Midrash
Phương pháp Midrash, cách chú giải Midrash. Là lối diễn giải Kinh Thánh do các bậc thầy Do Thái thực hiện từ đầu thế kỷ thứ ba, một yếu tố quan trọng trong khoa chú giải Thánh Kinh Công Giáo. Lối diễn giải này được áp dụng cho nhiều phần trong Kinh Thánh, nhằm khám phá ý nghĩa sâu xa ẩn tàng dưới mặt chữ, tương tự lối “giải thích thiêng liêng” trong Kinh Thánh của Kitô giáo.
Migne Patrologia
Bộ Giáo Phụ Học Migne, Tuyển Tập Giáo Phụ Học Migne. Ấn bản đầy đủ nhất cho đến nay về các Giáo Phụ và văn sĩ của Giáo Hội. Cha Jacques Paul Migne (1800-1875) là cha xứ ở Orléans, Pháp, mãi cho đến năm 1844, khi ngài bắt đầu xuất bản Bộ Tuyển Tập về các tác giả Latinh từ thời đầu đến thời Đức Innocentê III (217 tập, 1844-1855). Sau đó ngài xuất bản tiếp Bộ Tuyển Tập về các văn sĩ Hi Lạp từ thời đầu đến năm 1439 TCN (162 tập, với bản dịch Latin, 1855-1866). Hai tuyển tập, Giáo Phụ Học Latinh (P.L.) và Giáo Phụ Học Hy Lạp (P.G.), mặc dù còn thiếu sự chú thích hoàn thiện hơn của các học giả hiện đại, vẫn là nguồn tài liệu chuẩn mực để tham khảo và trích dẫn.
Migrants And Tourism, Commission For
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân và Du Lịch. Tên đầy đủ là Ủy Ban Giáo Hoàng về Mục Vụ Di Dân và Du Lịch. Ủy ban được Đức Phaolô VI thành lập năm 1970, trực thuộc Bộ Giám Mục
Mildness
Hiền hòa, ôn hòa, hiền dịu. Hiền lành trong tính cách và hành xử. Như là hoa trái của Thánh Thần, hiền hòa là sự trọn lành của đức ái, hướng dẫn đức công bằng qua việc tránh né bất cứ hành động không cần thiết nào mà có thể khơi lên dận giữ hoặc oán hờn.
Military Vicariate
Giáo Hạt Quân Đội. Địa hạt được đặt dưới sự coi sóc của một vị đặc trách về đời sống tâm linh cho các nhân viên quân đội trong vùng ấy. Giáo hạt có quyền hạn pháp lý trên các vị tuyên úy, nhân viên quân đội và các gia đình sống chung với họ. Quyền hạn pháp lý này được xác lập theo Giáo Luật bởi Tòa Thánh.
Millennium
Thuyết một ngàn năm, Thiên niên kỷ thuyết. Một ngàn năm Chúa Kitô thống trị trên trái đất, trước khi xảy ra ngày tận thế, dựa trên sách Khải Huyền 20, 1-5. Được một số Giáo Phụ như Giustinô (100-165) và Irênê (130-200) đồng thuận, thuyết một ngàn năm hiện vẫn được tin nhận nơi một số giáo phái Tin Lành. Giáo Hội Công Giáo giải thích rằng đoạn Kinh Thánh này được áp dụng cho vương triều thiêng liêng của Chúa Kitô trong Giáo Hội và hiểu “một ngàn năm” chỉ có ý nghĩa là một thời gian lâu dài bất định mà thôi.
Mind
Tâm, tâm trí, tinh thần. Bất cứ một trạng thái hoặc hoạt động nào thuộc lãnh vực tri thức luận lý. Cũng là danh xưng chung để chỉ tất cả năng lực, trạng thái và hoạt động có lý tính và ý thức. Trong triết học, tâm trí thường được dùng đồng nghĩa với trí năng, tức khả năng đón nhận tri thức. (Từ nguyên Latinh mens, tâm trí, tinh thần.
Mind Dust
Tâm bụi, hạt tâm bụi. Mệnh đề giả định của chủ nghĩa duy vật cho rằng tinh thần con người phát sinh từ sự kết hợp giữa những phân tử của trí óc vốn đã hiện hữu trong sự liên đới với các nguyên tử vật chất. Ngược lại với chủ trương trên là sự xuất hiện của thuyết tiến hóa (ví dụ, Teilhard de Chardin, 1881-1955), tuyên bố rằng tinh thần là kết quả tự nhiên của tiến trình tiến hóa sinh học.
Mind Of The Church
Tinh thần của Giáo Hội, chủ ý của Giáo hội. Thái độ hoặc đường lối của Giáo Hội trong những vấn đề đức tin hay luân lý vốn đã không được giảng dạy cách minh nhiên trong các tuyên ngôn chính thức. Trong những vấn đề nào mà giáo lý hoặc huấn thị của Giáo Hội không đề cập đến, thì ý hướng của Giáo Hội được trình bày qua những giáo huấn hoặc quy luật. Hành động “theo tinh thần của Giáo Hội” là dấu hiệu của sự trung thành Công Giáo và là điều rất hay được các Đức Giáo Hoàng mới đây thúc đẩy nơi các tín hữu.
Minims
Tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô Paola. Dòng Anh Em Bé Nhỏ (Tiểu Đệ), được thành lập năm 1435 bởi thánh Phanxicô Phaola (1416-1507). Danh xưng của Dòng biểu tượng cho ước nguyện của các thành viên muốn sống cuộc đời khiêm hạ. Bản quy luật đầu tiên được phê chuẩn bởi Đức Giáo Hoàng Alexandre VI năm 1493, căn bản dựa trên Quy Luật của Thánh Phanxicô Assisi. Bản luật sau đó được sửa đổi và Bản Quy Luật thứ hai có tính độc sáng hơn, được chính Đức Alexandre VI phê chuẩn vào năm 1501. Một nét đặc biệt của Luật Dòng này là lời khấn thứ tư: kiêng cữ tuyệt đối thịt, cá, trứng và những sản phẩm chế biến từ bơ sữa. Các bề trên thì mang danh xưng là “những người sửa dạy”. Mục đích của Dòng là chiêm niệm và hoạt động tông đồ qua thừa tác vụ, thuyết giảng và giảng dạy tại các giáo xứ. Cộng đoàn nữ, cũng mang danh xưng “Bé Nhỏ” (Tiểu Muội, Minims), thường được biết đến như là các Nữ tu Dòng Thánh Phanxicô Paola (Miniams), Dòng Chị Em Bác Ái Đức Mẹ Sầu Bi.
Minister
Thừa tác viên, vị phục vụ. Danh hiệu dành cho nhiều thành viên trong Giáo Hội Công Giáo. Đó là những người cử hành các bí tích, tức là các thừa tác viên cử hành bí tích. Đó là những người phụ giúp trong cử hành Thánh Lễ, ví dụ, thừa tác viên đọc sách và giúp lễ. Vị phục vụ là danh hiệu dành cho các bề trên trong một số các dòng tu, ví dụ bề trên tổng quyền của các tu sĩ Dòng Phanxicô được gọi là “tổng phục vụ” (minister general), còn trong Dòng Tên, người đóng vai trò thứ nhì của một cộng đoàn địa phương được gọi là “vị phục vụ” (minister). Cách mặc nhiên tước hiệu này bao hàm khái niệm phục vụ. Từ sau phong trào cải cách Thệ Phản, các tông phái Tinh Lành thường gọi những giáo sỹ được tấn phong của họ là thừa tác viên (minister), để phân biệt họ với bậc tư tế (priesthood). (Nguyên ngữ Latinh minister, người phục vụ).
Ministerial Priesthood
Chức tư tế/linh mục thừa tác. Bí tích truyền chức thánh và bậc sống cố định của một người được thụ phong linh mục, phân biệt với chức tư tế phổ quát của tất cả các tín hữu, được dành chung cho hết mọi người đã lãnh bí tích rửa tội. Điểm thiết yếu dành cho chức tư tế thừa tác là được trao ban năng quyền của chức tư tế độc nhất để thánh hiến và tiến dâng Mình Máu Thánh Chúa Kitô trong Thánh Lễ, và năng quyền tha các tội đã phạm sau khi lãnh nhận bí tích rửa tội, thông qua bí tích giao hòa và xức dầu bệnh nhân.
Ministeria Quaedam
Tông thư Ministeria Quaedam của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, bãi bỏ chức cắt tóc, các chức nhỏ và chức phụ phó tế (chức năm) trong nghi lễ Latinh của Giáo Hội Công Giáo (ban hành ngày 15 tháng 8 năm 1972).
Ministeriorum Disciplina
Sắc lệnh Ministeriorum Disciplina (Quy luật về các Thừa tác vụ). Sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng Tự, ban hành năm 1972, đưa ra những quy tắc và nghi thức dành cho các thừa tác viên đọc sách và giúp lễ, việc tiếp nhận ứng viên phó tế, và việc tuyên hứa dấn thân vào đời sống độc thân (ngày 3 tháng 12 năm 1972).
Ministries
Tác vụ. Danh hiệu này trước đây được dùng để gọi các chức nhỏ trong Giáo Hội Công Giáo, như chức đọc sách, chức giúp lễ. Những tác vụ này ngày nay có thể được giao phó cho các tín hữu và không còn được coi như là những chức vụ dành riêng cho các ứng viên chức thánh nữa.
Ministry
Thừa tác vụ. Một tác vụ được ủy thác để phụng sự Thiên Chúa trong việc phục vụ tha nhân, theo như các quy luật được mặc khải bởi Chúa Kitô và được Giáo Hội xác định. Trong truyền thống Công Giáo các thừa tác vụ đa dạng này cần bao gồm những đặc tính sau: 1. Phụng sự Thiên Chúa, tôn vinh Ngài qua việc yêu thương phục vụ tha nhân; 2. Được quyền bính Giáo Hội cho phép, qua Đức Giáo Hoàng hoặc đấng bản quyền địa phương; sự cho phép này có thể phải kèm theo việc phong chức, chẳng hạn trong trường hợp thừa tác vụ linh mục, hoặc sự thánh hiến, như trường hợp đời sống tu dòng, hoặc nghi thức chúc lành trong phụng vụ, như trường hợp của các thừa tác viên đọc sách và thừa tác viên ngoại thường trao Mình Thánh Chúa; 3. Đặt nền trảng trên giáo huấn của Chúa Kitô, Đấng đã nêu gương qua lời nói và hành động của Ngài về cách thức phục vụ những nhu cầu thiêng liêng cũng như trần thế của dân chúng; và 4. Theo sự hướng dẫn của Giáo Hội, phù hợp với các chỉ thị và điều lệnh do Giáo Hội ban hành.
Minor Basilica
Tiểu Vương Cung Thánh Đường. Tước hiệu Đức Giáo Hoàng phong cho một số thánh đường có tầm vóc nổi bật về sự cổ kính, về những tổ chức hiệp hội có bề dày lịch sử, về tầm quan trọng, chẳng hạn như các trung tâm phụng tự, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn là Đại Vương Cung Thánh Đường. Ví dụ: Tiểu vương cung thánh đường thánh Laurenxô ở Rôma, Mission Dolores ở San Francisco, Thánh Anne de Beaupré ở Quebec.
Minor Orders
Các chức nhỏ. “Các chức nhỏ” là danh xưng được dùng qua nhiều thế kỷ để chỉ các phận vụ mà ngày nay gọi là tác vụ đọc sách và giúp lễ. Các tác vụ này chưa bao giờ được xem như là thành phần thuộc về bí tích truyền chức và đã được giản lược thành các thừa tác vụ Giáo Hội để trao cho những ai được chỉ định qua một nghi thức phụng vụ do một giám mục hoặc do một bề trên cả dòng tu chủ sự.
Miracle
Phép lạ. Một hiệu quả có thể xác nhận được một cách hợp lý, siêu vượt ít là những năng lực tự nhiên hữu hình, được Thiên Chúa thực hiện để minh chứng một sự thật nào đó hoặc chứng thực sự thánh thiện của một người nào đó. (Từ nguyên Latinh miraculum, phép lạ, phép mầu, kỳ công; bởi động từ mirari, kinh ngạc, thán phục).
Miracle Of Grace
Phép lạ của Ơn Sủng – Ơn biến đổi/hoán cải. Sự hoán cải đột ngột tới bất ngờ từ chỗ không biết đổi thành kính tin, từ chỗ nghi ngờ biến thành xác quyết, từ người tội lỗi trở nên thánh thiện. Điều này xảy ra không do nhữnng nguyên nhân thông thường mà do một ân sủng đặc biệt được Thiên Chúa ban không. Đó là một tác động linh thánh vượt qua khuôn khổ những tác động thông thường của Đấng Quan Phòng.
Miraculous Medal
Ảnh phép lạ, linh ảnh. Huy hiệu hình bầu dục có hình Đức Trinh Nữ Maria. Mẫu mã ảnh đeo này được mặc khải vào năm 1830 cho bà thánh Catherine Labouré (hiển thánh năm 1947), thuộc Dòng Nữ Tử Bác Ái thánh Vinh Sơn Phaolô, trong những lần thánh nữ được thị kiến Đức Mẹ. Mặt trước của mẫu ảnh mang hình Đức Mẹ dang tay với dòng chữ: “ Ôi Maria vô nhiễm thai, xin cầu cho chúng con đang cậy nhờ nơi Mẹ”, và mặt sau có chữ M với thánh giá và 12 ngôi sao trên đó cùng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Con số những phép lạ liên quan tới những người đeo mẫu ảnh này đã khiến dân chúng gọi đó là “ảnh phép lạ”. Vì thế mẫu ảnh này cũng được mến chuộng và phổ biến như Ảnh Áo Đức Bà vậy. Mẫu ảnh này trở thành huy hiệu biểu tượng của Hội Con Đức Mẹ. Có nhiều đền thánh hành hương và việc sùng kính được đặc biệt dâng tiến Đức Mẹ Mẫu Ảnh Phép Lạ và việc sùng kính hàng tuần dành cho tước hiệu này được ghi trên lịch của hàng ngàn thánh đường Công Giáo trên thế giới.
Miraculous Medal (Shrine)
Đền Mẫu Ảnh Phép Lạ. Ở trong nguyện đường của nhà mẹ Dòng Bác Ái Thánh Vinh Sơn Phaolô tại đường Rue de Bac, Paris. Năm 1830, Đức Trinh Nữ đã hiện ra ba lần với tập sinh Catherine Labouré. Mẹ ngự trên một chiếc ngai, yêu cầu chị phổ biến lòng tôn kính sự Thụ Thai Vô Nhiễm của Mẹ. Chiếc ngai này nay còn được gìn giữ như thánh tích ở đó. Mẹ Maria đã nói với Catherine về những điều khủng khiếp có thể xảy đến nếu lòng nhiệt thành đạo đức chân thật của dân chúng không được hồi sinh. Nỗ lực đầu tiên của chị Catherine để làm theo chỉ thị của Đức Mẹ đã không thành công, nhưng sau đó, mẫu ảnh đã được họa thêm Đức Trinh Nữ. Catherine Labouré đã được phong hiển thánh năm 1947 bởi đức giáo hoàng Piô XII, và thân xác không bị hư hoại của thánh nữ đặt trong nhà mẹ đã làm cho linh địa này thành một trong những nơi hành hương nổi tiếng nhất. Bản sao của đền thánh cũng thu hút hàng ngàn khách hành hương làm tuần cửu nhật tại Germantown, Pennsylvania, Hoa Kỳ để tôn sùng Mẹ Thiên Chúa và tôn kính vị Nữ Tử Bác Ái khiêm cung, người đã được Mẹ hiện ra với mình tại Pháp.
Mirae Caritatis
Thông điệp Mirae Caritatis (Đức Ái Cao VờI). Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Lêo XIII về Thánh Thể (23 tháng 5 năm 1902). Đây là một trong những nguồn giáo huấn hiện đại chính yếu của Giáo Hội về Bí Tích Cực Trọng này, được tiếp nối với thông điệp Mediator Dei (Đấng Trung Gian Thiên Chúa) của Đức Piô và Mysterium Fidei (Mầu Nhiệm Đức Tin) của Đức Phaolô VI. Đề tài chính của các thông điệp này là nói về những hiệu quả tuyệt diệu của việc tôn sùng Thánh Thể trong đời sống đạo đức và tâm linh của tín hữu. Nguyên do chính yếu của những rối rắm trong thời đại hôm nay, theo thông điệp Mirae Caritatis, là thiếu tình bác ái giữa con người với nhau, một hậu quả của việc giảm sút tình yêu đối với Thiên Chúa. Trong bối cảnh đó, Bí Tích Thánh Thể là một phương cách hiệu quả nhất để thăng hoa tiến triển tình yêu quyên mình, vị tha.
Miriam
Bà Miriam. Chị của ông Môsê và Aharon. Khi sinh ông Môsê, mẹ của ông đã đặt ông trong một chiếc thúng và đem thả trôi sông, bởi vì vua Pharaôn có chỉ dụ sát hại các bé trai Do Thái (Xh 1,22). Chính Miriam đã khéo léo xoay xở để đem Mô sê về lại với người mẹ ruột của mình là bà Jochebed, để bà chăm sóc bú mớm cho em (Xh 2, 2-10). Nhưng về cuối đời Miriam lại không được thuận lợi mà cũng mất cả khôn ngoan. Khi Môsê cưới Zipporah, cả Miriam lẫn Aharon đều cho rằng ông đã tự hạ thấp mình khi đi cưới một người Mađian làm vợ. Khi họ phê phán chỉ trích ông thì Đức Chúa đã đến cứu giúp ông và phạt bà Miriam bị cùi hủi. Trong suốt một tuần bà bị đuổi ra khỏi trại, mãi tới khi ông Môsê bầu cử nài van Đức Chúa chữa lành cho bà mới thôi (Ds 12, 1-15). Những năm sau đó bà qua đời và được an tang tại Kades (Ds 20,1).
Mirror
Gương, Gương soi, Phản ảnh. Là biểu tượng của Đức Trinh Nữ, Đấng là hình ảnh trung thực của Người Con Chí Thánh, là “phản chiếu ánh sáng vĩnh cửu, là tấm gương trong phản ánh hoạt động của Thiên Chúa, là hiện thân lòng nhân hậu của Người.” (Kn 7,26). Trong Kinh Cầu Đức Bà, Đức Maria được ca tụng: “Đức Bà là Gương Nhân Đức”.
Miserere
Xin thương xót. Một trong ba Thánh Vịnh: 50, 55 và 56 (Bản Vulgata), mỗi Thánh Vịnh này trong bản Latinh đều bắt đầu bằng lời khẩn cầu: “Miserere” (Xin thương xót), nhưng nhìn chung tựa đề này chỉ quy vào Thánh Vịnh 50 vốn là lời cầu thông dụng nhất về lòng thương xót trong phụng vụ Kitô giáo. (Từ nguyên Latinh, Miserere, xin hãy thương xót [mệnh lệnh cách]).
Misericorde
Lòng thương xót, nhân từ, tha thứ. Thanh gỗ nhỏ gắn ở mép mặt dưới của loại ghế gấp tự động trong nhà thờ để giúp người ta trong lúc đứng có thể tựa vào một khi chiếc ghế đã gập lên.
Miss
Miss - viết tắt của từ Latinh: Missa (Thánh lễ, lễ Misa), hoặc missionarius (nhà truyền giáo, nhà thừa sai).
Missal
Sách Lễ. Cuốn sách chứa đựng những lời kinh nguyện mà linh mục đọc tại bàn thờ trong khi cử hành Thánh Lễ. Từ Công Đồng Vatican II, Sách Lễ bao gồm cả Nghi Thức Bí Tích (tức là phần nghi lễ của Thánh Lễ) dành riêng cho chủ tế, và phần Bài Đọc (gồm các bài đọc Sách Thánh) dành cho chủ tế và thừa tác viên giúp lễ. (Yừ nguyên Latinh missalis, thuộc về Thánh Lễ).
Miss. Apost., M.A.
Miss. Apost., M.A. - Viết tắt của cụm từ Latinh: Missionarius apostolicus (Tông đồ thừa sai, tông đồ truyền giáo)
Missale Romanum
Tông hiến Missale Romanum, Sách Lễ Rôma. Tông hiến do Đức Phaolô VI nhằm công bố Sách Lễ Rôma mới. Những yếu tố có ý nghĩa nhất của sách lễ mới này là việc thêm vào ba kinh nguyện Thánh Thể mới và sửa đổi phần nghi thức Thánh Lễ. Tuy nhiên, trong mỗi một kinh nguyện Thánh Thể, Đức Thánh Cha chỉ thị rằng phải dùng chung một công thức thánh hiến (hay lời truyền phép) giống nhau như sau: "Chúng tôi muốn rằng những lời sau đây cần được đọc cách rõ ràng: lời đọc trên bánh là ‘Accipite et manducate ex hoc omnes; Hoc est enim corpus meum, quod pro vobis tradetur' (Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn, vì này là mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con); và lời đọc trên chén rượu là 'Hic est enim calix sanguinis mei, novi et aeterni testamenti, qui pro vobis et pro multis effundetur in remissionem peccatorum. Hoc facite in meam commemorationem’ (Đây là chén máu Thầy, máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và cho nhiều người để được ơn tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy). Những lời 'Mysterium fidei' (Đây là mầu nhiệm đức tin), được trích dẫn từ trong khung cảnh những lời của Chúa Kitô và được linh mục tuyên đọc, sẽ được sử dụng như là khởi xướng cho lời tung hô của các tín hữu (sau truyền phép)” (mồng 3 tháng Tư năm 1969). Hai năm sau khi ban hành Sách Lễ Rôma, Đức Phaolô VI đã cho phép sử dụng ngôn ngữ bản xứ “ngay cả trong Lễ Quy” (mồng 4 tháng Năm, 1967).
Missiology
Truyền giáo học, thần học về truyền giáo. Một ngành của thần học nghiên cứu về những nguyên lý và thực hành trong công việc truyền giáo. Đó là khoa học về truyền giảng Tin Mừng và giảng dạy giáo lý trong các vùng miền và nơi những dân tộc mà Giáo Hội đang được hình thành.
Mission
Sứ mạng/ Sứ vụ, Truyền giáo/Thừa sai, Điểm truyền giáo. Hạn từ dịch sát có nghĩa là “sai đi” và bao hàm nhiều nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung đều diễn tả ý tưởng ra đi, đến với tha nhân để mang lại một sự biến đổi tốt lành nào đó cho thiện ích của họ. Ở mức độ cao vời nhất là những sứ mạng thừa sai của Ba Ngôi: sứ mạng hữu hình của Ngôi Hai, được sai đi bổ Chúa Cha trong nhân vị Giêsu Kitô, và sứ mạng vô hình của Chúa Thánh Thần, được sai đi bởi Chúa Cha và Chúa Con. Rồi Chúa Kitô sai các Tông Đồ đi giảng dạy muôn dân. Sứ mạng thừa sai của họ là rao giảng Tin Mừng, làm phép rửa, và dạy dỗ dân chúng “giữ các điều răn Thầy đã truyền” (Mt 28, 19-20). Đến lượt mình, chính các Tông Đồ và qua các người kế vị các ngài, đã sai các tín hữu ra đi tiếp tục công trình của Thầy Chí Thánh để rao giảng Tin Mừng cho nhân loại. Sứ mạng thừa sai hay truyền giáo, vì thế, là mục đích của ơn gọi. Tất cả những ai được kêu gọi bước theo Chúa Kitô là đều được Chúa Kitô sai đi, qua chính thân mình là Giáo Hội Ngài, để mở rộng Triều Đại Nước Thiên Chúa (Từ nguyên Latinh missio, sự sai đi).
Missionary
Nhà truyền giáo / Nhà thừa sai. Người được quyền bính Giáo Hội sai đi để rao giảng Tin Mừng, hoặc loan truyền đức tin đã lãnh nhận, giữa các dân tộc tại một địa điểm hay một vùng miền được ủy thác cho họ. Điểm chính yếu trong đời sống nhà truyền giáo, dù tại bản xứ hay ở ngoại quốc, là lòng nhiệt thành mở mang Vương Quốc Chúa Kitô qua việc rao giảng, giáo huấn, hoặc qua các phương tiện giáo lý và truyền giáo khác nữa.
Perplexed Conscience
Lương tâm lưỡng lự, lương tâm lúng túng. Là lương tâm sai lạc khi trí khôn nhận thức tội cả trong việc làm và trong sự quên sót của hành động được làm lúc này lúc khác.
Per Se
Tự thể, nguyên thường. Nghĩa đen là “tự chính nó” hoặc “nhờ chính nó”. Là một cụm từ thông thường trong triết học kinh viện và thần học để diễn tả điều gì bằng lý do của những gì tự chính nó hoặc chính bản thể của nó, mà không cần tham chiếu sự liên quan của nó với các vật khác, hoặc các hoàn cảnh lên quan đến vật đó hoăc hành động đó. Vì vậy mọi hành động của con người, “tự chính nó” là một hành động luân lý, bởi vì nó xuất phát từ ý chí tự do, nhưng nó rất có thể là thiện hoặc ác. Đối nghĩa với nó là cụm từ “per accidens” (ngẫu trừ, bất ngờ).
Persecution
Đàn áp, bách hại, hành hạ. Là nỗ lực của chính quyền dân sự để đàn áp hoặc ngăn cản tự do của Giáo hội bằng các phương thức thể lý hoặc tâm lý. Từ những ngày đầu tiên sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo hội bị bách hại bởi những người cảm thấy bị đe doạ bởi Giáo hội, hay bởi những người tìm cách ép buộc hoà nhập tôn giáo, hoặc bởi những người trừng phạt sự bất đồng với các quy định đã được chấp nhận hay được thiết lập của niềm tin và cung cách đạo đức. Qua các Tin mừng, Chúa Giêsu đã nói trước rằng các môn đệ của Ngài sẽ bị bách hại và trong bữa tiệc ly Ngài tiên báo, “Nếu họ bách hại Ta, họ sẽ bách hại các con nữa” (Gioan 15, 20). Lời tiên báo này được xác minh trong mọi thời kỳ của lịch sử Giáo hội, ngay cả thời kỳ hiện đại.
Persecutions, Roman
Các cuộc bách hại Roma. Mười cuộc bách hại lớn đối với Giáo hội từ thời các thánh Tông đồ tới Chỉ dụ Milan (năm 313) thường được gọi theo tên của hoàng đế trị vì lúc đó: 1. Hoàng đê Nero (54-68) kết tội các Kitô hữu là những kẻ căm ghét của nhân loại; 2. Hoàng đế Domitian (81-96) giam giữ các tội nhân chính yếu từ các hàng Kitô hữu quyền quý; 3. Hoàng đế Trajan (98-117) coi Kitô giáo là một mối đe doạ có tổ chức cho đế quốc; 4. Hoàng đế Marcus Aurelius (161-180) tịch thu tài sản của các tín hữu và hành hạ các tội nhân; 5. Hoàng đế Septimus Severus (193-211) cấm trở lại đạo; 6. Hoàng đế Maximinus Thrax (235-238) bách hại các giáo sĩ; 7. Hoàng đế Decius (249-251) truyền lệnh án tử các tín hữu không dâng của cúng cho các ngẫu thần; 8. Hoàng đế Valerian (253-260) cấm các Kitô hữu hội họp và tập trung vào hàng giáo sĩ và hàng quý tộc; 9. Hoàng đế Aurelian (270-275) cho phép giữ lại luật chống Kitô hữu nhưng đã không nghiêm chỉnh bắt tuân theo; 10. Hoàng đế Diocletian(284-305) đổi ngược chính sách của hoàng đế Aurelian và thả lỏng cho cuộc bách hại đẫm máu nhất trong các cuộc bách hại thời đế quốc Roma.
Perseverance
Kiên nhẫn, kiên trì, bền đỗ. Bền đỗ là vẫn sống trong tình trạng ân sủng tới cuối đời. Giáo hội dạy rằng, nếu không có sự trợ giúp đặc biệt của Thiên Chúa, không thể nào bền đỗ trong tình trạng ân sủng tới cuối đời được. Do đó Công Đồng Organge thứ hai, vào năm 529, dạy rằng, ngược lại với học thuyết dạng Pêlagiô, những người công chính cũng phải cầu nguyện liên lỉ để có sự trợ giúp của Thiên Chúa, nhằm có thể bền đỗ cho đến cùng (Denzinger 380). Và Công đồng Trento năm 1547 gọi sự bền đỗ là “một quà tặng lớn lao”, và thêm rằng những ai ở trong trạng thái ân sủng không có thể kiên trì trong sự liên kết với Chúa mà không có sự trợ giúp của Chúa (Denzinger 1572). Sự bền đỗ sau cùng không có thể là xứng đáng xét theo cách chặt chẽ, mặc dầu một người cho là đang chết trong ân sủng, bởi vì người ấy đã trung thành cả cuộc đời. Tuy nhiên sự bền đỗ có thể, với thành công chắc chắn, được hoàn thành bằng lời cầu nguyện xứng đáng, cầu nguyện thường xuyên và kiên trì, trong tình trạng ân sủng. Sự chắc chắn của lời cầu nguyện được nhậm lời là dựa vào lời hứa của Chúa Giêsu (Gioan 16:23), Tuy nhiên, do khả năng sa ngã luôn còn đó, người ta không thể biết chắc chắn liệu họ sẽ bền đỗ chăng, trừ phi người ta nhận đươc một mặc khải đặc biệt cho hiệu quả này. (Công đồng Trentino, Denzinger 1566).
Person
Bản ngã, bản vị, ngôi vị. Là “một bản thể cá nhân của một bản tính có lý trí” (Boethius). Do đó, mọi bản thể trí tuệ riêng đầy đủ trong chính nó, không thông đạt và hiện hữu bởi chính nó, là một ngôi vị. Trong từ ngữ thần học, các sự cần thiết cho ngôi vị là sự hiểu biết và tính thực thể, sự đầy đủ trọn vẹn trong chính nó và tính độc nhất của nó. Trong ngôi vị con người, cũng còn có các yếu tố trách nhiệm và sở hữu quyền riêng biệt.
Person, Ecclesiastical
Con người trong Giáo hội. Trong luật Giáo hội, đó là một người đã được rửa tội thành sự và bởi đó thủ đắc được tất cả các quyền hành và bổn phận của một Kitô hữu, trừ khi xét về quyền lợi có một vài trở ngại ảnh hưởng tới sự thông công với Giáo hội, hay hình phạt do Giáo hội đưa ra.
Person, Moral
Pháp nhân. Theo luật giáo hội, đó là một nhóm gồm ít nhất ba người đoàn kết với nhau bằng ý chí tự do để lập thành một hội đoàn được công nhận, cũng giống như Giáo hội có thẩm quyền.
Personal Identity
Căn tính con người. Sự đồng nhất liên tục và bất biến của con người và đặt biệt là linh hồn người đó, qua thời gian và qua sự chết đi tới cõi trường sinh.
Personality
Nhân cách, nhân phẩm, cá tính. Theo thần học kinh viện, sự hoàn hảo làm cho một bản tính tri thức không bị truyền đạt hay không bị chia sẻ bởi một thụ tạo khác, đó là cá tính. Trong tâm lý học hiện đại, “sự tổ chức năng động bên trong một cá nhân của các hệ thống tâm sinh lý vốn quyết định đặc điểm tư cách đạo đức và tư tưởng của người ấy.” (Allport). Một số người khác định nghĩa nhân cách theo tự ngữ riêng của họ, thí dụ, theo nhà phân tâm học Freud, đó là một sự toàn vẹn của một bản ngã cá nhân, và một siêu ngã; theo Adler, đó là một lối sống hoặc một cách thức riêng tư về suy nghĩ và hành động. Theo ngôn ngữ phổ thông, nhân cách là sự tổng hợp các khả năng và thành tựu đặc biệt của một cá nhân.
Personal Law
Luật tòng nhân. Một luật của Giáo hội ràng buộc một cá nhân dù họ sống bất cứ nơi đâu. Một cách tổng quát, giáo luật được giả định không là tòng nhân nhưng là tòng thổ, trừ phi sự đối ngược là rõ ràng xét theo bản chất của luật.
Personhood
Bản ngã, cá vị tính. Những phẩm chất đặc biệt của một con người xét như một cá nhân duy nhất.
Pertinacity
Cố chấp, Ngoan cố. Trong luật giáo hội, từ ngữ này thường xuất hiện như một trạng từ, “một cách ngoan cố,” và nói tới một người cứ cương quyết và lầm lạc giữ lấy một ý kiến nghịch lại với giáo huấn của Giáo hội hoặc từ chối quy phục giáo quyền.
Perversion
Đồi bại, trụy lạc. Bại họai xét về mặt xã hộI, đặc biệt trong hành vi tình dục. (Từ nguyên Latinh prevertere, hư hỏng, đồi bại.)
Peshitta
Bản kinh thánh Peshitta, Bản Thánh kinh thông dụng bằng tiếng Xiri. Đây là bản kinh thánh cổ bằng tiếng Xiri. Nó là bản dịch đầu tiên từ cuốn Thánh kinh Do thái (Hy-bá-lai) cho chính các Kitô hữu thực hiện để sử dụng, và cũng được gọi là Kinh thánh Vulgate tiếng Xiri. Cuốn Tân Ước Peshitta vẫn được dùng trong giáo hội Xiri. Nó đã phát hành vào thế kỷ thứ tư, và một phần được dùng trước năm 300.
Pessimism
Bi quan. Một trạng thái của tâm trí hay triết lý sống, vốn nhìn thế giới và đời sống nhân sinh là xấu chủ yếu hay xấu hoàn toàn trong bản tính, nguồn gốc, hoặc vận mạng của nó. Nó thường được diễn đạt qua cái nhìn về thế giới và sự hiện hữu của nhân loại như một nỗi đau đớn, tan tác, và không có mục đích rõ ràng.