìm công bằng, lẽ phải và sự thật.
Khát vọng Công Lý cũng cao thượng hơn nhiều khát khao chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trong các trận túc cầu. Người ta nhìn thấy trong đoàn người đi tìm Công Lý đầy đủ các thành phần: lớn bé già trẻ, đàn ông phụ nữ, người giầu kẻ nghèo... Họ là những người lao động nhà quê lam lũ, là những bà cụ già đạo đức, là những bạn trẻ nam nữ đầy nhiệt huyết…Lại còn biết bao « dân cư mạng » ăn ngủ đứng ngồi không yên để dán mắt vào màn hình vi tính mà theo dõi kết quả Công Lý.
Trong khi đó, phần lớn chỉ có các bạn trẻ và những người hâm mộ môn thể thao vua mong đợi chiến thắng tưng bừng của đội tuyển. Đấy là chưa nói đến dân cá cược chờ đợi một chiến thắng không hoàn toàn với mục đích danh dự quốc gia hay vì màu cờ sắc áo. Không thiếu những chuyện đau buồn về tai nạn giao thông do những « anh hùng xa lộ » say men chiến thắng gây ra.
Cách thức diễu hành trên Đường Công Lý đẹp đẽ hơn nhiều so với các cuộc ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam và khác hẳn bầu khí dịp lễ hội hoa tại thủ đô Hà Nội. Ngoài những lời kinh tiếng hát du dương trầm bổng, mọi người cùng nhau sánh bước, tôn trọng luật giao thông, giữ gìn vệ sinh công cộng. Đấy là chưa kể những chuyện « bên lề » đầy hóm hỉnh và những lời ăn tiếng nói cũng như những cử chỉ chứa đựng đầy tình nhân loại dành cho những người đang thi hành nhiệm vụ.
Cùng chịu chung số phận với thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế, Việt nam đang phải đối diện với những cuộc khủng hoảng khác trầm trọng hơn rất nhiều. Đó là cuộc khủng hoảng niềm tin của người dân đối với giới lãnh đạo.
Cứ nhìn vào hố sâu ngăn cách như trời cao với vực thẳm giữa mức sống của giới lắm của nhiều tiền và giới « chủ nhân » của đất nước thì không ai tránh khỏi những bức xúc. Giầu có bằng con đường tài năng, cần mẫn và chính đáng thì chẳng có gì để nói. Đàng này, sự phân cấp giầu nghèo phần lớn do bất công xã hội gây ra. Trên đường đi tìm sự giầu có, phó thường dân nếu không bị gạt ra bên lề thì cũng bị bỏ rơi ở tốp cuối.
Không còn tin vào những lời nói dối ngọt ngào, người dân nắm tay nhau để đi đòi những quyền căn bản tối thiểu của con người. Với họ, trước những bất công và gian dối trong xã hội, Giáo Hội luôn là điểm tựa vững chắc về niềm tin và niềm hy vọng. Ngưỡng cửa của những khách sạn sang trọng, nhà hàng nổi tiếng, hay những tụ điểm dành cho những giới quý tộc không cho phép họ đặt chân đến. Trong khi đó, cánh cửa của các nhà thờ vẫn rộng mở để đón tiếp họ. Thật đơn giản, Giáo Hội là của những người nghèo. Chính vì thế, Giáo Hội luôn thi hành sứ mạng ngôn sứ trong việc lên tiếng chống lại những bất công xã hội và bảo vệ những kẻ cô thế cô thân.
Đoạn đường mà tám vị anh hùng của giáo xứ Thái Hà và tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà cùng với những anh chị em đồng đạo đã đi hôm 27 tháng 3 vừa qua đã mở ra cho dân tộc Việt Nam và người dân Việt yêu dấu một con đường tràn trề hy vọng. Công lý vẫn đang ở phía trước. Chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng vào sự tươi sáng ngày mai. Ngày đó:
Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ
Hòa Bình, Công Lý đã giao duyên.
Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp.
Công Lý nhìn xuống tự trời cao. (Thánh Vịnh 85,11-12)
Vâng, để có được tương lai tươi đẹp như vậy thiết tưởng rất cần sự đóng góp tích cực của mỗi chúng ta. Công Lý, Sự Thật và Hòa Bình là quyền rất chính đáng của con người. Tuy nhiên đó cũng là bổn phận làm chứng của mỗi Kitô hữu.
Đường Công Lý