HKVN phản đối báo đưa tin sai
Hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã lên tiếng phản đối một số báo điện tử trong nước đưa tin sai lệch trong vụ một phi công của hãng này bị bắt tại Nhật Bản.
Trung tuần tháng 12, các báo đồng loạt đưa tin nhà chức trách Nhật đã bắt giữ cơ phó Đặng Xuân Hợp tại Tokyo vì nghi ông này tham gia đường dây vận chuyển hàng phạm pháp.
Sau đó, các báo tiếp tục trích lời người phát ngôn của Vietnam Airlines xác nhận rằng cơ quan chức năng Nhật Bản đã tới "khám xét" các trụ sở của hãng này. Đi kèm thông tin, một số báo đăng hình viên chức Nhật đứng cạnh đống hàng hóa được cho là bị tịch thu.
Vietnam Airlines trong một thông cáo mới ra nói bức hình này, vốn chụp cảnh tịch thu hàng nhái ở Nhật và không liên quan gì tới vụ phi công Hợp, đã gây ra hiểu lầm.
Hãng Hàng không VN cũng nói cảnh sát chỉ tới "làm việc" để tìm thêm thông tin và kể từ đó "chưa hề có thêm yêu cầu gì khác".
Sau khi có phản đối từ Vietnam Airlines, các báo đã bỏ bức ảnh nói trên và thay cụm từ "khám xét" bằng "làm việc", tuy không có đính chính.
Nghi vấn
Cơ phó Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, đã bị đình chỉ bay từ hôm 17/12, ngay sau khi bị bắt.
Ông Hợp đã thừa nhận với cảnh sát điều tra Nhật Bản rằng ông nhận chuyển hàng để lấy thù lao 100 đôla mỗi chuyến, nhưng bác bỏ việc ông biết đây là hàng phạm pháp.
Tuy nhiên, báo chí Nhật nói có khả năng viên phi công này nằm trong đường dây chuyên chở hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.
Đây là các hàng hóa bị nghi là lấy trộm từ các siêu thị, bao gồm quần áo, mỹ phẩm...
Báo Nhật cũng trích nguồn cơ quan điều tra nói họ nghi ngờ rằng ông Hợp đã vận chuyển hàng mỗi tháng một hoặc hai lần kể từ ít nhất là năm ngoái.
Người phát ngôn của Vietnam Airlines Trịnh Ngọc Thành đã nói rằng hãng lấy làm tiếc vì vụ này đã "làm hoen ố hình ảnh và sự tin tưởng vào Vietnam Airlines".
Tuy nhiên trong thông cáo gần đây, Vietnam Airlines nói không hề có thông tin nào nói về khả năng các phi công và tiếp viên khác có thể liên quan.
Vụ phi công Đặng Xuân Hợp là trường hợp mới nhất trong các vụ tai tiếng liên quan tới Việt Nam trên báo chí Nhật.
Dư luận Nhật vẫn đang quan tâm tiến trình Việt Nam xử lý vụ cáo buộc tham nhũng PCI.
Tai tiếng ở Nhật
Vấn nạn người Việt ăn cắp hàng ở siêu thị gần đây cũng được đề cập nhiều tại Nhật Bản.
Tình trạng này bắt đầu được phản ánh từ khoảng năm 2006 và tới nay, cảnh sát Nhật đã bắt 85 người vì tình nghi ăn cắp. Lượng hàng bị chôm chỉa từ các cửa hàng và siêu thị lên tới 140 triệu yen.
Tờ Asahi Shinbun hôm 20/12 đưa tin cảnh sát quận Kumamoto đã bắt hai tu nghiệp sinh Việt Nam vì ăn cắp hàng mỹ phẩm trị giá 260.000 yen (khoảng 3.000 đôla).
Asahi Shimbun trích nguồn cảnh sát nói hai người này khai rằng vì lương quá thấp (900 đôla/tháng) và phải trợ giúp gia đình nên buộc phải đi ăn cắp hàng.
Trong khi đó, mới đây tòa án quận Yamaguchi Court đã bỏ tù một người Việt Nam tên là Nguyễn Hoàng Công vì mua bán hàng phạm pháp.
Người này bị cho là liên quan tới một phụ nữ tên là Trần Thị Mỹ Hạnh, mà báo Nhật nói có liên quan tới vụ phi công Đặng Xuân Hợp.
--------------------------------------------------------------------------------
Long, Hà Nội
Nếu bạn ở HN - xin mời tới cửa hàng thời trang Japan ở Phố Cửa Đông, Phố Đường Thành... nó như một siêu thị hàng Nhật thu nhỏ từ kem đánh răng, đồng hồ, quần áo, tủ lạnh, vợt tenis, tủ bếp,bồn rửa tay.... nói chung là thượng vàng hạ cám có đủ cả. Chúng vẫn còn nguyên giá, mác của Siêu thị bên Nhật và được bán với giá rất phải chăng.
Nguồn từ đâu mà rẻ vậy - ai cũng biết cả, chỉ có điều không ai nói ra thôi. Bạn gửi 01 phong bì thư từ HN đến Hải phòng - bạn phải trả anh tài xế lái xe Hoàng Long 35.000vnd tương đương 2,05usd. Từ Nhật về Việt nam chi phí chuyển mấy kiện hàng có 100usd - Cơ phó Hợp đang phá giá thị trường vận chuyển đây!
Mạnh Hùng, Biên Hòa
BBC à, một thằng ăn cắp mà quy chụp cho một chính phủ, một dân tộc. Chính phủ Việt Nam cũng do con dân Việt Nam đẻ ra thôi, chỉ những người không phải là con dân Việt Nam mới có khái niệm CP VN và dân VN riêng biệt như thế. Đồng ý, báo chí Việt Nam đăng bài một chiều, nhưng viết bài theo kiểu BBC không bao giờ chấp nhận được.
Kind citizen
Ngành hàng không dân dụng VN đã quá mang tiếng trên thế giới, đó là sự thật không thể chối cãi gì nữa. NN phải cấp thời cải tổ ngành này vì nó đã "bị bệnh" trầm kha rồi. Phải cải tổ toàn diện, nhưng theo tôi, cải tổ đầu tiên nằm ở khâu nhân sự tuyển dụng người: kỳ thị địa phương số một! Câu hỏi đặt ra: tại sao trong ngành này chỉ cho vào toàn người miền Bắc- từ những cấp cao cho đến chị lao công quét rác? Tất cả ai có đi máy bay Air VN hoặc vào sân bay TSN đưa đón thân nhân đều thấy như vậy cả "mấy chục năm nay" chớ không có gì oan ức!
PPT, VN
HKVN nên im lặng mà sửa đổi thì tốt hơn, cải chính chỉ làm cho bộ mặt đơn vị lem luốc thêm và làm đau lòng những ai yêu mến hình ảnh Việt Nam. Không phải vô cớ mà báo chí Nhật Bản làm mạnh vụ PCI. Chính trước đó HKVN trong nhiều năm liền đã tạo cho họ những ấn tượng xấu. Và từ đây không chỉ báo chí Nhật, Nam Phi, mà các phóng viên quốc tế sẽ nhìn các tổ chức VN ở nước ngoài, bao gồm sứ quán, dưới cặp mắt khác kém phần thân thiện.
Ẩn danh
Hãng hàng không VN vốn là một công ty quốc doanh. Việc tuyên bố của hãng này có khác gì lời của phát ngôn nhân Chính phủ VN! Báo chí Nhật chắc chắn là không theo lề bên phải, họ làm theo luật báo chí tự do của họ. Nếu cảm thấy họ đưa thông tin và hình ảnh sai, VN Airlines có thể kiện họ ra trước tòa án Nhật. Điều này hoàn toàn có thể được, bởi tòa án Nhật họ sẽ xử theo luật đúng nghĩa. Lời trần tình của VN Airlines chẳng khác gì lời trần tình của sứ quán VN tại Nam Phi, chỉ là "một vụ cầm nhầm"!
Hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã lên tiếng phản đối một số báo điện tử trong nước đưa tin sai lệch trong vụ một phi công của hãng này bị bắt tại Nhật Bản.
Trung tuần tháng 12, các báo đồng loạt đưa tin nhà chức trách Nhật đã bắt giữ cơ phó Đặng Xuân Hợp tại Tokyo vì nghi ông này tham gia đường dây vận chuyển hàng phạm pháp.
Sau đó, các báo tiếp tục trích lời người phát ngôn của Vietnam Airlines xác nhận rằng cơ quan chức năng Nhật Bản đã tới "khám xét" các trụ sở của hãng này. Đi kèm thông tin, một số báo đăng hình viên chức Nhật đứng cạnh đống hàng hóa được cho là bị tịch thu.
Vietnam Airlines trong một thông cáo mới ra nói bức hình này, vốn chụp cảnh tịch thu hàng nhái ở Nhật và không liên quan gì tới vụ phi công Hợp, đã gây ra hiểu lầm.
Hãng Hàng không VN cũng nói cảnh sát chỉ tới "làm việc" để tìm thêm thông tin và kể từ đó "chưa hề có thêm yêu cầu gì khác".
Sau khi có phản đối từ Vietnam Airlines, các báo đã bỏ bức ảnh nói trên và thay cụm từ "khám xét" bằng "làm việc", tuy không có đính chính.
Nghi vấn
Cơ phó Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, đã bị đình chỉ bay từ hôm 17/12, ngay sau khi bị bắt.
Ông Hợp đã thừa nhận với cảnh sát điều tra Nhật Bản rằng ông nhận chuyển hàng để lấy thù lao 100 đôla mỗi chuyến, nhưng bác bỏ việc ông biết đây là hàng phạm pháp.
Tuy nhiên, báo chí Nhật nói có khả năng viên phi công này nằm trong đường dây chuyên chở hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.
Đây là các hàng hóa bị nghi là lấy trộm từ các siêu thị, bao gồm quần áo, mỹ phẩm...
Báo Nhật cũng trích nguồn cơ quan điều tra nói họ nghi ngờ rằng ông Hợp đã vận chuyển hàng mỗi tháng một hoặc hai lần kể từ ít nhất là năm ngoái.
Người phát ngôn của Vietnam Airlines Trịnh Ngọc Thành đã nói rằng hãng lấy làm tiếc vì vụ này đã "làm hoen ố hình ảnh và sự tin tưởng vào Vietnam Airlines".
Tuy nhiên trong thông cáo gần đây, Vietnam Airlines nói không hề có thông tin nào nói về khả năng các phi công và tiếp viên khác có thể liên quan.
Vụ phi công Đặng Xuân Hợp là trường hợp mới nhất trong các vụ tai tiếng liên quan tới Việt Nam trên báo chí Nhật.
Dư luận Nhật vẫn đang quan tâm tiến trình Việt Nam xử lý vụ cáo buộc tham nhũng PCI.
Tai tiếng ở Nhật
Vấn nạn người Việt ăn cắp hàng ở siêu thị gần đây cũng được đề cập nhiều tại Nhật Bản.
Tình trạng này bắt đầu được phản ánh từ khoảng năm 2006 và tới nay, cảnh sát Nhật đã bắt 85 người vì tình nghi ăn cắp. Lượng hàng bị chôm chỉa từ các cửa hàng và siêu thị lên tới 140 triệu yen.
Tờ Asahi Shinbun hôm 20/12 đưa tin cảnh sát quận Kumamoto đã bắt hai tu nghiệp sinh Việt Nam vì ăn cắp hàng mỹ phẩm trị giá 260.000 yen (khoảng 3.000 đôla).
Asahi Shimbun trích nguồn cảnh sát nói hai người này khai rằng vì lương quá thấp (900 đôla/tháng) và phải trợ giúp gia đình nên buộc phải đi ăn cắp hàng.
Trong khi đó, mới đây tòa án quận Yamaguchi Court đã bỏ tù một người Việt Nam tên là Nguyễn Hoàng Công vì mua bán hàng phạm pháp.
Người này bị cho là liên quan tới một phụ nữ tên là Trần Thị Mỹ Hạnh, mà báo Nhật nói có liên quan tới vụ phi công Đặng Xuân Hợp.
--------------------------------------------------------------------------------
Long, Hà Nội
Nếu bạn ở HN - xin mời tới cửa hàng thời trang Japan ở Phố Cửa Đông, Phố Đường Thành... nó như một siêu thị hàng Nhật thu nhỏ từ kem đánh răng, đồng hồ, quần áo, tủ lạnh, vợt tenis, tủ bếp,bồn rửa tay.... nói chung là thượng vàng hạ cám có đủ cả. Chúng vẫn còn nguyên giá, mác của Siêu thị bên Nhật và được bán với giá rất phải chăng.
Nguồn từ đâu mà rẻ vậy - ai cũng biết cả, chỉ có điều không ai nói ra thôi. Bạn gửi 01 phong bì thư từ HN đến Hải phòng - bạn phải trả anh tài xế lái xe Hoàng Long 35.000vnd tương đương 2,05usd. Từ Nhật về Việt nam chi phí chuyển mấy kiện hàng có 100usd - Cơ phó Hợp đang phá giá thị trường vận chuyển đây!
Mạnh Hùng, Biên Hòa
BBC à, một thằng ăn cắp mà quy chụp cho một chính phủ, một dân tộc. Chính phủ Việt Nam cũng do con dân Việt Nam đẻ ra thôi, chỉ những người không phải là con dân Việt Nam mới có khái niệm CP VN và dân VN riêng biệt như thế. Đồng ý, báo chí Việt Nam đăng bài một chiều, nhưng viết bài theo kiểu BBC không bao giờ chấp nhận được.
Kind citizen
Ngành hàng không dân dụng VN đã quá mang tiếng trên thế giới, đó là sự thật không thể chối cãi gì nữa. NN phải cấp thời cải tổ ngành này vì nó đã "bị bệnh" trầm kha rồi. Phải cải tổ toàn diện, nhưng theo tôi, cải tổ đầu tiên nằm ở khâu nhân sự tuyển dụng người: kỳ thị địa phương số một! Câu hỏi đặt ra: tại sao trong ngành này chỉ cho vào toàn người miền Bắc- từ những cấp cao cho đến chị lao công quét rác? Tất cả ai có đi máy bay Air VN hoặc vào sân bay TSN đưa đón thân nhân đều thấy như vậy cả "mấy chục năm nay" chớ không có gì oan ức!
PPT, VN
HKVN nên im lặng mà sửa đổi thì tốt hơn, cải chính chỉ làm cho bộ mặt đơn vị lem luốc thêm và làm đau lòng những ai yêu mến hình ảnh Việt Nam. Không phải vô cớ mà báo chí Nhật Bản làm mạnh vụ PCI. Chính trước đó HKVN trong nhiều năm liền đã tạo cho họ những ấn tượng xấu. Và từ đây không chỉ báo chí Nhật, Nam Phi, mà các phóng viên quốc tế sẽ nhìn các tổ chức VN ở nước ngoài, bao gồm sứ quán, dưới cặp mắt khác kém phần thân thiện.
Ẩn danh
Hãng hàng không VN vốn là một công ty quốc doanh. Việc tuyên bố của hãng này có khác gì lời của phát ngôn nhân Chính phủ VN! Báo chí Nhật chắc chắn là không theo lề bên phải, họ làm theo luật báo chí tự do của họ. Nếu cảm thấy họ đưa thông tin và hình ảnh sai, VN Airlines có thể kiện họ ra trước tòa án Nhật. Điều này hoàn toàn có thể được, bởi tòa án Nhật họ sẽ xử theo luật đúng nghĩa. Lời trần tình của VN Airlines chẳng khác gì lời trần tình của sứ quán VN tại Nam Phi, chỉ là "một vụ cầm nhầm"!